Translate

Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2020

ĐẰNG SAU SỰ “MẤT HẾT” CỦA ÔNG CHUNG...

   Cả tối qua cho đến hôm nay, người dân Hà nội, cư dân mạng chỉ nhìn về một phía- số nhà 88 Trung Liệt (Q Đống Đa), nơi ông Chủ tịch thành phố- thị trưởng HN của họ- Nguyễn Đức Chung nghe lệnh khám nhà và bị bắt. Con số 8 thật nghiệt ngã, dù nó từng là niềm tin tâm linh của không ít người –“bát”, tức là “phát”.
-----------------------------------------------------------------------

Chợt nghĩ, vì sao Hà Nội, vài chục năm trở lại đây, các ông Chủ tịch t/p thỉnh thoảng lại giáng cho người dân những “cú đòn” choáng váng, vừa đau, vừa bất bình vừa xấu hổ, vừa kinh ngạc

Một ông Chủ tịch, dù sau hưu trí vẫn không chịu trả nhà công vụ. Còn mặc cả rề rà đủ chuyện để giữ lại ngôi biệt thự cho mình

Một ông Chủ tịch khác, tàn phá cây xanh không thương tiếc khiến dân HN nháo nhào, nghiêng ngả, căm ghét, đến độ đặt luôn hỗn danh “Thằng thay cây”

Và nay, ông Nguyễn Đức Chung, với quá khứ thành tích và thăng tiến đáng nể: Từng được phong AH lực lượng vũ trang khi mới 37 tuổi, Thiếu tướng Công an, Giám đốc CA HN… vv… và …vv… bỗng chốc biến thành tội phạm, liên quan đến 3 vụ án lớn: Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước; Buôn lậu và rửa tiền xảy ra tại Công ty TNHH thương mại và dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường (Công ty Nhật Cường)…; và Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại TP Hà Nội.

Anh hùng và tội phạm, cách nhau mỗi… khóa số 8, thật mong manh và thật buồn.

Tình cờ đọc được hai bài viết này, một bài trên báo Lao động và một stt của một nhà báo, fbker Lê Nguyễn Hương Trà. Có những thông tin người dân được biết, có những thông tin chưa được kiểm chứng, và rồi đây có những thông tin phải chờ cơ quan chức năng điều tra công bố chính thức. Nhưng đọc cả bài báo lẫn stt trên mạng, có thể hiểu sự “tha hóa” không thương tiếc của một sĩ quan CA, một Thị trưởng HN, lại trong một bối cảnh “ đặc biệt”- trước ĐH 13

Đó là gì nếu không phải là sự tham lam vô độ khi quyền lực cao nhất ở một Thủ đô được sử dụng để thu vén lợi ích cho gia đình mình?

Đó là gì nếu không phải là tham vọng chính trị- đã cao rồi, còn mong muốn cao nữa, trong ván cờ đầy phiêu lưu, mạo hiểm. Trên chính trường cũng đầy bí ẩn và rất khó đoán định

Và đến giờ thì “mất hết”- sự nghiệp, thanh danh, uy tín. Còn lại chiếc khóa số “phát” và nỗi đắng cay không cùng

Đăng sau sự “mất hết” đó là gì, nếu không phải là sự tham lam của người đàn bà và tham vọng không điểm dừng của người đàn ông???

Người xưa có câu: “Biết dừng là biết”, “Biết đủ là đủ”… Nhưng những châm ngôn đầy tính triết học đó chỉ có thể dùng cho những người thông minh, lương thiện, có lẽ không dùng được cho những Tham vọng???
---------
XIN ĐĂNG LÊN ĐỂ BẠN ĐỌC CHIA SẺ:

https://laodong.vn/…/ong-chung-bi-bat-cai-gia-cua-giac-ngu-…

1) ÔNG CHUNG BỊ BẮT: CÁI GIÁ CỦA GIẤC NGỦ NGON MỖI TỐI:

Nếu đặt câu hỏi ông Nguyễn Đức Chung chiếm đoạt tài liệu mật vụ Nhật Cường để làm gì sẽ thấy ngay, thấy rất rõ cái tên Minh Hoa.

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định Khởi tố bị can, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc và tống đạt Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Nguyễn Đức Chung-Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội- về hành vi “Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước”.

Thật ra, dấu hỏi đối với ông Chung đã được đặt ra ngay từ khi Nguyễn Hoàng Trung, lái xe của ông Chung, cùng hai người khác bị khởi tố, tạm giam với cáo buộc chiếm đoạt tài liệu mật trong vụ án Nhật Cường.

Bởi nếu đặt câu hỏi ông Chung chiếm đoạt tài liệu mật vụ Nhật Cường, sẽ thấy rất rõ ràng cái tên Công ty cổ phần Thương mại Minh Hoa (Công ty Minh Hoa) của bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa vợ ông Chung- làm giám đốc.

Trong vụ Nhật Cường, chính Minh Hoa này đã ký hợp đồng cung cấp và triển khai phần mềm hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (ERP) trị giá 40,6 tỉ đồng với Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường.

Hợp đồng 40,6 tỉ này, tạo điều kiện vừa đủ để liên danh Nhật Cường – Đông Kinh thắng gói thầu gần 43 tỉ đồng của Sở KHĐT Hà Nội với điều kiện được bổ sung là phải có “kinh nghiệm thực hiện hợp đồng cung cấp hàng hóa tương tự” (có tối thiểu 1 hợp đồng có giá trị 35 tỉ đồng”.

Hai bên thậm chí còn có biên bản nghiệm thu xác nhận Nhật Cường đã hoàn thành 85% khối lượng công việc.

Biên bản được lập tháng 11.2015, một tháng trước thời điểm mở thầu gói thầu của Sở KHĐT TP Hà Nội.

Để thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề, cần phải mở ngoặc rằng 3 cá nhân liên quan đến gói thầu này đã bị bắt: nguyên Phó Giám đốc Sở KHĐT TP Hà Nội Nguyễn Tiến Học; Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh Phạm Thị Kim Tuyến Giám đốc Công ty Đầu tư và phát triển Đông Kinh Lê Duy Tuấn...với tội danh Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Vụ khởi tố bắt giữ ông Chung hôm nay, có lẽ, chỉ là sự khởi đầu, khi mà những sai phạm căn nguyên khiến hành vi chiếm đoạt tài liệu mật vẫn còn đang và sẽ được xử lý.

Thật nghiệt ngã cho ông Chung.

Trong chiều hướng ngược lại, hôm nay, dư luận hết lời ca ngợi nguyên Phó Chủ tịch Quận 1- TP HCM Đoàn Ngọc Hải khi ông bỏ tiền túi mua một chiếc xe cứu thương, tự lái nó- để đưa giúp bà con bệnh nhân nghèo ở TP HCM về quê. Hoàn toàn miễn phí.

Ông Hải, cũng sinh năm 1967, vừa bằng tuổi ông Chung.

Mới biết cái sự biết đủ, biết dừng đúng lúc nó tuyệt vời thế nào. Mới biết nếu đừng tham lam vơ vét để rồi bất chấp làm cả những việc không ai tin nổi, không dân nào chấp nhận được, người ta sẽ có được thứ quý giá nhất: Sự tôn trọng của dân; Giấc ngủ ngon mỗi tối.

2) STT CỦA FBKER LÊ NGUYỄN HƯƠNG TRÀ:

Sau khi bị đình chỉ, Nguyễn Đức Chung đã đi gặp ông Tổng xin chấp nhận cắt và khai trừ hết, nhưng miễn khởi tố hình sự. Nói gì thì cũng từng là Giám đốc CA, UVTW; còn là Anh hùng LLVTND.

Tuy nhiên, mọi việc như dự đoán, trưa nay 28/8, Viện KSND tối cao đã phê chuẩn Lệnh bắt cựu CT Hà Nội và tạm giam 04 tháng về tội "chiếm đoạt tài liệu mật nhà nước". Có thể đây chỉ mới là tội danh ban đầu, với chứng cứ vật chất từ Nguyễn Hoàng Trung (lái xe), Nguyễn Anh Ngọc (thư ký) và Phạm Quang Dũng (C03) [đã khai nhận sau khi bị khởi tố, tạm giam trong vụ án Nhật Cường].
----
.
Như vậy, cả gia đình Nguyễn Đức Chung, vợ Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa (Công ty TNHH Thương mại Minh Hoa) và con trai Nguyễn Đức Hạnh (Công ty TNHH TMDV Arktic) đều có khả năng gặp nhau tại Tòa. Luật sư - Đại biểu Quốc Hội Trương Trọng Nghĩa (Đoàn Luật sư Tp.HCM) được ông Chung mời làm người đại diện pháp lý, bào chữa cho mình; như ông Đinh La Thăng đã từng!

Còn nhớ, mới hồi tháng 5/2020 tại Hội nghị TW 12, Nguyễn Đức Chung nằm trong top 10 danh sách 87 nhân sự được qui hoạch ứng cử vô Bộ chính trị nhiệm kỳ sau; khi lấy phiếu thăm dò.
----------
.
Như từng nói, sau khi Chủ tịch Chung bị đình chỉ 03 tháng (11/8), đã có không ít người đặt câu hỏi vì sao ông này bị hạ, ông kia có vẻ không sao [như các lãnh đạo ở Bắc Ninh, Thái Bình...mới đây].
Ở trường hợp Chung có phải vì đụng phe trong BCA!?

Cụ thể ở đây là tướng Ngọc, từng một giai đoạn là phó của ông Chung khi còn giám đốc CAHN!? Tướng Ngọc chính là người chỉ đạo trực tiếp vụ Nhật Cường. Không chỉ có Ngọc, cả BCA cũng nhiều người không ưa Chung ra mặt. Chưa hết, việc ông Chung được cho là một trong các UCV của ghế Bộ trưởng BCA nhiệm kỳ tới [trong đó có ông Trạc], đã khiến ông trở thành đối thủ!?

Hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng và ngoài trời

Ông là ai ?

Ông xây khu mã hết năm ngàn mét vuông đất
Em xóa sổ mất mấy sào ruộng
-----------------------------------------------------------


Lang thang ngày đêm mưu sinh trên nẻo đương về cuối đời....


Ông khoe ngôi biệt thự hằng trăm tỷ đồng
Em úp mặt gác trọ khóc mảnh vườn giải tỏa rẻ mạt

Ông lên chức bí thư thành ủy quyền lực
Em cạy miệng bố mình đỗ thuốc bởi vết thương chiến tranh tái phát

Ông tuyên bố tuyến cao tốc thông xe kỹ thuật
Em đập heo đất lấy tiền qua trạm BOT

Ông hả hê bước chân vào trường đại học
Em lủi mủi góc đường chạy xe ôm

Ông thêm cái gì
Em bớt đi cái đó
Ông được cái gì
Em mất hẳn cái đó

Em không dám nói ông phường đạo tặc
Bởi giữa ban ngày bạch nhật thanh thiên

thơ BinhDiaMoc
Sài Gòn 8/2020 8.2020 
 

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2020

VĂN HOÁ..." quan "

Thinh Nguyen

Làng Lộc An của tôi nằm sát sông Kiến Giang của huyện Lệ Thủy (Quảng Bình). Ngày xưa có 6 ông 6 họ vào đây khai khẩn. Họ “quy hoạch” làng, làm con
 đường chính chạy ven sông gọi là đường Bến, từ đường Bến có những con đường vuông góc, gọi là trôổng (kiểu kiệt ngày nay), chạy ra cánh đồng thẳng cánh cò bay. Nhà nằm hai bên trôổng đều quay về hướng Nam- Tây Nam.
(Gọi là đường Bến vì mỗi trôổng có một cái bến nước)


Hình ảnh có thể có: cây, bầu trời, thực vật, ngoài trời, nước và thiên nhiên

Thời phong kiến, có thêm con đường sát cánh đồng chạy song song với đường Bến, gọi là đường Quan. Đường này do những người làm quan, kể cả những người mua được chức quan (từ hương lý trở lên) đóng góp để làm, thuận tiện cho việc đồng áng.
*
Ngày nay, những người làm quan không bao giờ bỏ tiền túi ra như quan thời phong kiến nhưng làng ai có người làm quan đều có đường sá và các công trình phúc lợi hơn làng khác, là vì họ ưu tiên dự án cho làng họ.

Trong huyện, chỉ có làng Đại tướng Võ Nguyễn Giáp là vẫn “chậm phát triển”. Dù ngoài Bác, em ruột bác là Võ Thuần Nho, hồi đó là Thứ trưởng Bộ GD. Trong làng, nhiều đời có Chủ tịch tỉnh (như ông Trần Sự) và nhiều Phó chủ tịch.

Sinh thời, các cụ già cũng có phàn nàn vì mỗi lần Đại tướng về đều đi con đường ven sông lầy lội, đầy ổ trâu. Chuyện đến tai Bác, Bác nói: “Tôi làm tướng nhưng không phải là người làm quan để cả họ nhờ”.

Về già, Đại tướng nói, “Khi tôi mất mà làm gì giúp được cho quê hương cũng vẫn giúp”. Bác về yên nghỉ ở Vũng Chùa- Đảo Yến, ngôi nhà lưu niệm của Bác ở An Xá... hàng năm biết bao nhiêu triệu người về thăm viếng, nghĩ mới thấy Bác sâu sắc đến nhường nào. (Còn việc giữ chân khách hành hương thì người đương thời phải lo chứ?).

Ngày nay, hiếm thấy một người làm quan nào bỏ tiền túi ra làm từ thiện khi dân tình gặp thiên tai, dịch bệnh... Chắc họ giữ sự “liêm khiết”.

*
Không phải giờ mới nói, chuyện này tôi từng nói với nhiều người cùng trang lứa làm quan lớn. Rằng tụi bây lên được chức đó là đã trải qua nhiều chức rồi, tiền bạc không phải là thứ quá cấp thiết nữa, giờ bỏ ra một nhiệm kỳ làm cho tử tế, giúp dân cái coi sao? Đứa nào cũng cười cười và... không thấy làm gì ra hồn. Thậm chí vẫn tai tiếng như thường.

Gần đây có mấy anh “Thái tử Đảng” lên làm quan to. Tôi cũng bạo mồm, nhà mày còn thiếu gì tiền, vậy thì làm cho ngon đi!
Ma. Nó còn tham hơn nữa. Tham đến mức bất chấp cả sinh mạng chính trị của mình.

Giờ mấy người làm quan lớn về hưu, đi bộ thể dục, ai thấy đều quẹo qua đường khác tránh mặt. Bạn bè không ai đến nhà (vì xưa đang quan họ đến đâu tiếp, họp lớp đâu đi), lính lác thì đương nhiên là không đến vì đã hết giá trị lợi dụng.

Tôi thì bình thường. Vì khi họ làm quan mình cũng không cần, họ về cũng vậy, chả liên quan nên có dịp đi nhậu vẫn đi.

Có lần bọn nó nói với tôi: Mày sướng nhất, ưa viết báo thì viết, thích đi dạy thì đi, thích đi chơi đâu cũng có bạn. Mày không biết đâu, về hưu không bạn buồn lắm.

Tôi thì không nói nhiều, cụ thể lắm: Mày đưa ta ít tiền ùng hộ người dân nghèo vì Covid đi.

Tụi nó im lặng. Dù tụi nó có nghĩ cách tiêu kiểu gì đến cuối đời cũng không làm sao hết được.
Văn hóa được người khác cung phụng đã in vào tiềm thức. Văn hóa quan.

Quan giờ vẫn thế.

(Ảnh: Cây bún bến sông làng Đai tướng Võ Nguyên Giáp - Entri này Nhân ngày sinh của ông 25/8/1911 ) 

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2020

CÓ BAO NHIÊU ÔNG PHẠM PHÚ QUỐC?

Hình ảnh có thể có: 1 người

1. Không lâu sau khi nhận chức (tháng 12/1997), cố TBT Lê khả Phiêu đã có được danh sách của hơn bốn mươi lãnh đạo cao cấp Việt Nam gửi tiền ở ngân hàng nước ngoài. Đây là những lá bài quan trọng của ông Lê Khả Phiêu trong ván bài nhân sự và chống tham nhũng. Nhưng thực tế đã không theo ý muốn của ông Phiêu. Chẳng những không công khai được danh sách để chống tham nhũng, mà còn dẫn đến mâu thuẫn phe nhóm, làm cho ông Lê Khả Phiêu phải rời chức TBT vào tháng 4/2001, nhường chỗ cho ông Nông Đức Mạnh.

Như vậy, Bộ Chính Trị và Ban chấp hành Trung ương ĐCS Việt Nam, ít nhất là từ thời cố TBT Lê Khả Phiêu đến giờ, đều biết một thực tế - là lãnh đạo cao cấp Việt Nam gửi tiền ở nước ngoài. Tiền ấy ở đâu ra? Tại sao phải che dấu ở nước ngoài? Tại sao lại là đảng viên giữ chức vụ cao cấp?

Tại sao cố TBT Lê Khả Phiêu lại bất lực trước làn sóng tham nhũng ở hàng ngũ cán bộ cấp cao?

Đến bây giờ thì quốc nạn tham nhũng ở tầng lớp cán bộ trung cao cấp “đếm không xuể” với phạm vi nhiều lần lớn hơn. Minh chứng cho điều này là các vụ kỷ luật cả gần 100 cán bộ cấp cao trong thời gian vừa qua, trong đó có cả hàng chục tướng lĩnh công an và quân đội.

2. Nhưng sự tha hoá của nhiều cán bộ cao cấp không chỉ là gửi tiền ở nước ngoài. Sự tha hoá đạt đến mức tội phạm, và cả mức ở tội phản bội, khi các tham quan phải trốn chạy khỏi tổ quốc bằng con đường tìm kiếm hộ chiếu nước ngoài.

Phải phân biệt những người muốn có cuộc sống tốt hơn ở nước ngoài với những kẻ cướp đoạt tiền bạc của nhân dân để trốn chạy ra nước ngoài. Ở đây muốn lưu ý đến 4 nhóm người Việt tìm kiếm cuộc sống ở nước ngoài qua con đường sở hữu hộ chiếu nước ngoài trong 30 năm gần đây.

- Nhóm thứ nhất là những người muốn có một môi trường sống tốt hơn - có thu nhập cao hơn, được thể hiện khả năng tốt hơn, được tôn trọng hơn, được bảo vệ hơn, an toàn hơn, đi lại dễ hơn… Nhu cầu có một môi trường sống tốt hơn là nhu cầu chính đáng. Câu hỏi cần đặt ra là tại sao môi trường sống ở Việt Nam làm cho họ phải ra đi?

- Nhóm thứ hai là nhóm buộc phải đi kiếm sống. Đây là nhóm người mà hoàn cảnh ở Việt Nam buộc họ phải ra đi để có một điều kiện kinh tế tốt hơn cho cá nhân họ và cho cả người thân của họ đang ở Việt Nam. Trong nhóm người này có bao gồm cả những người vượt biên bất hợp pháp, mạo hiểm cả tính mạng chỉ vì kiếm sống. Điển hình bi thương là trường hợp 39 người bị chết ngạt trong công ten nơ năm 2019.

- Nhóm thứ ba là nhóm người buộc phải lưu vong do bất đồng chính kiến.

- Nhóm thứ tư là những quan tham, những kẻ tham nhũng từ cơ chế, những kẻ tội phạm muốn lẩn trốn dưới sự che chở của hộ chiếu nước ngoài. Đây là nhóm tội phạm, dù là tội phạm đã bị vạch trần hay đang được che dấu.

3. Hiện đã biết có 33 người Việt Nam sở hữu hộ chiếu Cyprus. Đó là hai loại người: quan tham và tư bản đỏ tham nhũng.

Còn bao nhiêu người tương tự sở hữu hộ chiếu của các nước khác?

Những quan tham cướp đoạt tiền bạc của nhân dân để trốn chạy ra nước ngoài, đau đớn thay, là những kẻ hàng ngày rao giảng đạo đức, ca ngợi chế độ. Nhưng bên trong thì mục nát, thối rữa, ngấm ngầm tìm cách trốn chạy khỏi chế độ.

4. Trong 496 vị ĐBQH có bao nhiêu ông bà như ông Phạm Phú Quốc?

Trong cả ngàn cán bộ do Bộ Chính trị và Ban Bí thư quản lý, có bao nhiêu ông bà như bà Hồ Thị Kim Thoa?

Trong hàng chục ngàn doanh nghiệp có bao nhiêu ông bà như ông Trịnh Xuân Thanh?

5. Cuộc trốn chạy bằng con đường nhập quốc tịch nước ngoài của quan tham và tư bản đỏ tham nhũng là nỗi sỉ nhục và nỗi đau của người ở lại.

Bị sỉ nhục là vì: Những kẻ chức cao vọng trọng hàng ngày ngồi lên đầu mình, lãnh đạo mình, rao dạy đạo đức cho mình - cuối cùng thì hoá ra là kẻ tội phạm thối tha đến mức phải trốn chạy khỏi tổ quốc.

Phải đau xót là vì: Tại sao lại đến nông nỗi này? 
.
 Fb 
Nguyen Ngoc Chu

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2020

Chết thật hôm nay mới biết thâm cung bí sử.

NHÂN DÂN ĐANG NHÌN VỀ CÁC VỊ ĐÓ, CÁC TƯỚNG LĨNH!
(Theo Fb Lưu Trọng Văn)
----------------------------------------------------------------------

Liệu đại hội toàn quân năm nay chuẩn bị cho đại hội đảng 13 có tiêu chí chọn lựa mang tính đồng lòng nào như đại hội 6 không?

Chẳng hạn như: Ai chống CS Tàu , chống tham nhũng, chống ức hiếp Dân thì được tôn vinh và ngược lại ai thân CS Tàu, tham nhũng, ức hiếp Dân thì bị loại. Sự thay đổi thoát Trung của đảng CSVN phụ thuộc rất nhiều ở cán cân lực lượng quân đội này.

Nhân Dân đang nhìn về các vị
đó các tướng lĩnh!

KD: Chính trường là một chiến trường rất khốc liệt, thậm chí tàn nhẫn. Người dân không đủ thông tin nên không thể biết hết, và vì thế nhiều khi nửa tin, nửa ngờ trước đủ loại "thuyết âm mưu" cứ lan truyền trong các TTXVH như bươm bướm, nhất là trước các ĐH Đảng, năm nào cũng vậy thôi.

Nhưng có một tiêu chí mà Fbker Lưu Trọng Văn nói đúng, có một Giá trị bất biến luôn được nhân dân tin tưởng- đó là những "Ai chống CS Tàu, chống tham nhũng, chống ức hiếp Dân thì được tôn vinh và ngược lại ai thân CS Tàu, tham nhũng, ức hiếp Dân thì bị loại. Sự thay đổi thoát Trung của đảng CSVN phụ thuộc rất nhiều ở cán cân lực lượng quân đội này"

Nhân dân có thể tin hay lại thất vọng? Khi nhìn vào danh sách các tướng, tá bảo kê cho cờ bạc, cạp đất, ăn tiền...Hiện nay ??? 😞.
--------------
XIN ĐĂNG LÊN ĐỂ BẠN ĐỌC CHIA SẺ:

Đại hội Đảng toàn quân họp tháng 10-1986 để chuẩn bị cho đại hội đảng lần VI.

Theo đại tá Trần Nhung thì trung tướng Phạm Ngọc Mậu, Phó Chủ nhiệm TCCT, Trưởng ban kiểm phiếu cho biết khi bầu Đoàn quân đội đi Đại hội Đảng toàn quốc, ba vị đứng đầu quân đội đều trượt đồng nghĩa với việc bị loại khỏi uỷ viên trung ương khoá VI. Đó là đại tướng Văn Tiến Dũng, Uỷ viên BCT, Bộ trưởng Quốc phòng, đại tướng Chu Huy Mân, Ủy viên Bộ CT, Chủ nhiệm TCCT và thượng tướng Đặng Vũ Hiệp, Ủy viên Trung ương, Phó Chủ nhiệm TCCT.

Trung tướng Phạm Ngọc Mậu, cũng cho biết khi có kết quả bầu cử, báo cáo Đoàn Chủ tịch Đại hội trước khi công bố, đại tướng Văn Tiến Dũng, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Đại hội nói: Đề nghị chưa công bố kết quả bầu cử để báo cáo xin ý kiến BCT. Trung tướng Phạm Ngọc Mậu đáp lại: Làm thế là vi phạm Điều lệ Đảng. Đề nghị công bố ngay.

Thế là tướng Mậu công bố.

Cả hội trường vang tiếng vỗ tay như sấm dậy. Chủ tịch Đoàn tuyên bố bế mạc Đại hội, quên cả đọc diễn văn bế mạc Đại hội.

Nhưng có điều rất bí ẩn là ứng cử viên cho bộ trưởng quốc phòng là đại tướng Lê Trọng Tấn đột tử ngay trước đại hội đảng mở rộng cánh cửa cho tướng Lê Đức Anh làm tổng chỉ huy quân đội.

Trận chiến Gacma 1988 và Hội nghị Thành Đô đều có dấu ấn của tướng Lê Đức Anh.

Bỏ qua chuyện cái chết của tướng Tấn thì đại hội đảng toàn quân năm 1986 thực sự đi vào lịch sử của đảng CSVN và quân đội VN chưa chắc vì tính tiến bộ, dân chủ của nó mà có thể chỉ mang tính đồng lòng phản ứng của quân đội đối với lãnh đạo đảng lúc đó muốn loại bỏ vai trò của tướng Giáp trong quân đội.

Thước đo có thể rất đơn giản để chọn lựa: những ai chống tướng Giáp bị đồng loạt bị bỏ phiếu chống và ngược lại.

Đó là lý do tướng Giáp được cao phiếu nhất và thứ nhì là tướng Tấn.

Đó là lý do tướng Dũng, tướng Mân, tướng Hiệp bị hạ bệ.

Liệu đại hội toàn quân năm nay chuẩn bị cho đại hội đảng 13 có tiêu chí chọn lựa mang tính đồng lòng nào như đại hội 6 không?

Chẳng hạn như:

Ai chống CS Tàu , chống tham nhũng, chống ức hiếp Dân thì được tôn vinh và ngược lại ai thân CS Tàu, tham nhũng, ức hiếp Dân thì bị loại.

Sự thay đổi thoát Trung của đảng CSVN phụ thuộc rất nhiều ở cán cân lực lượng quân đội này.

Nhân Dân đang nhìn về các vị đó các tướng lĩnh! 

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2020

THỀ & Vô đề...

Đứng đây thề biển hẹn non
Thu qua đông lại mỏi mòn chờ mong
Lòng thì....Vẫn chỉ lời yêu

mong ai nghĩ lại ít nhiều ....Thương tôi !

....


VÔ ĐỀ.

Lại Thu nữa rời ta
Lá buông cành theo gió
Mưa bên hè ngấp nghé
Xuân rụt rè xa xa
Ừ ha...
- núi Cô Tiên. Nhatrang chiều ấy. Cảm ơn Fb nhắc lại Kỉ niêm cách đây hai năm

Hãy cảnh giác với chiêu trò của Bắc Kinh !

                                               Khi đại diện Trung Quốc trúng cử thẩm phán Tòa luật Biển !

TRUNG QUỐC ĐANG TÌM MỌI CÁCH ĐỂ KIỂM SOÁT BIỂN ĐÔNG: Tỏ ra thiện chí khi thảo luận với các nước ASEAN để cùng đóng góp cho hòa bình ở Biển Đông, nhưng thực chất Trung Quốc đang sử dụng nhiều chiêu trò để đe dọa, tìm cách kiểm soát vùng biển này.

Hôm qua 24.8, tờ South China Morning Post có bài viết về việc sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ chính thức đưa ra quan điểm về Biển Đông, Trung Quốc tìm cách đối thoại trở lại với các nước ASEAN để cùng thảo luận các vấn đề liên quan vùng biển này. Trong đó, có cả việc thúc đẩy đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)

...........................................................

🛑Nói một đằng, làm một nẻo

Theo bài báo trên, quan chức Trung Quốc kêu gọi các thành viên ASEAN làm việc với Bắc Kinh, cần nối lại các cuộc đàm phán COC càng sớm càng tốt để “cho thấy một số tiến bộ”. Cũng theo quan chức này, Trung Quốc không muốn quá trình hợp tác vừa nêu bị “xâm hại” bởi quốc gia không tham gia thương lượng. Dù đại diện Trung Quốc không đề cập “quốc gia không tham gia thương lượng” là nước nào, nhưng giới quan sát không khó để nhận ra sự ám chỉ nhằm vào Mỹ.

Tuy nhiên, khác với những thông điệp được bài báo dẫn chứng ở trên, Bắc Kinh gần đây vẫn liên tục có nhiều động thái gây quan ngại. Cụ thể, quân đội nước này đang tổ chức cuộc tập trận ở phía bắc Biển Đông từ ngày 24 - 29.8, và những ngày tới còn có một cuộc tập trận khác ở khu vực quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

Mới đây, hồi đầu tháng 8, Bắc Kinh đã điều động oanh tạc cơ H-6J đến đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Trước đó, vào tháng 7, Trung Quốc cũng điều động các oanh tạc cơ H-6J và H-6G cùng một số loại máy bay khác tiến hành tập trận ở khu vực Biển Đông. Các động thái điều động oanh tạc cơ H-6G và H-6J được giới chuyên gia quốc tế đánh giá là gây ra nhiều quan ngại và đe dọa an ninh khu vực.

Ngày 24.8, trả lời về việc Trung Quốc liên tục tổ chức tập trận ở Biển Đông, PGS-TS Stephen Robert Nagy (Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế - Nhật Bản, Học giả tại Quỹ Châu Á - Thái Bình Dương ở Canada) nhận xét: “Trung Quốc tiếp tục tiến hành nhiều cuộc tập trận với mức độ ngày càng tăng ở Biển Đông nhằm gửi thông điệp đến Mỹ và các bên liên quan trong khu vực rằng Trung Quốc sẽ không từ bỏ theo đuổi những gì mà Bắc Kinh xem là lợi ích cốt lõi”.

TS Nagy cho rằng Trung Quốc sẽ còn tiến hành nhiều cuộc tập trận khi càng đến gần ngày bầu cử Tổng thống Mỹ nhằm khẳng định “ý chí” của Bắc Kinh trong bối cảnh bị Washington gia tăng áp lực. Không chỉ nhằm vào Mỹ, ông Nagy còn nhận xét: “Động thái này của Trung Quốc đồng thời để tăng cường vị thế trong quá trình đàm phán COC với các nước ASEAN”.

🛑Lắm chiêu nhiều trò

Liên quan COC, Bắc Kinh cũng đang có những chiêu trò hòng “đắc lợi”. Cụ thể, ngày 1.8, tờ South China Morning Post đưa tin Trung Quốc đã thay đổi thuật ngữ trong một quy định hàng hải của nước này. Qua đó, Bắc Kinh định nghĩa lại vùng biển nằm giữa đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa là khu vực hàng hải “gần bờ” thay vì “xa bờ”.

Phân tích động thái này, TS Nagy nhận định đây là cách Trung Quốc củng cố cho các yêu sách chủ quyền mà Bắc Kinh đưa ra ở Biển Đông bằng cách tự đặt ra quyền kiểm soát hành chính cho vùng biển. Bắc Kinh có lẽ đang hướng đến mục tiêu là tự thiết lập một hồ sơ pháp lý để hợp pháp hóa tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.

“Bằng cách thay đổi thuật ngữ như trên, Trung Quốc muốn “vẽ lại” tính pháp lý của vùng biển nhằm có khả năng tiếp cận tối đa, đồng thời hạ thấp bất cứ điều nào trong COC có thể gây bất lợi cho Bắc Kinh. Cho nên, các nước ASEAN cần nhận thức rõ chiêu trò “tằm ăn dâu” của Trung Quốc, để từ đó cùng phối hợp ứng phó nhằm không để COC bị suy yếu sau này”, TS Nagy phân tích.

Bên cạnh đó, Bắc Kinh gần đây cũng đã công bố thành lập 2 cơ quan hành chính cấp quận - huyện để kiểm soát các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

🛑Trung Quốc “tưởng tượng” ra quyền lịch sử ở Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana hôm qua 24.8 khẳng định yêu sách chủ quyền "đường lưỡi bò" của Trung Quốc nuốt trọn gần hết Biển Đông là “bịa đặt”, theo AFP. “Cái gọi là quyền lịch sử đối với những khu vực nằm trong yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc không hề tồn tại, ngoại trừ trong trí tưởng tượng của họ”, AFP dẫn lời ông Lorenzana phát biểu.

Trước đó, ngày 21.8, Philippines gửi công hàm ngoại giao, phản đối lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc “tịch thu bất hợp pháp” các thiết bị đánh bắt cá thả nổi trên biển gần Scarborough hồi tháng 5.
-------------------------

🛑Điều mà nhiều chuyên gia, giới quan sát quốc tế lo ngại đã xảy ra khi ông Đoàn Khiết Long, Đại sứ Trung Quốc tại Hungary, trúng cử thẩm phán của Tòa quốc tế về luật Biển.

Ngày 25.8, Tân Hoa Xã đưa tin ông Đoàn Khiết Long vừa trúng cử trở thành thẩm phán của Tòa quốc tế về Luật Biển (ITLOS).

Trước đó, trong email trả lời, đại diện ITLOS cho biết tòa này có gồm 21 thẩm phán, được bầu chọn từ những ứng viên do các nước tham gia Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) 1982 đề cử. Mỗi quốc gia thành viên UNCLOS 1982 đề cử không quá 2 ứng viên. Theo điều lệ của tòa thì không có 2 thẩm phán trở lên mang cùng quốc tịch của một quốc gia. Cuộc bầu chọn lần này, có 10 ứng viên tham gia, được tiến hành để bổ sung 7 thẩm phán sắp hết nhiệm kỳ vào cuối tháng 9 tới đây.

Đến nay, theo Tân Hoa xã, ông Đoàn là 1 trong số 6 người đã trúng cử, và 5 người còn lại là David J. Attard (Cộng hòa Malta), Ida Caracciolo (Ý), Maria Teresa Infante Caffi (Chile), Maurice Kengne Kamga (Cameroon) và Markiyan Kulyk (Ukraine). Một ghế còn khuyết dự kiến được bầu chọn trong hôm nay (25.8).

Như vậy, liên tục từ năm 1996 đến nay, Trung Quốc luôn có đại diện trong số thẩm phán của ITLOS gồm Triệu Liên Hải (1996 - 2000), Từ Quang Kiếm (2001 - 2007) và Cao Chi Quốc (2008 - 2020).

Trước khi cuộc bầu chọn diễn ra, một số chuyên gia từng cho rằng cần xem xét việc Bắc Kinh không tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế ở The Hague (PCA) năm 2016 về việc bác bỏ tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” trên Biển Đông. Bởi thật đáng thất vọng khi một quốc gia không tuân thủ phán quyết dựa trên UNCLOS 1982 lại có đại diện.

Trả lời, GS Andrew Serdy (chuyên ngành công pháp quốc tế, Đại học Southampton, Anh) chỉ ra: “Rõ ràng Trung Quốc không có ý định tuân thủ phán quyết do Tòa trọng tài thường trực ở The Hague (PCA) đưa ra vào năm 2016. Tuy nhiên, dù không có cách nào để ép buộc Trung Quốc phải tuân thủ, nhưng cách hành xử của nước này có thể khiến Bắc Kinh chịu tổn thất về mặt chính trị. Một tổn thất chính trị có thể được thể hiện nếu số phiếu dành cho ứng viên Trung Quốc sẽ thấp đi”. Nhưng đáng tiếc là những người tham gia bầu chọn đã không thể hiện điều đó.

Liên quan cuộc bầu chọn này, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ David R. Stilwell hồi tháng 7 đã thúc giục các nước không bỏ phiếu cho ứng viên họ Đoàn.

Ngoài ra, trước cuộc bầu chọn, GS Alexander Proelss, Chủ tịch về luật Biển quốc tế và luật Môi trường quốc tế thuộc Trường Luật của Đại học Hamburg (Đức), cho rằng: “ITLOS phải và sẽ thực thi quyền lực của mình một cách vô tư.

Đây là điều kiện mà mỗi thẩm phán phải tuân thủ. Để đảm bảo tính chí công vô tư, luật của ITLOS quy định những hoạt động mà thẩm phán không được phép làm (điều 7) và lập ra những điều kiện liên quan đến sự tham gia của mỗi thành viên vào một vụ cụ thể (điều 8). Trong khi mỗi thẩm phán dĩ nhiên sẽ tìm cách thuyết phục các thành viên khác trong hội đồng về lập trường luật pháp của mình, không thể có chuyện một vị thẩm phán lại có thể, trong một hội đồng hòa giải tranh chấp gồm 21 thành viên, áp đặt quan điểm của riêng mình lên các thành viên khác”.

Tuy nhiên, ông cũng nói thêm: “Mỗi thẩm phán được tự do đưa vào ý kiến riêng hoặc bất đồng với các thẩm phán và quyết định, và qua đó có thể cố gắng gây ảnh hưởng lên việc phát triển luật quốc tế trong trường hợp có liên quan”. Đây chính là một thực tế đáng ngại khi đại diện Trung Quốc trở thành thẩm phán của ITLOS
.

nhà báo Hoàng Nguyên Vũ. 
> https://thanhnien.vn/the-gioi/khi-dai-dien-trung-quoc-trung-cu-tham-phan-toa-luat-bien-quoc-te-1270330.htm

MẸ.

Mẹ không biết họp chi bộ
Mẹ không biết họp giao ban
Mẹ không biết bỏ phiếu kín
Mẹ không biết cử ai bầu ai?
-------------------------------------------------------------

Ước gì đổi được: Mẹ Việt nam Anh hùng
Lấy giây phút gặp con....

Mẹ chỉ biết gói quần áo
Lặng lẽ dẫn con ra sau hè
Động viên con đi cùng các anh các chú
Gọi tắt là theo Cách mạng

Mẹ không biết đấu tranh chống tiêu cực
Bởi ai cũng tích cực đánh giặc giữ làng
Mẹ không biết lợi ích nhóm nhóm lợi ích là gì?
Bởi ai cũng là đồng bào đồng chí

Mẹ không biết làm đơn xin hộ nghèo hộ cận nghèo
Bởi giàu nghèo do số phận an bài
Mẹ không biết làm đơn xin nhà công vụ
Bởi ở quê mẹ đã có nhà rồi

Mẹ không được chọn theo Đoàn chính phủ
Ra nước ngoài tham quan học tập
Mẹ ở nhà cày sâu cuốc bẫm
Nghe con gà cục tác con dế râm ran

Mẹ tuyệt đối không nghe thế lực thù địch xúi dục
Chống phá Nhà nước hãm hại Nhân dân
Mẹ chỉ chờ con về
Hỏi u ăn cơm chưa?

Mẹ chỉ đợi chồng về
Hỏi mình có khỏe không?
Mà đợi hoài mẹ chẳng thấy ai
Ngoài chiếc ba lô lủng lẳng gió đùa

Sài Gòn, 8.2020
thơ: BinhdiaMoc.

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2020

ĐỒNG CHÍ... ta. Đồng chí... ĐỊCH

(Bài này tôi in lần đầu trên Quechoa.com, một trang thông tin cá nhân uy tín và có lượt truy cập rất lớn, trước khi chủ trang, nhà văn nổi tiếng Nguyễn Quang Lập, một nhân sỹ yêu nước nồng nhiệt, bị bắt và Quechoa.com bị buộc phải đóng cửa. Sau đó nó được in lại trong cuốn SỐNG VỚI TRUNG QUỐC, do nhóm người yêu sách làm thủ công ngoài luồng, với nhiều phiên bản. Nhân dịp 20 năm Hiệp định phân định biên giới Việt-Trung, tôi đăng lại như một lời nhắc riêng bản thân mình)

Fb Lão Tạ
_______________________________________
Chỉ cần điểm qua cách xưng hô cũng thấy hiện lên một phần lịch sử quan hệ vừa bi vừa hài giữa Việt Nam và Trung Quốc, mà can dự rõ nhất là danh từ đồng chí.

Tình đồng chí giữa lãnh đạo hai nước đạt độ nồng ấm nhất vào những năm sáu mươi của thế kỷ hai mươi. Khi đó, mặc dù gần trăm triệu người dân Trung Quốc chết hoặc trước sau cũng chết bởi cuộc Đại cách mạng văn hóa, thì nó vẫn không ngăn được Tố Hữu, vì tình đồng chí, viết: “Trung Quốc đó bàn tay nào huyền diệu/ Đã nắn lại cả dung nhan dáng điệu/Mặt đồng khô xóa sạch những bờ ngăn/ Như mặt người tươi dãn những đường nhăn”.
Thân tình đến nỗi, trẻ con Việt Nam cũng gọi ông Mao là “Bác”. Đây là giai đoạn Trung Quốc muốn Việt Nam đánh Mỹ đến người cuối cùng, vì thế họ sẵn sàng là “hậu phương bao la của Việt Nam” như lời ông Mao! Nhưng hóa ra từ khi ấy, khi là đồng chí thắm thiết của nhau, khi “cùng chí hướng” giải phóng nhân loại, xóa bỏ biên giới, xây dựng thế giới đại đồng, “Bác Mao” đã chuẩn bị kỹ càng để chiếm đoạt biển đảo của “con cháu Bác” ở bên Việt Nam. Cú lừa để có cái Công hàm 1958 đầy bi hài là một bằng chứng.

Năm 1974, Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, lúc ấy do chính phủ Việt Nam cộng hòa kiểm soát. Chính Mao Trạch Đông ra lệnh. Vì là đồng chí nên Miền Bắc bắt buộc phải im lặng, như là chẳng liên quan gì đến mình, như là việc của hai quốc gia láng giềng. Dân chúng miền Bắc không hề có bất cứ thông tin gì, không hề có cảm xúc vì vậy họ không có chút cảm giác nào về chuyện mất mát lãnh thổ. Hoặc nếu một bộ phận hiếm hoi nào đó biết, thì lại thấy như đó là điều may mắn, vì kẻ thù (Việt Nam cộng hòa mà miền Bắc gọi là Ngụy quyền), mất đi một vị trí chiến lược có thể thọc vào sườn hậu phương xã hội chủ nghĩa! Danh từ đồng chí cho phép xác định Trung Quốc là bạn, còn người anh em ruột thịt phía Nam bị mặc nhiên coi là thù! Liệu có biến cố nào bi hài và thê thảm hơn trong lịch sử của người Việt?
Điều gì phải đến sẽ đến, mọi thứ nham hiểm của Trung Quốc nấp sau danh từ đồng chí cuối cùng cũng lộ mặt. Hơn 50 ngàn “con cháu bác Mao” (số ước tính của Hoa Kỳ) ở cả hai bên bị chết trong cuộc tắm máu nhau dọc 6 tỉnh biên giới, trong đó cứ một người rưỡi Tầu đổi một mạng An Nam. Năm 1979 Hà Nội ra sách trắng về quan hệ Việt-Trung, tố cáo Trung Quốc phản bội, chơi đểu, lợi dụng Việt Nam khó khăn để mưu thôn tính từ từ. Thế là chẳng có anh em con cháu gì nữa, chỉ đích danh “bè lũ phản động Mao” là những kẻ chủ mưu ăn thịt người Việt, sau khi đã no thịt người Hán. Trong Hiến pháp Việt Nam năm 1980 thậm chí còn ghi rõ Trung Quốc là kẻ thù trực tiếp, lâu dài, nguy hiểm. Những nhà lãnh đạo Bắc Kinh đương nhiên là những kẻ xâm lược. Có bài báo công khai gọi đám con cháu của Tần Thủy Hoàng là “những con chó Trung Nam Hải”, còn Đặng Tiểu Bình thì là “thằng lùn cao bồi”. Chế Lan Viên, tác giả của câu thơ nôm na nổi tiếng “Bác Mao không ở đâu xa/ Bác Hồ ta đó chính là bác Mao” thì lúc ấy có hẳn cả một bài thơ “Vịnh thằng lùn”, viết chế nhạo về “thằng cao bồi” Đặng Tiểu Bình, khá dài, theo thể tự do, trong đó có câu, đại ý: Thằng lùn mặc quần bò/ Thằng lùn thích súc-cù-là…(Có lẽ vì lịch lãm nên nhà thơ không nỡ bảo thằng lùn thích cứt Mỹ nữa thôi!). Bài thơ này, nếu tôi nhớ không lầm thì in trong tập “Hoa trên đá” vào đầu những năm tám mươi. Nhưng không chỉ Chế Lan Viên- chỉ là nghệ sĩ, vốn nhạy cảm với thời tiết chính trị- mà trong vô số phát biểu của các chính trị gia chuyên nghiệp lúc ấy cũng không ngần ngại gọi các đồng chí thắm thiết một thời ở Bắc Kinh là lũ phản động quốc tế, bọn Đại Hán, những tên lính gác cho bọn tư bản….

Năm 1985, khi đó tôi đang đóng quân ở thị xã Lào Cai bị cả Trung Quốc và quân ta phá tan tành , vẫn còn thấy sáng nào hai bên cũng chĩa loa vào nhau qua sông Hồng, một bên réo Tập đoàn phản động Mao-Đặng, gán cho đủ thứ tội, một bên át đi bằng loa công suất lớn gấp bội, ồm ồm chỉ đích danh “bè lũ Lê Duẩn” kèm theo hàng chục kết án. Chúng tôi được chỉ huy chính trị quán triệt nhất nhất phải gọi Trung Quốc là bọn bành trướng Bắc Kinh. Trong 10 bài hát mà mỗi quân nhân đều phải thuộc hồi ấy, gọi là 10 bài hát điều lệnh, có bài Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới của nhạc sĩ Phạm Tuyên, trong đó có câu: “Quân xâm lược bành trướng dã man”. Ngày nào trước mỗi cuộc tụ tập, liên hoan, tất cả lại đồng loạt gào lên: “Quân xâm lược bành trướng dã man”.
Danh từ “đồng chí” biến mất khỏi mọi văn bản của Việt Nam, khỏi ngôn ngữ đời sống xã hội, chính trị, văn hóa… khi gắn với Trung Quốc. Ai dám cả gan dùng nó để xưng hô với Trung Quốc thì đích thị đó là kẻ vô loài, kẻ thiếu tư duy chính trị tối thiểu, kẻ có dã tâm bán nước theo chân Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống và đã kịp có thêm tên Hoàng Văn Hoan vào danh sách... Không ai lại “cùng chí hướng” với kẻ thù truyền kiếp! Kẻ nào dám đọc to bài thơ của Tố Hữu ca ngợi Trung Quốc, kẻ đó là tội đồ dân tộc!

Tình trạng đó kéo dài cho mãi đến sau năm 1990, mà rồi lịch sử sẽ hé lộ và vì thế mà chúng ta biết có cuộc gặp Thành Đô. Các nhà lãnh đạo Việt Nam, những người rõ ràng là rất lép vế trong hội nghị đó, có thể sẽ còn bị lịch sử chế giễu vì mất cảnh giác, khờ khạo, kém cỏi… nhưng tôi tin là tội của họ-nếu có-còn vì chút gì đó giống như sự “trong sáng” nữa. Họ thật tâm tin lời Trung Quốc. Rằng, sau sự sụp đổ thê thảm của Liên Xô, chủ nghĩa xã hội đang tan rã như băng gặp mặt trời và chỉ có thể được bảo vệ bởi Trung Quốc. Dù Trung Quốc là gã láng giềng hay chơi bẩn, thâm độc và ác hiểm, nhưng lại khả dĩ là nơi cố thủ an toàn cho giáo lý Mác. Vì, như ông Nguyễn Đức Bình, nhà lý luận hàng đầu của Đảng khẳng định: “Nếu thời đại hiện nay không còn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới nữa, thì đất nước Việt Nam chúng ta, Đảng Cộng sản Việt Nam từ nay sẽ đi theo con đường nào?”. (Một diễn đạt hoa hòe hoa sói của từ sẽ chết). Tức là số phận dân tộc đã bị đóng đinh câu rút, phải đi qua duy nhất một con đường hầm tên là “quá độ lên CNXH”, mà một đầu là thần chết! Không có lối thứ hai! Nguy cấp thế kia mà. Dọa nhau thế ai chả sợ, nhất là những người quen đánh nhau hơn là đọc sách!
Vâng, hoặc quá độ lên CNXH bắt buộc phải nối lại tình đồng chí với Trung Quốc, hoặc chết! Các vị hãy chọn đi. Thông điệp của nhà lý luận số một rất rõ ràng. Những nước khác, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singopore có cả ngàn lối đến tương lai, cũng kệ họ, không kẻ nào được phép ngó nghiêng. Nếu có trách thì chỉ có thể là: Ai bảo sinh ra là người Việt?

Ông Nguyễn Đức Bình và những người chủ trương như ông chỉ quên (hoặc cố tình không biết) một điều: các đồng chí Trung Quốc của họ chưa bao giờ coi Chủ nghĩa xã hội là thứ gì quan trọng. Chúng ta hãy đọc lời giáo huấn đầy tính mỉa mai sau đây của Mao về giáo lý Mác mà các đồng chí Việt Nam của ông ta thành kính tôn thờ: “Sở dĩ chúng ta nghiên cứu thuyết Các-mác không phải vì luận điệu tốt đẹp của nó, cũng không phải vì nó đựng một phép thần diệu để trừ ma diệt quỉ. Nó không đẹp, nó cũng không thần diệu. Nó chỉ ích lợi . Có nhiều người cho nó là thần dược trừ bách bệnh. Chính những người này đã xem thuyết Các-mác là một giáo lý. Phải nói cho bọn họ hiểu rằng giáo lý họ tôn thờ không có ích lợi bằng phân bón. Phân bón còn làm giàu ruộng đất, giáo lý không làm được việc đó.”
(Dẫn theo cuốn Chính đề Việt Nam)
Hội nghị Thành Đô, cùng với những thỏa thuận ngầm vẫn còn trong vòng bí mật khiến tiếp tục gây đồn đoán, đã đưa danh từ đồng chí trở lại trong quan hệ hai nước, tạo ra một giai đoạn hòa bình tương đối không thể nói là không quan trọng cho Việt Nam, nhưng về cơ bản nó gây nên những thay đổi âm thầm số phận người Việt theo hướng tiêu cực là chính. Vì là đồng chí nên mọi việc lớn bé Việt Nam đều phải tham vấn Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo Hà Nội tự nguyện làm “đồ đệ” của họ, chấp nhận phụ thuộc toàn diện. (Như tiết lộ mới đây của cụ Nguyễn Trọng Vĩnh về sự can thiệp của Trung Quốc vào vấn đề nội bộ không chỉ của Việt Nam, mà của bất cứ quốc gia nào, là vấn đề chọn nhân sự lãnh đạo đất nước). Trung Quốc âm thầm và ráo riết chuẩn bị mọi mặt để chiếm biển Đông nhưng lấy tình đồng chí làm vật che mắt Việt Nam. Vì tình đồng chí Việt Nam không dám công khai vạch tội Trung Quốc ăn hiếp ngư dân Việt, luôn phải gọi chệch đi. Tầu Trung Quốc rành rành nhưng phải gọi là “tầu lạ”. Suốt bao nhiêu năm Việt Nam không dám chọn bạn tốt để chơi (bất cứ quốc gia nào cũng tốt với Việt Nam hơn Trung Quốc), dù biết là có lợi lâu dài cho đất nước, chỉ đơn giản vì những người bạn ấy đều không cùng hội cùng thuyền với Trung Quốc, việc quan hệ với họ sẽ làm Trung Quốc phật ý. Ở trong nước, bất cứ ai nhắc đến dã tâm của Trung Quốc cũng bị coi là làm ảnh hưởng đại cục, phá quấy an ninh! Nhiều người chỉ vì lòng yêu nước mà gặp họa lớn? Trung Quốc tận dụng triệt để cái hàm thiếc đồng chí để kìm hãm Việt Nam, cả trong đối ngoại lẫn đối nội. Chưa bao giờ danh từ đồng chí mang lại nhiều lợi lộc cho Trung Quốc như giai đoạn hai chục năm vừa qua.
Tất nhiên người thiệt hại to lớn là Việt Nam.

Viết đến đây tôi bỗng muốn dừng lại để tìm về nguồn gốc của danh từ đồng chí. Nó là bùa chú gì mà giam hãm Việt Nam trong vòng cương tỏa của Trung Quốc đơn giản và nghiệt ngã đến thế, bi hài đến thế khiến số phận dân tộc cứ vật vã tơi bời bởi họ lâu đến thế và liệu nó còn tự tung tự tác đến bao giờ?

Hầu như mọi ngôn ngữ lớn đều có từ đồng chí, dùng như một đại từ, một định ngữ và chắc chắn lúc khởi thủy nó không mang mầu sắc chính trị. Nó đã được dùng tại Trung Quốc từ hàng ngàn năm, trước khi xuất hiện những người theo chủ nghĩa cộng sản. Trong những bang hội, những tổ chức xã hội đen có tổ chức, những băng nhóm chính trị hoạt động ngoài vòng pháp luật như Hội tam hoàng ở phương Đông, tổ chức 3K chuyên giết người tàn bạo ở Mỹ vì phân biệt chủng tộc, các thành viên của những hội ấy đều coi nhau là đồng chí. Đảng Quốc Xã của Hitler, kết hợp hoàn hảo giữa chủ nghĩa dân tộc cực đoan và Chủ nghĩa xã hội cũng xưng với nhau là đồng chí. Tình đồng chí sâu đậm nhất có lẽ thuộc về các thành viên của đảng Cộng sản Cam-pu-chia, với lãnh tụ là Pôn-pốt. Cùng một mục tiêu đi ăn cướp cũng là đồng chí. Chỉ đơn giản vì nó là cùng chí hướng, một khái niệm thuần túy ngôn ngữ. Nó chẳng hề có xuất thân danh giá như nhiều người vẫn tưởng và như vẫn tuyên truyền. Về sau nó được chính trị hóa và trở thành lối xưng hô riêng kiểu độc quyền của những người cộng sản, dùng như một đại danh từ, hoặc trong một số ngữ cảnh biến nó thành tính từ và như để tạo ra sự khác biệt về ý thức hệ trong giao tiếp với phần lớn thế giới còn lại. Nó giống như sự phân biệt giữa Quân chủ và Cộng hòa, giữa Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa…
Sau sự kiện giàn khoan HD-981, số phận của từ đồng chí trong văn hóa giao tiếp chính trị giữa Việt Nam với Trung Quốc lại một lần nữa trở nên mong manh và bi hài hơn bao giờ hết. Các báo của nhà nước đều dùng từ ông, ngài để gọi các lãnh đạo Trung Quốc. Lần đầu tiên sau hơn 20 năm, Đài truyền hình Việt Nam không dùng từ đồng chí trước tên Dương Khiết Trì khi đưa tin ông này sang Hà Nội. Bởi vì chính Trung Quốc đã làm cho từ đồng chí trở nên rất sống sượng. Chả lẽ qua ngần ấy biến cố, lộ rõ bộ mặt đểu cáng, dã tâm độc ác của Trung Quốc, lại vẫn là đồng chí (cùng chí hướng) của nhau thì thật lố bịch và ngu xuẩn? Cả trăm triệu người dân Việt đầy lòng tự trọng “quyết không đổi chủ quyền thiêng liêng lấy thứ hữu nghị viển vông” chắc chắn sẽ cảm thấy bị làm nhục và nổi giận. Xác đồng bào của họ vẫn còn bập bềnh trên biển Đông bởi súng đạn Trung Quốc. Chẳng ai chấp nhận cùng chí hướng với kẻ cướp đất nước của mình, giết anh em, đồng bào, người thân của mình, ngoại trừ phải gọi rõ ra là ĐỒNG CHÍ ĐỊCH!

Thực tế lịch sử quan hệ hai quốc gia suốt hàng ngàn năm qua (ít nhất là đến trước năm 1949) cho thấy chưa bao giờ người Việt cùng chí hướng với người Hán. Đơn giản vì lợi ích của Trung Quốc luôn đi kèm với việc thôn tính hoặc gặm nhấm Việt Nam. Hòa hiếu là điều kiện sống còn để tồn tại và phát triển. Nhưng Việt Nam muốn có hòa hiếu thực sự với Trung Quốc thì phải hoàn toàn độc lập với họ. Mà muốn vậy thì dân tộc phải là lợi ích cao nhất của mọi tính toán chính trị, được thể hiện trong chiến lược quốc gia tầm nhìn hàng trăm năm, là sản phẩm của tầng lớp trí thức tinh hoa hoàn toàn tự do và trong sạch, chứ không thể bị bó hẹp trong ý thức hệ của thiểu số và vốn chỉ là thứ nhất thời.

Không có cách nào khác.
Mọi ảo tưởng về sự mật thiết dựa trên tương đồng ý thức hệ hoặc sự gắn bó mang tính đảng phái, rốt cuộc chỉ là cách NGƯỜI VIỆT tự sát từ từ theo kịch bản của TRUNG QUỐC.