Translate

Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2020

KHI KẺ CHẤP PHÁP NGỒI XỔM LÊN LUẬT TỐ TỤNG

 (Tác giả: Tô Văn Trường)

Nhân dân thấy công lý bị chà đạp công khai, càng thêm mất lòng tin tưởng vào nhà cầm quyền, dù là lập pháp, hành pháp, tư pháp. Để mất lòng tin vào đảng lãnh đạo, nhất là năng lực giải quyết đúng đắn mối quan hệ với dân. Đó là thất bại lớn, rất lớn của cả hệ thống chính trị, vượt ra khỏi mọi sự tính toán của những người cầm quyền.

... Ban lãnh đạo cao nhất của Nhà nước nên nhìn nhận lại và đánh giá đúng tình hình, cân nhắc “được mất”, không áp đặt những bản án nặng nề không đủ căn cứ, mở đường cho những bước tiếp theo. Đó chính là đòi hỏi của cuộc sống để “quốc thái dân an”. (TVT)

KD: Ts Tô Văn Trường gửi cho mình bài viết này. Một lời nhắn gửi đau xót về sự 'được, mất" của c/q qua một sự kiện sai lầm kinh hoàng, long trời lở đất, một vụ án gây ra biết bao điều bất bình, bất an trong một Xh vốn nhiều rối loạn giá trị và phân ly
--------------

 

Vụ án sơ thẩm Đồng Tâm chưa kết thúc, người ta còn đang nghị tội, chưa tuyên án. Ngay cả sau ngày tuyên án, vụ án cũng chưa thể kết thúc. Người dân am hiểu pháp luật, ngạc nhiên là phiên toà quan trọng như vậy mà thiếu 2 nội dung quan trọng nhất: nhân chứng và thực nghiệm hiện trường.

Lẽ nào các chiến sỹ trực tiếp tham gia vụ tấn công làng Hoành lại không ra toà làm nhân chứng, khẳng định hành vi phạm tội của các bị cáo và chứng minh sự đúng đắn của việc phải nổ súng tiêu diệt cụ Kình, cũng như tận mắt chứng kiến các đối tượng đổ xăng đốt 3 chiến sỹ công an ngã hố. Lẽ nào để xác định được nguyên nhân kết tội lại bỏ qua thực nghiệm hiện trường xem liệu có khớp với lời khai của các bị cáo hay không (phải trọng chứng hơn trọng cung, đấy là chưa kể bị ép cung hay nhục hình)!

Trong số các bị can nói lời sau cùng, theo tường thuật của giới luật sư tham dự phiên tòa, có 2 người không nhận tội như bản cáo trạng, đặc biệt là bà Bùi Thị Nối, một nông dân ít học, lam lũ, con nuôi ông Lê Đình Kình khi phát biểu rất điềm tĩnh, minh mẫn đến lạ thường:

“Bà nói: Bố tôi đã 58 tuổi đảng, trong giữa thời bình này lại phải hy sinh với ba đồng chí khác. Bốn đồng chí hy sinh giữa lúc thế giới thanh bình, như có chiến tranh và không phải chết bởi kẻ thù. Như tôi đây, một vết đạn bắn vào ngực, đau lắm, nhưng tôi không chết. Và tôi chỉ mong chúng ta sẽ có một lựa chọn sáng suốt, một con đường mới, tốt đẹp hơn vv...”.
Nói đến tầng lớp nông dân Việt Nam, tôi nhớ trước đây có lần đàm đạo riêng với nhà nghiên cứu Việt Phương, để rồi rút ra kết luận về 10 cái nhất:
"Cống hiến nhiều nhất.
Hy sinh lớn nhất.
Hưởng thụ ít nhất.
Được giúp kém nhất.
Bị đè nén thảm nhất.
Bị tước đoạt nặng nhất.
Cam chịu lâu dài nhất.
Tha thứ cao cả nhất.
Thích nghi tài giỏi nhất.
Năng động cả tin nhất".

Nói đến chuyện tòa án, ở nước ngoài, người ta tôn trọng nguyên tắc suy đoán vô tội, nguyên tắc tranh tụng bình đẳng, công khai giữa các bên. Ở ta thì Chánh tòa chủ trì xét xử có quyền đuổi luật sư ra khỏi phiên tòa. Ở nước ngoài, quan tòa chỉ là người ngồi xem bên buộc tội (cơ quan truy tố) và bên gỡ tội (luật sư) tranh luận. Bên thắng là bên có lý lẽ, có chứng cớ thuyết phục, buộc bên thua phải thừa nhận. Khi đó quan tòa giở điều luật ra áp dụng.

Bồi thẩm đoàn ở các nước là những cá nhân lựa chọn ngẫu nhiên trong dân chúng sẽ bỏ phiếu biểu quyết. Bồi thẩm đoàn, cũng hoàn toàn khác với hai vị hội thẩm nhân dân của ta, họ không ngồi chung với Chánh án và số lượng thành viên phải đủ lớn, bỏ phiếu kín sau khi nghe tranh biện để đảm bảo tính khách quan. Bồi thẩm đoàn bỏ phiếu chỉ xác định có tội hay không có tội. Quan toà chỉ áp mức hình phạt do luật định khi bị cáo bị phán quyết có tội. Bản chất của những nguyên tắc tố tụng kể trên xuất phát từ bản chất chân thực: “nhà nước của dân, do dân và vì dân”. Khi nhân dân (ở đây là bồi thẩm đoàn) nói một người vô tội là họ vô tội.

Nước ta đã thực hiện cải cách tư pháp hơn 10 năm rồi, một số nguyên tắc tố tụng tiến bộ của nhân loại đã được tiếp thu và ghi trong pháp luật tố tụng. Nhưng oan nghiệt thay kẻ chấp pháp đã ngồi xổm lên nó.

Trong đạo làm người, thì đạo lý và pháp lý là 2 trụ cột căn bản để phân biệt cảnh giới tiến hóa của mỗi cá nhân. Trớ trêu thay, có không ít kẻ khoác áo quan nhân chỉ lo cho “cái ghế” của mình, đã cố tình không hiểu pháp lý, mà còn chẳng biết đạo lý là gì khiến cho tấm gương “phụ mẫu” hoen ố, chính sự phiền hà, lòng dân ly tán.

Nếu những người cầm quyền (các thẩm phán chỉ là người thực hiện ý chí của họ) tiếp tục phạm sai lầm, cố tình kết tội bằng được dù không có đủ căn cứ xác đáng để khỏa lấp sai lầm của mình, thì vụ án sẽ không bao giờ có thể kết thúc được, kể cả sau khi thi hành án.

Nhân dân thấy công lý bị chà đạp công khai, càng thêm mất lòng tin tưởng vào nhà cầm quyền, dù là lập pháp, hành pháp, tư pháp. Để mất lòng tin vào đảng lãnh đạo, nhất là năng lực giải quyết đúng đắn mối quan hệ với dân. Đó là thất bại lớn, rất lớn của cả hệ thống chính trị, vượt ra khỏi mọi sự tính toán của những người cầm quyền.

Người dân có quyền nghi ngờ rằng, có một thế lực nào đó cố tình gây ra vụ xử này để gây chia rẽ sâu sắc giữa nhân dân và giới cầm quyền, làm giảm sức đề kháng của Việt Nam trước sức ép bá quyền của Trung Quốc trong một thế giới đang xung đột, phân bố lại ảnh hưởng.

Nếu điều nghi ngờ nay không đúng thì khách quan vụ này vẫn làm vui lòng những kẻ đang muốn khống chế Việt Nam vươn lên. Trước mắt, ban lãnh đạo cao nhất của Nhà nước nên nhìn nhận lại và đánh giá đúng tình hình, cân nhắc “được mất”, không áp đặt những bản án nặng nề không đủ căn cứ, mở đường cho những bước tiếp theo. Đó chính là đòi hỏi của cuộc sống để “quốc thái dân an”.

Thứ Năm, 10 tháng 9, 2020

LỜI BIỆN HỘ CHO CÁC BỊ CÁO

Phải chăng là ở chuyên quyền.
Quyết phải tàn khốc, tận tuyền nhân gian
Bé họng, thấp cổ nhân trần
Về đâu trong cõi phù vân mịt mờ?

Tôi bào chữa cho 6 bị cáo: Lê Đình Công, Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh, Nguyễn Thị Lụa, Bùi Thị Đục (tội giết người) và Nguyễn Thị Dung (tội Chống người thi hành công vụ).

Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân trong vụ án này. Và cùng với sự chia sẻ nỗi cảm thông ấy, chúng ta ở đây có một nhiệm vụ quan trọng không kém, đó là làm cho sáng tỏ những sự thật thực sự của nó.

Và thật cảm kích, tôi rất cảm ơn các vị đại diện viện kiểm sát đã chuyển tội danh đối với 19 bị cáo, từ tội Giết người sang Chống người thi hành công vụ, bởi chính vì điều này, cho thấy, ý chí và nhận thức thực sự của các bị cáo trong vụ án này là không nhằm mục đích giết người ngay từ đầu, mà nếu có, như đúng đánh giá của các vị đại diện viện kiểm sát khi đã nhận định rằng, hầu hết các bị cáo chống trả là với mục đích chống người thi hành công vụ.

Tuy nhiên, quay trở về vấn đề công vụ. Đây là một cơ sở bắt buộc để truy tố tội Chống người thi hành công vụ theo Điều 330 BLHS. Và điều luật này quy định, công vụ phải là hợp pháp. Trong khi đó, hồ sơ vụ án đã nêu rõ Kế hoạch số 419a/KH-PV01-PV02-MP do Công an Hà Nội lên phương án và Bộ Công an phê duyệt. Và tài liệu này là một văn bản đặc biệt quan trọng để xác định đúng đắn công vụ là gì. Mặc dù vậy, vị đại diện Công an Hà Nội xuất hiện tại phiên toà với vai trò người tham gia tố tụng khác lại đã không được xét hỏi và bị coi là đơn vị được mời tham dự phiên toà. Và hẳn nhiên, Kế hoạch số 419a này sẽ được lưu trong hồ sơ của nhiều cấp, ngành khác nhau, nhưng tuyệt nhiên không có mặt trong hồ sơ vụ án. Tài liệu là văn bản trả lời về kế hoạch của Công an Hà Nội chỉ là một văn bản thế thân, nên không có giá trị để đánh giá so với bản Kế hoạch gốc chứa đựng nội dung của nó.

Vì trong vụ án này, buộc phải xem xét tính hợp pháp của công vụ vào rạng sáng ngày 9/1/2020, để từ đó có thể chứng minh được hành vi của các bị cáo là phạm tội theo Điều 330 hay không. Bản thân điều luật này quy định hai loại hành vi - hoặc ngăn chặn người thực thi công vụ; hoặc ép buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật. Vì hai loại hành vi cấu thành có tính đối lập này mà tính hợp pháp của công vụ chính là điểm xuất phát cơ bản và nghiêm khắc nhất cho việc cáo buộc các bị cáo là đúng đắn hay sai lầm.

Về tính chính đáng của hành vi của các bị cáo

Vì lý do công vụ phải hợp pháp, nên nếu không đảm bảo, dẫn tới sự chính đáng của hành vi đối với các bị cáo, bởi, một người thực thi công vụ thực thi trái pháp luật, đương nhiên làm phát sinh tính phòng vệ chính đáng từ người bị tác động bởi hành vi được cho là công vụ đó. Và như vậy, tính chính đáng này cho ta đưa tới một vấn đề pháp lý quan trọng khác, nếu có, tội giết người được thành lập với những (6) bị cáo còn lại được nhìn nhận dưới góc độ vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Điều đó đồng nghĩa với một tội danh khác sẽ được áp dụng lên các bị cáo.

Về mục đích để xác định tính chính đáng của các hành vi.
Các bị cáo khai nhận rằng, bao gồm ông Hiểu, Doanh, Uy, Chức và Công, đều cho biết họ tập trung tại nhà ông Kình là để bảo vệ ông Kình trước sự tấn công hoặc truy ép từ những người khác mà họ chưa thực sự được biết là ai. Hơn nữa, lý do bảo vệ ông Kình là một sự hợp lý khi dẫn chiếu vào 3 vấn đề cơ sở trực tiếp sau đây:

(i) ông Kình từng bị đánh gãy chân và bị bắt cóc vào năm 2017 trên đường ra cánh đồng Sênh và đã tố giác nhưng không có kết quả gì, dẫn tới sự lo sợ cho ông Kình với tư cách là thân nhân là một lý do hết sức cụ thể và đúng đắn; và

(ii) nhà ông Hiểu trước đó bị ném mắm tôm và trứng thối vào nhà, ông đã báo cơ quan chức năng nhưng chưa được giải quyết; đồng thời cách ngày xảy ra sự việc 2-3 ngày có nhiều kẻ lạ mặt xuất hiện ở đó; và

(iii) ông Công khai đã nhiều lần những người khiếu kiện đất đai, trong đó có ông, bị đe doạ, có cả trực tiếp và bằng tin nhắn, và trước khi xảy ra sự kiện vài ngày có người đã viết giấy nhắn rằng ông Kình sẽ bị bắt.

Các dữ kiện nêu trên đã khiến cho những người thân của ông Kình, gồm nhiều các bị cáo trong phiên toà, ở lại tối 8/1/2020 để bảo vệ ông Kình khỏi sự bị truy bắt nào đó, nếu có, như các thông tin được tiếp nhận.

Thêm vào đó, chính vì sự thiếu rõ ràng, không cụ thể và không thể xác định của Kế hoạch công vụ từ lực lượng chức năng; trong khi, cả thôn, vào giữa đêm lại bị cắt điện (gồm điện chiếu sáng và mạng internet), chính vì sự bị cô lập và bị đặt vào trạng thái phải phòng vệ trước một sự đe doạ rủi ro nào đó có thể đang đến gần, nên việc họ tập trung lại để bảo vệ ông Kình lại càng có cơ sở đúng đắn của nó. Và Kế hoạch được trả lời rằng là sự đảm bảo an ninh trật tự cho việc xây dựng tường rào sân bay Miếu Môn là một thông tin không chính xác, khi tường rào Miếu Môn đã được xây xong cuối năm 2019, nơi xây cách thôn Hoành tới 2km. Do vậy, việc phải công bố Kế hoạch 419a càng trở nên tối cần thiết trong vụ án này.

Tính chính đáng của hành vi của các bị cáo còn được xem xét ở các góc độ sau:
Việc khiếu kiện đất đai tại Đồng Sênh kéo dài hàng chục năm, qua việc đấu tranh đã có nhiều cán bộ tham nhũng phải bị truy tố, đây chính là nguyên nhân để những người là bị cáo cố gắng giữ đất trước những sự tranh chấp mà còn chưa được giải quyết. Các bị cáo đã khai, đang nhờ luật sư để tiếp tục thực hiện việc khởi kiện, và vì việc thanh tra không phải là một thủ tục pháp lý có tính chung thẩm và có hiệu lực cuối cùng để giải quyết, mà phải thông qua toà án. Vì vậy, khi tranh chấp còn đang chưa được giải quyết bằng một quyết định có hiệu lực trên thực tế, các bên đều có quyền yêu cầu tạm đình chỉ mọi sự/hành vi tác động lên tài sản.

Các bị cáo, bị truy tố tội giết người, cần phải được xem xét lại, với các cơ sở dưới đây:
Vì việc chuyển tội danh của hầu hết các bị cáo, đã dẫn tới tình trạng pháp lý, phải xem xét các hành vi, nếu cho là giết người, là độc lập hoàn toàn với nhau và là hành động có tính tình thế cụ thể mà nó xảy ra vào bối cảnh thực tế chứ không phải có tính toán từ trước.

Công, Chức, Uy và Doanh và những người khác không có bàn bạc và phân công hoặc được dặn dò về việc sẽ giết người, mà mục đích là bảo vệ ông Kình. Khi xảy ra sự kiện các cảnh sát rơi xuống hố và cháy than hoá, các bị cáo đang ở những tình thế độc lập và không hề biết về các lẫn cách hành động của nhau, ngoài Chức và Doanh có mặt tại phía trên của chiếc giếng trời.

Bị cáo Công không biết về sự kiện ba cảnh sát rơi xuống hố; cho đến khi bị bắt và được thông báo thì mới biết rằng có sự kiện thiệt mạng này. Việc Công ném lựu đạn không rút chốt chứng tỏ Công đang muốn ngăn chặn sự áp sát của lực lượng đông đảo đang tiến gần đến. Như vậy, với bối cảnh này, không thể kết luận và cho thấy nhận thức của Công là không có mục đích tiêu diệt một con người cụ thể nào. Do đó, cần phải loại trừ ông Công khỏi sự truy tố về tội Giết người.

Mà điều đó, như tôi phải cảm ơn các luật sư của các bị hại, đã hỏi các bị cáo để giúp tôi có câu trả lời quan trọng cho tình tiết giá trị sau: ba bị cáo khi được hỏi, trả lời rằng, bị cáo sau khi bị bắt mới biết có ba cảnh sát chết, nên cảm thấy sai, nhưng thực sự là các bị cáo cũng không biết sai gì. Các câu trả lời này cho thấy ý chí và nhận thức của các bị cáo, khi trước bị truy tố tội giết người, là hoàn toàn rõ ràng về mục đích của mình khi có mặt tại nhà ông Kình tối ngày 8/1/2020, hẳn đã xác định chắc chắn, họ không có bất kỳ ý niệm gì về việc tấn công tiêu diệt một con người nào.

Và lúc này, tội Giết người, nếu có, chỉ có thể còn cáo buộc được cho Chức và Doanh.
Đồng thời, như Chức và Doanh khai, phù hợp nhau, chiếc chậu đỏ được cho là đựng xăng là do Doanh dùng chân cố gắng đẩy sang cho Chức nhưng vì lửa đang cháy ở chậu xăng này nên bị đổ xuống hố. Hơn nữa, hai cảnh sát phía bên dưới (Chức và Doanh) đã khai rằng các cảnh sát nhảy từ nhà Hợi qua nhà Chức bị trượt chân nên rơi xuống hố. Bởi thế, không thể quy kết ngay rằng Chức và Doanh có mục đích giết người. Cũng cần phải căn cứ ngay vào sự mâu thuẫn trông thấy của Cáo Trạng và Bản Luận Tội của Viện kiểm sát, khi Cáo trạng cho rằng bị cáo Doanh dùng chân đẩy chậu xăng qua cho Chức nhưng bị rơi xuống hố (giếng trời), trong khi Bản luận tội được đọc vào hôm nay lại thay đổi cho rằng Doanh dùng gậy đẩy chậu xăng khiến nó rơi xuống hố và tạo ra thảm kịch cho ba cảnh sát.
Các xung đột và làm cho vô hiệu tính chứng minh và rõ ràng của hành vi, việc chưa thực nghiệm hiện trường, càng có cơ sở để yêu cầu Toà án trả hồ sơ điều tra bổ sung để làm sáng tỏ các sự kiện quan trọng này. Và theo đó, có thể xác định tội Giết người do vượt quá giới hạn phòng về chính đáng hay Cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hay không.

Việc yêu cầu trả hồ sơ điều tra bổ sung càng cho thấy sự cần thiết và chắc chắn về cơ sở pháp lý, bởi hai lẽ:
(i) Các video được trình chiếu trong phiên toà đã bị cắt xén, ráp nối và được/bị chỉnh sửa, từ phông nền cho tới chữ “bị cáo...” xuất hiện trước chân dung từng bị cáo khi nói lời thừa nhận tội trạng. Như vậy, các chứng cứ này đã bị xâm phậm vào một cách nghiêm trọng, không có nguồn gốc và mô tả tình trạng, không còn tính nguyên vẹn bởi đã bị can thiệp thô bạo bằng các kỹ thuật chỉnh sửa và biên tập.

(ii) Nhiều bị cáo khai tại phiên toà có sự bức cung và đánh đập, với con số nhiều các bị cáo khai tại phiên toà như vậy, theo thẩm quyền và nghĩa vụ của Hội đồng xét xử và Viện kiểm sát, có thể đề nghị khởi tố vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp để điều tra và từ đó ngăn chặn mọi hành vi tiến hành tố tụng có dấu hiệu vi phạm.

Cuối cùng, sau mọi phân tích, đánh giá và nhận định cũng như đưa ra các đề nghị, tôi nhấn mạnh rằng, chúng ta đang phải chứng minh và đi tìm sự thật, nhưng tại phiên toà, không có sự thật nào khác ngoài sự thật hợp pháp. Vì rằng, nó là để bảo đảm sự công bằng trước luật pháp, không phải chỉ cho các bị cáo này, mà là cho tất cả chúng ta.
Và, mọi sự thật, không gì khác, chỉ có duy nhất là sự thật hợp pháp.
Trân trọng cảm ơn!
Có anh ni làm thay mình rồi...
https://giphy.com/gifs/UVNNALXEDJC9TLjUXa



BI KỊCH ĐỒNG TÂM VÀ GIÁ ĐẮT ĐẮNG CAY

 KD: Chỉ có thể gọi là bi kịch- bởi vụ việc Đồng Tâm đêm 9/1/2020 bỗng nhiên đã làm mất đi 4 sinh mạng, một người dân và 3 cảnh sát cơ động, trong đêm rạng sáng, và giờ đây diễn biến của vụ xử án Đồng Tâm còn tiếp tục gây phân ly, phân hóa tâm lý XH với các góc nhìn khác nhau, thậm chí đối lập nhau.

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2020

NHÀ VĂN NGUYÊN NGỌC NÓI VỀ VỤ ĐỒNG TÂM.

 CÁI CHẾT CỦA NHÀ THƠ NGỌC ANH VÀ ... VỤ ÁN ĐỒNG TÂM.

Tôi chắc ai cũng biết bài hát nổi tiếng “Bóng cây Kơ-nia”, nhưng hình như người ta biết nhiều về nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, là người đã phổ nhạc bài thơ ấy, rất ít ai nhắc và biết đến tác giả địch thực: nhà thơ Ngọc Anh. Đã có lần tôi nói với anh Phan Huỳnh Điểu: cám ơn anh đã phổ nhạc bài thơ, nhưng theo tôi bài thơ đó đã tự nó hát lên rồi…

Nhưng hôm nay nhắc tới Ngọc Anh không phải để nói chuyện xưa, mà để bàn về các kịch bản kỳ quái do mấy tướng công an tung ra về cái chết của ba người công an trong vụ án Đồng Tâm đang xử.

Ngọc Anh là bạn thân của tôi. Chúng tôi cùng lên Tây Nguyên một lần từ thời kháng chiến chống Pháp. Đến thời chiến tranh chống Mỹ, Ngọc Anh trở vào chiến trường cuối năm 1964, hoạt động ở vùng Kontum, và hy sinh ngày 5-10-1965, vì một tai nạn nghề nghiệp bất ngờ. Cụ thể là thể này: Ngọc Anh phụ trách một nhóm văn nghệ, chuyên đi biểu diễn, tuyên truyền cổ vũ kháng chiến ở các làng, chủ yếu thuộc hai huyện Đăk Glei và Tu Mơ Rông, trên hai sườn của núi Ngọc Linh cao nhất Tây Nguyên. Để tạo ánh sáng ở sân làng cho hằng trăm người xem, họ dùng một cách rất thô sơ: khoét một cái lỗ, lót mấy lớp lá không thấm nước, đổ dầu lửa xuống đấy, che phía trên chỉ chừa lại một khoảng trống nhỏ, rồi nhúng một cái bấc vào và đốt lên. Chỉ dầu lửa thôi nhé, lúc ấy đã làm gì có xăng. Ánh sáng cũng đủ cho các cuộc hát múa rộn rã… Đến khi ánh sáng đã hơi yếu do dầu cạn, lẽ ra phải chờ lửa tắt hẳn thì mới được đổ thêm dầu, rồi đốt lại. Nhưng Ngọc Anh đã vội vã và bất cẩn, bưng cả thùng dầu lửa còn lại rót thẳng vào ngọn lửa đang cháy. Dù chỉ còn le lói, lửa cũng bắt được dầu, bỗng cháy bùng lên, lập tức lan ngược theo dòng dầu đang rót xuống, và phủ cháy cả người cầm thùng dầu. Vậy là Ngọc Anh bị bỏng toàn thân. Người ra sức chạy chữa cho Ngọc Anh lúc bấy giờ, mà vẫn không cứu được, là một y sĩ người Jörai tên là Kösor Kron, còn có tên là Nguyễn Văn Sĩ, cũng được đào tạo từ miền Bắc vào. Sau này có thời gian dài Kösor Kron làm Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai. Anh chính là người dẫn con trai Ngọc Anh mấy mươi năm sau đi tìm mộ cha trong rừng rậm Tu Mơ Rông, và cũng chính anh đã kể cho tôi nghe toàn bộ câu chuyện về cái chết bi thảm của Ngọc Anh, bạn tôi…

Hôm nay tôi nhắc lại kỷ niệm buồn này, trong những ngày rất căng thẳng và rất đáng buồn của vụ án Đồng Tâm, là để liên hệ với cái kịch bản mà hai ông tướng công an (Thứ trưởng Lương Tam Quang và Chánh văn phòng, người phát ngôn của Bộ Công an Tô Ân Xô) tung ra. Theo đó, các con trai cụ Lê Đình Kình đã đứng trên cao, lấy cây nhọn chọc cho ba người công an cùng rơi gọn trơn xuống cái hố kỹ thuật, rồi các “thủ phạm” liên tiếp hết đợt này đến đợt khác rót xăng xuống - xăng chứ không phải dầu lửa như Ngọc Anh ngày nào. Trong kịch bản được tung ra trước phiên tòa còn bổ sung thêm chi tiết con cháu cụ Kình thay nhau dùng chậu múc xăng, cứ thế mà liên tục tạt xuống hố… Vậy mà không ai bị xăng bắt theo, cháy ngược lên, chắc chắn còn nhanh và dữ hơn dầu lửa nhiều, thiêu họ chẳng thua gì các chiến sĩ công an dưới hố. Cho tôi nói thật nhé: kịch bản của mấy vị tướng công an, dù đã cố chỉnh sửa mỗi lần phát ngôn, đều quá tồi, quá trẻ con, đến mức không phỉnh được trẻ con. Không biết ở trường đào tạo công an có khoa dạy sáng tác kịch bản không? Nếu có thì cái khoa ấy quá kém, phải cấp tốc chấn chỉnh ngay đi. Để không còn cái cảnh trớ trêu mà tôi thấy mấy hôm nay trên các phương tiện truyền thông nhà nước: Chánh văn phòng Bộ Công an Thiếu tướng Tô Ân Xô khoái trá nhắc lại cái kịch bản con nít ấy với hơn 90 triệu người dân và với toàn thế giới, không chút xấu hổ.

Tôi đã nói dông dài như trên là bởi vì, chỉ cần qua hai ngày xử, đã có thể thấy con đường họ muốn dẫn dắt phiên tòa giết người này (chữ của Phạm Đoan Trang) là như sau: buộc tội cho kỳ được những người dân Đồng Tâm đã thiêu chết ba công an, mà việc đó là do chủ trương của cụ Kình. Vì thế họ phải tiêu diệt cụ Kình. Cho nên chỉ có phiên tòa “giết chết ba công an’’, mà không hề có phiên tòa giết cụ Kình.

Theo tôi, giết cụ Lê Đình Kình là một vụ ám sát tàn bạo, mà không có bất cứ cơ sở pháp lý nào hết. Thủ phạm là công an. Phải mở một phiên tòa nghiêm chỉnh về vụ giết người này và đưa thủ phạm đích thực ra trước công lý.
Nhân dân Đồng Tâm và gia đình cụ Kình tuyệt đối không dính dáng đến cái chết của ba công an. Đem kết hai vụ này lại với nhau, để biện minh cho việc giết rồi phanh thây cụ Kình, là một âm mưu cực kỳ đen tối và độc ác.

Giáo sư Hoàng Xuân Phú đã có một cuộc điều tra độc lập, cực kỳ khách quan, khoa học, tỉ mỉ, chặt chẽ về sự kiện Đồng Tâm 9/1/2020. Tôi cho rằng nhiệm vụ của Viện Kiểm sát và Tòa án không phải là loanh quanh với các kết luận điều tra của cơ quan công an (tự mình gây sự, rồi tự mình điều tra về chính mình và ra kết luận, không thể buồn cười hơn). Ngược lại, nhiệm vụ của Viện Kiểm sát và Tòa án là nghiêm túc nghiên cứu hai bài “Tội ác Đồng Tâm” và “Viết thêm về Tội ác Đồng Tâm” của GS Hoàng Xuân Phú, và nếu vẫn muốn kết tội những người dân Đồng Tâm, thì hãy tìm cách bác bỏ cho kỳ được những luận điểm được nêu ra trong hai bài viết ấy.

Thua trong cuộc chiến pháp lý và lương tâm này là nỗi nhục còn đến muôn đời của cả chế độ và là uất ức muôn đời của mỗi người Việt Nam.

09-09-2020
Nguyên Ngọc

(Nguồn: Khac Binh Nguyen)
Copy từ fb Nguyễn Thuỷ Nguyên.
Copy từ FB Sơn Vũ.

CẦN LẮM QUYẾT ĐỊNH SÁNG SUỐT CỦA BỘ CHÍNH TRỊhttps://www.facebook.com/chu.nguyenngoc/posts/2109697012497051

Hình ảnh có thể có: 3 người

Đây là văn bản chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương, đề tựa “Trích công tác báo chí tuần 34, Vụ Báo chí Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương, từ ngày 25/8/2020 đến ngày 1/9/2020”.
Văn bản “chỉ đạo” có 9 trang, “hướng dẫn” chi tiết những đề tài cụ thể và nội dung mà báo chí cần thực hiện, từ các “hoạt động đối ngoại”, “dịch bệnh Covid”, “vấn đề biển Đông, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc”, đến “vấn đề dân tộc, dân chủ, nhân quyền”. Văn bản chỉ đạo cụ thể và cặn kẽ như thể là tài liệu hướng dẫn học sinh phổ thông nên làm gì và không được làm gì.
Ở mục 1.8 (trang 3), văn bản ghi (trích nguyên văn):
Dự kiến ngày 7/9/2020, Tòa án Thành phố Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 29 bị cáo trong vụ việc ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, dự kiến diễn ra trong 10 ngày. Khi thông tin, các cơ quan báo chí thực hiện nghiêm một số nội dung:
- Khẳng định đây là vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng, các đối tượng bất chấp đối thoại, hòa giải, yêu cầu cơ quan chức năng buộc phải xử lý thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, góp phần xây dựng cuộc sống bình yên cho quần chúng nhân dân.
- Phản ảnh quá trình chuẩn bị lực lượng, phương tiện để vi phạm pháp luật của các đối tượng chống đối tại Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội; thể hiện các đối tượng “tấn công trước” bằng vũ khí nóng (“tấn công trước” trong văn bản được để trong ngoặc kép nhằm nhấn mạnh-MK), vũ khí tự chế vào lực lượng chức năng khi đang triển khai phương án bảo vệ mục tiêu, người dân và lực lượng quân đội xây dựng tường rào.
- Phê phán đối tượng Lê Đình Kình, nhất là sự tha hóa của Lê Đình Kình (từ cán bộ, đảng viên bị suy thoái; động cơ cá nhân dẫn đến hoạt động tập hợp lực lượng, chống chính quyền…).
- Khẳng định việc trấn áp các đối tượng vi phạm pháp luật đang tấn công lực lượng Công an tại thời điểm đó là biện pháp cấp thiết nhằm ngăn chặn hành vi manh động, quá khích của các đối tượng để bảo vệ người dân; việc sử dụng vũ khí được thực hiện theo đúng qui định; các cơ quan tố tụng để thực hiện nghiêm biện pháp điều tra tuân thủ đúng quy định pháp luật (câu này chẳng hiểu ý muốn nói gì-MK).
- Phản ánh sự đồng thuận của dư luận xã hội về giải quyết vụ việc, tình hình an ninh trật tự, an ninh chính trị tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức trước và sau khi xảy ra vụ việc.
- Sự ủng hộ của người dân, các giai tầng xã hội về bản án; việc xét xử đúng người đúng tội, hình phạt phù hợp và thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, sự công tâm có tình có lý của Hội đồng xét xử.
- Không đưa tin, tường thuật chi tiết về diễn biến phiên tòa, nhất là bào chữa có nội dung cực đoan; đưa đậm tin về lời nhận tội, sự ăn năn hối cải xin hưởng khoan hồng của pháp luật cũng như chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước với đối tượng thành khẩn, ăn năn hối lỗi qua kết quả phiên tòa; không đưa tin, bài viết suy diễn, kết luận chủ quan tạo luồng dư luận phức tạp về phiên tòa và bản chất vụ việc; kiểm soát chặt chẽ các bình luận (comment) trong tất cả các tin bài về phiên tòa.
- Thời điểm khi bắt đầu quá trình xét xử, các báo đưa tin với liều lượng vừa phải; căn cứ tình hình thực tế, diễn biến phiên tòa, các cơ quan chức năng sẽ có chỉ đạo kịp thời.
- Đấu tranh phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch lợi dụng vụ việc để tuyên truyền chống Đảng và Nhà nước.
……..
Tôi không thể đưa hình chụp văn bản lên vì người cung cấp cho biết, mỗi văn bản chỉ đạo gửi các báo đều được “đánh dấu” bằng một cách nào đó để an ninh có thể dò ra và biết chính xác văn bản rò rỉ từ nguồn nào. Đọc văn bản chỉ đạo, một lần nữa, có thể thấy vụ việc xảy ra dẫn đến cái chết của ông Lê Đình Kình là một kế hoạch bài bản dường như được sự chuẩn thuận của những nhân vật chóp bu, nếu không nói là những nhân vật cao nhất.

https://www.facebook.com/nguyen.manhkim

ĐƠN KIẾN NGHỊ TRƯỚC NGÀY XÉT XỬ

 Bình dị ven đô như muôn làng quê yêu dấu. Chắc chắn một điều đấy không phải là " làng chiến đấu " Cả ngàn quân tập kích lúc mờ sương Ai thắng Ai ?! Hậu Lịch sử sẽ phán xét. - Chắc chắn 4 đảg ziên! từ nay không thể " ngẩng đầu "! -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Về cái chết của Cụ Kình,lúc đầu có tin... - Nhật ký yêu nước | Facebook

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2020

HAY NHỈ.

Thế nào là địa chủ ?
Thế nào là cường hào?
Không hiểu thì không nói,
Không được nói tào lao!

Những bọn ở biệt phủ
Nhiều thiết bị dát vàng
Những bọn mà khi chết
Mộ hàng ngàn mét vuông
Sao không dám gọi họ
Là "địa chủ cường hào"
Lại ghen ăn ,tức ở
Với người thường là sao?

Ông ăn cơm dân đấy
Ông hãy sống vì dân
Đừng nói theo miệng lưỡi
Của những thằng bất nhân
09_2020
nguon Fb Lê Hạnh
(Tin, ảnh mạng )

Hình ảnh có thể có: 2 người
Hình ảnh có thể có: 1 người, đang ngồi và trong nhà
Hình ảnh có thể có: 1 người, nhà, bầu trời và ngoài trời
Hình ảnh có thể có: 1 người, nhà và ngoài trời

 

VỤ ĐỒNG TÂM SẼ ĐI VÀO LỊCH SỬ

 Mình không có mặt ở Đồng Tâm, không chứng kiến vụ đổ máu tại đây nên không biết đúng sai thế nào?. Tuy nhiên, mình cứ day dứt và tự hỏi tại sao:

- Đảng luôn nói: "lấy dân làm gốc, làm dân vận khéo thì việc gì cũng xong". Vậy tại sao xã Đồng Tâm lộn xộn như vậy, cụ Kình và một số người khác bị coi là đảng viên thoái hóa, biến chất, phần tử chống đối sao không họp kiểm điểm, khai trừ ra khỏi Đảng?

- Vì sao cụ Kình và một số người thành lập “nhóm Đồng Thuận” để chống đối chính quyền, mua lưu đạn, bom xăng, dao mác, tuyên truyền lôi kéo nhiều người nhưng không khởi tố, đưa ra xét xử công khai, rồi bắt tù giữa thanh thiên bạch nhật?

- Tại sao lại phải huy động lực lượng lớn quân đội, công an, chó nghiệp vụ đánh úp vào một làng ngay ngoại ô Hà Nội giữa lúc nửa đêm?

- Qua đó cho thấy chính quyền không chỉ yếu kém, không lấy dân làm gốc, không biết dân vận, không thực sự vì dân mà chủ yếu là dùng vũ lực để bao che cho cái sai của mình…

- Chắc chắn phiên tòa xử nông dân ở Đồng Tâm sẽ mãi mãi đi vào lịch sử, nó không khác gì thời cải cách ruộng đất năm xưa…Điều này cũng lý giải vì sao dân bức xúc, lên án, tức nước vỡ bờ và giảm lòng tin vào chính quyền và Đảng.

- Vụ Nguyễn Đức Chung và nhiều vụ khác còn nóng giẫy nhưng vụ Đồng Tâm còn nóng đến mãi mai sau…
với nhà báo Trần Thị Sánh. --------------------------------------------------------------------

MƯỜI CÂU HỎI CHO VỤ ĐỒNG TÂM.

.

1. Dân Đồng Tâm không phải khủng bố (như cáo trạng đã nêu), không giam giữ con tin, không phạm tội nghiêm trọng, thì Tổ công tác huy động hàng ngàn cảnh sát đến khu vực nhà của Tổ đồng thuận (chứ không phải chỗ tranh chấp đất) làm gì lúc rạng sáng?

2. Khi Tổ đồng thuận không đe dọa tính mạng người khác, chỉ cố thủ trong nhà và chống lại Tổ công tác (nếu họ tấn công) bằng vũ khí thô sơ và lựu đạn xịt (tự chế, không phải vũ khí quân dụng), thì tại sao phải đột kích ngay lúc rạng sáng? Tại sao không bao vây, cắt điện nước, ném lựu đạn hơi cay và chờ đến khi họ buộc phải đầu hàng?

3. Tại sao trung tá, trung đoàn phó CSCĐ (là lãnh đạo Tổ công tác) và 1 CS PCCC lại phải đột kích, để bị ngã hố, trong khi thông thường họ phải ở tuyến sau?

4. Tại sao buộc phải bắn chết ông Kình, 1 ông già què chân, đứng không vững? Ông ấy không thể đe dọa tính mạng ai, nếu không tấn công manh động 1 cách không cần thiết. Không khó để chờ ông ấy ngất vì hơi cay.

5. Tại sao 3 CA bị thiêu chết trong vòng ít nhất là 20 phút mà không có dấu hiệu được đồng đội giải cứu? Bị can có khai là có tiếng kêu cứu của họ (họ có bộ đàm).

6. Tại sao bị can Chức có thể từ tốn, nhẩn nha đổ xăng ra chậu để thiêu CA trong vòng 20 phút ở vị trí trống trải trên mái nhà mà không bị tiêu diệt? Khi khai trước tòa thì ông Chức không nhận hành vi đổ xăng ra chậu để đốt (theo báo Tiền Phong).

7. 3 CA phải lần lượt nhảy qua hố, nhưng đều bị rơi xuống hố với cùng 1 lý do là bị can Chức chọc dao từ trên xuống. Hố này rất hẹp, nên kể cả bị đâm từ trên, cũng khó mà bị rụng xuống hố. Lưu ý là CSCĐ có mũ bảo hiểm che được cổ và mặc áo giáp, rất khó bị thương nặng khi bị chọc dao từ trên xuống (thường đâm vào đầu và vai).

8. Cáo trạng bỏ qua chi tiết ông Hiểu bị thương. Kết luận điều tra của CA thì có nói đến bị thương nhẹ nhưng không nêu lý do. Thực tế ông Hiểu khai với LS là bị bắn. Với vết thương hiện có của ông thì không khó điều tra nguyên nhân bị thương.

9. Tại sao tất cả các lựu đạn đều xịt? Có chắc rằng chúng đều do Tổ đồng thuận mua và ném ra? Hiện không tìm được người bán lựu đạn cho họ!

10. Có mâu thuẫn về số vết đạn và hướng bắn ông Kình giữa cáo trạng và thực tế tử thi kèm lời khai của ông Hiểu (chứng kiến ông Kình bị bắn). Cáo trạng cho rằng CA bắn ông Kình từ phía sau. Vết đạn cho thấy chiều ngược lại. Mình chưa đọc biên bản pháp y khi mổ xác ông Kình. Tại sao lại có sự sai lệch như vậy?

Các câu hỏi trên mình dựa trên các thông tin chính thống và đã kiểm chứng, còn nhiều thông tin trôi nổi khác mình không bàn.

Hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và mọi người đang đứng

Thứ Hai, 7 tháng 9, 2020

Khi Tâm ....không Đồng từ ấy thấy Tâm....Phân !

 Vẫn biết chúng ta đang có một nền tư pháp có rất ít khả năng cung cấp công lý; nhưng, không vì thế mà chúng ta thủ tiêu khát vọng công lý.

Vẫn biết các vị thẩm phán rất khó "độc lập, chỉ tuân theo pháp luật"; nhưng, nếu không chỉ tuân theo pháp luật thì đâu cần một phiên tòa.

Vẫn biết các vị không có quyền lựa chọn chỗ ngồi xét xử hôm nay; nhưng, nên nhớ, quý vị có quyền lựa chọn chỗ ngồi của quý vị trong lịch sử.

Chắc chắn phiên tòa xử các nông dân Đồng Tâm sẽ đi vào lịch sử.

Hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người

(Các bị cáo trong phiên xử sáng 7-9 - Ảnh: DANH TRỌNG chụp qua màn hình- theo Tuổi trẻ)


* NÔNG DÂN (theo fb Hoàng Ngọc)

Có người nói nông dân không tư tưởng
Nông dân làm cản trở bánh xe lăn
Tôi đã thấy nông dân suốt một đời làm lụng
Nuôi cái ăn chung trên mảnh đất khô cằn.

Tôi đã thấy trên chiến trường ngã xuống
Những nông dân áo lính, máu tươi ròng
Chết tưới đất, sống ngày cày xới đất
Không bổng lộc nào theo đến luỹ tre xanh.

Tôi đã thấy những xiềng xích phong kiến
Cái trói tay của công hữu màu mè
Mấy chục năm kéo người xa ruộng đất
Mấy chục năm ròng cái đói vẫn ghê ghê.

Nghèo chữ quá nên trọng người hay chữ
Bóp bụng nuôi con thành ông trạng, ông nghè
Sáu mươi tuổi, mẹ còn cấy hái
Ông trạng áo dài, ông trạng sống li quê!

Dẫu năm khó, không quên ngày giỗ chạp
Nhớ người xưa, con cháu quây quần
Vâng, có thể nông dân nhiều hủ tục
Nhưng không yêu được họ hàng, yêu chi nổi nhân dân!

Tôi đã thấy thằng Bờm và mẹ Đốp
Còn sống chung với Bá Kiến, Chí Phèo
Con gà mất, chửi ba ngày quyết liệt
Con gái gả chồng, cả xóm có trầu vui.

Tôi đã thấy đổ mồ hôi, sôi nước mắt
Từ hạt lúa gieo mầm đến cấy hái phơi phong
Dăm bảy tạ vài trăm nghìn một vụ
Bữa tiệc xoàng của mấy "sếp" là xong!

Có miếng ngon, nông dân dành đãi khách
Thờ Phật, thờ Tiên, thờ cả rắn, cả rồng
Cả tin quá, tin cả dì ghẻ ác
Sống chết mấy lần, nợ quyết trả bằng xong!

Nông dân sống lặng thầm như đất
Có thể hoang vu, có thể mùa màng
Xin chớ mất, chớ niềm tin sai lạc
Chín phần mười đất nước - nông dân!


Hôm nay Tòa án xét xử vụ giết người ở Đồng Tâm.

Đây là ảnh nhà thơ Dương Tường ở sân nhà ông Kình. Cạnh túi nhựa màu đỏ là chiếc ấm trà in dòng chữ xanh to đậm: "đại hội chi bộ xã Đồng Tâm kính tặng", chi tiết tôi đề cập trong bài "Hạ cánh ở Đồng Tâm" viết đầu năm nay.

Tôi nhớ nhà thơ Dương Tường, Kiên và tôi nắm tay nhau bước khỏi quán cà phê Nhà Chung, ra xe họa sĩ Hà, xe nhà phê bình Nguyên để đi Đồng Tâm vào sáng mồng 8 Tết.

Có thể nói, chúng tôi là một trong những người thăm viếng nhà ông Kình sớm nhất, sau sự vụ rằm tháng Chạp, lúc an ninh còn đầy làng đầy xã. Họa sĩ giấu nước mắt, nhà báo nhòe kính, chị Lan dỗ dành đứa trẻ sơ sinh vắng cha. Dương Tường gần 90 tuổi, mắt lòa, chân yếu, run run giữa mảnh sân nhỏ nghèo nhà ông Kình, sau khi đã thắp hương cho người chết, đã nghe bà Thành vừa kể vừa khóc, đã sờ nắn những vết tích đạn dược chết chóc: “thế hệ chú đã thấy, đã trải qua nhiều chuyện tương tự nên không còn sốc, chỉ buồn, rất buồn”. Gặp ông nhiều lần, tôi chưa thấy ông tuyệt vọng như thế bao giờ. Đó là chuyến đi căng thẳng, lạ lùng nhất đời tôi, cho tới lúc này.

Hãy đọc một số đoạn trong Đơn kiến nghị của các luật sư trước ngày xét xử, đăng tải trên FB luật sư Lê Văn Hòa.

“Về kế hoạch “tấn công” vào Đồng Tâm ngày 09/01/2020Theo trang 5 Cáo trạng, kế hoạch “tấn công” vào Đồng Tâm do Công an thành phố Hà Nội đưa ra và “Kế hoạch đã được UBND thành phố Hà Nội đồng ý chủ trương và đã được Bộ Công an phê duyệt” – như vậy, đây là một kế hoạch bài bản, có sẵn, không phải là sự kiện ngẫu nhiên, nó trái ngược hoàn toàn với những thông tin ban đầu khi mới xảy ra sự kiện được Bộ Công an đã đăng tải trên trang web công khai và được các tờ báo lớn nhỏ đăng tải, dẫn nguồn về việc hành động tấn công diễn ra trên cánh đồng Sênh. Cho tới tận bây giờ, rất nhiều người dân vẫn hiểu rằng, những người dân Đồng Tâm, những bị can bị bắt trong vụ án này đã chống lại lực lượng thi hành công vụ trên cánh đồng Sênh, nơi xảy ra tranh chấp đất đai chứ không phải là trong làng Hoành hay trong nhà cụ Kình… Những thông tin nhiễu loạn khiến và được suy diễn theo hướng xấu hơn cho tình trạng của các bị can.”

“Về cái chết của cụ Kình
Theo bản Kết luận điều tra số 210/KLĐT-PC01 (Đ3) ngày 05/6/2020 của Cơ quan Cảnh sát điều tra-Công an TP Hà Nội và bản Cáo trạng số 241/CT-VKS-P2 ngày 24/6/2020 của VKSND TP Hà Nội thì cụ Kình bị bắn hai phát từ phía sau lưng, cách chừng 2-2,5m, nhưng khám nghiệm tử thi cho thấy, hai vết thương phía trước ngực tròn nhỏ, không có xây xát nhưng hai vết thương sau lưng lớn hơn, bờ mép vết thương nham nhở chứng tỏ đạn được bắn từ hướng trực diện, từ trước ra sau và loại đạn là loại đạn chạm nổ nên vết thương đạn xuyên qua phía sau sẽ lớn hơn phía vào.
Việc suy luận này cũng trùng hợp với nội dung lời khai của bị can Bùi Viết Hiểu khi tiếp xúc với luật sư trong trại giam rằng cụ Kình bị bắn ngay trước mặt ông Hiểu “người bắn đứng trước cụ Kình khoảng 1m, nòng súng to như cổ tay, nhắm thẳng vào ngực cụ Kình. Cụ Kình ngã xuống, chết trước mặt tôi, sau đó chó nghiệp vụ vào kéo xác cụ Kình đi…”.

“Về vết thương trên người bị can Bùi Viết Hiểu.
Trong bản Kết luận điều tra có nhắc tới bị can Bùi Viết Hiểu bị thương nhưng không xác định được cơ chế hình thành vết thương, còn bản Cáo trạng thì hoàn toàn không thấy nhắc tới nội dụng này. Tuy nhiên, theo lời khai của ông Bùi Viết Hiểu khi gặp luật sư trong Trại Tam giam thì sau khi bắn chết ông Kình, người ta soi đèn sáng và bắn vào 2 phát vào ông: 1 phát vào chân và một phát vào ngực. Việc ông thoát chết là nằm ngoài dự tính của người bắn vì họ nhắm bắn vào tim nhưng đạn sượt xuống sườn và chạm nổ khiến ông bị thủng 3 lỗ hành tá tràng, 2 lỗ đại tràng. Tới gần 11h trưa ngày 09/01/2020, sau thời gian chờ chết nhưng ông không chết mà rơi vào trạng thái hôn mê, tim mạch ngừng thì mới được đem đi cấp cứu.
Cần xác định rõ rằng việc không nhắc tới các vết thương của bị can Bùi Viết Hiểu là sự cố tình lờ đi hay chỉ là sự cố, lỗi chủ quan về mặt nghiệp vụ; và dù cho nó xuất phát từ nguyên do gì thì cũng cần phải được sửa đổi, bổ sung kịp thời.”

“Hiện trường dẫn đến cái chết của 3 chiến sỹ cảnh sát
Cần xác định rõ nguyên nhân dẫn tới việc cả 3 chiến sỹ này đều bị rơi xuống giếng trời giữa nhà ông Lê Đình Hợi và Lê Đình Chức xem có phải do nguyên nhân là do sơ suất khi mà trinh sát không nắm rõ và thông báo về địa hình hay thực sự là do sự tấn công của bị can Lê Đình Chức và những người có liên quan; vì rõ ràng, với vị trí này, một người không thông thuộc địa hình, việc trượt tay rơi xuống hố là điều hoàn toàn có thể xảy ra và cần thực nghiệm hiện trường để xác định lại một cách chính xác.”

Và trong bài viết “Đến cuối đời, chồng tôi vẫn tin vào đảng” của May đăng ngày hôm qua trên tạp chí Luật khoa, tác giả ghi lại lời của Lê Thị Thoa – con gái ông Kình: “Nhà xe không cho nhà tôi và người làng thuê xe đi dự phiên tòa. Họ bảo, công an gọi nhắc nhở rồi. Một cán bộ xã khuyên chúng tôi ở nhà, lên đó cũng không được vào dự. Mặc ai nói gì, chúng tôi vẫn đi. Chúng tôi sẽ đi bộ từ làng đến phiên tòa trên Hà Nội. Mẹ tôi muốn nhìn thấy con cháu. Các cháu tôi muốn nhìn thấy mặt chồng, mặt bố. Không ai ngăn được chúng tôi.”

Tôi nghĩ, sáng nay, người Đồng Tâm chắc không đến nỗi phải đi bộ. Những nông dân ấy có thể chở nhau bằng xe máy đến tòa. Nhiều anh chị có thể lái ô tô đến đầu làng đón họ. Nếu tôi đang ở nhà, tôi sẽ thuê một chuyến xe thật tiện nghi cho những người cùng khổ đó. Hay cùng anh Hà anh Nguyên đến đến họ, như hôm nào từng đến ngôi làng ấy đón về bao nỗi buồn, bao thắc mắc.

Hình ảnh có thể có: 1 người, đang ngồi và trong nhà