Translate

Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2021

Hương đồng gió nội...



MẮC NỢ XUYẾN CHI
Nó là thứ hoa màu trắng, li ti tinh khiết, thứ hoa dân dã quê mùa bạt ngàn nhiều hơn cỏ. Nó như một đặc sản của Tây Nguyên, dù, cũng như dã quỳ, vùng nào trên nước ta cũng có.
Nghe nói, nhà văn Dương Thu Hương là người đặt tên cho loại hoa này là xuyến chi. Trước đấy, có thể nó tên là cúc dại, cũng có thể nó vô danh. Cũng như dã quỳ, trước đấy nó hay được gọi là hoa quỳ, là quỳ dại. Tôi là một trong những người miệt mài mấy chục năm nay, gọi nó trong tất cả các bài viết của mình là dã quỳ. Kiên định đến khi dã quỳ là... dã quỳ.
Ở Tây Nguyên, sau dã quỳ là xuyến chi. Thực ra thì, cứ vơ vào thế, chứ ở khắp nước ta, chỗ nào cũng có dã quỳ, chỗ nào cũng có xuyến chi. Nhưng thôi, cứ mặc định nó là đặc sản Tây Nguyên, bởi của đáng tội, nó có vẻ mỡ màng hơn, mảnh mai hơn, tinh khiết hơn, e lệ hơn, trinh nguyên hơn... khi nó cứ từng thảm từng thảm trong chiều mùa khô vời vợi nắng như thế, huyên náo gió như thế, ẩn dụ trong mắt người như thế...
Mùa này, trước Tết ấy, hoa xuyến chi đang đẹp.
Nó là thứ hoa màu trắng, li ti tinh khiết, thứ hoa dân dã quê mùa bạt ngàn nhiều hơn cỏ. Nó như một đặc sản của Tây Nguyên, dù, cũng như dã quỳ, vùng nào trên nước ta cũng có.
Nó dân dã đến đạm bạc, đến nhiều người không thèm cả biết tên nó, cứ hoa dại mà gọi.
Nhưng nó lại rất hiển nhiên tồn tại, như khép nép mà lại như ngạo nghễ, như cố thu mình lại mà lại cứ buông thả lan xa. Những cơn gió vồng lên, những thảm xuyến chi bết lại nhau, hoa díu vào hoa, lá díu vào lá, và cái nhụy vàng, mỏng manh đến cứ rưng rưng trước gió, té ra lại rất can trường.
Và khác dã quỳ, hoa xuyến chi cắm vào lọ gốm rất đẹp. Dã quỳ chỉ đẹp khi nó nguyên từng thảm thế, khi nó ràm rạp trước gió trước nắng thế, chứ hái cắm vào lọ là xấu hẳn. Xuyến chi lại tinh khôi hơn khi ngự trong một cái bình, mà đẹp nhất là gốm.
Quê tôi có làng gốm Phước Tích nổi tiếng. Nó là gốm thô thôi, gốm thủ công, nung không men, khi nung kỹ da gốm ánh lên như sành. Và, chẳng hiểu sao nó lại hợp với xuyến chi là vậy. Trước nhà lại có một đám đất bỏ không, có chủ nhưng người ta chưa làm nhà. Thế là xuyến chi nở. Vài hôm tôi lại vòng ra đấy làm một ôm, về cắt cắt cắm cắm, trưng lên giá sách, lên bàn ăn, lên cửa sổ... chỗ nào cũng đẹp, chỗ nào cũng hợp, chỗ nào cũng thấy nó kiêu sa. Sự kiêu sa gần gụi chứ không cách biệt như loa kèn tháng tư, như hồng mùa Tết và như hoa gạo đầu đông. Nó sáng lên một góc nhà, khiêm nhường nhưng cứng cỏi, bình dị mà vẫn lấp lánh nỗi niềm... hoa.
Những buổi chiều hoang dại, những buổi chiều đầy gió, gió lan như lửa, gió bốc như xăng, gió cuồng nộ như sóng biển. Hãy đi ngược gió, hái những ngọn xuyến chi cao nhất, cánh trắng đều nhất, thả vào lọ gốm. Sự thanh bình lập tức đến ngay trong ngôi nhà, sự im lặng ngự trị, sự tinh khiết cao thượng lên ngôi, dẫu ngoài kia, chiều vẫn gió.
Thì nghĩ cho cùng, con người phát hiện ra hoa đẹp là để kiếm cho mình một góc bình yên. Dù bão giông, dù nắng lửa, dù kiêu bạt, dù bình dân, thì hoa đều ban cho ta một, những, khoảnh khắc của yên bình và thấu cảm.
Người ta đã nô nức ngắm dã quỳ, nô nức cỏ hồng, nô nức sen... thì tại sao lại có thể quên xuyến chi nhỉ? Hay tại nó nhiều quá. Dã quỳ dễ tính thế mà xuyến chi còn dễ tính hơn dã quỳ, nó có thể vươn lên ở bất cứ chỗ nào, thậm chí cả trong một kẽ bê tông, một khoảng hè nứt. Nó cũng không phân biệt mùa. Mùa mưa mùa nắng, trời lạnh trời nóng... nó đều có thể cho hoa. Nó cứ thế, mảnh mai mà hết sức kiên cường. Và trong cái kiên cường ấy là mềm mại xinh tươi. Những cánh hoa trắng muốt, đỡ cái nhụy vàng, những bông hoa như những cúc áo cứ rung lên trong gió, trong nắng, trong đất đỏ ba zan và trong mắt những người yêu cái đẹp.
Tôi từng có nhiều trang viết, bài viết về xuyến chi, mỗi khi đọc lại là mỗi lần phát hiện thêm một vẻ đẹp của nó. Bình dị dân dã cao sang quý phái... đều có ở trong ấy, giản dị khiêm nhường lộng lẫy kiêu sa cũng ở đấy. Xuyến chi thắp lên trong ta những mơ hồ ảo vọng về những điều tốt đẹp đang hiện hữu trong đời. Và cũng buộc ta đứng lại ngẫm nghĩ thêm về những điều đã qua những điều sắp tới. Bạt ngàn cũng nó mà lẻ loi cô độc cũng là nó. Ngay dưới chân mình mà lại cũng hun hút vời vợi. Nó tổng hợp màu, tổng hợp cảm xúc và tổng hợp những liên tưởng, những dự vọng, những tương lai. Nó gần gụi mà luôn bắt ta với, để vươn, để mà hun hút những con đường
Cỏ hồng trên hòn Dồ - Cam lâm, Khanhoa
Một chiều nào đấy, đi với một đồng nghiệp ra thăm chùa Bửu Minh. Trước chùa, một thảm xuyến chi bạt ngàn nửa níu nửa vươn. Tôi đã buột ra bài thơ “Chiều xuyến chi” có những đoạn sau:
"Này xuyến chi ta mượn màu trắng ấy
để thêm vàng nỗi nhụy mênh mang
ta mong được ngày sang như bật rét
tít mù nhau hơi thở nín đâu rồi?
Chiều nay thu như những ngày thu khác
lại như là cá biệt một lần thôi
chút nắng cũ thả vào lòng gốm muộn
biết mình mang nợ xuyến chi…”
Thực ra là tôi mong thôi, mong mình mang nợ xuyến chi. Một món nợ khiến tôi suốt đời thắc thỏm...
Tản văn của nhà thơ VĂN CÔNG HÙNG


Thứ Năm, 31 tháng 12, 2020

Chào 2021

Năm nay vừa đúng Thất tuần
Nhiều khi đi đái khóa quần thường quên
Nỗi buồn không thể kể tên Là "phần tử xấu ngoc đầu !....Xìu ên Hu hu... ( Cóp ý thơ của lão Bùi Hoàng Tám )

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2020

Tạm biệt 2020

Lúa vẫn còn non 


Em không tin tai mình 
Cái lỗ tai khuyết tật bẩm sinh 
Một cán bộ vừa mới bổ nhiệm Chánh văn phòng
Đúng 15 ngày thì bị khởi tố tội tham nhũng
Cái quy trình đề bạt cán bộ 
Qua mấy bước thế nào chả rõ 
Mới nghe đã thấy kinh rồi! 

Em không tin mắt mình 
Cái con mắt lưỡng màu cố hữu
Một Chủ tịch thành phố nguyên Giám đốc công an
Lại dung dưỡng thuộc cấp 
Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước
Trong đó có lái xe riêng
Từng ăn chung mâm 
Ngủ chung phòng 
Đi chung đường 
Con đường tiến lên Chủ nghĩa Xã hội! 

Em không tin mũi mình 
Cái lỗ mũi viêm xoang mãn tính 
Lại ngửi thấy mùi đô la 
Những 30.000 một lần bán dâm 
Tương đương 700.000.000 đồng 
Không cần so đo tính toán
Cò kè bớt một thêm hai 
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm 
Hiện thân Thúy Kiều ở đây chứ đâu? 

Em không tin niềm tin của mình 
Cái niềm tin hình thành từ lớp Mẫu giáo 
Khiêm tốn thật thà dũng cảm 
Quan chức vi phạm pháp luật ra Tòa 
Bản thân ai cũng ung thư giai đoạn cuối 
Mẹ già con thơ 
Gia đình nêu đơn 
Trình độ yếu kém 
Năng lực hạn chế 
Chỉ có nhân thân là tốt
Đề nghị hưởng khoan hồng! 

Thơ BinhdiaMocj.

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2020

Mật bí...Hí hí...

 Chẳng trách ....Dân theo dõi bầu cử TT Mẽo xôn xao còn hơn xem hội.
Thật.



“CÔNG KHAI” TỐT HƠN HAY “TUYỆT MẬT” TỐT HƠN?
Trong cái rét cuối năm đang tràn về thì đọc được tin Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định về ‘'Danh mục bí mật nhà nước của đảng'’. Theo đó thì ‘Thông tin về phương án nhân sự Ủy viên Bộ Chính trị là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư chưa công khai là loại thông tin "Tuyệt mật"’ (https://thanhnien.vn/.../phuong-an-nhan-su-tong-bi-thu...).
Tổng Bí thư là do Đại hội đảng quyết định. Phương án nhân sự Tổng Bí thư là đề cử viên vào vị trí Tổng Bí thư để Đại hội đảng bầu. Phải chờ đến Đại hội đảng mới quyết định được. Tại Đại hội đảng vẫn có thể có các ứng cử viên và các đề cử viên khác cho vị trí Tổng Bí thư.
Tương tự như vậy là các vị trí: Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội - đều phải do Quốc hội quyết định từ phiếu bầu của Đại biểu Quốc hội.
Ở tuyệt đại đa số các nước trên thế giới thì các ứng viên vào vị trí lãnh đạo quốc gia được công khai trước nhiều tháng, thậm chí trước cả năm - để cho cử tri biết mà bỏ phiếu.
Thực sự chưa hiểu là tại sao lại đưa các thông tin này vào nhóm “Tuyệt mật”? “Tuyệt mật” nên chỉ dành cho các vấn đề liên quan đến An ninh và Bí mật Quốc gia.
Các thông tin này lộ ra thì có hại gì? Và câu hỏi hiển nhiên tiếp theo là: Trong trường hợp này “Công khai” tốt hơn hay “Tuyệt mật” tốt hơn?
Nguyễn Ngọc
Chu .
MÈO LUẬN
Xưa cha ông đã dạy
Mèo ỉa biết giấu phân
Là loài mèo khôn đấy
Bớt thối chua đôi phần
Vậy nên trong góc bếp
Thấy mèo cào tro than
Thì xin đừng hỏi tiếp
Tuyệt mật, thôi khỏi bàn! Ha ha...

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2020

Cơ cấu.... & Nhét lò. Đều cùng 1 Quy Chình !

 

Thực ra nhà tù bây giờ cũng đẹp, chả kém công viên mấy, mà quan lại đi tù, hay án kinh tế, thì được anh em quản giáo đối đãi cũng tử tế, văn minh, quản lý cũng mềm dẻo. Vì thế nên anh Son, anh Tuấn và các anh em cộng sự đi tù có khi lại hại bất cập lợi.
Này nhé, đi tù anh em sẽ được tĩnh tâm, an toàn, sống điều độ, ăn ngủ đúng giờ như người mẫu, lại có thời gian chăm sóc cây chim hoa cá cảnh. Anh em cũng có nhiều thời gian đọc sách mà không lo bị phân tâm, anh Tuấn Trương có thể viết thêm sách chống tự diễn biến, tự chuyển hóa. Vẫn có thể sinh hoạt chi bộ đảng, thậm chí vẫn làm công tác Tuyên giáo cho anh em bạn tù, nhất là vẫn có thể giáo dục tư tưởng cho các anh em phản động trong đó.
Anh nào có đầu óc tý thậm chí có thể làm luận án tiến sỹ trong trại được. Nghe đồn, cháu Lê Văn Luyện vào trại cũng nghiên cứu khá nhiều sách vở, vớ vẩn ra trại còn thành học giả uyên bác.
Cuối tuần vợ con cháu vẫn có thể vào thăm các anh như gửi các anh vào trại dưỡng lão, nhà nước nuôi. Xin lưu ý là lương hưu và bảo hiểm y tế của các anh vẫn còn nguyên giá trị. Chẳng qua không được hàng tháng đi khám Việt Xô thôi. Lương hưu cấp bộ trưởng chắc hơn chục triệu, đủ nuôi thân và anh em quản giáo làm ô sin.
Nói chung cảnh tù tội chỉ khổ cho bọn phản động và án hình sự mà không có điều kiện thăm nuôi. Chứ quan lại các anh chắc vẫn chém Facebook được bình thường. Nên lập một group kín các anh em cán bộ đi trại. Cho anh Thăng làm admin.
Bây giờ đang mốt luyện thiền, chả chỗ nào tĩnh tâm mà thiền định được bằng ở tù. Nên anh Vũ cư sỹ cũng chả hề gì, khéo ra tù còn thông thiên văn, địa lý hơn cả anh Vũ qua qua.
Cứ nhìn anh Kiên bạc trong tù là thấy, giảm hàng chục cân, chắc do ăn kiêng, bớt nhậu, trông khỏe mạnh lanh lợi ra, mà vẫn điều hành được vợ con và công ty, còn tặng thưởng cho đội tuyển bóng đá quốc gia được. Vẫn là người có ích cho xã hội!
Chính vì các lợi ích trên nên mình đề xuất với bác bí tịch, với Ban Tổ chức TƯ, UBKT TƯ, Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ TƯ (chỗ chị Tiến) nên tạo điều kiện để anh em quan lại sau khi nghỉ hưu nên vào tù dưỡng lão ít nhất 5 năm. Như thế vừa giúp cho lò hoạt động tốt, nhân dân lại tin tưởng vào sự lãnh đạo tài tình của đảng, sự nghiêm minh của pháp luật, mà lại giữ được sức khỏe cho cán bộ lãnh đạo.
Nguồn: Tiếng dân

DANH TIẾNG ĐỂ LÀM GÌ?

 Nguyễn Thông

Trên tivi, báo chí quốc doanh đang thông tin về vụ phá đường dây buôn lậu xe hơi từ Lào về An Nam. Chính các cơ quan truyền thông báo chí mậu dịch nói rất rõ những chiếc xe lậu, trong đó có nhiều xe hạng sang như Lexus, Camry, Mercedes... được mua với giá rất rẻ bên đó, sang xứ ta đem bán giá cao gấp nhiều lần, thậm chí cả chục lần.
Buôn lậu đương nhiên là phạm tội, là vi phạm pháp luật quốc gia, cần phải trừng trị. Nhưng từ vụ này phát lộ thực trạng rất đáng lên tiếng.
Thực trạng ấy là gì? Hầu như ai cũng biết, lâu nay hai xứ Miên (Campuchia), Ai Lao (Lào) đều bị coi là vùng ven, chậm tiến, nghèo nàn, lạc hậu so với An Nam, đất Việt. Không chỉ dân chúng mà cả cán bộ ta cũng nghĩ vậy. Còn các nhà cai trị, họ thừa biết hai ông em dại đã ruổi nhanh vượt cả thằng anh nhưng họ cố ý lờ thực tế ấy đi, vì nhiều lý do. Tuy nhiên, thời buổi công nghệ thông tin, lại cộng thêm giao thương, quan hệ, đi lại rộng mở dễ dàng nên chẳng thể bưng bít, giấu được mãi. Lào và Cam bề ngoài vẫn tỏ ra nhún nhường, tôn trọng ông anh đầu đàn Đông Dương nhưng thực tế họ đã vượt lên bỏ anh xa lại đằng sau. Cả về thể chế chính trị và đời sống họ đều đã trên một vài bậc. Người dân của họ dễ thở hơn, cuộc sống khấm khá hơn, giá cả hàng hóa rẻ hơn, ngay cả bộ máy cầm quyền cũng có vẻ ít tham nhũng hơn, ít phải chống, đốt lò hơn, ít khiến dân khó chịu bực bội. Họ (Cam, Lào) không tuyên bố "độc lập, tự do, hạnh phúc" nhưng dân chúng nước họ đã thực sự có độc lập, tự do, hạnh phúc, chứ không phải bánh vẽ.
Chiếc xe hơi, với đại đa số dân An Nam tới giờ vẫn là niềm mơ ước khó thành sự thực, thậm chí không bao giờ thành. Bởi giá nó quá cao, thu nhập của người lương thiện lại quá thấp, miếng ăn bỏ vào mồm chưa đủ nên chả ai dám tính chuyện mua ô tô. Đó là chưa kể ô tô nhập về theo ngạch thương mại chính thức bị nhà nước đè ra phết thuế 150%, một dạng ăn chặn, ngồi mát ăn bát vàng. Nhà sản xuất làm ra xe chỉ lời lãi một, còn nhà cai trị lãi mười.
Ông em rể tôi đã rảo cẳng đi ta bà tam tinh nhiều nơi, có lần y sang Campuchia về, kể bên cái xứ bị coi là lạc hậu ấy dân chúng sắm ô tô dễ như mua rau mua cá. Chính y tận mắt ngó nông dân Campuchia chạy xe Camry đi làm ruộng, chiếc xe ô tô đối với họ chả là gì. Còn ông anh đồng môn với tôi từng sống cả chục năm ở Lào thì kể dân Lào không thèm mua xe bởi nó... rẻ quá. Bằng chứng rõ nhất là vụ người Việt sang Lào buôn ô tô vừa bị phanh phui, bởi mua được chiếc xe bên ấy đem về sẽ một vốn mười lời.
Mục đích của mọi thể chế, bộ máy cai trị, đường lối, chủ trương, chính sách tử tế (xin lưu ý là tử tế) là dân giàu nước mạnh. Làm gì, nói gì cũng chỉ cốt đạt được điều đó. Nếu có danh vị, được xếp vào thứ bậc này nọ, được bọn nịnh tán dương chỉ số hạnh phúc cao, GDP vượt qua nước này nước khác, đứng hàng thứ mấy thứ mấy, tự đắc chí đất nước chưa bao giờ như bây giờ, v.v.. nhưng dân chúng vẫn nghèo khổ, đời sống vẫn vô cùng chật vật khó khăn, vật giá cao ngất, mức sống thua kém cả những nước lâu nay bị xem là đàn em, thì đó chỉ là thứ danh hão, hão huyền, mơ mộng, tự lừa dối, mị dân, không thực chất. Phải biết xấu hổ. Xấu hổ với Lào, với Campuchia, với bọn buôn lậu.
Danh hão chả để làm gì ngoài tự sướng với nhau. Họ vẫn say sưa tự lừa dối chính mình/Trong đói nghèo vẫn hét toáng quang vinh. Đừng mơ mộng bàn chuyện tới năm 2030, 2045 sẽ như thế nào, hãy bàn ngay việc sang năm 2021 chiếc xe ô tô ở xứ này có ngang giá với Lào, Campuchia hay không, dân có mua được hay không. Thậm chí bàn chuyện gần hơn, giá thịt lợn tết sắp tới có còn ngất ngưởng trong sự thèm khát của dân không...
Fb Nguyenthong.T