Translate

Thứ Sáu, 3 tháng 12, 2021

Đại Giàu & Mạt nghèo ! Hố ngăn cách XH.

Đây là một cách các tỷ phú có hàng ngàn tỷ đi làm Từ Văn Thiện khổ xế đấy — đang cảm thấy tuyệt cú mèo.
Cướp đất ở của dân và ruộng đất cày cấy nông nghiệp của nhân dân để làm giàu cho các nhà tư bản ?!
Các tỷ phú đô la như Phạm Nhật Vượng và các vị tỷ phú của Việt nam luôn kết hợp với chính quyền ta giải toả nhà dân và ruộng đất của nông dân để làm bất động sản làm giàu .

Tại Thành phố Hà tĩnh trong đó có nhà của tôi . Phạm Nhật Vượng đền bù 500 mét vuông ruộng lúa hai vụ có sổ đỏ nông nghiệp là 150 triệu đồng . Đất ở mặt tiền đường 20 triệu đồng . Sau khi hoàn chỉnh bán 40-50 triệu đồng 1 mét vuông . Kể cả ruộng đền bù hết 400 tỷ thuế 40 tỷ . Xây nhà thô bán 1 mét vuông 40-50 trieu mét vuông . Tất cả các gia đình có mặt tiền được đền bù cao nhất là 23 tỷ . Không có ai mua nổi nhà của Vượng bán lại . Nhà liền kề của Phạm Nhật Vượng chỉ bán cho cán bộ to tham được tiền nhà nước và các doanh nhân giàu mới mua được nhà của Vượng. Nông dân mất ruộng mất việc làm không còn đất sản xuất . Chỉ đủ làm lại căn nhà nhỏ để ở . Tuổi còn trẻ đi xích lô , ba gác , xe ôm . Thiếu thốn trăm bề . Nhà trong hẻm đền bù mét vuông 6 triệu dỡ cả nhà ra làm nhà mới không đủ tiền phải thu nhỏ nhà lại . Bần cùng hoá nhân dân lao động là đường lối của ta cho các nhà tư bản bất động sản hiện nay . Để cướp đất trên cả nước . Nhà tôi có 350 mét vuông mặt tiền . Ban giải phóng mặt bằng thuộc uỷ ban nhân dân thành phố Hà tĩnh chỉ trả cho 160 mét vuông . Khi đầu có nhà mặt tiền 350 mét vuông có 1 nhà ở 1 quán Cà phê thu nhập ngày 1 triệu . Nay tuổi già 2 vợ chồng thất nghiệp không lương . Đất chỉ còn 160 mét vuông đủ làm nhà để ở mất buôn bán trở về hộ nghèo . Cho nên chính sách bần cùng hoá nhân dân lao động để làm giàu cho các nhà tư bản bất động sản là một chính sách nguy hiểm . Để xẩy ra như dân Thủ thiêm và nhiều nơi khác trên đất nước ta là một điều đáng buồn mãi dài theo năm tháng ??? 

Thứ Ba, 30 tháng 11, 2021

Văn hóa...

Chông chà giăng lối chi bay
Để tau ôm rá " Ngửa tay " xin... Vắc.
" Đảo đảo đế quốc sài lang "
Húp cháo - Đá bát ! Cưu mang ai tày...?

Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2021

Hội các kiểu....ĐẠI !

 ĐẠI HỘI HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM LẦN THỨ X - Nguyễn Quang Vinh (P/s: đại hội qua một năm rồi, nhưng đăng lại cho cả nhà vui cuối tuần chút...kk)



KỲ 1: TÔI CỨ BẦU ANH HỮU THỈNH LÀM CHỦ TỊCH. DỨT KHOÁT VẬY ĐI!
Ngày mai bắt đầu Đại hội Nhà văn Việt Nam.
Tôi cứ bầu anh Hữu Thỉnh làm Chủ tịch.
Dứt khoát vậy đi.
Lý luận: Vì chỉ có anh Hữu Thỉnh mới đủ sức khoẻ, kiên nhẫn, háo hức khi nghe suốt những lời chế nhạo, chửi mắng lung tung tang tang của các hội viên như thế. Nhìn gương mặt anh ấy khi bị người khác mắng sao mà dễ mến, sao mà đắm say, sao mà mê tơi đến vậy.
Vì chỉ anh Hữu Thỉnh mới chịu đựng để làm tờ trình, để báo cáo, để trình bày, đi lên đi xuống xin ngân sách ở mức ai nhỡ đi theo anh ấy dễ phát điên, với một ứng xử nhũn, với những âm điệu trình bày lúc cao vút lúc bi ai, khó ai có thể so bì được.
Vì chỉ có anh Hữu Thỉnh mới đủ phấn khởi nghe thơ của hội viên, từ ngày này qua ngày khác, miền này qua miền khác, tỉnh này qua tỉnh khác, nghe mê đắm và mặn mà, ánh mắt chớp, hơi thở dồn, hai cánh tay giang rộng chào đón, khiến bất cứ ai từng đọc thơ cho anh ấy nghe đều tự thấy mình là số 1.
Vì chỉ có anh Hữu Thỉnh mới có thể trụ được ghế Chủ tịch ở một Hội mà bất cứ Hội viên nào cũng đều sang sảng nói giọng chủ tịch, bất cứ Hội viên nào cũng là số 1, không kiếm được anh nào thừa nhận mình là số 2.
Vì chỉ có anh Hữu Thỉnh mới luôn nở một nụ cười mặc định với từng hội viên, và thăm hỏi, và luôn bật ra không nao núng từ “ tốt quá” dù bất cứ thông tin nào xảy ra, anh ấy đều vững vàng đóng khung từ “ tốt quá” đến “ tuyệt vời”.
Vì chỉ có anh Hữu Thỉnh lúc nào cũng sẵn sàng viết lời tựa cho các tập thơ già thơ trẻ và ngôn từ, hành văn, sự nồng nhiệt trong câu, trong diễn đạt ở tập nào gần như cũng giống nhau vì anh ấy biết cách hổn hển với thơ các hội viên, và bao giờ cũng coi thơ của hội viên là đỉnh cao của thơ ca Việt Nam, không có đỉnh thấp.
Dù rủi ro không có ai đề cử, anh Hữu Thỉnh không ứng cử thì tôi cứ bỏ phiếu bầu anh Hữu Thỉnh làm chủ tịch Hội. Nước Nam này không có ai xứng đáng với vị trí ấy đâu, ngoài anh Hữu Thỉnh.
Dứt khoát như vậy.
KỲ 2: CHÁU VIẾT VĂN MÀ CÁC CÔ CÁC CHÚ TOÀN KHEN THƠ CHAÚ HAY. XONG, ĐI CẢ…
Trực tiếp kì thứ nhất.
Sáng.
Đâu chừng 10 giờ thì sân khách sạn La Thành bắt đầu ồn ào.
Xe Grap, tacxi nối đuôi nhau chui vô cổng.
Các đại biểu từ bốn phương tám hướng cùng về.
Đại biểu ở ngay Hà Nội cũng tới để đón bạn bè, hóng hớt li ca phê, cốc bia.
Lễ tân như hội chợ quê. Cười. Mắng. Bắt tay. Nói tục. Kéo va li, cắp nách túi xách, ngồi xổm kí tặng sách nhau, hớn hở.
Mấy em lễ tân mồ hôi vã, có lẽ các cháu lần đầu thấy một đại hội mà hầu hết đều người già nhưng xí xa xí xớn như con trẻ, nói tục hơn cả lũ Teen bây giờ, những cái tên nhà văn, nhà thơ sáng loà mà nếu không có dịp này, các cháu còn lâu mới biết mặt.
Quán ca phê sát cổng tràn ngập nhà văn.
Tôi bị cuốn vào một bàn.
Những cánh tay đưa ra:
-Ôi Lập đấy à, khoẻ không em?
-Ơ kìa thằng Lập.
-Em Vinh mà.
-Úi giời, ngồi xuống, Vinh hay Lập quan trọng đéo gì. Cho 1 bia em ơi.
Một Cụ nhà văn gầy nhom:
-Biết tình hình Trung ương bầu bán tới đây thằng nào với thằng nào chưa?
-Ông hâm, đại hội của ta không lo, lo tận Trung ương. Có tiếp tục bầu Hữu Thỉnh không?
-Không bầu lão, lấy đéo ai đọc diễn văn khi anh em mình tạ thế. Lão viết và đọc thôi rồi luôn. Hay lắm. Mày chưa có dịp nghe nhỉ?
-Ừ đúng đấy, Hội mình khoản viết và đọc điếu văn đéo ai qua Thỉnh. Bầu nhé. Tao đi dự đám nhiều, đám nào cũng có câu “ Anh mất đi là một thiệt thòi vô cùng to lớn, không gì bù đắp, không ai thay thế được, những tác phẩm anh để lại cho đời như ánh sáng của đức nhân văn…”
-Có thằng nào đọc của thằng nào đâu mà ánh sáng với nhân văn.
-Này, thế vừa rồi trao giải về biển đảo sao tao không biết nhỉ?
-Khổ, mấy ai biết để kịp gửi tác phẩm đâu, nghe nói quỹ tồn 1 tỉ thì trao gấp, giải ngân trước khi hết nhiệm kì, nên thằng nào kịp gửi tới là có giải tất, đủ 1 tỉ dừng.
-Này các bố, ngồi lâu thế, vào lấy phòng kìa.
Thế là vắng đi một lúc.
Có một cậu trẻ ngồi im trước cái bàn ngả nghiên ly chén, ca phê có, bia có, còn gương mặt cậu trẻ nặng chịch.
-Mày không vào lấy phòng à? Đoàn tỉnh nào?
-Dạ em ở trong Nam ra.
-Rồi, sao buồn thế?
-Dạ…Các cô các chú kéo ghế lại đây, ngồi quây quần, bàn chuyện văn chương thế sự xong, các cô chú kéo đi, xong, còn cháu ở đây, giờ cũng xong luôn rồi…
-Là sao mày?
-Dạ…Sau khi bàn cãi sôi nổi về văn học, nhân sự đại hội, các cô chú kéo đi hết, còn cháu, mà cháu thì không đủ tiền trả. Ai cũng chúc cháu nhà văn trẻ. Cháu viết văn mà các cô các chú toàn khen thơ cháu hay. Xong, đi cả…
Nhiều nhà văn cả tỉ năm mới gặp nhau. Dí mặt vào nhau nhìn rồi ù oà, cười, ôm nhau hân hoan cứ như ở thế giới khác mới về.
Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến cuốn lấy tay tôi:
-Vinh. Thằng chó này. Đứng yên đấy.
Tôi đứng yên.
Anh Chiến chạy tới nơi để túi xách, rút ra cuốn sách, viết, kí, mang tới:
-Sách mới của tao. Có viết đến thời kì tao bị đi tù, hay lắm, vinh dự tự hào.
Ăn cơm. Ăn cơm các ông các bà ơi.
Một dòng người tóc bạc, lưng còng rồng rắn kéo nhau vào phòng ăn.
-Chúng nó tệ nhỉ, xây cái phòng ăn mà lên tới mười mấy bậc, sức yếu, lên thế đéo nào được.
-Để em dìu bác.
-Tao cố. Đi thẳng thớm chúng nó thấy khoẻ, may ra còn bầu vào Ban chấp hành.
Các nhân viên khách sạn tươi như hoa.
6 người một mâm nhưng các nhà văn thì thích ngồi đông hơn.
-Dạ thưa, một mâm 6 người thôi ạ.
-Vẽ. Tao đi ăn cỗ cưới và cỗ đám ma, một mâm 10 người quen rồi.
-Thức ăn được đấy chứ, nhỉ, toàn món mềm, răng yếu lắm rồi.
-5 năm 1 lần mới được Hội cho ăn chung, không có bia rượu nhạt mồm quá.
Anh Hữu Phương gọi 3 cô nhà văn trẻ của đoàn Quảng Bình về ăn.
Tiếng cô nào trong điện thoại:
-Bọn em ăn ngoài rồi ạ, ăn với các chú, toàn nghe nói tục, sợ chết được.
Hữu Phương cười.
Góc phòng ăn, một bà nhà thơ gọi tha thiết vào máy:
-Con dâu à, mẹ tới rồi, đang ăn với các nhà văn, nhà thơ, ừ, toàn nổi tiếng hết con ạ. Cái váy con cho mẹ mượn bó sát mông, lườn, ông nào cũng ngắm con ạ. Ừ. Nó hơi chật. Kệ đi. Chỉ có điều, đi đái hay bị vương vào váy, xấu hổ chết được.
Chưa lúc nào sách được trân quý trao nhau, kí tặng nhau dồn dập như thế này.
Thơ nhiều vô tận.
Vừa tặng vừa đọc thơ vang trời.
Nghe nói ở Mỹ dừng điều tra phiếu gian lận 2 ngày để dành thời gian theo dõi Đại hội Nhà văn Việt Nam lần này.
KỲ 3: HỘI NGHỊ ĐẢNG VIÊN
Chiều nay thì đông kín tiền sảnh.
Các đoàn nhà văn đã về hết.
Các quán cà phê và bia trong và trước khách sạn La Thành toàn nhà văn ngồi.
Đọc thơ, tặng sách, chụp ảnh, tưng bừng.
16g họp hội nghị Đảng viên.
Mình gọi cho anh Hữu Phương thì thầm:
-Anh làm sao cắp nách em vào được hội nghị này không nhỉ? Nhìn em giống đảng viên không?
Hữu Phương từ tốn:
-Ông thậm chí giống đảng viên hơi tôi.
Cười khùng khục.
Lên gác vào Hội trường, có chút hồi hộp, vì nếu Ban tổ chức phát hiện ra mình không đảng viên mà vào dự, đuổi thẳng cổ, xấu hổ chết.
Nhỉ?
Vâng ạ.
Hoá ra vào cửa tự do không soát vé.
Nhìn rõ có mấy lão không đảng viên còn xăng xái đi lại, chào hỏi, bắt tay, thì thầm, kéo ghế, ngồi nghiêm chỉnh hơn đảng viên.
Hơn ¾ đại biểu tóc bạc hoặc hói. Nữ ít. Trên bàn chủ tịch, anh Hữu Thỉnh đang phát biểu về một vài nội dung gì đó chả nghe thấy gì, chỉ biết chắc chắn là anh Hữu Thỉnh đang nói, vì đứng trên bục, còn âm thanh chủ yếu là các đại biểu nói chuyện râm ran, nói chuyện say mê, cười thoải mái.
Sau đó có ông gì to to, lên bục, nghe câu được câu chăng, đại khái là ca ngợi các nhà văn, ca ngợi những tác phẩm văn chương phục vụ đất nước, sau đó như quy trình phát biểu, chúng tôi hy vọng rằng, nhiệm kì tới, sẽ…
Phó chủ tịch Hội Nguyễn Quang Thiều ngồi ở góc, rụt rè, cố ý thả râu tóc để già hơn tuổi, cho xứng danh tân chủ tịch nếu bầu trúng.
Mấy nhà văn nữ vừa đi sắm váy về lượn như cá cảnh từ hàng ghế thứ nhất đến hàng ghế 30 trong tư thế rúc rích, liếc xéo hoặc giả vờ nghiêm trang đọc tài liệu.
Mình hỏi anh Thiều, nghe đồn, ông Trần Tuấn Anh Bộ trưởng công thương cũng là hội viên à? Thiều vuốt ria mép gật đầu: Đúng rồi. Thơ/ Không thấy tới để hỏi về thuỷ điện mùa lũ cái nhỉ? Thiều cường khùng khục.
Đột ngột vang lên tiếng vỗ tay.
Mọi người ngơ ngác.
Thế họp xong rồi à?/ Xong rồi/ Không quán triệt gì ở hội nghị đảng viên này à? / Ai dám quán triệt/ Thế họp làm gì?/ Thì họp thôi, chứ biết làm gì?/
Gặp vội anh Hữu Thỉnh.
-Vinh hả em, khoẻ không?
-Em khoẻ ạ.
-Tốt quá.
-Hôm qua em vừa bỉ bôi anh trên facebook đấy.
-Thế à. Rất tuyệt vời.
Chen nhau phấn khởi nhận thẻ đại biểu và quà tặng.
Xác nhận, Hội Nhà văn quá tuyệt, ảnh ông nào trên thẻ cũng trẻ tươi, trẻ hơn mấy chục tuổi. Hỏi ra, ảnh này có từ thời các ông vào Hội thời trẻ, Hội chăm chút giữ ảnh đến giờ. Nể.
Hỏi Hữu Phương, nghe là Hội mình có 1116 hội viên anh ạ.
Hữu Phương nói, đó là tính cả hội viên đã mất đấy. Nhiệm kì nào cũng mất mấy chục, phấn đấu ngang ngửa với kết nạp mới.
Hội trường là những đại biểu nhà văn tiêu biểu. Không có họ không có văn chương Việt. Toàn người nổi tiếng. Cho nên cách hay nhất khi gặp các anh, các bác là cứ vác chuyện sân khấu ra nói, ai cũng nghe chăm chú.
Ai đó nói, giải thưởng Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh năm nay của Hội đề nghị đông nhỉ/ Lại còn xét chán ra/ Ông nào chết dễ được, thằng còn sống ngồi đó mà mơ.
Gặp cậu nhà văn trẻ mang đống nợ tiền hồi sáng, thân thiết hỏi, em ở tỉnh nào, ra bia và đọc thơ với các anh các bác nhé? Mới một ngày, cậu ta đã khôn hẳn ra/ Không ạ, cháu là nhân viên khách sạn.
KỲ 4: ĐẠI HỘI LẦN TRƯỚC CÓ TỚI HƠN 300 ÔNG TỰ ỨNG CỬ. LẦN NÀY KHÔNG BIẾT BAO NHIÊU?
Đâu như 8g 30 sáng thì bắt đầu ngày đại hội chính thức thứ nhất.
Nói “đâu như” theo cách đoán mò vì từ trong hội trường và ngoài tiền sảnh đông và rộn ràng giống nhau.
Nhóm mấy nhà văn già chưa chịu vào Hội trường, cãi nhau mạnh mẽ, người khẳng định đại hội đã bắt đầu, người nói chưa, vì chưa thấy chào cờ, lại có người kết luận, đã chào cờ, đã mặc niệm những nhà văn đã mất. Cãi thế thôi mà dỗi, mỗi người một hướng, ra ca phê luôn.
Trên bục, nhà thơ Chủ tịch Hội Hữu Thỉnh có vẻ như đang quán triệt hay đại khái kiểu như quá triệt về việc bầu Ban chấp hành. Chả nghe thấy gì, chỉ thấy khẩu khí mạnh mẽ, ánh mắt long lanh, miệng nhọn, tóc bay là chắc chắn đang quán triệt, kinh nghiệm thế.
Công nhận, đây là hội trường quá đặc biệt, với một hệ thống âm thanh rất minh bạch, tức anh nói thì tự anh nghe, còn người nghe thì không nghe anh nói.
Thấy nhà thơ Bùi Hoàng Tám đi bắt tay, cười, bắt tay, seo phì liên hồi với rất nhiều đại biểu, mình và nhà thơ Trần Đăng chặn lại. Ông định gây dấu ấn kiếm phiếu vào Ban chấp hành đấy à. Bắt tay gì nhiều thế? / Đéo đâu, không đi bắt tay thì biết làm gì. Rồi cười tít cả mắt. Trần Đăng nói, lão này vuông vuông thế mà có bài thơ hay thật, “ Đi ăn cưới vợ cũ” ấy:
Vợ cũ mặc rất đẹp
Nhìn thấy chạy ra chào
Chồng mới của vợ cũ
Ra tận nơi đón vào…
Ôi cuộc tình rỗ rá
Mà cười vui bất ngờ
Mọi người tranh nhau hát
Mình cũng lên đọc thơ
Trong làn khói lơ mơ
Mình ghé tai hỏi vợ:
"Nếu cuộc tình này vỡ
Mình có mời anh không ?"
Bầu lần 1 là ứng cử, đề cử Ban chấp hành. Trần Đăng nói tôi đề cử ông nhé. Mình trợn mắt: Tao vả mày gãy răng. Đăng cười.
Hai thằng đang tâm sự về con cái thì bỗng một đại biểu già xô đến:
-Tại sao lại thế được, mọi người không nhận thức rõ, trên chỉ nói không để chủ tịch, phó chủ tịch ngoài 70 tuổi thôi, chứ uỷ viên Ban chấp hành thì 70 tuổi trở lên vẫn được đề cử, ứng cử chứ. Đúng không. Quá 60% đại biểu trên 70, không có người đại diện à? Mà tớ học sau ông Trọng một khóa thôi nhé. Đùa với tớ à?
Đăng nói thầm, lão này say rồi, tránh xa thôi.
Trong hội trường, thấy bảng chữ ghi vị trí ngồi của các đoàn đại biểu từ các địa phương, còn trên thực tế thì ai ngồi đâu cũng được, miễn còn ghế, có vẻ như số ghế ít hơn số đại biểu, vì chỗ ngồi đã kín mà bên ngoài thì còn cả rừng đại biểu đang seo phì, tặng thơ, trò chuyện râm ran, phấn khởi.
Có một nhà thơ già hăng hái kéo tay hai cô gái trẻ tươi, xinh xắn chụp ảnh chung. Xong hồ hởi lấy thơ ra:
-Các em tên gì nào, ở đoàn nhà văn nào để anh tặng tập thơ thứ 46 nhé. Hội viên tỉnh nào mà trẻ, xinh thế.
Một cô bẻn lẽn:
-Bác ơi, chúng cháu là nhân viên phục vụ hội nghị tiếp thị bán bóng đèn tiết kiệm điện bên này ạ.
Các góc, một số nhà văn đang trả lời phỏng vấn báo chí.
Tiếng một bác già già cúi rất sát vào míc:
-Tôi cho rằng, việc anh Hữu Thỉnh xin rút đã làm tôi rất xúc động. Đáng ra anh ấy rút từ khoá trước thì tôi sẽ xúc động hơn. Nhưng nếu không có anh Hữu Thỉnh thì ai sẽ đủ sức làm được chủ tịch. Cho nên, chúng tôi vẫn muốn bầu anh ấy.
Phóng viên:
-Bác nói rõ quan điểm chút ạ
-Rõ rồi đấy, Hữu Thỉnh nên rút, đã rút, cần rút sớm hơn, nhưng cũng nên tiếp tục làm.
Trần Đăng ghé tai tôi:
-Lão đang trả lời phỏng vấn chắc chuyên viết trường ca. Ha ha.
Mấy ông trưởng đoàn đại biểu các tỉnh là rất khổ, vất vả ngược xuôi như cảnh sát giao thông giờ cao điểm. Trên tay một tệp phiếu bầu, đi tìm, gọi điện, dí vào tay từng người trong đoàn phiếu bầu, xong, hướng dẫn, hướng dẫn, hướng dẫn.
Trong không khí bận rộn tắc đường, có hai đại biểu hỏi mọi người:
-Thế đại biểu Hà Nội cũng phải được đại hội cho tí gì chứ nhỉ?
-Tiền ăn đó bác.
-Bao nhiêu?
Nhà văn Bảo Ninh bao năm vẫn thế, mặc định một đống rơm tóc, gật gật, ai hỏi gì cũng gật, không hỏi cũng gật, ánh mắt nheo nheo, mình hỏi anh năm nay bao nhiêu tuổi nhỉ, Bảo Ninh nói 75, ông bên cạnh nói, phét, ông sinh 1952, Bảo Ninh gật gật, thế à.
Một đại biểu đi tìm nhà văn Chu Lai, gặp ai cũng hỏi, Chu Lai đâu chuẩn bị tham luận. Một đại biểu nhanh nhảu, anh Chu Lai không dự, anh ấy không được bầu đi Đại hội/ Thế à, bớt đi một phát biểu dịu nhẹ, thiết tha về hình tượng những người đàn bà trong chiến tranh nhỉ.
Nhà thơ nữ xinh đẹp gặp các bạn thơ nữ ở sảnh, reo lên:
-Ôi các chị ơi, em phát hiện có chỗ bán váy đẹp cực.
-Thế à? Thế à? Chờ bầu xong rồi váy cái nhỉ?
Nhà văn Nguyễn Khắc Phê kéo tôi sát góc hội trường, nghiêm trọng báo:
-Này Vinh, chiều qua, cậu đã tự í vào họp với đảng viên, xong còn khoe trên phây là thế nào?
-Có ai tố hả anh?
-Tại sao lại có hội nghị này làm gì nhỉ, mất thời gian. Mà miền Trung dứt khoát phải có một đại diện Ban chấp hành em nhé.
-Bầu ai anh?
-Tao biết đâu.
Phiếu ứng cử, đề cử của các đại biểu về danh sách bầu Ban chấp hành đã cho vào hòm phiếu.
Trần Đăng nói, chiều mới bầu được, đại hội trước tao ở Ban kiểm phiếu tao suýt chết, có tới hơn 300 ông tự ứng cử Ban chấp hành đấy. Lần này không biết bao nhiêu.
Đói quá. Mình nói với hai nhà văn nữ đoàn Quảng Bình, anh về ăn cơm đây, đói/ Ối anh ơi, còn đề cử Ban kiểm tra nữa/ Kệ. Đề cử giúp anh nhé.
Mình kéo Trần Đăng ra cửa.
Sau lưng cậu nhà văn trẻ dính nợ hôm qua ghé tai:
-Cho em đi theo với.
Trần Đăng hỏi:
-Em là ai? Bọn tao đi tán gái, theo làm gì?
Cậu nhà văn trẻ đỏ mặt:
-Tán gái cũng được, cho em theo với, em ở lại đây thế nào cũng bị lôi vào bàn nhậu rồi đọc thơ, rồi thanh toán, mà em hết tiền rồi.
Trần Đăng vỗ vai:
-Mày trẻ, trai đẹp, mày tán đổ thì bàn giao cho 2 anh nhé.
-Em lên phòng đây.
Hết buổi sáng đại hội chính thức.
KỲ 5: SÁNG MAI LỄ BẾ MẠC SẼ KHOE VỚI THẬP LOẠI CHÚNG SINH
Sôi nổi. Tưng bừng. Hân hoan. Hàng nối hàng. Già đứng trước. Trẻ nhường nhịn đứng sau. Yêu cầu không chen nhau làm mất trật tự. Một cô cầm cái dấu đóng vào mặt sau thẻ đại biểu thì mới được cho phiếu vào khe thùng ( nói là tránh gian lận bỏ 2 lần. Học kinh nghiệm Mỹ).
Một cụ bỏ xong quay ra hoan hỉ, nói, nhớ quá thời đi mua thịt bằng phiếu. Seo phì tưng bừng khi bỏ phiếu. Nhác thấy những anh chị có trong danh sách bầu vẻ mặt căng căng thẳng thẳng. Ban kiểm phiếu cử một vị đại biểu trung niên cánh tay cuồn cuộn đón chắc phiếu từ tay đại biểu rồi cho vào thùng.
Mình càu nhàu với Trần Đăng sao lại không cho tôi trực tiếp bỏ phiếu vào khe. Trần Đăng dịu dàng giải thích, nói ông ngu quá, các cụ ông cụ bà tay yếu chân run cứ nhón nhón nhón chân tìm khe nhỡ thùng phiếu nó đổ úp phát thì tàn một đời văn à.
Lại nghe trưa nay có một đại biểu già trượt ngã cầu thang, may không nặng.
Tìm mãi mới thấy Trần Đăng Khoa đang xếp hàng lọt thỏm giữa hai nhà thơ nữ to cao lừng lững. Nhìn Khoa lủn củn đi bỏ phiếu thấy như đang chơi với các anh chị ở góc sân nhà em.
Tối nay mới kiểm phiếu. Kiểm xong Ban chấp hành mới bầu Chủ tịch, 2 phó chủ tịch. Sáng mai lễ bế mạc sẽ khoe với thập loại chúng sinh. Nhưng tối nay sẽ bắt đầu nghe rò rĩ thì thào từ ban kiểm phiếu.
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm ngồi hàng ghế sau cùng, luôn trong tư thế nghiêm chỉnh, cười tủm tỉm.
Ai bỏ phiếu thì được ăn dưa hấu và ca phê sữa được pha giữ trong thùng. Ai chưa bỏ thì các trưởng đoàn dùng cơ bắp dịu dàng dẫn giải tới thùng phiếu để vui sướng reo lên " Đoàn tôi xong".
Rõ ràng, đại hội đang đi từng bước, đoàn kết, thương yêu, bỏ qua thời kì quá độ, tiến thẳng, tiến vững chắc đến kết thúc tại tiệc mặn trưa mai.

Tiêu....Xương máu, mồ hôi . nước mắt của Dân!

https://www.facebook.com/nguyen.thongcao



.

Đảng tiêu tiền! .
Hôm qua 27.11, các báo quốc doanh mậu dịch rầm rộ đưa tin triều đình đảng tổ chức buổi lễ cực kỳ trọng thể để trao quyết định... nghỉ hưu cho mấy ông bà "nguyên ủy viên bộ chính trị, ban bí thư". Trước đó vài hôm, họ cũng làm động tác ấy với mấy ông "nguyên ủy viên bộ chính trị".
Sự màu mè, đỏ loẹt, cờ đèn kèn trống, tặng cho nhau những lời có cánh là một chuyện, vấn đề còn ở chỗ họ tiêu tiền của dân của nước vào những việc riêng họ, dân nước chẳng được chút lợi lộc gì, thậm chí chỉ có thiệt.
Giành quyền lãnh đạo tức là đã giành được biết bao quyền lợi cho tổ chức mình, cho thành viên tổ chức mình. Thôi thì lúc họ đang "phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân" đã đi một nhẽ, dân rộng lòng chấp nhận họ xài tiền, chả đến mức ke re két rét, đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành. Nhưng theo luật tự nhiên, hết tuổi thì nghỉ thì về, gọi là hưu. Ai cũng vậy. Đứa công nhân hưởng lương tối thiểu cũng như ông bà lớn ăn trên ngồi trốc lương cao ngất ngưởng, ai có phận có việc của người ấy, đều là đóng góp, phục vụ, cứ hết tuổi, xong việc thì về. Thử hỏi cứ bất kỳ người về hưu nào cũng phải làm lễ trọng thể thì có mà tiền chất cao hơn núi Bà Đen cũng chả đủ. Thói đâu có cái thói lấy tiền của dân ném vào việc riêng của đảng như thế.
Sự nhố nhăng này, tôi cứ nói thẳng, do ông Nguyễn Phú Trọng đầu têu. Những đời cai trị trước, chưa có ai làm, cụ Hồ lại càng không làm. Với những người có công, có đóng góp to lớn cho dân cho nước, cụ không quên, nhưng cụ đến nhà thăm hỏi ân cần, chứ không lấy tiền dân ra làm lễ. Các ông suốt ngày nói học cụ Hồ, thực ra chỉ làm trái cụ, mượn những phần tốt trong hình ảnh cụ để che giấu bản chất của mình.
Đảng chính trị, nước nào cũng có. Những quốc gia văn minh tiến bộ có hàng chục đảng chính trị. Đảng nào được dân ưa thì đảng ấy nắm quyền. dân hết ưa thì đảng đi chỗ khác chơi, cho đảng khác được dân ưa thay thế. Đó là thứ quyền lợi lớn nhất mà dân ban phát cho đảng phái. Nếu đảng mô cũng cậy thế cầm quyền, lấy tiền dân làm chuyện riêng của tổ chức, bày chuyện nhố nhăng, tổ chức lễ cho đảng viên về hưu chẳng hạn, thì coi chừng, tự đào huyệt chôn mình, dân sẽ rút phép thông công, chả bao giờ ló được cái mặt ra nữa. Đảng cộng sản Nga là ví dụ cụ thể. Giờ đám hậu sinh Ziuganov giờ chỉ bắng nhắng cho vui, ngậm ngùi "than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu" chứ làm gì còn cửa, bởi dân Nga thừa biết suốt hơn nửa thế kỷ mình còng lưng nuôi đảng thế nào rồi.
Lấy tiền bạc của dân làm lễ về hưu cho riêng đảng viên, tuy chuyện không lớn lắm nhưng phải nói ra. Và càng cần phải nói hơn về cái thói vơ vét, lòng tham không đáy, giành đủ thứ lợi lộc vật chất tinh thần. Khi sống đã vét, khi hưu nghỉ rồi, về với mẹ đĩ rồi, sắp xuống lỗ rồi, vẫn trắng trợn cấp cho nhau xe riêng, tài xế riêng, chế độ chăm sóc riêng, nhà cửa công sản riêng, nhân viên bảo vệ gác cổng, tang lễ riêng... Thế lương hưu của các ông bà ấy để làm gì? Các ông bà về nghỉ chỉ còn phều phào thở dốc thì còn đóng góp được gì cho dân nước mà bắt dân nước trả tiền đặc cách như vậy. Ở nhà với mẹ đĩ, chả ai thèm ngó chứ nói gì giết, cần gì phải bảo vệ... Ngay cả cái huy hiệu bao nhiêu tuổi đảng, phục vụ cho đảng thì đảng cứ đền công, trao huy hiệu 1 nghìn năm tuổi đảng cũng được, gánh cả thúng tiền tới trả công cũng được, chứ sao lại lấy ngân sách chung để trả.
Xứ này nhiều chuyện phải nói, nhưng càng nói ra thì lại càng giận càng buồn.
Thông cào

Ảnh: Lễ trọng thể trao quyết định nghỉ hưu (nguồn: TTXVN)