Translate

Thứ Bảy, 8 tháng 5, 2021

NÓI THẲNG: NGƯỞI TRUNG QUỐC VÀO VIỆT NAM TRÁI PHÉP ĐỂ LÀM GÌ?


Không chỉ những ai tổ chức đưa người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam trái phép mà cả những tập thể, cá nhân có liên quan thiếu trách nhiệm, người đứng đầu buông lỏng quản lý, cũng cần phải bị xử lý nghiêm minh.
Kể từ ngày 27-4 đến sáng nay, 5-5, Bộ Y tế đã công bố 38 ca mắc Covid-19 gồm: tỉnh Hà Nam 14 ca, tỉnh Vĩnh Phúc 14 ca, TP Hà Nội 4 ca, tỉnh Hưng Yên 2 ca, TP Đà Nẵng 2 ca, TP HCM 1 ca và tỉnh Yên Bái 1 ca.
Cũng trong sáng nay, đã có thêm 10 ca nghi dương tính SARS-CoV-2 được ghi nhận (nhưng chưa được Bộ Y tế công bố) ở tỉnh Vĩnh Phúc (8 ca), TP Hà Nội (1 ca) và Đồng Nai (1 ca).
Nhiều người Trung Quốc nhập cảnh trái phép bị phát hiện
Dịch Covid-19 đã quay trở lại Việt Nam với làn sóng thứ 4 báo hiệu nhiều khó khăn và phức tạp trong điều kiện các nước láng giềng đang phải quay cuồng đối phó.
Những ca mắc Covid-19 mới này phần lớn là người nước ngoài hoặc đã tiếp xúc gần với người nước ngoài. Ðây là vấn đề rất nghiêm trọng, đáng lo, nhất là khi hàng loạt vụ việc người nước ngoài, chủ yếu là người Trung Quốc, nhập cảnh trái phép vào nước ta vừa bị phát hiện ở các tỉnh, thành phố.
Chỉ mấy ngày gần đây, cơ quan chức năng của TP Hà Nội liên tiếp phát hiện 62 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép, đang cư trú tại các quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Hà Đông.
Tại tỉnh Vĩnh Phúc, tối 3-5, công an TP Vĩnh Yên cũng đã phát hiện 52 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép, cư trú bất hợp pháp ở phường Liên Bảo.
Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã khởi tố 2 nữ sinh viên thuê nhà chung cư, sau đó đưa hàng chục người Trung Quốc vào ở trái phép để thu lợi bất chính. Chiều 4-5, công an tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam một đối tượng liên quan đến nhóm 52 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép.
Nghiêm trọng hơn khi tại tỉnh Lào Cai, ngày 23-4, Công an tỉnh này đã triệt phá đường dây tổ chức đưa người xuất, nhập cảnh trái phép cho gần 200 người. Lý Chừ - thôn đội trưởng ở thôn Na Lốc 1, xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, trực tiếp tham gia tuần tra kiểm soát Covid-19 - đã làm "nội gián" cho đường dây này.
Còn rất nhiều vụ việc đã được phát hiện thời gian qua ở nhiều địa phương trên cả nước.
Hơn 1 năm qua, cả nước đang phải gồng mình chống đại dịch Covid-19 với phương châm "chống dịch như chống giặc". Ở tiền tuyến, cán bộ, chiến sĩ biên phòng dầm mình trong băng giá, lạnh cắt da, cắt thịt ở biên giới phía Bắc; chịu đựng nắng mưa, gian khổ ở biên giới Tây Nam. Có cán bộ đã hy sinh khi làm nhiệm vụ; hay có chiến sĩ gác lại hạnh phúc cá nhân, nén đau thương, không thể về quê chịu tang cha, mẹ để làm nhiệm vụ chặn dịch.
Ở hậu phương, dù trong hoàn cảnh hết sức khó khăn do đại dịch, người dân, doanh nghiệp, các tổ chức, đoàn thể đã "nhường cơm sẻ áo" đóng góp sức người, tiền của để chống dịch.
Vậy mà, có những kẻ vì hám lợi đã táng tận lương tâm, làm "nội gián" tiếp tay, cấu kết đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Không chỉ những kẻ làm "nội gián" đưa người nước ngoài vào Việt Nam trái phép bị trừng trị thích đáng mà những tập thể, cá nhân có liên quan cũng cần phải bị xử lý nghiêm minh. Nếu làm hết trách nhiệm thì không thể có chuyện hàng chục người nước ngoài sinh sống trên địa bàn mà chính quyền địa phương, cảnh sát khu vực, tổ dân phố không hề hay biết.
Trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, đơn vị buông lỏng quản lý hay có trách nhiệm liên quan cần phải được xem xét, xử lý.
Họ không thể vô can!
Và, vấn đề lớn hơn, đáng lo hơn, nguy hiểm hơn mà người dân đang đặt ra: Vì sao người Trung Quốc ồ ạt nhập cảnh trái phép vào Việt Nam? Họ vào Việt Nam để làm gì trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp, nguy hiểm?
Ai, cơ quan nào có trách nhiệm trả lời tường tận?
LIÊN TIẾP PHÁT HIỆN NGƯỜI TRUNG QUỐC NHẬP CẢNH TRÁI PHÉP
*Ngày 4-5, ông Thái Bảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, đã ký văn bản về việc đề xuất kiểm điểm xử lý trách nhiệm tập thể và cá nhân để xảy ra việc 3 người Trung Quốc bỏ trốn khi đang thực hiện cách ly hôm 30-4. Hai người đàn ông ở Tuyên Quang và Bắc Giang đưa 17 người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Đồng Nai, trong đó có 3 trường hợp đã trốn cách ly nói trên.
*Tối 3-5, các lực lượng Công an TP Vĩnh Yên, Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã phát hiện 39 người Trung Quốc nghi nhập cảnh trái phép và cư trú bất hợp pháp tại nhiều địa điểm thuộc TP Vĩnh Yên. Quá trình điều tra, lực lượng chức năng bắt giữ thêm 13 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép và cư trú bất hợp pháp khác. Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thị Hồng Hạnh để điều tra về hành vi "Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép".
*Tối 2-5, các lực lượng chức năng đã phát hiện hơn 50 đối tượng người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Hà Nội. Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giamTrần Thị Phương Thảo (SN 1999, trú tại Thanh Sơn, Phú Thọ), Đinh Thị Huệ (SN 1999, trú tại Thanh Sơn, Phú Thọ) và Ou Guo Pei (quốc tịch Trung Quốc) để điều tra về hành vi "Tổ chức cho người khác nhập cảnh Việt Nam trái phép".
*Tối 2-5, 2 người Trung Quốc lợi dụng đêm tối đã trốn khỏi khu cách ly ở huyện Củ Chi, TP HCM. Đây là 2 trong số 11 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép được phát hiện tại huyện Củ Chi và đưa vào khu cách ly tập trung.
*Ngày 27-4, tin từ Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh An Giang cho biết vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh tạm giam đối với Nguyễn Văn Út (SN 1987; ngụ xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP HCM), Nguyễn Thị Kim Huy (SN 1967; ngụ phường Mỹ Xuyên, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang). Đồng thời tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Như Nhỏ (SN 1960; ngụ TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) để tiếp tục điều tra làm rõ về hành vi "Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép".
*Ngày 26-4, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Đà Nẵng tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 14 đối tượng trong đường dây tổ chức, môi giới đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép. Chỉ riêng từ ngày 21-12 đến 29-12-2020, nhóm này đã đưa 49 người Trung Quốc vào Việt Nam.
*Ngày 26-4, Công an xã An Phú, UBND huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước phối hợp lực lượng chức năng đã bắt giữ 9 đối tượng người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật
*Ngày 5-4, Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh (Công an tỉnh Quảng Trị) phối hợp với Công an thị trấn Lao Bảo, Công an huyện Hướng Hóa kiểm tra phương tiện và tạm giữ 3 người quốc tịch Trung Quốc vì hành vi nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.

*Ngày 1-4, 9 đối tượng người Trung Quốc nhập cảnh trái phép từ Quảng Tây (Trung Quốc) vào Việt Nam qua cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), sau đó di chuyển vào Quảng Bình và phát hiện hôm 5-4. |
(Tác giả: Văn Duẩn- Người Lao động)

Kịch bản Trung Quốc phong tỏa tiền đồn phía bắc Biển Đông.

Chuyên gia quốc tế nhận định Trung Quốc đại lục sẽ sử dụng nhiều biện pháp, bao gồm quân sự, để phong tỏa quần đảo Đông Sa (Pratas), nằm ở phía bắc Biển Đông và đang do Đài Loan kiểm soát, do vai trò quan trọng của quần đảo này.
 
 
Trung Quốc liên tục gây áp lực quân sự nhằm vào Đài Loan ///  CHINAMIL.COM.CN
Trung Quốc liên tục gây áp lực quân sự nhằm vào Đài Loan
CHINAMIL.COM.CN
Hôm 3.3, tờ South China Morning Post đưa tin Đài Loan dự kiến bắn thử tên lửa trong tháng này, kèm theo đó là tiến hành một số cuộc tập trận khác nhằm tăng cường năng lực phòng vệ, trong bối cảnh Trung Quốc đại lục đang tiến hành cuộc tập trận kéo dài 1 tháng ở Biển Đông. Trước đó, CNA đưa tin lực lượng tuần duyên Đài Loan ngày 1.3 đã tiến hành tập trận bắn đạn thật ở quần đảo Đông Sa.Tin đôn căng thẳng
Quần đảo trên có vị trí chiến lược quan trọng khi nằm ở rìa phía nam trong chiến lược vành đai bảo vệ mà Đài Bắc xây dựng nhằm ngăn chặn từ xa lực lượng quân sự của Trung Quốc đại lục trong trường hợp hai bên bùng nổ chiến sự. Ngược lại, với Bắc Kinh thì Đông Sa là bàn đạp có thể dùng để đổ bộ lên phía nam Đài Loan.
Không những vậy, với Bắc Kinh, Đông Sa cũng là khu vực ngăn chặn các hoạt động giữa Đài Loan với Hồng Kông.
Ngoài ra, Đông Sa án ngữ ở vị trí cửa ngõ kênh Ba Sĩ vốn nằm trên hải trình mà hải quân Trung Quốc thường sử dụng để tiến về khu vực tây Thái Bình Dương hoặc băng xuống Biển Đông rồi hướng đến nam Thái Bình Dương.
Vì các yếu tố trên, Đông Sa trở thành điểm nóng khi quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan căng thẳng. Từ giữa năm 2020 đến nay, cả Đài Bắc lẫn Bắc Kinh đều có nhiều động thái quân sự quanh quần đảo này. Trung Quốc đại lục gần đây liên tục điều động máy bay chiến đấu xâm nhập không phận xung quanh quần đảo này.

Giới chuyên gia quốc tế đánh giá Đông Sa là một “điểm nóng” có thể tiềm ẩn rủi ro bùng nổ xung đột. Mới đây, trả lời Thanh Niên, PGS Stephen Robert Nagy (Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế - Nhật Bản; học giả tại Quỹ châu Á - Thái Bình Dương ở Canada) nhận định các diễn biến quân sự đang diễn ra ở Biển Đông “có thể cũng làm tăng khả năng xung đột ở quần đảo Đông Sa (Pratas), nằm ở phía bắc Biển Đông và đang do Đài Loan kiểm soát”. 

Nếu tấn công Đông Sa, Bắc Kinh có thể viện dẫn là “vấn đề nội bộ” do Đài Bắc đang kiểm soát quần đảo này.

Kịch bản hành động của Bắc Kinh
Trong khi đó, cũng trả lời Thanh Niên, ông Carl O.Schuster (cựu Giám đốc bộ phận điều hành của Trung tâm tình báo hỗn hợp - Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của hải quân Mỹ và đang giảng dạy ở Đại học Hawaii về quan hệ quốc tế, lịch sử) cho rằng nhiều khả năng, Bắc Kinh thời gian tới sẽ tăng cường các hoạt động “vùng xám” như một động thái “phong tỏa” Đông Sa nhằm gây áp lực về kinh tế lẫn quân sự đối với Đài Bắc.

Cụ thể, cựu đại tá Schuster nhận định Bắc Kinh có thể điều động tàu hải cảnh để cản trở tàu Đài Loan vận chuyển hàng hóa đến các đảo lân cận và Đông Sa. Tàu chấp pháp có thể lấy cớ kiểm tra nguồn gốc hàng hóa, tổ chức khám xét. Cách thức này vừa gây áp lực về kinh tế đối với Đài Loan, đồng thời giúp Bắc Kinh thiết lập quyền kiểm soát hành chính trong vùng biển. Đồng hành các hoạt động này, hải cảnh Trung Quốc đại lục có thể phối hợp cùng dân quân biển để gây áp lực đối với các tàu cá của Đài Loan hoạt động trong khu vực.
Về mặt quân sự, Bắc Kinh có thể triển khai lực lượng máy bay chiến đấu của không quân Trung Quốc đại lục tiến hành ngăn chặn máy bay dân sự lẫn quân sự của phía Đài Loan, nhằm ép buộc máy bay Đài Loan phải rời khỏi khu vực trên không của quần đảo Đông Sa. Với các biện pháp trên, Bắc Kinh sẽ từng bước phong tỏa Pratas. Bên cạnh đó, Trung Quốc đại lục có thể tiếp tục tăng cường các cuộc tập trận đổ bộ tấn công, tập trận không quân tấn công để ngày càng đẩy mạnh sức ép quân sự đe dọa Đài Loan.
https://thanhnien.vn/the-gioi/dai-loan-co-du-kha-nang-ngan-chan-trung-quoc-chiem-dao-o-bien-dong-1374759.html
Tàu chiến Đức sắp quay lại Biển Đông
Hãng Reuters ngày 3.3 dẫn lời giới chức Đức cho hay tàu hộ tống của nước này sẽ lên đường đến châu Á vào tháng 8, trở thành tàu chiến đầu tiên của Đức đi qua Biển Đông kể từ năm 2002. Các quan chức quốc phòng và ngoại giao cấp cao Đức cho hay tàu sẽ không đi vào phạm vi 12 hải lý, đề cập đến một số khu vực tranh chấp tại vùng biển đông đúc này. Dự kiến tàu sẽ ở lại châu Á một thời gian và nhận tiếp tế nhiên liệu, nhu yếu phẩm từ các lãnh thổ hải ngoại của Pháp.