Translate

Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2020

Phong trào....Cứu trợ.

Năm nảo, năm nao... miền Trung cũng lũ lụt. Năm nào cũng phong trào kiểu này và năm nào lũ nặng thì khủng khiếp hơn.
Nhà nhà, người người vào cuộc, thật tuyệt vời, nhưng cứ như “phong trào” hết sức nhốn nháo.
Chúng ta thi nhau nấu bánh chưng, làm cơm suất, rồi khủng bố đồng bào lương khô, mì tôm, gạo mắm... xơi cả năm chả hết.
Đoàn đoàn đua nhau kéo đi như đi trẩy hội. Xe cộ đoàn lớn đoàn bé, tắc cả quốc lộ 1A.

Cán bộ TW địa phương...trăm công ngàn việc trong cảnh lũ lụt, ko chở các anh chị đi được, thì các anh chị úp phây chửi. Với lượng hàng cứu trợ thế này, chắc phải huy động hết lực lượng địa phương cũng ko đủ để đưa các anh chị đi phát quà. Tìm ra được hộ dân chưa có quà, chắc còn khó hơn cả lên giời!
Hôm nay quay video. Mai livestream, chụp ảnh chửi bộ đội ko dùng thuyền máy đưa các anh chị đi phát mì tôm, rồi cả nước rào rào vào chửi. Vui thật! Bộ đội đi giết giặc chứ đi hầu các anh chị trao gói mì tôm rồi chụp ảnh úp phây cho bạn bè khen à? Khà khà...
Làm từ thiện bằng cái đầu lạnh là như thế đấy. Nhà nước thì ko tin được, cán bộ ko tin được, tổ chức chuyên trách ko tin được, chỉ tin vào ...Chính mình ! Mình là ai? Là người từ xa đến, biết cái quái gì ở đó. Thông thổ khí hậu, đường đi ngõ tắt làng xóm nó như thế nào đâu? Biết ai với ai, trao quà cho ai đúng, ai sai ??? Trăm thứ ý chứ

Với tình cảnh hỗn loạn thế này, nếu ko có những tổ chức đáng tin cậy điều phối, thì nó chả ra đâu vào đâu cả. 

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2020

NIỀM TIN TRONG CƠN LŨ.

 Người dân VN thật kỳ diệu với tinh thần vì đồng bào. Tôi tin chắc bạn cũng đồng tình với tôi sau những gì đang diễn ra trong cơn lũ miền trung.

Chung tay nấu bánh gửi đồng bào vùng lũ lụt

Chẳng ai phải bảo ai, tất cả đều tự thấy trách nhiệm mình trong dòng máu dân tộc. Mỗi người đều hành động xuất phát từ trái tim theo cách mà mình thấy nên làm. Người quyên quần áo, người quyên lương thực, người lao vào dòng lũ để cứu vớt người bị nạn.... Thật lớn lao và cao đẹp... nhưng có lẽ điều chúng ta đang thiếu đó chính là Niềm Tin và một kế hoạch tổng thể một cách bài bản từ những người đứng đầu có trách nhiệm.
Nhiều câu hỏi được đặt ra và tranh luận suốt mấy ngày qua như
- tiền quyên góp liệu có đến tay người dân?
- vai trò của những người lãnh đạo là gì?
- quyên góp cho ai thì tốt nhất?
V.v...
Dĩ nhiên ai cũng có quyền đặt ra câu hỏi đó khi mà niềm tin chưa trọn vẹn, khi mà thỉnh thoảng trên báo lại có tin chỗ này chỗ kia ăn chặn tiền trợ cấp hay lợi dụng từ thiện khiến niềm tin giảm sút.
Quay lại vấn đề của Thuỷ Tiên, cá nhân tôi hoàn toàn rất tin tưởng Thuỷ Tiên sau tất cả những gì cô đã làm trong những năm qua, nhưng tôi tin cũng không mấy người hiểu được sự vất vả của cô ấy khi được uỷ nhiệm niềm tin với số tiền rất lớn là trên 100 tỷ. Nếu số tiền vài chục triệu hay một vài trăm triệu thì quá đơn giản để làm một điều gì đó ý nghĩa. Nhưng vài tỷ câu chuyện lại khác. Khi được đưa lên đầy mặt báo thì câu chuyện càng khác khác. Người ta sẽ đặt câu hỏi về cách dùng số tiền đó liệu có hiệu quả, minh bạch hay không và làm thế nào?...
Tôi chắc chắn rằng một mình Thuỷ Tiên khó có thể tự mình giải ngân 100 tỷ trong một thời gian ngắn. Bạn cứ thử nghĩ cách giải ngân hộ Thuỷ Tiên xem có khó không? Không hề đơn giản vì khó có nhân lực kế toán nào có thể thống kê và trình bày 100 tỷ đó đã dùng thế nào cho các bạn với cả đống hoá đơn giấy tờ liên quan.
Thuỷ Tiên liệu có sức và thời gian đi tìm và phát tặng mỗi gia đình khoảng 5 triệu không? Như vậy phải phát cho 20.000 người? Hay đầu tư vào xây dựng nhà đổ và các công trình công cộng? Thời gian để hoàn thành công trình quả không ngắn đúng không? Thuỷ Tiên lấy đâu thời gian và sức lực để theo đuổi? Các bạn tin tưởng Thuỷ Tiên nhưng trong tình huống nào đó là đã đưa cô ấy vào thế tiến thoái lưỡng nan.
Quay về phía chính quyền địa phương. Thực tế trong cơn lũ, họ vẫn bên cạnh người dân theo cách của họ như giám sát tìm kiếm, cứu nạn, phân luồng giao thông, phân phát lương thực... cắt cử người hướng dẫn các đoàn thiện nguyện. Nhân lực họ mỏng, ngoài việc cứu hộ cứu nạn, họ còn cả đống việc bộn bề sau lũ tại địa phương. Các đoàn từ thiện từ nơi khác vào không thông thuộc địa hình, nếu không liên hệ với chính quyền liệu có tự vào vùng lũ an toàn hay không?
Cá nhân tôi cũng cùng với nhóm của tôi quyên góp và cũng đã đánh giá tình hình để đưa ra cách làm tốt và cũng phải đảm bảo an toàn cho các thành viên tham gia.
Tại sao lượng mỳ tôm đưa vào nhiều thế mà vẫn có nhiều người bảo không nên mang? Đó là do chúng ta thiếu một kịch bản cứu hộ vùng lũ ở các nhóm tự phát.
Một kịch bản đầy đủ sẽ tiết kiệm tránh lãng phí và hiệu quả hơn rất nhiều.
Sau lũ, chính quyền địa phương cần làm lại đường, trường học, trạm y tế, thuốc men, mua sắm lại các trang thiết bị cần thiết sau khi bị lũ cuốn trôi, sửa điện, sửa nguồn nước... Sinh mạng người dân quý lắm, nhưng để ổn định lại cuộc sống người dân thì vẫn cần phải nghĩ thoáng ra.
Thấu hiểu và đoàn kết lại sẽ thấy được Niềm tin.( Bs Phúc )
_______________________
VIỆT NAM CỐ LÊN


Cái dở của cán bộ địa phương là sự cả nể, làm việc xô bồ, thiếu suy nghĩ, quản lý, tâm lý "cào bằng" mọi người, để sau này còn có "chỗ đi lại", hoặc ưu tiên người nhà, họ hàng... thành ra công việc nếu giao chỉ cho họ là thường không hiệu quả.
Vậy nên anh Huy Đức đề xuất nên sử dụng MTTQ hay cán bộ địa phương như một lực lượng hỗ trợ, cái đó là nên.
Tâm lý mất lòng tin vào chính quyền dẫn tới ghét bỏ mọi thứ liên quan tới chính quyền, điều đó cũng dở. Nhìn lại lịch sử, người Việt ghét người Việt thế kỷ này qua thế kỷ khác, đánh nhau, giết nhau nhiều hơn nhiều so với các cuộc chiến với giặc ngoại xâm... Thế kỷ 21, khi nhận thức con người đã được đưa lên một tầm khác, việc này có lẽ nên cần được nhìn nhận lại.
Chính quyền có những cái xấu - hãy phản đối quyết liệt cái xấu - nhưng những cái có thể tốt, cùng đem lại lợi ích cho xã hội, có thể cùng làm được thì hãy cùng làm, tại sao không ? Xích lại gần nhau, để cùng nhau thay đổi, đó mới là con đường cần thiết cho dân tộc Việt, hơn là cắm đầu chửi bới, đánh đập lẫn nhau.
Con người là con người, trong MTTQ cũng sẽ có người tốt và người xấu, nhất là ở cấp thấp, bởi nó ít dính tới chính trị, phe này phe kia... Khi làm việc tử tế, hãy cùng làm với bất kỳ ai, nếu họ cũng thực sự muốn làm điều đó, chứ không phải họ thuộc về phía nào.
2. Đang lũ lụt, việc cứu hộ là việc của các lực lượng chuyên nghiệp, có sức khỏe. Cái đó cũng là đúng. Thiện nguyên chưa bao giờ là đem quà vào phát, quay phim, chụp ảnh đưa lên facebook cả, nếu chỉ thế thì đơn giản quá, nhất là những lúc nước sôi lửa bỏng thế này.
Nếu bạn có 1 ê kíp tốt, khỏe mạnh, có kinh nghiệm ứng phó, chịu khó, chịu khổ được, hãy vào đó lúc này. Còn nếu không, tạm thời ở bên ngoài, ủng hộ những người như thế. Vào nhiều quá, sẽ gây sự rối loạn, thậm chí cho cả các công tác cứu trợ ở địa phương, điều đó cũng là thật.
Đừng làm đại trà, hãy làm kỹ. Chọn 1 điểm, 1 làng, 1 xã, và chỉ tập trung ở đó thôi, từng nhà, từng người... xong mới đi tiếp. Chậm mà chắc. Chúng ta muốn giúp người mà, đâu phải thành tích hay số lượng đâu ? Hãy giúp đâu ra đó, thì mới lâu bền được. Chạy lung tung chỗ này 1 tý, chỗ kia 1 tý, hiệu quả kém mà mệt người, thật đấy.
3. Không chỉ "đi vào vùng lũ phát quà" mới là thiện nguyện. Suy nghĩ như vậy là chưa đúng. Thiện nguyện chưa bao giờ là show diễn, càng không phải "cuộc chơi". Có những người đứng ở tuyến đầu, thì cũng phải có những người ủng hộ phía sau: từ tài chính, vật dụng, chia sẻ kinh nghiệm... tất cả là một chuỗi dây xích, mà để làm được tốt, thì ai cũng đều cố gắng, đều quan trọng như nhau
Thủy Tiên bạn ý cũng không vào đó một mình, mà có cả một ê kíp có kinh nghiệm đi cùng. Nhưng ngay cả việc đứng xung quanh bạn ý, như một bức tường chống lại sự thị phi, xuyên tạc, thì đó cũng là chúng ta đang tham gia công tác thiện nguyện cùng bạn ý rồi đấy. Ai cũng cần một hậu phương vững chắc, thì khi đó việc lớn mới thành
Hãy tập nghe nhau, hiểu nhau, rồi cùng nhau chung tay làm việc. Hãy luôn luôn nói với tâm thế góp ý, chứ không phải đả kích, chê bai. Khi đó xã hội sẽ thay đổi.
Việt Nam cố lên !
PS. Thực ra nếu bạn đi tại chỗ, bạn sẽ thấy là không có chính quyền rất khó làm: sẽ bị địa phương hỏi han, hoạnh họe, dân cũng nghi ngờ và bạn cũng chẳng biết đâu vào đâu, nếu không có thổ địa.
Mà rồi thổ địa không qua chính quyền cũng sẽ bị tác động, làm khó.
Chưa kể có chính quyền, huy động người, nguồn lực địa phương, mượn chỗ thực hiện, kho tàng bến bãi cũng nhanh và dễ hơn nhiều.
Tôi KHÔNG ỦNG HỘ việc giao lại tất cả cho họ, nhưng nếu CÙNG LÀM được, thì đó là điều nên. Kinh nghiệm nhiều năm của mình thấy thế. ( Phan Châu Thành )

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2020

Tình thương đồng bào....

Tình yêu mình tạm không nói nữa em
Cảnh lũ lụt đang hiện lên từng phút
Lời kêu cứu đang ngập tràn FB (facebook)
Nước dâng lên chưa biết lúc nào dừng.
Đèn phố mình đêm vẫn cứ sáng trưng
Cả miền Trung tối như bưng giữa lũ
Tang chồng tang bao người như lá rũ
Vẳng đâu đây những tiếng hú gọi người.
Lũ đục ngầu và mưa cứ trắng trời
Bao hiểm nguy thua gì thời chinh chiến
Vì nhân dân quên mình, quên nguy hiểm
Đau xót sao cái chết đến bất ngờ!
Rừng kêu than mà ai cứ làm ngơ
Rừng chặn lũ mà xác xơ đến thế
Rừng biến thành dinh thự to ngạo nghễ
Rừng hoá thân trong chiếc ghế đắt tiền.
Lũ chính là cơn giận của thiên nhiên
Nhưng sao lại đổ cả lên dân chúng
Có trút giận cũng trút cho thật đúng
Tội em thơ và cả những người già

Những thùng mì quý hơn mọi lời ca
Những cân gạo quý hơn hoa ai tặng
Những đôi mắt đỏ xót thương thức trắng
Những nụ cười như cũng vắng trên môi
Lũ miền Trung! Lũ không thể cuốn trôi
Tình con người trong mỗi người dân Việt
Hãy sáng lên trong thiên tai khắc nghiệt
Và trái tim tự khắc biết làm gì...
(Thay cho thơ ngày 20/10 thơ Lê Thống Nhất )
Và hình ảnh ca sĩ Thuỷ Tiên húp vội chén mì trên đường đi hỗ trợ đồng bào miền Trung. Thật cảm động.

THỦY TIÊN & MTTQ - LÒNG DÂN & QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ

H/anh ca sĩ Thuỷ Tiên đi cứu trọ trong mưa lũ ở miền Trung

Con số trăm tỷ của ca sĩ Thủy Tiên vận động được trong tuần qua và hơn 20 tỷ của MC Phan Anh mấy năm trước không thể nào nói hết tinh thần "lá lành đùm lá rách" của người dân Việt. Hàng triệu người vẫn âm thầm quyên góp và hàng ngàn người khác đang cứu trợ trong vùng lũ và đang chuẩn bị cho các chuyến đi cứu trợ miền Trung. Số tiền thực sự vận hành bởi lòng dân là không bao giờ đong đếm được.


Trong Friendlist của tôi có nhiều bạn đang là cán bộ các hội đoàn và MTTQ hiện cũng đang ngồi thuyền cứu trợ. Tôi tin rằng các hội đoàn của Đảng, các cấp MTTQ cũng quyên góp được không ít. Nhưng, nếu phân tích các danh sách đóng góp, những người làm chính sách sẽ phải thay đổi cách tiếp cận rất nhiều.
Tôi có trong tay danh sách đóng của một "tổ chức chính trị xã hội"(cho một chương trình từ thiện khác), số tiền khá lớn, nhưng số đầu mối góp chỉ đủ đếm trên đầu ngón tay; có nơi góp dăm, ba tỷ.
Rồi MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội khác sẽ mở các đợt vận động cứu trợ "đồng bào miền Trung". Sẽ có nhiều người lên tivi tuyên bố góp số tiền 5, 10 tỷ. Nhưng thành phần đóng góp đầu bảng sẽ là các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp "làm ăn" trên địa bàn... Cá nhân, phần lớn là cán bộ, công chức, đóng góp chủ yếu theo hình thức... khấu trừ lương. Dân chúng ngoài "hệ thống chính trị", ở các thành phố lớn, gần như chỉ góp khi những người vận động tới cùng... tổ trưởng dân phố và CSKV.
Mặc dù, Nghị định 64/2008/NĐ-CP quy định "Ngoài các tổ chức, đơn vị nêu trên, không một tổ chức, đơn vị, cá nhân nào được quyền tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ". Liệu các địa phương có cam lòng ngăn cản các "tổ chức, cá nhân" làm nhà chống lũ, nấu bánh chưng, mua mì tôm, áo phao... mang đến cho dân mình khi họ đang đói rét.
Không phủ nhận là cũng có không ít trường hợp tự nguyện đóng góp thông qua MTTQ hoặc các tổ chức chính trị xã hội của Đảng. Nhưng, quyền lực chính trị của đảng cầm quyền, quyền lực nhà nước đang ảnh hưởng rất lớn lên các cuộc vận động này. Tôi tin là nếu MTTQ chỉ có mạng xã hội thì không thể nào trong vòng một tuần lại có thể vận động được nhiều người tự nguyện tham gia và góp số tiền lớn như Thủy Tiên làm được.
Việt Nam đang có nhiều tổ chức cá nhân có thể quyên góp, có thể giúp người nghèo, người ở trong vùng thiên tai như Phan Anh, Thủy Tiên... Nhưng, Không biết Thủy Tiên đã trao đổi kinh nghiệm quản trị công tác từ thiện với Phan Anh; tôi chưa hình dung được, chưa có một pháp nhân, Thủy Tiên sẽ quản trị số tiền hơn trăm tỷ đồng này như thế nào.
Việc chỉ có rất ít người xin được giấy phép lập QUỸ và các rào cản trong Nghị định 64 hạn chế dân chúng nhận tiền cứu trợ, không chỉ đã đánh mất rất nhiều cơ hội bày tỏ lòng "thương nhau" của "người trong một nước", mà người nghèo, nạn nhân bão lụt cũng khó tiếp cận với các nguồn trợ giúp.
Hoạt động của Quỹ Học Trò Nghèo Vùng Cao và một số quỹ được cấp phép cho thấy nếu không có pháp nhân thì rất khó có chiến lược giúp dân bài bản và hiệu quả.

Điều gì dân chúng làm được thì nhà nước, đảng cầm quyền không nên làm. Hãy sử dụng quyền lực chính trị đó làm những việc lớn như hòa giải, đoàn kết các sắc dân; đặc biệt, nghiên cứu chính sách giúp dân thoát nghèo. Nếu có những góc khuất mà chính sách chung không tới được hãy để "bầu bí thương nhau". Đừng phung phí uy tín và quyền lực chính trị vào những việc mà dân chúng không những có thể tự làm được mà còn làm tốt hơn các tổ chức chính trị đang dùng rất nhiều quyền lực. 

Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2020

TRÊN NỖI ĐAU THƯƠNG PHẢI LÀ BÀI HỌC

NHỮNG ÔNG CHỦ CỦA CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN QUANH RÀO TRĂNG 3 LÀ AI?
(Tác giả: Hoàng Kiều- theo Vietnambiz)
... Bài học chính yếu nhất qua vụ Rào Trăng đó là sự độc ác khốn kiếp vì lợi ích riêng của những kẻ khốn nạn ẩn danh bức tử những dòng sông, những cánh rừng làm thuỷ điện cóc. Chính bọn chúng mới là tội đồ tạo nên lũ quét và sự nổi giận của Thiên nhiên, tạo nên cái chết thương tâm của biết bao người lương thiện, trong đó có tướng Man và chủ tịch huyện Bình.
Xin các ngài lãnh đạo Đất nước hãy khẩn cấp điều tra hơn 700 thuỷ điện cóc đang bức tử các dòng sông, cánh rừng xem tác hại ghê tởm chúng gây ra để rồi dẹp hết đi!
Còn không chính các ngài đồng loã với tội ác (LTV).