Translate

Thứ Năm, 27 tháng 1, 2022

NẾU VTV TỬ TẾ THÌ BIẾT XIN LỖI TÔI

 

Mạc Van Trang 



.
Năm 2021, ít nhất VTV đã 3 lần nêu đích danh, đưa cả bài viết lẫn hình ảnh tôi lên VTV để “đấu tố" trước bàn dân thiên hạ, theo đúng nghĩa đen. Cả 3 vấn đề họ đưa ra đấu tố thì tôi đều viết đúng, còn họ đều sai và tự “vả vào mồm mình"!
Thực ra có rất nhiều người góp ý với Chính phủ về chống dịch covid- 19, như BS Nguyễn Văn Tuấn, BS Lương Trường Sơn v. v… Bác sĩ Lương Trường Sơn hay chia sẻ bài viết với tôi, nhưng tôi không biết về chuyên môn y tế, nên chỉ góp ý ở góc độ TÂM LÝ - XÃ HỘI. Có lẽ VTV thấy tôi viết nhiều về những vấn đề “nhạy cảm”, nên lôi ra “đánh dằn mặt" và nói cạnh khoé những người khác. Nhìn lại càng thấy VTV không chỉ sai mà “hỗn" quá!
1. “Đấu tố” vì góp ý chống dịch ở Sài Gòn
VTV1 trong chương trình “Đối diện" (tôi xem qua rồi cũng chẳng ghi nhớ làm gì!) đã “đấu tố" chuyện tôi viết “không thể “chống dịch như chống giặc, truy cùng diệt tận” con covid được, mà “phải sống chung với dịch"; Không thể “ngăn sông, cấm chợ, mỗi phường xã một pháo đài" như “tiêu thổ kháng chiến" được! Xã hội như một cơ thể sống, trong đó các hệ thống đều phải được vận hành, chỉ cần ách tắc một hệ thống là gây rối nhiễu cơ thể; Việt Nam kháng chiến thành công chính là không để hệ thống xã hội ách tắc, đó cũng là bài học…; Tuyên truyền chống dịch đừng làm nhân dân hoảng loạn, vì yếu tố tâm lý, bình tĩnh, tự chủ, tự tin của người dân rất quan trọng… Đặc biệt là góp ý, không thể “thần tốc xét nghiệm toàn thành phố được"; “Không nên bắt F1 đi tập trung cách ly, vì rất nguy hiểm"; “Nên hướng dẫn F0 điều trị tại nhà là chính"... Và bản thân tôi khi bị F0 đã kiên quyết không chấp nhận việc Y tế và công an bắt đi tập trung, mà điều trị tại nhà, vẫn thường xuyên liên hệ với y tế…
Điều trớ trêu là sau khi VTV “đấu tố" tôi có luận điệu “phản động": “ông thích sống chung với dịch thì ông cứ sống chung; ông đừng có ngồi nhà nói lảm nhảm, cản trở quyết tâm “chống dịch như chống giặc" của Đảng, Chính phủ và toàn dân ta”, thì nửa tháng sau, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói “Phải sống chung lâu dài với dịch bệnh, không thể khống chế tuyệt đối được"...
Những bài tôi viết trên Facebook, có liên quan việc VTV “đấu tố", như:
15/7/2021: “Xin đừng hốt hoảng” (đừng tuyên truyền phóng đại làm dân hốt hoảng, sợ hãi…);
24/7: “Góp ý với Anh Chính” (Thủ tướng không cần chạy đôn chạy đáo, áo đẫm mồ hôi như vậy, cần một bộ tham mưu giỏi, ngồi hoạch định chiến lược, giải pháp… như Đại tướng Võ Nguyên Giáp có cần ra chiến hào Điện Biên Phủ đâu…);
⅜: “Thư ngỏ gửi lãnh đạo TP Hồ Chí Minh" góp ý về mua vaccine cho dân…;
9/8: “Như tiêu thổ kháng chiến" (Nói về chống dịch “quá tả", ngăn sông cấm chợ, rào chắn khắp nơi…;
22/8: “Không có dân cứu nhau thì sẽ ra sao?” (Nói về dân Sài Gòn làm thiện nguyện cứu nhau, chứ trông vào hệ thống cứu trợ của Nhà nước thì rất nguy…);
31/8: “Bộ đội và Dân qua một thử nghiệm" (Nói về đưa bộ đội đi chợ giúp dân, thật bi hài);
4/9: “Tại sao Sài Gòn"? (Vì sao Sài Gòn “bung", “toang" vì covid-19);
30/9: “Thấy gì qua vụ cưỡng chế test covid"? (Phê phán hành động bất nhân, vô pháp của chính quyền cơ sở trong chống dịch"; …
Những bài viết trên đều phản ánh thực tế chân thành, phê phán nhẹ nhàng, ôn hoà, góp ý có trách nhiệm… Nhưng VTV lại cố tình moi móc, bóp méo để bôi nhọ.
2. “Đấu tố” vì góp ý với Hà Nội chống dịch
Hồi tháng 7 tháng 8/2021 Sài Gòn đang vô cùng bối rối, thì Hà Nội vẫn tự hào lắm. Trước đó ông Chủ tịch Hà Nội từng phát biểu rất lạc quan, hài hước: “Hà Nội mà bung, mà toang, hứa với các đồng chí tôi chịu trách nhiệm, mà chả hứa tôi cũng chịu trách nhiệm. Anh em mình cứ thế mà chơi thôi, hì hì”…! (Clip này rất hài hước, xem rất vui). Cuối tháng 7/2021, khi Hà Nội mới có vài chục ca FO thì chống dịch “như chống giặc", duy ý chí, làm loạn xạ… Từ kinh nghiệm của Sài Gòn, tôi có viết 2 bài phê phán, góp ý:
- Ngày 1/8/2021: tôi đăng bài “Góp ý với Hà Nội về chống dịch" trong đó nói từ kinh nghiệm của Sài Gòn, Hà Nội mới có vài chục F0 thì bao vậy, dập dịch được, nhưng phải tính trước, nếu một ngày hàng 1000 ca F0 thì xử lý ra sao? Phải để F1 cách ly tại nhà, F0 điều trị tại nhà là chính… Phải có một nhóm chuyên gia giỏi đề ra chiến lược chống dịch một cách khoa học, chứ không thể để các cán bộ phường làm tum lum như hiện nay được!...
- Ngày 1/9: có bài “Phải chăng không biết hình dung trước"! Bài này có nhắc đến câu của K. Marx, đại ý: bằng việc xây dựng những ngăn tổ sáp của mình, con ong còn làm cho một số nhà kiến trúc phải hổ thẹn. Nhưng điều ngay từ đầu phân biệt nhà kiến trúc tồi nhất với con ong giỏi nhất là trước khi xây dựng những ngăn tổ ong bằng sáp, nhà kiến trúc đã xây dựng chúng ở trong đầu óc của mình rồi. Từ đó phê phán lãnh đạo Hà Nội không biết hình dung trước, nên phát ngôn và ra những quyết định rất cảm tính, ấu trĩ, không biết “hình dung trước", những quyết định đó sẽ dẫn đến hậu quả ra sao, nên cứ: Quyết định =>Sai => Sửa =>Sai => Sửa…
Thế là VTV lại lôi ra “đấu tố": Ông nghiên cứu tâm lý- giáo dục, biết gì về chống dịch mà dám phê phán, góp ý. Tốt nhất ông im đi, đừng có gõ bàn phím mà gây rối xã hội. Ông già rồi, đừng nói nhảm hoà vào luận điệu của thế lực thù địch nữa, hãy để yên cho chính quyền và nhân dân chống dịch…
Mấy tháng nay thì Hà Nội "bung", "toang" thật rồi, mà những điều tôi hình dung trước cho Hà Nội thì đúng như vậy.
3. “Đấu tố" vì khuyên giáo viên chớ biến mình thành dư luận viên.
Chuyện một số địa phương bắt giáo viên làm dư luận viên là có thật. Nhà giáo Thái Hạo đã đăng một bài, nói về chuyện mấy giáo viên kể với ông là họ rất mệt mỏi, vì tối nào cũng phải thực hiện nhiệm vụ DLV, đánh phá một số bài nào đó trên mạng, đến 10 -11 giờ đêm mới xong… Tôi đã chia sẻ bài viết đó, và lên án việc làm nguy hại này. Sau đó bài viết này cả trên FB của THái Hạo và của tôi đều bị xoá, không đọc được nữa.
Nhân 20/11/2021, ngày Nhà giáo Việt Nam, tôi viết một dòng chữ lớn trên FB: “Hậu 20/11, khuyên các Giáo viên: chớ có làm dư luận viên, vì Nhà giáo phải dạy học sinh SỰ THẬT, TÌM TÒI CHÂN LÝ”...
Chỉ có thế thôi, nhưng VTV 24h cũng đem “đấu tố", gạch chéo dòng chữ trên và đưa hình tôi kèm theo. (Bạn gửi cho clip này, tôi xem rồi bỏ qua, nay tìm lại thì clip này trên mạng đã bị xoá). “Đấu tố” với lý lẽ: Đừng âm mưu xuyên tạc, bôi nhọ các giáo viên; giáo viên luôn là những chiến sĩ trên mặt trận văn hoá, giáo dục, tuyên truyền đường lối đúng đắn của Đảng… Chỉ có thế lực thù địch phản động chống phá Nhà nước mới xuyên tạc những chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước…
Nay tôi xin nhắc lại: người giáo viên có nhân cách nhà giáo chân chính không được biến mình thành dư luận viên, vì dư luận viên thường giấu mặt, toàn chửi bậy, nói tục, đánh phá bất kỳ ai viết trái ý đảng, chính quyền. Ngay một bà mẹ học sinh đăng tin, nhà trường bắt học sinh đóng các khoản tiền quá nhiều, quá đáng… cũng lập tức bị đe doạ, đánh phá… Một giáo viên tối hôm trước đi làm chuyện xấu xa, dối trá, sáng hôm sau lên lớp dạy học sinh Chân, Thiện, Mỹ sao được!
TÓM LẠI, tôi nêu trường hợp của bản thân để thấy báo chí nói chung và VTV nói riêng, rất nhiều lầm lỗi trong việc phê phán nặng nề những người dám lên tiếng phản biện xã hội; những phản biện đó phần nhiều là đúng đắn, ích lợi cho nhà nước, cho xã hội, nếu biết khiêm tốn, chân thành lắng nghe.
Hãy chấm dứt kiểu “đấu tố" to mồm, nói lấy được của truyền thông độc tài! Hãy “để dân mở miệng ra" tiến tới một xã hội có Tự do ngôn luận, Tự do báo chí thì xã hội mới phát triển lành mạnh được.
24/1/2022
MVT

Thứ Ba, 25 tháng 1, 2022

Thầy Thích Nhất Hạnh- Nhà sư ngoài quốc doanh

 Phan Thế Hải



Tôi chưa một lần gặp thiền sư Thích Nhất Hạnh, nhưng tên tuổi của ông thì không thể không biết. Với hệ thống phật giáo VN, từ khi được quốc doanh hóa, hệ thống ấy chứa đựng nhiều chuyện chẳng hay ho gì. Có chuyện đã được phơi lên mặt báo, có chuyện công chúng chứng kiến nhưng không tiện phổ cập.
Chuyện về giới tu hành tôi đã viết trong bài “Bần tăng hay phú Tăng”. (Bà con quan tâm xin đọc phần dẫn ở cuối bài này để tham khảo.)
Năm 2007, có dịp vào Lâm Đồng, về thăm vợ chồng cô em gái ở Bảo Lộc, theo thói quen tôi đánh xe lượn một vòng tham quan thành phố cao nguyên này. Chạy từ trung tâm Tp Bảo Lộc vào khu du lịch Damb’ri, chợt thấy biển đề “Tu viện Bát Nhã” tôi dừng xe bên ngoài, tản bộ vào vãn cảnh chùa. Thật hiếm có một nơi nào cảnh quan thanh tịnh, thoáng đãng, se lạnh như một thành phố châu Âu. Hỏi thăm một tu sinh ở đây được biết, tu viện Bát Nhã có diện tích khoảng 30 hecta, được thành lập năm 1995 bởi thượng tọa Thích Đức Nghi, Viện chủ Tu viện.
Tu viện nằm trên một ngọn đồi, xa lánh làng mạc thị thành, không khí trong lành tươi mát nhưng không quá trở ngại giao thông để việc cung cấp lương thực cho thiền sinh được dễ dàng.
Hồi đó, tu viện có khoảng mấy trăm tu sinh được tuyển dụng rất kỹ từ mọi miền về đây. Hàng ngày các tu sinh phải thức dậy từ 4h sáng tụng kinh niệm Phật, ngồi thiền. Khi chúng tôi đến, chương trình tu tập buổi sáng vừa xong nhưng vẫn còn một số tu sinh chưa về phòng mà vẫn còn ở lại thiền đường trao đổi về giáo lý. Lần đầu tiên chúng tôi có cuộc trao đổi khá cởi mở với các tu sinh để tìm hiểu sâu hơn về Phật pháp và quy trình đào tạo các nhà tu hành ở Tu viện Bát Nhã.
Theo đó, tháng 2/2005, thượng tọa Thích Đức Nghi đã đồng ý cho Thiền sư Thích Nhất Hạnh và tăng thân Làng Mai xây dựng Bát Nhã thành một trung tâm tu học theo pháp môn Làng Mai tại Việt Nam. Những tu sinh đồ đệ của Thích Nhất Hạnh đã chi ra cả triệu đô la Mỹ để mua đất và mở rộng khu tu viện, nâng cấp thiền đường, khuôn viên tu tập…
Hòa thượng Thích Đức Nghi đã mời và bảo lãnh các nhà sư đã từng tu tại Làng Mai, trong đó có các vị gốc Việt mang quốc tịch nước ngoài về tu viện Bát Nhã để chia sẻ pháp môn và đào tạo các vị xuất gia trẻ tu học theo mô thức Làng Mai. Hòa thượng Thích Đức Nghi cũng đề cử một đệ tử là thầy Thích Đồng Hạnh làm phụ tá để sinh hoạt và tu học chung với tăng thân và để giúp về việc hành chính.
Trong vòng chưa đầy một năm, số lượng người trẻ về xuất gia và tập sự tu học tại Tu viện Bát Nhã đã lên đến hơn 300 người. Việc tuyển sinh được thực hiện nghiêm ngặt, hầu hết là những người trẻ tuổi tốt nghiệp đại học chính quy, có người có bằng thạc sỹ, tiến sỹ tình nguyện lựa chọn con đường tu tập của nhà Phật. Thượng tọa Thích Đức Nghi có ý định xây dựng Bát Nhã thành nơi tu học cho cả ngàn tăng ni…
Không chỉ dành thời gian cả buổi sáng đi vòng quanh tu viện, chúng tôi còn trực tiếp trò chuyện với các tu sinh và cảm nhận được đây thực sự là nơi tu tập nghiêm túc, khắt khe. Chứng kiến buổi thiền của các tu sinh trẻ tuổi với sự giám sát của vị quản chúng tăng. Theo đó, thiền không chỉ hướng tới mục đích giúp tâm trí của tu sinh tĩnh lặng mà còn là hướng đến sự thanh lọc, loại bỏ các phiền não trong tâm trí, những ảnh hưởng tiêu cực xuất phát từ tham – sân – si...
Rời tu viện Bát nhã ở Bảo Lộc tôi bị một ấn tượng mạnh về một trường phái tu tập bài bản nghiêm khắc, thanh tịnh gắn với những bài thuyết pháp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Nhưng rồi không lâu sau đó, qua báo chí tôi được biết việc tu viện Bát Nhã bị tẩy chay vì thế lực thù địch “chống phá, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc”, các tu sinh bị đuổi khỏi tu viện một cách thô bạo! Chuyện gì xẩy ra vậy trời!?
Cố gắng tìm hiểu cội nguồn của sự thật, được biết: Trước đó, thiền sư Thích Nhất Hạnh cho xuất bản lá thư Làng Mai số 31 trong đó có đoạn: "Tại đất nước ta, cách tư duy trong đảng và trong chánh quyền, đường lối kinh tế của đất nước bây giờ đây đâu còn lấy chủ nghĩa Mác Xít làm khuôn vàng thước ngọc nữa. Đảng Cộng sản Việt Nam, có người đã nói, cũng nên đổi tên đi thôi, một cái tên mới như Đảng xã hội, Đảng đổi mới, Đảng dân chủ, Đảng cộng hòa, Đảng tự do, Đảng dân tộc... tên gì cũng được miễn không phải là cái tên cũ. Cái tên Đảng hiện giờ đang là một chướng ngại, gây hiểu lầm và tiếp tục nuôi dưỡng oán hận. Trong Đảng và trong guồng máy chính quyền chắc chắn đã có những vị suy nghĩ như thế mà chưa nói ra được. Có những vị trong Đảng cũng đã nghĩ tới việc thay quốc hiệu. thay vì sử dụng quốc hiệu Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, một cái tên quá dài ta có thể đổi lại là Cộng hoà Việt Nam hay tốt nhất là Việt Nam thôi…"
Theo báo Công an Nhân dân online ra ngày 19/10/2009 thì đây là một trong những đề cập đến các vấn đề chính trị đưa đến đổ vỡ.
Tháng 6/2008, thượng tọa Thích Đức Nghi đổi ý, không bảo lãnh các nhà sư có quốc tịch nước ngoài và không muốn tu viện Bát Nhã tu tập theo pháp môn Làng Mai nữa. Thượng tọa muốn tăng thân tu học theo pháp môn Làng Mai phải rời Bát Nhã.
Ngày 08/08/2008, công an địa phương ra công văn trục xuất 397 tu sinh khỏi tu viện vì họ không còn có sự bảo lãnh cư trú của tu viện. Nhóm tăng ni sinh phái Làng Mai tiếp tục gửi thư kiến nghị đi các nơi nhưng không có kết quả.
Trong ngôn ngữ của Ca xứ ta vẫn thường có câu: Dùng “biện pháp nghiệp vụ” mà không mấy ai hiểu được rằng, đó là những biện pháp gì. Cũng chính vì dùng “biện pháp nghiệp vụ” mà ông Huỳnh Văn Nén, ông Nguyễn Thanh Chấn dẫu không giết người vẫn phải thừa nhận mình giết người và phải tập đi tập lại hàng trăm lần cầm giao đâm vào hình nộm nạn nhân để tái dựng hiện trường để rồi phải nhận án tù chung thân. Cấm cãi!
Thích Đức Nghi là một hòa thượng, hẳn ông phải thấu hiểu giáo lý của Nhà Phật và không phải ngẫu nhiên lại “đổi ý”, đổi trắng thay đen, không bảo lãnh cho các nhà sư có quốc tịch nước ngoài. Đằng sau quyết định đó phải có “biện pháp nghiệp vụ” của ai đó được thực thi.
Thích Nhất Hạnh là một thiền sư, một học giả danh tiếng, ông là một giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội và nhà hoạt động hòa bình người Việt Nam. Danh tiếng của ông được cả thế giới biết đến nhưng ông không được chào đón ở quê nhà chỉ vì ông là nhà sư ngoài quốc doanh.
(23/01/2022)

Dưới đây là bài viết được đề ngày (17/02/2007) tính đến nay đã 15 niên.
Bần tăng hay phú tăng?
.
Sáng mồng một Tết, lượn ra phố thấy vắng lặng lạ thường, cho xe chạy qua cầu Chương Dương, rẽ qua Bồ Đề, bỗng dưng thấy kẹt cứng, cơ man nào là xe, 2 bánh, 4 bánh đủ cả. Chuyện gì thế này, té ra là các tín chủ đi chùa. Nhớ lại Tết năm ngoái có dịp ghé qua chùa Trấn Quốc gần nhà cũng thấy kẹt cứng. Khách thập phương vào chùa cầu tài cầu lộc đông như kiến. Cùng với lễ vật là tiền vàng đặt lên các bát hương, tượng phật…
Tùy theo ví dày hay mỏng, tùy theo lòng thành, người ít người nhiều, ai cũng mở hầu bao. Người nhiều đặt tiền triệu, người ít đặt tiền chục. Nhẩm tính sơ bộ, mỗi người vào chùa đặt lễ dăm ba chục, trăm người đã có dăm ba triệu, ngàn người có dăm ba chục triệu. Vào dịp lễ Tết, cứ đếm bãi xe, đủ biết có bao nhiêu khách tới viếng, theo đó, có chùa không dưới ngàn người. Tháng giêng là tháng lễ hội, các chùa cứ thế tấp nập cho đến hết cả tháng.
Cũng chính từ những đồng tiền lẻ của Phật tử, nhà chùa từ lâu đã trở thành một thỏi nam châm hút tiền từ khách thập phương. Mỗi tháng, các vị sư trụ trì mang cả bao tải tiền đến nhà bank gửi tiết kiệm. Các nhà sư trở thành những khách hàng VIP của các NH bởi, họ là kênh huy động vốn quan trọng với giá rẻ.
Khác với cõi đời trần tục, tiền vào tiền ra được thể hiện trên sổ quỹ, ở các nhà chùa, tiền do các sư sãi thu gom, quản lý. Cũng chính vì thế, thi thoảng có vài tăng ni mua đất, mua nhà, mua xe hơi và cả đi… vũ trường với những bước nhảy sành điệu.
Trước đây, với các nhà tu hành vẫn được biết đến như các “Bần tăng”. Bần là nghèo, Tăng là người xuất gia, “Bần tăng” là người xuất gia không có tài sản gì cả, đúng nghĩa của chữ nghèo. Khi chấp nhận đời sống tu hành, các Tăng, Ni sống đời phóng hạ, vừa tu học vừa nguyện theo Phật pháp mà độ tận chúng sinh. Để đạt đến Chân tâm, người tu hành phải từ bỏ những ham muốn trần tục, giữ thân bằng thức ăn chay tịnh chấp nhận đời sống khổ hạnh… nhưng chuyện đó xưa rồi.
Nhiều Tăng ngày nay, dùng Ipad, điện thoại smartfone công nghệ 4G, 5G lướt web, chơi Face với nhiều nick khác nhau để hẹn bạn tình. Không những thế, các tăng còn có cả xe 4 bánh đời mới và nhiều bất động sản có giá trị ở thủ đô. Thế nên, chữ “Bần tăng” nay không còn mấy hợp thời mà thay vào đó là chữ “Phú tăng”.
Ở xứ thiên đường muốn kiếm tiền, ngoài con đường làm quan hưởng lộc, thành lập doanh nghiệp, buôn cơ chế còn có con đường khác là đi… tu. Sư Quốc doanh là sự lựa chọn không tồi. Thấy các thầy đi tu như thế, tôi cũng muốn xuống tóc. Xuống tóc rồi còn phải nhờ các bậc cao tăng kiếm chùa ở chốn đô hội để trụ trì mới nhiều lộc. Không hiểu vụ này cần chi bao nhiêu?
(17/02/2007)