(Bình luận quân sự) - Biển Đông là nơi tập trung nhiều loại tàu ngầm thông thường tiên tiến nhất trên thế giới, khiến bài toán săn ngầm trở nên cấp bách với mọi quốc gia.
Tầm quan trọng của máy bay chống ngầm cánh cố định
Hiện nay, hầu như tất cả các quốc gia trên biển Đông đều có tàu ngầm, khiến vùng biển này là nơi tập trung nhiều loại tàu ngầm hiện đại nhất thế giới, ví dụ như Scorpene của Pháp, Kilo của Nga, Type 209 của Đức, Type 039, Type 041 của Trung Quốc…
Tàu ngầm là phương tiện tác chiến vô cùng loại hại, một đòn tấn công tàng hình từ dưới nước rất khó đề phòng. Những loại tàu ngầm tiên tiến hiện nay có đầy đủ khả năng chống ngầm, chống hạm, phòng không và tấn công mặt đất, biến nó thành lợi khí rất lớn.
Tàu ngầm đơn độc hay phối hợp với các phương tiện tác chiến khác như máy bay, tàu mặt nước…, tiêu diệt các cụm tàu nổi, kể cả là tàu sân bay; tàu ngầm đối phương; tấn công các căn cứ hải quân ven bờ biển, các cảng khẩu, điểm tập kết binh lực, đảo đá trên biển.
Tàu ngầm thông thường hiện đại với độ ồn và độ rung chấn cực nhỏ, là phương tiện tác chiến khó nắm bắt nhất bởi chúng thường có khả năng lặn sâu tới 300m, độ sâu mà chỉ những phương tiện tác chiến chống ngầm chuyên dụng mới có thể phát hiện ra.
Bởi vậy, cùng với đà phát triển của tàu ngầm, phương tiện tác chiến chống ngầm cũng trở thành một lĩnh vực phát triển trang bị được các nước nằm bên bờ đại dương đặc biệt coi trọng, trong đó Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Hiện nay, khả năng chống ngầm hải quân nước ta còn rất yếu, cả về trinh sát, phát hiện và tiêu diệt tàu ngầm.
Hải quân Việt Nam đang cần có máy bay tuần tiễu chống ngầm (Ảnh: P-3C Orion)
|
Lực lượng không quân hải quân Việt Nam không có máy bay chống ngầm cánh cố định, xuất phát từ các căn cứ bờ mà chỉ có máy bay trực thăng, thủy phi cơ săn ngầm như Be-12, Ka-28…. Những phương tiện này của chúng ta vừa đã già cũ, vừa hạn chế về khả năng trinh sát và tấn công diệt ngầm.
Trong tác chiến chống ngầm tầm xa, trực thăng săn ngầm chỉ có phạm vi hoạt động vài trăm km. Khả năng chống ngầm của những tàu hộ vệ Việt Nam cũng rất kém, lại không có nhà chứa máy bay trong những chuyến tuần tra dài ngày. Do đó, khả năng đối ngầm của hải quân nước ta bị đánh giá là yếu.
Thời gian gần đây, các nước trên biển Đông ồ ạt mua sắm tàu ngầm. Chỉ tính riêng Trung Quốc đã có hơn 50 tàu ngầm thông thường và vài chiếc tàu ngầm hạt nhân. Các nước Indonesia, Malaysia, Singapore… cũng đang xây dựng lực lượng tàu ngầm mạnh.
Bởi vậy trong thời gian tới, nước nào sở hữu lực lượng tàu ngầm mạnh và có khả năng chống ngầm tốt sẽ chiếm được ưu thế trong tác chiến biển. Có thể nhận định rằng, đến năm 2016, lực lượng tàu ngầm Việt Nam sẽ được xếp vào hạng nhất trong khu vực nhưng khả năng chống ngầm thì chưa tương xứng.
Hiện nay, các nước trên biển Đông cũng đang ráo riết xây dựng khả năng tác chiến chống ngầm, nhấn mạnh vào máy bay săn ngầm cánh cố định, xuất phát từ căn cứ bờ. Ví dụ như Trung Quốc đã có GX-6, Singapore cũng dự định sắm SC-130, Philippines định mua P-3C Orion…
Máy bay tuần tiễu chống ngầm GX-6 của Trung Quốc
|
Hiện nay, yêu cầu cấp bách đòi hỏi lực lượng không quân của hải quân nước ta là phải sở hữu máy bay chống ngầm cánh cố định, có phạm vi hành trình xa, thời gian lưu không lớn, mang được nhiều thiết bị trinh sát, dò tìm tàu ngầm và vũ khí chống ngầm.
Ngoài Kilo, Nga chỉ ra vũ khí chuyển cục diện Biển Đông? |
Truyền thông phương Tây đưa tin: Việt Nam đã thảo luận mua SC-130J
Cách đây một vài năm, truyền thông Mỹ đưa tin Việt Nam đang quan tâm mua máy bay tuần tiễu chống ngầm đã loại biên (không có vũ khí) P-3C Orion của Mỹ. Tuy nhiên, thông tin trên khả năng là không chính xác, bởi từ đó đến nay không có thông tin tiến triển gì về thương vụ này.
Thời gian qua, họ tiếp tục đưa tin nước ta để ngỏ khả năng mua sắm máy bay tuần tiễu chống ngầm SC-130J Sea Hercules (Sea Herc), thậm chí là cả P-8A Poseidon phiên bản tuần tiễu trên biển (không có chức năng chống ngầm của Boeing).
Vừa qua, Reuters dẫn nguồn tin riêng của mình cho biết, công ty Lockheed Martin (nhà sản xuất vũ khí nổi tiếng thế giới) đã có các cuộc thảo luận với Việt Nam về việc cung cấp máy bay săn ngầm SC-130J Sea Hercules, nhưng phía Việt Nam vẫn chưa xác nhận thông tin này.
SC-130J là phiên bản tuần tra hàng hải và tác chiến chống ngầm được cải tạo từ khung thân máy bay vận tải C-130J Super Hercules. Theo Lockheed Martin, SC-130J được trang bị đầy đủ những thiết bị chuyên chống ngầm trên P-3C Orion, biến nó thành phiên bản Orion trên khung thân mới hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét