Translate

Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

Chúng ta đang thiếu một chữ "Dũng"

Lê Thanh Phong
NQL: Trong chúng ta có cả Lê Thanh Phong và Nguyễn Quang Lập. Trí thức Việt Nam nói chung, giới cầm bút nói riêng, cái gì cũng có, chỉ thiếu đúng một chữ Dũng. Vì thiếu chữ Dũng mà chúng ta bé nhỏ thấp hèn đi rất nhiều, Đất nước vì thế mỗi ngày một lụn bại, để cho bọn lú lấp quân mất dạy lũ trộm cướp hoành hành... thật khốn lắm thay!


Xuân nào cũng  dạo một vòng các phố bán tranh thư pháp. Ở thời này, ngắm một bức thư pháp cũng như một sự lắng đọng, một điểm dừng của tâm tưởng, của tâm tư. 

Người xưa viết thư pháp chữ Hán, nay các ông đồ thời hiện đại viết thư pháp chữ Việt, ngạc nhiên hơn là thư pháp chữ Tây. Không biết nên khen hay chê, nhưng thực sự khó có cảm xúc với tranh thư pháp ký tự Latinh.

Thôi không bàn đến chữ mà xin bàn về nghĩa của chữ. Hình như thói quen, nên ai cũng thích mua tranh chữ "Đức", để gia đình tích lũy nhân đức. Chữ "Phúc" cũng quá nhiều, vẽ bao nhiêu bức cũng bán được, không sợ ế - một ông đồ trẻ nói như vậy. Còn chữ "Lộc" thì ôi thôi rồi, ai mà chẳng thích lộc vào nhà, vì vậy mà vẽ xấu cũng bán chạy.

Chữ "An" nhiều người chuộng. "An" trong đạo học ít ai hiểu, mà chỉ thích an theo nghĩa an thân. Ai làm gì mặc, miễn sao thân mình yên là ấm. Chữ "An" thời nay có lẽ vì thế mà đắt khách. Nói ai cho xa,  mình cũng là kẻ hèn, né tránh nhiều việc để tìm cái an.

Nhưng nhiều nhất là chữ "Nhẫn". Ai cũng tìm chữ này bởi vì nghĩ rằng mình đạt đạo, là minh triết. Nhưng ẩn giấu bên trong e cũng là chữ hèn. Nhẫn của bậc đắc đạo khác với nhẫn của kẻ sợ hãi. Với kẻ sĩ "Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ  bất năng khuất" (không thấy giàu sang mà tham, không thấy  nghèo mà xa lánh, không thấy quyền lực mà sợ hãi) thì cần chi phải nhẫn.

Có một chữ cả nước này, mọi công dân đang cần nhất chính là chữ "Dũng".

Một dịp Tết cách đây chừng 5 năm, người viết bài này đã đi tìm chữ "Dũng" ở Văn Miếu. Tuy rất ít, nhưng dù sao cũng lác đác đôi bức và có người hỏi mua. Viết về chữ "Dũng" lúc ấy tuy đau lòng nhưng còn hy vọng.

Hãy dẹp chữ nhẫn, chữ an đi. Rất cần lúc này một chữ"Dũng".

"Chuyện lạ" đầu năm
   
NHẮN NHỦ TỪ HOÀNG SA: DÂN TỘC – QUỐC GIA LÀ TỐI THƯỢNG!

Một kiểu: Ổn định Xã hội

Việt Nam nghỉ Tết quá lâu : Lợi hay hại ?Trọng Nghĩa

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014

Quý Tỵ...Ngày cuối

Ai tiến bộ? Ai bảo thủ?  Ai sẽtrả lời !?!?!?
Nhà báo Kim Dung:



Với tư cách là một công dân, thì năm 2013 đất nước trải qua quá nhiều thách thức về kinh tế- xã hội, nhưng  đặc biệt là năm có quá nhiều nỗi đau của con người.
Tôi không muốn nói về giá cả như các mặt hàng xăng dầu, giá cả chợ búa mà những người nội trợ như phụ nữ chúng tôi dễ cảm nhận thấy nhất. Cũng không muốn nói về chỉ số lạm phát, hay về cái sự chậm trễ, ì ạch của chủ trương tái cơ cấu kinh tế, một chủ trương đúng đắn, cần thiết nhưng quá chậm chạp để có thể biến thành hiện thực theo tiến độ đề ra. Bởi muôn ngàn lý do: Tư duy kinh tế người Việt còn xơ cứng, bảo thủ, mang nặng ý thức hệ. Đặc điểm hợp tác, tính cộng đồng người Việt rất hạn chế, sự đụng chạm tới nhóm lợi ích… Tất cả những căn nguyên đó là những ‘vật cản” có trọng lượng trên con đường tái cơ cấu kinh tế, cổ phần hóa các DN, để phát triển kinh tế theo quy luật thị trường đúng nghĩa.
Tôi chỉ muốn nói về nỗi đau của người Việt trước các vấn đề sinh tử của đất nước, trước những vụ việc phản chiếu sự băng hoại đạo lý- văn hóa sống xảy ra liên tiếp, liên tục, và gây sự tổn thương lớn cho cả xã hội.
Vấn đề sinh tử đó là quốc nạn tham nhũng. Cho dù năm nay, hơn 400 vụ tham nhũng bị phát hiện và xử lý, trong đó có hai vụ đại trọng án thu hút sự quan tâm sâu sắc của xã hội, đó là vụ án Công ty cho thuê Tài chính II, vụ án Vinalines, và trong năm 2014 này sẽ còn gần chục vụ đại trọng án nữa đem ra xét xử. Nhưng đó cũng mới chỉ là phần nổi của tảng băng tham nhũng mà thôi. Còn bao nhiêu vụ việc, bao nhiêu ổ tham nhũng nữa còn nhởn nhơ chìm dưới làn nước đen tối?
Không biết các quan chức, các cấp quản lý chính quyền cảm nhận thế nào, về cái sự “nhờn”, sự “cam chịu” chung sống với tham nhũng của người dân? Mà tham nhũng càng nhiều, các vụ tham nhũng càng to, thì niềm tin của người dân Việt càng bé tý, thậm chí có khi là con số 0.
Sự cam chịu của người dân “chung sống” với tham nhũng, ở phương diện khác, nó cũng khiến con người ta trở nên “vô cảm”. Lâu nay báo chí nêu rất nhiều vụ việc lên án tính “vô cảm” của người Việt. Nhưng liệu có bao giờ chúng ta nghĩ rằng, sự “vô cảm” đó còn bắt nguồn từ một sự cam chịu trước quốc nạn tham nhũng? Đến lúc nào đó, con người ta sẵn sàng giẫm đạp lên những giá trị chính trực, tử tế. Khi sự vô cảm trở thành phổ biến điều đó mới là đáng sợ cho một dân tộc. Và nhìn gương mặt một dân tộc, nếu chỉ thấy một nỗi u buồn, vô cảm vì bất lực trước sâu mọt, nó hứa hẹn gì cho sức mạnh một quốc gia, thưa anh?
Và đặc biệt, những hiện tượng, những vụ việc liên tục, liên tiếp phản chiếu sự rối loạn các thang bậc giá trị sống của người Việt khiến cả xã hội bàng hoàng, tổn thương, có thể thấy ở bất cứ ngành nào, nói một điều cay đắng về quản lý chính quyền các cấp đang có vấn đề “lỗi hệ thống”, sự giẫm đạp pháp luật không thương tiếc của những người làm pháp luật, sự vô lương tâm, văn hóa ứng xử và lòng nhân của người Việt đang đứng ở đâu
.
Người ta sẽ nghĩ gì về vụ việc các bác sĩ nhân bản xét nghiệm máu, thay đục thủy tinh thế, nhất là vụ Giám đốc Trung tâm thẩm mỹ Cát Tường ném xác khách hàng xuống sông Hồng cho đến giờ phút này vẫn chưa tìm thấy. Nghĩ gì về vụ án oan sai 10 năm trời với một người dân vô tội là ông Nguyễn Thanh Chấn, trong khi có trường hợp 09 vụ án tham nhũng có tới 08 vụ xử án treo. Nghĩ gì về vụ  chôn hóa chất độc hại ở  Thanh Hóa. Nghĩ gì về vụ “ngoại cảm” của cậu Thủy làm giả hài cốt liệt sĩ. Nghĩ gì về vụ “con voi ma túy”- 600 bánh heroin lọt qua dễ dàng sân bay Tân Sơn Nhất? Nghĩ gì về  những vụ “cướp tiền”, “cướp bia” của người không may lâm nạn…?


Tôi không phủ nhận ở đâu cũng có những người tốt, những câu chuyện về lòng nhân, sự tử tế, hay sự chính trực làm người. Nhưng một khi những vụ việc lớn liên tiếp xảy ra, ở đó, thước đo về trách nhiệm quản lý, thước đo về nhân tâm, văn hóa, thước đo sự chính trực của người Việt bị thách thức thê thảm, liệu đó có thể gọi là nỗi đau của người Việt không?

Đọc thêm:
  Khi chế đ tr thành vn nn
              Khi Tin bị Định hướng trí trá… 
             
 Trái sung và đèn lồng

Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014

Những ngày không hối hả



VIỆC CÒN LAI RAI  nên  KHÔNG HỐI HẢ

PHÚT  GIÂY  THONG  THẢ
NGÃ MÌNH TRÊN  BỘ VÁN  NGỦ  NGON  LÀNH

Hai tám Tết TRONG  XANH
QUÝ  TỴ  CUỐI  NĂM  ÊM Ả
CHÉN TRÀ  sớm thơm LAN  TỎA
XUÂN với ...Ta

*