Translate

Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2021

SỰ THẬT PHÍA SAU HÀNH TRÌNH ‘GẠC MA - VÒNG TRÒN BẤT TỬ’.

 Đừng vô cảm rước giặc vào nhà và tự biến mình thành giặc ngay trên quê hương mình. Đời người chỉ sống có một lần. Tiền bạc không mua được danh dự. Đừng để khi chết đi dân đời đời nguyền rủa. Nhân quả nhãn tiền. Hãy nhìn đặc khu Gạc Ma sau 30 năm. Thà chết đứng hơn sống quì.

Đừng để cái chết tức tưởi của các anh trên đảo Gạc Ma mà linh hồn còn vất vưởng nơi biển lạnh đảo xa trở nên vô nghĩa ! Các anh đã chấp nhận chết đứng - trên biển - hứng trọn làn đạn man rợ của quân thù - lần cuối cùng trên đảo Gạc Ma - trước khi hòn đảo vĩnh viễn rơi vào tay Trung Quốc.
Nguyễn Văn Phước

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2021

Thích câu KẾT của anh.

 ĐẠI HỘI BẢN LỀ

Anh em PĐ thường hay chém: “Ông nào lên mà chả thế”. Nên họ chẳng quan tâm. Nhiều anh em vừa rồi chỉ lo chửi nhau vì TT Mỹ cũng có lý luận tương tự. Đấy là họ biện bạch mà thôi. Thực ra với chế độ nào cũng vậy, lãnh đạo ảnh hưởng nhiều đến chính sách, thậm chí tới an nguy của chế độ.
Nhìn 2 đại ca là thấy. Lãnh đạo LX mỗi thời kỳ đều có dấu ấn khác biệt và Gorbachev đặt dấu chấm hết. Điều đó khiến cho TQ và VN lo sợ sự suy thoái cá nhân của người đứng đầu dẫn đến sự sụp đổ.
TQ đã từng đứng bên bờ vực sụp đổ vào giai đoạn TBT Triệu Tử Dương và Hồ Diệu Bang. Ông Triệu từng bênh vực các SV ở Thiên An Môn. Nếu Đặng không quyết định hạ thủ thì rất có thể đã không còn nước TQ CS. Kể từ vụ TAM, lãnh đạo TQ quyết theo con đường cứng rắn, kiên định và VN trở thành bản copy.
Như vậy rõ ràng ai lên là vấn đề quan trọng, thậm chí là sống còn của chế độ. Đừng đùa. Nhất là ở giai đoạn mà có lẽ đảng viên giả vờ kiên định có khi đông hơn là tin tưởng.
Anh em PĐ cũng hay chém là bác “tham quyền cố vị”. Mình lại nghĩ là không. Bác KHÔNG CÒN CÁCH NÀO KHÁC. Bởi công cuộc đốt lò chưa có thành tựu đáng kể, tất cả còn ở phía trước. Ngay cả củi đã vào tầm ngắm mà còn chưa đốt hết kìa. Nói thẳng ra là phá rừng mãi cũng hết chứ đốt lò sao hết được củi. Vì đốt hết thì lấy đâu ra cán bộ?!
Vì thế xác định phải đốt lai rai, chủ yếu mang tính răn đe. Đại khái bác giống 1 ông cầm cái gậy canh nồi cá kho thơm phức. Mèo chó lượn vòng vòng xung quanh. Con nào vào ăn vụng là bác đập. Chứ bác không thể tạo cơ chế chó treo mèo đậy.
Bác chỉ nghỉ được nếu có truyền nhân. Nhưng truyền nhân không đủ uy và tín trước các đồng chí (có thể là củi dự khuyết), thì bác buộc phải làm tiếp, dìu dắt truyền nhân cho cứng cáp để truyền ngôi hoặc đến khi chết. Như vậy, làm tiếp là khổ chứ chả sung sướng gì đâu.
Công bằng mà nói, bác là người kiên định và “sạch sẽ” CUỐI CÙNG. Nhìn quanh sẽ khó thấy có ai có phẩm chất tương tự, kể cả các truyền nhân. Nên bác lo là nếu chọn nhầm người thì đảng bị suy thoái mất, có thể mất chế độ. Các tấm gương của 2 anh vẫn lù lù ra đấy.
Mình cho rằng bác là “người Mohican cuối cùng” của chế độ, lại tuổi đã cao, sức không còn khoẻ, nên ĐH này có thể sẽ là bản lề để bước sang trang khác, sau khi bác chính thức nghỉ.
Một nhân vật quyền biến, có lẽ sẽ là 1 đồng chí X version 2.0, xuất hiện, là 1 sự thoả hiệp của bác, phải lùi lại 1 nhịp để tiếp tục dìu dắt người kế nghiệp như 1 giải pháp câu giờ. Nhưng liệu người đó có đủ uy lực để kế vị hay không, thậm chí bác còn tiếp tục kiểm soát được trận đấu nữa hay không, thì vẫn là câu hỏi.
Nghe giang hồ đồn thổi có vị lãnh đạo địa phương hỏi bác:
- Thưa bác, thế lực thù địch ngày đêm chống phá cách mạng. Con đường tiến lên CNXH thì còn lắm chông gai. Vậy bác có sợ không?
- Bác sợ nhất là các chú.
Thế mới nói đây sẽ là ĐH bản lề.

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2021

Chuyện về Ô. Thủ tướng Phan Văn Khải.

Sau ngày nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải qua đời, có hàng trăm bài báo kể về ông từ những người bạn bè, đồng chí, cấp dưới...

CHUYỆN TRÒ VỚI MỘT NGƯỜI TÀU BÁN CHÁO

- Thưa ông trước khi bán cháo ông làm gì?
Chủ tiệm cháo :
- Ngộ bưng cháo cho cha ngộ bán.
- Vậy cửa hàng này có bao nhiêu năm.?
- Không có năm, chỉ có đời. Mấy đời lận. Bà cố ngộ bán cháo. Ông nội ngộ bán cháo. Cha ngộ bán cháo. Ngộ bán cháo. Con trai ngộ…
- Trời ... ! Không có gì khác ...?
- Khác chớ, ngày trước có một cửa hàng ở Quảng Châu, bây giờ có hai cái ở Sài Gòn, ba cái ở Hoa Kỳ, bốn cái ở Úc.
- Người ta thành công thì sẽ cho con cái làm giám đốc, còn ông.?
- Ngộ có thành thì vẫn cho con làm chủ cửa hàng.
- Ông không muốn chúng đi học sao.?
- Muốn nhiều chớ, con ngộ một đứa có bằng thạc sĩ kinh doanh, đứa khác vừa bảo vệ luận án Tiến sĩ ...
Một trong những CSSX nước mắm Châu sơn - Nhatrang
- Ở trong bếp à.?
- Không có đâu, ở Đại học Harvard, Mỹ.
- Học xong chúng nó về đâu.? Định làm gì?
- Về nhà này, thành người rửa bát cho “papa” chúng.
- Ông gọi khách hàng là vua hay thượng đế?
- Gọi gì không quan trọng. Quan trọng là đối xử thế nào?
- Người ta kể lại rằng nhiều tỷ phú người Hoa đi lên từ một thùng đậu phụng rang, đúng không.?
- Không, những ngày đầu tiên làm sao có tới cả thùng, chỉ vài trăm hột thôi.
- Có tiến mà ông mặc bộ đồ vải thô thế này à?
- Dạ, người vô đây chủ yếu là người bình dân. Họ sẽ còn vô nếu thấy chủ tiệm cũng giống như họ.
- Lý do gì khiến người Hoa hay chọn kinh doanh ăn uống.
- Thưa, đơn giản vì kinh doanh đó phục vụ cái bụng .... phục vụ cái đầu phát sinh nhiều rắc rối ...
- Ông bán cháo tim gan mà sao sáng ra ông ăn toàn cháo trắng với củ cải muối.?
- Dạ, nếu ngộ cứ ăn cao hơn mức ngộ có thì thế nào cũng tới lúc ngộ phải nhảy vào nồi cháo.
- Chắc là ông ít vay vốn ngân hàng.?
- Nhà băng có tiền, nhưng không có cách nấu cháo cho ngon để mượn cả.!
- Bây giờ tôi muốn ăn một tô, nhưng tôi chưa có tiền mai thanh toán được không, thưa ông?
- Dạ không phải là ngày mai mà 20 năm sau cũng được.!
- Nhưng lúc ấy lãi suất thế nào?
- Dạ, lãi là ông luôn nghĩ tới hàng cháo này ...

(Sưu tầm)