Translate

Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014

Bái phục & Hoc. Làm theo... !

Ngưỡng mộ các quan chức Việt Nam là triệu phú đô la

"Nhìn chung, cán bộ lãnh đạo Việt Nam hầu hết đều làm kinh tế tư nhân cho mình rất giỏi. Hầu như vị nào cũng có tài sản hàng khủng. So với mặt bằng chung trong xã hội là thu nhập còn thấp, nhiều người phải chạy ăn từng bữa, không có của để dành phòng khi đau yếu bệnh tật ... thì tài sản của cán bộ lãnh đạo nước ta như trường hợp ông Lê Thanh Cung thật rất đáng tự hào. Bái phục, bái phục!".


Chỉ xin các vị này vui lòng, làm ơn làm phước nhín chút thời gian, tâm sức làm kinh tế cho đất nước cũng như làm cho quý vị để dân bới đói, bới nghèo, bớt khổ. Được vậy, dân đen như BLA và tui  chắc sẽ càng tâm phục khẩu phục hgơn. Hic!

Ngưỡng mộ chủ tịch tỉnh là triệu phú đô la

Thật đáng ngưỡng mộ, một cán bộ lãnh đạo cấp cao không tham ô tham nhũng, chỉ làm "kinh tế" có được tài sản trị giá hàng triệu USD. Nếu ở Mỹ, ông được xếp là triệu phú đô la! 

Báo Thanh Niên ngày 5/9/2014 có bài"Bình Dương lên tiếng vụ tài sản ‘khủng’ của chủ tịch tỉnh" nêu những thông tin mà người đọc sau khi đọc xong phải ... bần thần một lúc! Rồi tự hỏi sao cán bộ lãnh đạo Việt Nam "làm kinh tế" cho mình giỏi thế, mà sao không phát huy tài năng để khôi phục và phát triển nền kinh tế nước nhà đang rất yếu kém, nợ nần chồng chất.

Căn biệt thự của ông Lê Thanh Cung nằm trên đường ĐX81 - Ảnh: Đỗ Trường, Thanh Niên

Nguyên văn trên báo Thanh Niên như sau (chúng tôi chỉ ngắt dòng và tô màu để dễ theo dõi hơn):

Ngày 4.9, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Dương đã tổ chức họp giao ban báo chí quý 3/2014, thông báo một số thông tin liên quan đến tài sản của Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thanh Cung.

Trước đó, một số bài báo đăng tải thông tin cho rằng ông Cung sở hữu căn biệt thự trị giá hàng chục tỉ đồng và “vườn cao su trăm tỉ”, tương đương diện tích khoảng 100 ha. 

Liên quan các thông tin này, ông Nguyễn Minh Giao, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Dương, khẳng định: 

"Việc ông Cung sở hữu căn biệt thự và khu vườn cao su là có thật, nhưng diện tích và giá trị thì không phải như vậy”. 

Ông Giao giải thích: “Diện tích cao su hiện ông Cung đang sở hữu chỉ vài chục héc ta”. 

Còn nguồn tiền để xây dựng căn biệt thự, ông Giao nói: “Tại thời điểm cao su đang lên giá (từ năm 2000 đến 2004 - PV), với hàng chục héc ta cao su, thu hoạch khoảng 50 triệu đồng/ngày thì việc xây dựng căn biệt thự vài tỉ đồng là chuyện bình thường”. 

“Toàn bộ tài sản của ông Cung được hình thành và đã có từ trước khi được bổ nhiệm lãnh đạo tỉnh, điều này thì ai cũng biết”, ông Giao cho biết. 

Cũng theo ông Giao, trong năm 2013 và tháng 7.2014, Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã tiến hành kiểm tra, xác minh làm rõ về tài sản của ông Cung. 

Sau đó, Ủy ban Kiểm tra T.Ư cũng đã có kết luận tài sản của ông Cung đã được đăng ký kê khai theo đúng quy định. Số tài sản của ông Cung không có dấu hiệu tham ô, tham nhũng.---------------------------------------

>> Việt Nam muốn vay 1 tỷ đôla để đảo nợ ?  .

>> Ngân hàng đổi ngàn tỷ lấy đống giấy tờ giả

.. Hào Anh - sản phẩm một xã hội khuyết tật..

Đau cột sống và đau cuộc sống!

Tác giả: Tô Văn Trường
KD: Sau khi Blog KD/KD đăng bài viết Chủ nghĩa xã hội thật sự là gì?  của ông Trần Xuân Bách, TS Tô Văn Trường đã đọc và vừa gửi cho mình bài viết này. Bài viết thẳng thắn đặt ra vấn đề cốt lõi nhất hiện nay, đó là Dân chủ và Nhà nước pháp quyền- một vấn đề tưởng như hiển nhiên ở rất nhiều quốc gia văn minh, nhưng vẫn còn đang phải mò mẫm từng bước ở Việt Nam, bởi rất nhiều căn nguyên mang tính đặc thù.
Dân chủ và Nhà nước pháp quyền, là bí quyết kích thích sáng tạo, kích thích xã hội phát triển, hội nhập quốc tế, đồng thời cũng là điều kiện xác lập một xã hội văn minh, văn hóa mà kỷ cương, lành mạnh, đem lại sự an lành trong tâm hồn con người
Biết đâu, đó cũng là liều thuốc chữa bệnh Đau cuộc sống, mà ông Trần Xuân Bách và hàng triệu triệu người dân chính trực, đã và đang mắc phải.
Đó cũng chính là khái niệm, là căn bệnh Nỗi đau đời, mà từ thời còn rất trẻ, mới 26 tuổi đầu, người viết bài này đã gọi tên và mắc phải.
Cảm ơn Ts Tô Văn Trường.
 Đọc tiếp 

Đu dây, giữ trinh và nỗi buồn giáo dục


1. Đã thành thông lệ, cứ mỗi dịp nghĩ lễ dài ngày thì nhu cầu đi lại của cần-lao nhiều hơn, đồng thời tai nạn giao thông (TNGT) cũng nhiều hơn.
Bốn ngày nghỉ lễ nhân dịp quốc khánh (30/8-2/9), cả nước đã xảy ra 186 vụ TNGT, làm chết 114 người, bị thương 145 người. Số liệu này không có gì đáng nói, thậm chí số vụ TNGT và số người bị thương còn thấp hơn trung bình của năm 2013 (trung bình mỗi ngày có 80 vụ TNGT, làm chết 26 người và bị thương 81 người). Điều khiến dư luận quan tâm vì liên quan đến vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng khi một xe khách giường nằm chở 53 người lao xuống vực sâu 200m và vụ TNGT trên QL5 khiến một trung tướng công an tử nạn.

Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014

Không có lý do trì hoãn việc kiện Trung Quốc

Lê Trung Tĩnh (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông)/BVN
Sau khi Trung Quốc đưa giàn khoa HD981 vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, báo chí trong nước và quốc tế đã đề cập nhiều đến việc Việt Nam sẽ sử dụng biện pháp pháp lý. Song song đó, ít nhất đã có hai yêu cầu chính thức từ người dân Việt Nam yêu cầu nhà nước Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa.


Đó là tuyên bố (1561 chữ ký) trên Bauxite lên án Trung Quốc và yêu cầu nhà nước Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa:http://www.boxitvn.net/bai/27715

Đó là lá thư yêu cầu lãnh đạo Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa ngày 26/5/2014. Thư đã gửi đến văn phòng của ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Sinh Hùng, và ông Trương Tấn Sang cùng danh sách 3711 chữ ký:https://www.danluan.org/tin-tuc/20140528/le-trung-tinh-nguyen-quang-a-gui-thu-loi-cam-on-va-y-nghia-cua-tung-chu-ky. Đến hôm nay số chữ ký vẫn tăng lên và đang là 4435.



Tuy nhiên hơn một tháng sau ngày Trung Quốc rút giàn khoan, việc kiện Trung Quốc không còn được nhắc đến trong báo chí trong nước. Các hoạt động ngoại giao của Việt Nam gần đây, đặc biệt là chuyến thăm Trung Quốc của ông Lê Hồng Anh với mục tiêu “thúc đẩy mối quan hệ giữa hai đảng” càng cho thấy khả năng Việt Nam kiện Trung Quốc thấp dần.

Có nhiều cách giải thích cho lựa chọn này của các lãnh đạo Việt Nam. Đó có thể là sự lệ thuộc sâu nặng Trung Quốc về ý thức hệ, chính trị, cách điều hành xã hội và kinh tế đến độ những người đứng đầu Việt Nam không đủ can đảm đưa ra quyết định kiện Trung Quốc. Đó có thể là sự lo lắng nếu quyết định kiện, Trung Quốc có thể tiết lộ những điều không hay của lãnh đạo Việt Nam trong quá khứ hay hiện tại. 

Khi lãnh đạo Việt Nam không có những giải trình và hoạch định chiến lược rõ ràng về mối quan hệ của Việt Nam đối với Trung Quốc, cũng như đối với quốc tế, thì những suy nghĩ trên là khó tránh khỏi. 

Nhà nước Việt Nam hoàn toàn có thể có những chiến thuật quan hệ khác nhau và không nhất thiết phải thông báo cho người dân. Tuy nhiên các chiến thuật trên phải mạch lạc và nằm trong một chiến lược rõ ràng, định vị mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, giữa Việt Nam và thế giới. Đó là điều mà người dân Việt Nam không thấy. Nhất là sau khi Trung Quốc đã có hành động xâm phạm vùng biển của Việt Nam.

Để biện minh cho việc trì hoãn kiện Trung Quốc, có thể những lãnh đạo Việt Nam cho rằng 1) kết cục của sự kiện giàn khoan HD981 là một thắng lợi của Việt Nam; 2) kiện nên là vũ khí để sử dụng sau cùng, và khi chưa dùng thì nó có tác dụng răn đe; 3) trong tình hình hiện nay Việt Nam nên tập trung phát triển thực lực và chưa nên kiện.

Đó là những suy nghĩ, nhận định sai lầm và không đầy đủ.

1. Kết cục của vụ giàn khoan HD981 hoàn toàn không phải là một thắng lợi cho Việt Nam

Sau hai tháng rưỡi, HD981 hoàn toàn đã có thể thực hiện xong nhiệm vụ khoan thăm dò, tức Trung Quốc đã thực hiện quyền chủ quyền của họ trên một vùng đặc quyền kinh tế của Viêt Nam. Và nếu họ có thực sự không khoan được gì đi nữa (điều đó thì không ai biết được), Trung Quốc cũng đã, đang và sẽ tuyên bố là giàn khoan đã hoàn thành nhiệm vụ thực thi quyền chủ quyền của Trung Quốc. Đó sẽ là một tiền lệ cho những xâm phạm sau nếu Việt Nam không ý thức sâu sắc đó là một sư xâm phạm và yêu cầu công lý.

Một cách so sánh đơn giản: kẻ cướp đã vào nhà, với tàu hộ tống, vũ trang bằng vòi rồng, và máy bay chiến đấu, đã làm những điều cần làm và đi ra trước thời gian hoạch định. Có lẽ do người nhà và hàng xóm hô hoán lên (như những người lạc quan suy nghĩ), nhưng có lẽ cũng chỉ vì kẻ cướp muốn đi ra. Dầu gì thì kẻ cướp cũng đã đủ thời gian để làm việc chúng cần làm.

Hơn nữa, kẻ cướp thậm chí không cần che giấu những hành vi vi phạm công pháp quốc tế, mà còn tuyên bố rõ ràng, và sử dụng như tiền lệ để làm tiếp các lần sau. Sự tăng tiến các hành vi Trung Quốc vi phạm chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam trong quá khứ đã chứng tỏ rõ điều này.

Kẻ cướp ra khỏi nhà thì vẫn tốt hơn là không. Nhưng hài lòng với việc đó mà không ý thức sâu sắc rằng đó là một sư xâm phạm nghiêm trọng và tìm kiếm những phản ứng pháp lý thích hợp vừa là sự tự ru ngủ, vừa là sự đồng lõa. 

2. Kiện không nên là vũ khí để dành dùng sau

Có thể lãnh đạo Việt Nam nghĩ rằng kiện là “vũ khí” chỉ dùng khi hết cách nào khác, và khi chưa dùng thì nó còn có tác dụng răn đe. Nếu họ suy nghĩ như vậy thì đó cũng là một sai lầm.

Thứ nhất, việc Việt Nam để dành việc kiện lại như một cách răn đe chỉ có ý nghĩa nếu việc đó làm Trung Quốc chùn bước trong tương lai. Thực tế hoàn toàn không phải vậy, vì Trung Quốc chắc chắn sẽ không chùn bước trong việc thực hiện tham vòng chữ U của họ, trong việc xâm chiếm thêm trên các quần đảo và vùng biển trên Biển Đông. Đó là tham vọng từ hơn 60 năm của họ, đã được ghi vào sách, viết thành luật, và gần đây trên hộ chiếu của từng công dân.

Như vậy việc để dành đó hoàn toàn không có ý nghĩa răn đe trước một đối thủ như Trung Quốc. Ngược lại Trung Quốc sẽ tận dụng thời gian đó để tiến xa hơn, bằng cách này hay cách khác: từ bàn hội nghị đến trên thực địa.Trong khi đó kiện những vi phạm trong quá khứ tăng khả năng ngăn ngừa những vi phạm đã được hoạch định cho tương lai.

Thứ nhì, việc chần chừ trong việc dùng biện pháp pháp lý sẽ gây nhiều bất lợi ngoại giao cho Việt Nam. Kiện Trung Quốc ngay từ bây giờ sẽ thu hút sự chú ý ngoại giao của quốc tế, và sẽ cho thấy sự tích cực của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền chủ quyền của mình bằng giải pháp pháp lý. Một năm sau, tình hình thế giới, quan hệ chính trị, ngoại giao sẽ khác, và câu chuyện giàn khoan HD981 sẽ chìm vào quên lãng, không còn là đề tài nghị sự của thế giới. Khi đó có thể Việt Nam và thế giới lại phải đối phó với một loạt hành vi xâm phạm mới của Trung Quốc. Đó rõ ràng là điều không ai muốn.
Thứ ba, kiện không phải là biện pháp độc hại, nguy hiểm, không phải là một “vũ khí nguyên tử” để phải tránh sử dụng đến cùng. Biện pháp pháp lý không tàn phá, không gây chết người, không đi ngược lại hòa bình thế giới, không bị lên án. Kiện ra tòa án quốc tế là biện pháp giải quyết tranh chấp lành mạnh, tiến bộ, được thế giới đề cao và khuyến khích. Nhiều lãnh đạo các nước, học giả, tổ chức dân sự, người dân đã lên tiếng ủng hộ và kêu gọi Việt Nam sử dụng giải pháp này. Nước duy nhất không tán thành, đó là Trung Quốc.

3. Kiện sẽ góp phần thúc đẩy việc chuẩn bị thực lực cho Việt Nam

Có thể những người hoạch định chính sách Việt Nam cho rằng Việt Nam nên tập trung phát triển thực lực và chưa nên kiện. Đó là một cách đẩy công việc về tương lai và trốn tránh trách nhiệm đối với đất nước.

Trước tiên việc chuẩn bị thực lực tốt về kinh tế, chính trị, quốc phòng là trách nhiệm của lãnh đạo đất nước trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Nếu để đất nước rơi vào một tình thế yếu kém và bị nước ngoài xâm phạm thì đó là lỗi của lãnh đạo Việt Nam. Một nhà nước không thể dùng điều đó để biện minh cho việc không/chưa thực hiện một nhiệm vụ và quyền lợi cơ bản của dân tộc, của quốc gia mà họ đại diện: yêu cầu công lý thông qua các định chế quốc tế khi chủ quyền quốc gia bị xâm phạm. Không làm được điều cơ bản đó, nhà nước Việt Nam hiện tại không còn đại diện cho quốc gia và dân tộc Việt Nam.

Có người nói kiện sẽ làm xấu quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc và ảnh hưởng đến sự chuẩn bị thực lực kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên nếu quan sát kỹ sẽ thấy mối quan hệ này đã rất xấu và Việt Nam đang chịu vô cùng bất lợi: nhập siêu từ Trung Quốc, nhân công Trung Quốc tràn lan, Trung Quốc thắng thầu hầu hết và làm rất kém các công trình xây dựng cơ bản, năng lượng, công nghiệp… Kiện Trung Quốc, Việt Nam sẽ gặp khó khăn về kinh tế, nhưng đó cũng là cơ hội để Việt Nam tìm kiếm giải pháp nghiêm túc để thật sự thoát ra khỏi ảnh hưởng kinh tế từ Trung Quốc và xây dựng thực lực kinh tế cho chính mình về lâu dài.

Nếu tiếp tục như hiện nay, tình hình hoàn toàn không có triển vọng sáng sủa hơn: hai nước đã ký kết đẩy kim ngạch ngoại thương lên 60 tỷ USD trong năm 2015 với phần nhập siêu càng lớn cho Việt Nam, hàng nghìn công nhân Trung Quốc lại đang đến Hà Tĩnh... Nếu hiện giờ không thể kiện Trung Quốc vì lý do kinh tế, thì trong vài năm nữa, khi ảnh hưởng kinh tế từ Trung Quốc càng lớn hơn, Việt Nam càng không có cơ hội làm điều đó. Như vậy Việt Nam có còn là nước độc lập nữa không?

Về mặt chính trị và đối ngoại, kiện Trung Quốc cũng gửi một thông điệp rõ ràng về chiến lược của Việt Namđến với các quốc gia hay cộng đồng mà Việt Nam muốn tranh thủ sự ủng hộ, chuẩn bị thực lực đối ngoại hay tìm kiếm đồng minh. Không ai có thể tin một quốc gia mong muốn sự ủng hộ của quốc tế trong khi vẫn tiếp tục “thắt chặt quan hệ giữa hai đảng”, vẫn “hợp tác toàn diện” với quốc gia vừa mới xâm phạm mình. Thông điệp “quan hệ giữa hai đảng” là một cách phá hoại tốt nhất lòng tin của quốc tế về sự thực tâm của các lãnh đạo Việt Nam.

Cuối cùng, kiện Trung Quốc là một phần của nhiệm vụ bảo vệ đất nước của nhà đương cục Việt Nam, nhất là khi họ đã được yêu cầu thực hiện điều đó một cách rõ ràng và thẳng thắn trong thời gian qua. 

Tác giả cảm ơn ông Dương Danh Huy và ông Lê Vĩnh Trương đã góp ý cho bài viết.

Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014

Khôn vặt & Cơ hội

Báo TQ: Hà Nội đang chơi trò…liều giữa Mỹ và Trung Quốc

Tranh châm biếm của Hoàn Cầu Thời báo.
Tranh châm biếm của Hoàn Cầu Thời báo.
UV BCT Lê Hồng Anh vừa thăm Bắc Kinh, về Hà Nội, chưa làm xong báo cáo gửi BCT, thì Trung Quốc đã xỏ xiên bằng một bài báo trên Hoàn Cầu Thời báo (HCTB – Global Times) – phát ngôn của Nhân dân Nhật báo bằng tiếng Anh – với cái tít “Việt Nam đang chơi trò liều giữa Trung Quốc và Mỹ”.
Chưa dừng ở đó, HCTB còn đăng cái ảnh giễu một anh nông dân đội nón cầm ô, chân đi dép thái, mặc áo nâu sồng gì đó, mồ hôi túa ra và đang…leo dây. Trông na ná ông khách vừa ở Trung Nam Hải. Nhìn mà tức điên :roll:
Xem bài này thấy cái tone của Ngoại giao thuyền thúng :razz:
Dịch lược như sau – by Cua Times :)
Vào giữa tháng 8, tướng Mỹ Martin Dempsey thăm VN, như một biểu tượng về quốc phòng và an ninh Mỹ – Viêt. Nhiều người cho rằng, đây là bước “đại nhảy vọt” của hai quốc gia về quốc phòng.
Sau chuyến đi của Dempsey, ông Lê Hồng Anh, đặc phái viên cao cấp của TBT Trọng đến Bắc Kinh nhằm khai thông bế tắc sau vụ giàn khoan.
Hai chuyến đi phát ra hai thông điệp. Dempsey sang Hà Nội để hợp tác an ninh và quốc phòng, với hy vọng VN mua được vũ khí Mỹ để tự tin đối trọng với Trung Quốc. Nhưng chuyến đi của ông Lê Hồng Anh lại gửi một tín hiệu khác: Hà Nội muốn sự ổn định và hàn gắn với Bắc Kinh, dù đã bị sứt mẻ trong mấy tháng qua.
Hai thông điệp này xem ra đầy mâu thuẫn. Quan hệ Mỹ Việt tốt hơn sẽ làm Bắc Kinh nghi ngờ về sự thật lòng của Hà Nội. Ông Lê Hồng Anh tới Bắc Kinh cũng chỉ cho Mỹ biết là Hà Nội không quá thiết tha gì với Mỹ đâu.
Theo một nghĩa nào đó, trò ngoại giao leo dây này làm cho cả Mỹ và Trung Quốc đều thất vọng. Có vẻ Việt Nam đang áp dụng chiến thuật “tự mâu thuẫn mình”  trong bảo vệ quyền lợi quốc gia.
Một mặt, Hà Nội muốn Washington chống lưng, nhưng lại không thể phụ thuộc hoàn toàn vào Washington.
Những gì xảy ra tại Iraq, Afghanistan, Ukraine, những động thái yếu đuối và nhu nhược của Washington chứng tỏ rủi ro cao nếu có quốc gia nào tìm cách chọn Mỹ làm đồng minh để bảo vệ quyền lợi quốc gia.
Hơn thế, những gì xảy ra trong lịch sử Mỹ-Việt thì không thể một sớm một chiều để quan hệ có thể đơm hoa kết trái. Vì thế, cho dù hợp tác quân sự và an ninh có tốt hơn thì hai bên còn dò xét nhau chán mới có thể tin được.
Mặt khác, Việt Nam không thể đối đầu với Trung Quốc trên biển Đông với cái giá làm đóng băng quan hệ láng giềng.
Người ta có thể chọn bạn mà không thể chọn láng giềng. Nước nhỏ và trung bình không thể đối đầu với các nước lớn nếu không còn lựa chọn nào khác.
Việt Nam đối đầu với Trung Quốc là chiến lược không khôn ngoan. Việt Nam nên uyển chuyển hơn khi quan hệ Việt Trung trở nên canh chẳng ngọt, cơm chẳng lành. Hai nước cần nhìn vào thực tế để thỏa hiệp trong những thời điểm nhất định.
Kịch bản lý tưởng đối với Việt Nam là Hà Nội được Washington ủng hộ về chính trị, an ninh quốc gia, và ngoại giao, khi căng thẳng với Trung Quốc. Và có thể dùng lợi thế đó, dù rất hạn chế, để làm nhặng xị trên biển Đông.
Nhưng kịch bản lý tưởng này chỉ có thể có được khi giữ thế cân bằng giữa Washington và Bắc Kinh.
Tuy nhiên, trong cuộc chơi này, không chỉ Việt Nam đang cầm cái. Hà Nội đang leo dây bằng cách lợi dụng cả Mỹ lẫn Trung Quốc. Trung Quốc đã rất kiềm chế, nhưng tình hình có thể mất kiểm soát nếu Việt Nam tiếp tục khiêu khích.
Chơi trò leo dây giữa Mỹ và Trung Quốc xem ra nguy hiểm cho Việt Nam. Hà Nội cần dừng kiểu xoay trục và giữ một thái độ nhất quán về biển Đông. Hà Nội cần chiến lược bài bản và khôn ngoan chứ không phải thói khôn vặt và cơ hội.
Tiếng Anh gốc ở đây – Nhờ ai đó dịch chuẩn hơn:
http://www.globaltimes.cn/content/879564.shtml

Ucraine, hãy HY VỌNG

Viet Nguyen Trung/ FB Viet Nguyen Trung  
Ảnh lấy từ Pháp luật đời sống
Tôi trở lại Ucraine sau bốn tháng và cảm thấy những thay đổi trong tâm trí những người bạn Ucraine của tôi , của những người dân Kiev : vẫn còn đó lửa nhiệt tình và khát khao thay đổi đất nước ,hướng đến cuộc sống dân chủ hơn, lòng yêu nước , ý chí kiên cường .... Nhưng trong ánh mắt của mọi người hằn rõ sự lo âu và tâm trạng bất an , sự lo lắng không thể giấu được cho tương lai của Ucraine, của gia đình, con cái, công việc .

Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014

Quả xanh và ngọn tre Việt Nam

Chuyến thăm Trung Quốc của Lê Hồng Anh với vai trò là Đặc sứ của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đang làm dư luận dấy lên những quan ngại, có một số người cho rằng vì muốn bảo tồn chế độ Việt Nam đang quay trở lại với quỹ đạo Trung Quốc, cũng có người cho rằng có thể Trung Quốc nắm trong tay một bí mật nào đó buộc giới lãnh đạo Việt Nam phải quỵ lụy.
 
 Bảo tồn chế độ, giữ vững hệ tư tưởng là mục tiêu, lợi ích cốt lõi, phổ quyết và xuyên suốt của Đảng Cộng Sản Việt Nam, bất cứ một hành động chính trị nào, bất cứ một tuyên bố nào, một hành động ngoại giao nào trước hết là nhằm để phục vụ lợi ích cốt lõi này. Tất nhiên Đảng Cộng Sản sẽ lý giải và khẳng định rằng bảo vệ Đảng, bảo vệ Chế độ là bảo vệ quốc gia và rằng không ai xứng đáng lãnh đạo quốc gia hơn họ.
 
Việt - Trung và truyền thống ngoại giao kỳ quặc?
 
Có thể Đảng Cộng Sản Việt Nam chưa đủ mạnh (cả về tri thức và sự dũng cảm) để xác lập một đường lối ngoại giao mới, có thể Đảng Cộng Sản Việt Nam vì lợi ích Đảng phái của mình tiếp tục cân nhắc trước cơ hội để Việt Nam bứt phá dần thoát ra khỏi quỹ đạo China. Tuy nhiên nếu như nói vì thỏa ước bí mật ngày trước ở Hội nghị Thành Đô, hay tâm thế quỵ lụy, lệ thuộc muốn làm chư hầu Trung Hoa của Đảng Cộng Sản Việt Nam thì lại có phần hơi quá, khiên cưỡng và áp đặt.
 
Chuyến thăm Trung Quốc "đàm Đông Hải" của Lê Hồng Anh - với tư cách là Đặc phái viên của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng là hành động gần như tất yếu, nghĩa là sớm hay muộn thì cũng phải diễn ra. Việc đền bù cho doanh nghiệp Trung Quốc cũng là việc phải làm theo đúng các thỏa ước về kinh tế và việc Việt Nam cam kết với các doanh nghiệp FDI. Việc củng cố lại quan hệ bang giao Việt - Trung cũng là điều phải làm.
 
Căng thẳng kéo dài hai bên đều ko được lợi, ngay cả phía Mỹ, hay Nhật Bản nếu có cơ hội thì họ cũng sẽ làm như vậy, bạc đãi với doanh nghiệp FDI Trung Quốc sẽ khiến năng lực cạnh tranh của VN trong thu hút đầu tư FDI thấp đi.
 
Tuy nhiên sang thăm vào thời điểm nào, tuyên bố ra sao và đặc biệt là vị thế Đặc sứ TBT như thế nào khi đàm phán tại Trung Nam Hải lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.
 
Trong quan hệ đối ngoại với China, bất luận xung đột thắng thua thế nào, Việt Nam vẫn sẽ luôn là người chủ động hòa giải - thậm chí là chủ động sang nộp cống xưng thần trước. Đó là truyền thống đã kéo dài hàng ngàn năm và củng cố thêm mối quan hệ thiên tử (China) - chư hầu (An Nam), chuyến đi vừa rồi của ông Lê Hồng Anh cũng không nằm ngoài cách nhận thức truyền thống của Việt Nam.
 
Thay vì tự mình thân hành sang, ông Nguyễn Phú Trọng một giáo sư kinh viện về Chủ nghĩa Mác Lê - TBT Đảng CS đã cử một nhân vật kém quan trọng hơn đóng vai trò Đặc sứ sang Bắc Kinh. Đó gần như là một hành động mang tính "kiêu hãnh" và đáp trả lại việc Trung Quốc đã thờ ơ khi ĐCS VN cố công kêu gọi đàm phán cấp cao giữa hai nước Việt - Trung hồi căng thẳng xung quanh Hải Dương Thạch Du 981.
 
Tuy nhiên việc một giáo sư kinh viện Mác Lê làm ngoại giao và Chính phủ (ở đây là người phát ngôn Bộ Ngoại Giao) công bố thành quả chuyến đi thì có điều gì chưa được ổn thỏa lắm nếu như không muốn nói rằng (trái với thông lệ ngoại giao quốc tế).
 
Có chăng là sự vội vàng?
 
Những chuyến thăm Việt Nam liên tục của các quan chức cấp cao và tướng lãnh Hoa Kỳ có thể nói đã làm cho Trung Quốc xao động, tuyên bố giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng sẽ gây quan ngại không nhỏ đối với giới chức Trung Nam Hải. Việc Nhật Bản tiến xuống Nam Dương, hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề biển Đông sẽ tiếp tục làm cho Trung Quốc cảm thấy bức bối ngột ngạt.
 
Hiển nhiên Mỹ và Nhật Bản hấp dẫn hơn khi so với Trung Quốc và người Việt Nam cũng đang rất có thiện cảm với hai quốc gia này.
 
Sự lựa chọn đúng thời điểm sẽ chứng tỏ độ khôn ngoan của lãnh đạo quốc gia và Việt Nam cần có thêm thời gian để làm "sâu sắc và bền chặt hơn các mối quan hệ" như vậy. Đó là khoảng thời gia đủ để Việt Nam có thể củng cố nội lực và vị thế đàm phán của mình.
 
Hái quả xanh thì không bao giờ là hành động khôn ngoan. Chuyến đi của Đặc sứ Lê Hồng Anh, diễn ra hơi sớm, nghĩa là khi thời cơ chưa chín muồi, người Việt Nam đang tràn đầy ác cảm với Trung Quốc (và cũng chưa thấy bất cứ một sự chân thành nào từ phía Trung Hoa); các yếu tố trong nước và khu vực chưa thực sự đủ mạnh để Việt Nam thiết lập một vị thế cân bằng trong quan hệ đối ngoại giữa hai nước.
 
Trong tuyên bố ba điểm mà người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Lê Hải Bình công bố với báo giới thì có tới 2 điểm (về hợp tác quốc gia và hợp tác Đảng) là vội vàng và đầy cảm tính chủ quan. Biển Đông chưa thôi sôi sục, thậm chí Vịnh Bắc Bộ đang ám màu khói súng.
 
Còn nhớ khi Trung Quốc hung hăng đem Hải Dương Thạch Du 981 và hạm đội hơn trăm tàu kéo xuống vùng biển đảo Tri Tôn, Việt Nam đã phải vật lộn trong đơn độc như thế nào, đã phải chật vật như thế nào trong nỗ lực kêu gọi ASEAN và các nước khác ủng hộ mình.
Kiểm ngư 951 anh dũng "chạy" về sau khi bị tàu Trung Quốc húc bẹp 
Kiểm ngư 951 anh dũng "chạy" về sau khi bị tàu Trung Quốc húc bẹp

   Hàng loạt chuyến viếng thăm, hàng loạt lời kêu gọi, thậm chí có những lúc Việt Nam đứng bên bờ của sự thất vọng khi ASEAN không ra tuyên bố lên án Trung Quốc (tuyên bố của ASEAN kêu gọi các bên liên quan kiềm chế và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, không khác gì một phiếu thuận cho Trung Quốc tiếp tục lấn lướt xâm hại vùng biển của Việt Nam). Tuy nhiên ngay sau khi hai cường quốc hàng đầu Châu Á - Thái Bình Dương bắt đầu có được niềm tin và nhu cầu cần củng cố hơn nữa mối liên kết với Việt Nam thì, tuyên bốkhôi phục hợp tác và phát triển lành mạnh quan hệ Việt - Trung, củng cố quan hệ giữa hai Đảng, hợp tác giữa hai bên trong mọi lĩnh vực... sẽ khiến các quốc gia này nghi ngờ về tính trách nhiệm và hành động tới đây của Việt Nam trong các vấn đề về biển Đông và tranh chấp biển đảo trong khu vực.
 
Khi Đảng làm ngoại giao (đặc biệt là trong trường hợp là ngoại giao giữa hai Đảng "lý tưởng tương thông") vấn đề đối với Việt Nam sẽ trở nên rối rắm và khó tin hơn trong mắt các cường quốc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Lại một lần nữa nền ngoại giao Việt Nam thể hiện năng lực đánh đu của mình, chỉ có điều lần này nó diễn ra không mấy tuyệt vời và đẹp mắt!
 
Ngọn tre hay niềm tin?
 
Nếu tình hình khu vực trở nên xấu đi, thậm chí đến một ngày sẽ không phải chỉ có một Hải dương Thạch Du 981 cắm vào vùng EEZ của Việt Nam ai sẽ là người giúp chúng ta. Hay là một lần nữa chúng ta lại kêu gọi Trung Quốc tôn trọng cái gọi là "hợp tác lành mạnh Việt - Trung"; hợp tác giữa hai bên (Đảng) trong mọi lĩnh vực?
 
Các cường quốc Châu Á - Thái Bình Dương có thể giúp chúng ta nhiều hơn nữa (kể cả kinh tế, quốc phòng và vị thế quốc gia), vấn đề là chúng ta có đủ tự tin để đứng trên đôi chân của mình? Đủ tự tin để tiếp nhận sự giúp đỡ đó hay không? Không ai đem tiền của cho anh khôn vặt lợi dụng và không ai đem sự chân thành ra cho đám láu cá đánh đu mãi được.
 
Cố gắng làm hài lòng tất cả - muốn làm bạn với tất cả các nước chỉ là hi vọng hão huyền, ngoại giao ngọn tre đậm tính Việt Nam sẽ khiến anh trọn đời đứng "độc lập". Và sự thật cũng đã chứng minh, thay vì chính bản thân mình lên tiếng thì Việt Nam đã nhường sân chơi cho Philippin. Nước này đã tố cáo Trung Quốc thay đổi hiện trạng ở bãi Gạc Ma ... thuộc chủ quyền Việt Nam.
 
Người Mỹ không yêu cầu Việt Nam lựa chọn Trung Quốc hoặc họ nhưng cái chính Việt Nam cần vẫn là hành động nhất quán và trách nhiệm với các vấn đề trong khu vực.  Thời điểm và cách hành xử hay các tuyên bố chứng tỏ rằng anh có khát vọng và năng lực thoát khỏi vị thế nhược tiểu hay không? Nó cũng chứng tỏ rằng anh có (hoặc sẵn sàng thiếu) trách nhiệm với các vấn đề trong khu vực? 

Theo FB Sông Hàn

Hãy nghĩ về dân tộc.

Chủ nghĩa xã hội thật sự là gì?

Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

Phật giáo & Tôn giáo...X !

   Qua những gì đã, đang và tiếp tục diễn ra ở chùa Bồ Đề, nếu tinh ý và suy nghĩ thật kỹ ta có thể lờ mờ nhận ra: Hình như đang có một âm mưu rất sâu xa, rất tinh vi nham hiểm đã âm thầm diễn ra từ khá lâu. Chuyện về chùa Bồ Đề chỉ là một trong những chuyện mà người ta cần có, phải có trong chuỗi sự kiện có lẽ sẽ còn tiếp diễn mà thôi! Đó là có thể có những nhóm người muốn dấy lên một phong trào chống Phật giáo và những gì liên quan đến Phật giáo tại VN.(?)

Xâu chuỗi nhiều chuyện bất thường xảy ra trên các phương tiện truyền thông 2 năm qua: Từ vụ VTV bật "đèn xanh" cho Thu Uyên - Người rất giỏi trong việc làm "nhân đạo" bằng cách "nhân" việc công để "đạo" thành tiền riêng - Nổ "pháo" bừa bãi vào lĩnh vực "ngoại cảm & tâm linh" cho đến sự kiện một vị tì kheo "nhất bộ nhất bái" về Yên tử, hoặc chuyện ngôi chùa nọ đúc tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông.v.v..Những "sự kiện" bình thường ấy đã được một số phương tiện truyền thông ồ ạt đưa tin theo hướng khai thác những khía cạnh ngoài lề lặt vặt rồi đua nhau đưa ra những lời bình đầy ác ý hay ám chỉ theo lối suy đoán vô tội vạ!

Các hoạt động tôn giáo bị gắn vào những hoạt động ngoài tôn giáo. Hành động của những nhà tu hành bị gắn vào hành động những người không tu hành. Xã hội bị đưa vào mê cung bởi những ngụy luận khi người ta soi xét, nhìn nhận, so sánh, phê phán hoạt động tôn giáo giống như cách nhìn nhận đánh giá hoạt động của các cơ quan hành chính hoặc các tổ chức chính trị xã hội với các ban bệ được đào tạo bài bản và được ngân sách trả lương! v.v..

Suy ngẫm kỹ ta sẽ thấy bật lên nhiều vấn đề cần lưu ý.

Ví dụ: Cùng một sự kiện thì Phật giáo bị người ta lao vào xâu xé phê phán tơi bời theo lối suy diễn, bắt bẻ lý lẽ, bắt bẻ câu chữ bất chấp thực tế xã hội ra làm sao và chẻ sợi tóc làm tư sau đó phóng "tư" mảnh ấy lên thành những...cây luồng cây gỗ(!) .

Nhiều tờ báo và trang tin sặc mùi "lá cải" cùng những PV đa phần đang độ "Trẻ con chưa ra -Người lớn chưa tới" . Nhận thức mọi mặt còn nông cạn, thậm chí tôi cho rằng nhận thức chính trị cũng hời hợt nhưng lại có thừa thủ thuật mưu mẹo cùng nhau lao tới các "sự kiện" như những đàn kền kền săn xác chết.Họ ngày đêm bằng mọi thủ thuật (Và cả niềm tin ngây thơ vào "thiên chức" và "chân lý" của họ (?) để nặn ra các bài báo giật gân nặng về suy diễn, đoán mò với những thông tin hóng hớt qua nguồn của những kẻ "làm thiện thì ít - làm ác thì nhiều".

Có lẽ họ chỉ chú tâm vào mục đích câu view cho tờ báo nhưng lại nhân danh đòi hỏi của cuộc sống và đạo đức xã hội (!). Họ khát khao được nổi tiếng bởi những bài báo mà họ cho là "nóng bỏng"nhưng thực chất chứa nhiều yếu tố giật gân, võ đoán và không thiếu sự ác tâm trong đó! Họ không đủ tỉnh táo nhận ra họ có thể bị cuốn vào guồng một âm mưu thâm độc sâu xa của những thế lực giấu mặt cũng nên!?

Trong khi đó có một tôn giáo X. nọ cứ tha hồ ngông cuồng đòi đứng trên luật pháp, thậm chí đứng ngoài dân tộc và quyền lợi đất nước thì người ta lại gượng nhẹ chiều chuộng khác thường! Rất nhiều chuyện quái đản, vi phạm luật pháp kinh khủng đã và đang tiếp tục diễn ra trong bóng tối của tôn giáo X. thì chả có ai lên tiếng. Hầu hết những vị chức sắc lãnh đạo tôn giáo X. khi đối mặt với chính quyền thì không hành xử như những nhà tu hành mà họ phát ngôn và hành động như những nhà lãnh đạo một tổ chức chính trị đối lập. Thậm chí nhiều sự kiện "động trời" ai cũng biết rành rành thì giới truyền thông "lá cải" cứ ngậm miệng làm thinh.v.v.. 

Hóa ra truyền thông và cả những "AI ĐÓ" cũng mắc cái tật "Kẻ dữ tránh ra - Kẻ hiền bắt nạt"?! Hoặc "AI ĐÓ" đã dẫn dắt xỏ mũi truyền thông để hướng truyền thông vào một mưu đồ đen tối sâu xa nham hiểm mà ta chưa thể vạch mặt và lường hết lẽ?!

Rất nhiều người vì thiếu thông tin, thiếu nhạy cảm, thậm chí mơ hồ những chuyện chính trị bí sử thâm cung đã vô tình bị hút vào âm mưu này. 

Ai và nhóm QUYỀN LỰC nào thật sự đứng sau âm mưu kia? Âm mưu đó muốn đạt đến mục đích gì ?

Đó là một câu hỏi không dễ trả lời. Nói đúng hơn là: Trong tình hình thực tế của chúng ta hiện nay trả lời là không dễ(!)
Cũng cần phải nhấn mạnh: Không dễ trả lời không đồng nghĩa với việc nhắm mắt phủ nhận những gì mà ta đang cảm thấy sự bất thường rất rõ.

Chí duy nhất ta biết rõ một điều không ai có thể phủ nhận: Phật giáo là tôn giáo duy nhất đã đồng hành cùng bao nỗi thăng trầm của dân tộc ta trong suốt hàng ngàn năm lịch sử. Đồng hành, gắn bó cùng các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trong mấy chục năm qua và đã biến thành hồn cốt của dân tộc VN !

Chưa cần phải nói về luật nhân quả, chỉ cần soi cái tâm của người cầm bút đối với Dân tộc, với đất nước. Cảnh giác trước sự bành trướng đang hiện hữu từng ngày của một số "tôn giáo ngoại lai " xa lạ với truyền thống của Dân Tộc, có nguy cơ làm thay đổi căn bản những quan hệ xã hội của đất nước. Hãy tỉnh táo và thận trọng khi viết, khi nói, khi xét đoán tất cả những gì thuộc về Phật giáo VN !