Translate

Thứ Hai, 7 tháng 9, 2020

Khi Tâm ....không Đồng từ ấy thấy Tâm....Phân !

 Vẫn biết chúng ta đang có một nền tư pháp có rất ít khả năng cung cấp công lý; nhưng, không vì thế mà chúng ta thủ tiêu khát vọng công lý.

Vẫn biết các vị thẩm phán rất khó "độc lập, chỉ tuân theo pháp luật"; nhưng, nếu không chỉ tuân theo pháp luật thì đâu cần một phiên tòa.

Vẫn biết các vị không có quyền lựa chọn chỗ ngồi xét xử hôm nay; nhưng, nên nhớ, quý vị có quyền lựa chọn chỗ ngồi của quý vị trong lịch sử.

Chắc chắn phiên tòa xử các nông dân Đồng Tâm sẽ đi vào lịch sử.

Hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người

(Các bị cáo trong phiên xử sáng 7-9 - Ảnh: DANH TRỌNG chụp qua màn hình- theo Tuổi trẻ)


* NÔNG DÂN (theo fb Hoàng Ngọc)

Có người nói nông dân không tư tưởng
Nông dân làm cản trở bánh xe lăn
Tôi đã thấy nông dân suốt một đời làm lụng
Nuôi cái ăn chung trên mảnh đất khô cằn.

Tôi đã thấy trên chiến trường ngã xuống
Những nông dân áo lính, máu tươi ròng
Chết tưới đất, sống ngày cày xới đất
Không bổng lộc nào theo đến luỹ tre xanh.

Tôi đã thấy những xiềng xích phong kiến
Cái trói tay của công hữu màu mè
Mấy chục năm kéo người xa ruộng đất
Mấy chục năm ròng cái đói vẫn ghê ghê.

Nghèo chữ quá nên trọng người hay chữ
Bóp bụng nuôi con thành ông trạng, ông nghè
Sáu mươi tuổi, mẹ còn cấy hái
Ông trạng áo dài, ông trạng sống li quê!

Dẫu năm khó, không quên ngày giỗ chạp
Nhớ người xưa, con cháu quây quần
Vâng, có thể nông dân nhiều hủ tục
Nhưng không yêu được họ hàng, yêu chi nổi nhân dân!

Tôi đã thấy thằng Bờm và mẹ Đốp
Còn sống chung với Bá Kiến, Chí Phèo
Con gà mất, chửi ba ngày quyết liệt
Con gái gả chồng, cả xóm có trầu vui.

Tôi đã thấy đổ mồ hôi, sôi nước mắt
Từ hạt lúa gieo mầm đến cấy hái phơi phong
Dăm bảy tạ vài trăm nghìn một vụ
Bữa tiệc xoàng của mấy "sếp" là xong!

Có miếng ngon, nông dân dành đãi khách
Thờ Phật, thờ Tiên, thờ cả rắn, cả rồng
Cả tin quá, tin cả dì ghẻ ác
Sống chết mấy lần, nợ quyết trả bằng xong!

Nông dân sống lặng thầm như đất
Có thể hoang vu, có thể mùa màng
Xin chớ mất, chớ niềm tin sai lạc
Chín phần mười đất nước - nông dân!


Hôm nay Tòa án xét xử vụ giết người ở Đồng Tâm.

Đây là ảnh nhà thơ Dương Tường ở sân nhà ông Kình. Cạnh túi nhựa màu đỏ là chiếc ấm trà in dòng chữ xanh to đậm: "đại hội chi bộ xã Đồng Tâm kính tặng", chi tiết tôi đề cập trong bài "Hạ cánh ở Đồng Tâm" viết đầu năm nay.

Tôi nhớ nhà thơ Dương Tường, Kiên và tôi nắm tay nhau bước khỏi quán cà phê Nhà Chung, ra xe họa sĩ Hà, xe nhà phê bình Nguyên để đi Đồng Tâm vào sáng mồng 8 Tết.

Có thể nói, chúng tôi là một trong những người thăm viếng nhà ông Kình sớm nhất, sau sự vụ rằm tháng Chạp, lúc an ninh còn đầy làng đầy xã. Họa sĩ giấu nước mắt, nhà báo nhòe kính, chị Lan dỗ dành đứa trẻ sơ sinh vắng cha. Dương Tường gần 90 tuổi, mắt lòa, chân yếu, run run giữa mảnh sân nhỏ nghèo nhà ông Kình, sau khi đã thắp hương cho người chết, đã nghe bà Thành vừa kể vừa khóc, đã sờ nắn những vết tích đạn dược chết chóc: “thế hệ chú đã thấy, đã trải qua nhiều chuyện tương tự nên không còn sốc, chỉ buồn, rất buồn”. Gặp ông nhiều lần, tôi chưa thấy ông tuyệt vọng như thế bao giờ. Đó là chuyến đi căng thẳng, lạ lùng nhất đời tôi, cho tới lúc này.

Hãy đọc một số đoạn trong Đơn kiến nghị của các luật sư trước ngày xét xử, đăng tải trên FB luật sư Lê Văn Hòa.

“Về kế hoạch “tấn công” vào Đồng Tâm ngày 09/01/2020Theo trang 5 Cáo trạng, kế hoạch “tấn công” vào Đồng Tâm do Công an thành phố Hà Nội đưa ra và “Kế hoạch đã được UBND thành phố Hà Nội đồng ý chủ trương và đã được Bộ Công an phê duyệt” – như vậy, đây là một kế hoạch bài bản, có sẵn, không phải là sự kiện ngẫu nhiên, nó trái ngược hoàn toàn với những thông tin ban đầu khi mới xảy ra sự kiện được Bộ Công an đã đăng tải trên trang web công khai và được các tờ báo lớn nhỏ đăng tải, dẫn nguồn về việc hành động tấn công diễn ra trên cánh đồng Sênh. Cho tới tận bây giờ, rất nhiều người dân vẫn hiểu rằng, những người dân Đồng Tâm, những bị can bị bắt trong vụ án này đã chống lại lực lượng thi hành công vụ trên cánh đồng Sênh, nơi xảy ra tranh chấp đất đai chứ không phải là trong làng Hoành hay trong nhà cụ Kình… Những thông tin nhiễu loạn khiến và được suy diễn theo hướng xấu hơn cho tình trạng của các bị can.”

“Về cái chết của cụ Kình
Theo bản Kết luận điều tra số 210/KLĐT-PC01 (Đ3) ngày 05/6/2020 của Cơ quan Cảnh sát điều tra-Công an TP Hà Nội và bản Cáo trạng số 241/CT-VKS-P2 ngày 24/6/2020 của VKSND TP Hà Nội thì cụ Kình bị bắn hai phát từ phía sau lưng, cách chừng 2-2,5m, nhưng khám nghiệm tử thi cho thấy, hai vết thương phía trước ngực tròn nhỏ, không có xây xát nhưng hai vết thương sau lưng lớn hơn, bờ mép vết thương nham nhở chứng tỏ đạn được bắn từ hướng trực diện, từ trước ra sau và loại đạn là loại đạn chạm nổ nên vết thương đạn xuyên qua phía sau sẽ lớn hơn phía vào.
Việc suy luận này cũng trùng hợp với nội dung lời khai của bị can Bùi Viết Hiểu khi tiếp xúc với luật sư trong trại giam rằng cụ Kình bị bắn ngay trước mặt ông Hiểu “người bắn đứng trước cụ Kình khoảng 1m, nòng súng to như cổ tay, nhắm thẳng vào ngực cụ Kình. Cụ Kình ngã xuống, chết trước mặt tôi, sau đó chó nghiệp vụ vào kéo xác cụ Kình đi…”.

“Về vết thương trên người bị can Bùi Viết Hiểu.
Trong bản Kết luận điều tra có nhắc tới bị can Bùi Viết Hiểu bị thương nhưng không xác định được cơ chế hình thành vết thương, còn bản Cáo trạng thì hoàn toàn không thấy nhắc tới nội dụng này. Tuy nhiên, theo lời khai của ông Bùi Viết Hiểu khi gặp luật sư trong Trại Tam giam thì sau khi bắn chết ông Kình, người ta soi đèn sáng và bắn vào 2 phát vào ông: 1 phát vào chân và một phát vào ngực. Việc ông thoát chết là nằm ngoài dự tính của người bắn vì họ nhắm bắn vào tim nhưng đạn sượt xuống sườn và chạm nổ khiến ông bị thủng 3 lỗ hành tá tràng, 2 lỗ đại tràng. Tới gần 11h trưa ngày 09/01/2020, sau thời gian chờ chết nhưng ông không chết mà rơi vào trạng thái hôn mê, tim mạch ngừng thì mới được đem đi cấp cứu.
Cần xác định rõ rằng việc không nhắc tới các vết thương của bị can Bùi Viết Hiểu là sự cố tình lờ đi hay chỉ là sự cố, lỗi chủ quan về mặt nghiệp vụ; và dù cho nó xuất phát từ nguyên do gì thì cũng cần phải được sửa đổi, bổ sung kịp thời.”

“Hiện trường dẫn đến cái chết của 3 chiến sỹ cảnh sát
Cần xác định rõ nguyên nhân dẫn tới việc cả 3 chiến sỹ này đều bị rơi xuống giếng trời giữa nhà ông Lê Đình Hợi và Lê Đình Chức xem có phải do nguyên nhân là do sơ suất khi mà trinh sát không nắm rõ và thông báo về địa hình hay thực sự là do sự tấn công của bị can Lê Đình Chức và những người có liên quan; vì rõ ràng, với vị trí này, một người không thông thuộc địa hình, việc trượt tay rơi xuống hố là điều hoàn toàn có thể xảy ra và cần thực nghiệm hiện trường để xác định lại một cách chính xác.”

Và trong bài viết “Đến cuối đời, chồng tôi vẫn tin vào đảng” của May đăng ngày hôm qua trên tạp chí Luật khoa, tác giả ghi lại lời của Lê Thị Thoa – con gái ông Kình: “Nhà xe không cho nhà tôi và người làng thuê xe đi dự phiên tòa. Họ bảo, công an gọi nhắc nhở rồi. Một cán bộ xã khuyên chúng tôi ở nhà, lên đó cũng không được vào dự. Mặc ai nói gì, chúng tôi vẫn đi. Chúng tôi sẽ đi bộ từ làng đến phiên tòa trên Hà Nội. Mẹ tôi muốn nhìn thấy con cháu. Các cháu tôi muốn nhìn thấy mặt chồng, mặt bố. Không ai ngăn được chúng tôi.”

Tôi nghĩ, sáng nay, người Đồng Tâm chắc không đến nỗi phải đi bộ. Những nông dân ấy có thể chở nhau bằng xe máy đến tòa. Nhiều anh chị có thể lái ô tô đến đầu làng đón họ. Nếu tôi đang ở nhà, tôi sẽ thuê một chuyến xe thật tiện nghi cho những người cùng khổ đó. Hay cùng anh Hà anh Nguyên đến đến họ, như hôm nào từng đến ngôi làng ấy đón về bao nỗi buồn, bao thắc mắc.

Hình ảnh có thể có: 1 người, đang ngồi và trong nhà

Không có nhận xét nào: