Translate

Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014

Hiểm họa THÀNH ĐÔ 2 !?



Vẫn loáng thoáng nghe về Sự kiện 


Trả lời báo (Kienthuc.net.vn)  của Thiếu tướng Lê mã Lương việc :
.

Ai có thể giúp Việt Nam buộc Trung Quốc rút giàn khoan 981?


- Tướng Lê Mã Lương: Tôi nghĩ rằng việc này sẽ khó khăn. Tôi lại lo lắng Trung Quốc tiếp tục ép mình thành Thành Đô 2 để cuốn chúng ta nằm trong quỹ đạo để họ kiểm soát. Vụ việc giàn khoan Hải Dương 981 là cơ hội tốt để Việt Nam nhìn Trung Quốc toàn diện về lịch sử, kinh tế…-Hỏi: Các chuyên gia có nghĩ đến phương án, Việt Nam và Trung Quốc sẽ tìm được tiếng nói chung để giải quyết vấn đề giàn khoan Hải Dương 981?

Bỉu rồi. Chớ “mò dái ngựa" !

Cái “gương” của nhà báo Nguyễn Hùng bên BBC còn sờ sờ ra đó mà nhà báo Minh Thắng, báo Pháp Luật & Xã Hội không “ngán”, dám “mò dái ngựa”, đụng tới Bộ Công an? Blogger Đồng Phụng Việt đã có bài viết Bác Hồ không bằng bác Quang, để thấy rằng các nhà báo muốn nói lên sự thật ở cơ quan nào cũng được, ngoại trừ Bộ Công an.
Vì bài báo này, mà nhà báo Minh Thắng đã bị Bộ Công an khởi tố tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo điều 258 BLHS. Bài báo đã bị gỡ bỏ. Mời bà con đọc tại đây:

Luật sư “tố” DN của Bộ Công an kinh doanh kiểu “bầu Kiên”

Thứ Hai, 02/06/2014 23:11
(PL&XH) – Vụ án Nguyễn Đức Kiên được tòa “hẹn” tuyên án vào sáng 9-6. Trước giờ “G”, luật sư lại tìm được bằng chứng ngay cả DN của Bộ Công an cũng không đăng ký kinh doanh đầu tư tài chính mà vẫn góp vốn, mua cổ phần, chẳng khác nào “bầu Kiên”.

Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

Báo các loại...Chấy !

Bài trên Thanh niên bị rút xuống.
Bài trên Thanh niên bị rút xuống.

HM Blog. Cuối cùng thì 16 chữ vàng và 4 tốt vẫn ngự trị trong não trạng những nhà quản lý tư tưởng và báo chí Việt Nam. Sợ thay cho kẻ thù và sợ cho cả chính mình. (Bên FB đăng bài này thấy bạn đọc phản hồi khá đông nên đăng sang blog).
BBC VN. Theo BBC cho hay, Nhiều bài báo về cuộc đàn áp Thiên An Môn 1989 tại Trung Quốc, được các trang web báo chí Việt Nam đăng ngày 4/6, đã không còn truy cập được.
Ngày 4/6/2014 đánh dấu 25 năm ngày diễn ra sự kiện Đảng Cộng sản Trung Quốc dập tắt đẫm máu cuộc biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn.

Trong diễn biến bất thường, vào đầu ngày 4/6, nhiều trang mạng báo chí nhà nước tại Việt Nam đăng các bài có ngôn từ phê phán chính phủ Trung Quốc vì vụ đàn áp.
Nhưng đến cuối ngày, bài trên mạng của báo Thanh Niên, trang tin VnExpress cũng như một số trang khác về Thiên An Môn, không còn truy cập được.
Báo Thanh Niên trước đó đã đăng tải nhiều hình ảnh về biển người biểu tình ở Thiên An Môn và cuộc đàn áp đẫm máu đêm 3, sáng 4 tháng Sáu.
Tuy nhiên bài với tựa đề ‘Chùm ảnh diễn biến sự kiện thảm sát đẫm máu Thiên An Môn, Trung Quốc’ không thể xem được trên trang của Bấm Thanh Niên.

Bài viết được Bấm chia sẻ trên mạng xã hội của VnExpress nhân kỷ niệm 25 năm biến cố cũng Bấm không còn truy cập được.
Hơn nữa bài này cũng không thể tìm lại được trên các trang lưu trữ mạng.
Thông điệp ‘Không tìm thấy trang bạn cần tìm!’ được đưa ra khi người đọc truy cập vào bài về Thiên An Môn của trang Giáo dục Việt Nam.
Bản lưu trữ cho thấy trước đó trang này đăng bài viết ‘Báo chí Trung Quốc im bặt vụ Thiên An Môn, Liên Hợp Quốc lên tiếng’.

Giáo dục Việt Nam cũng dẫn lời người phụ trách nhân quyền Liên Hợp Quốc Navi Pilay hôm 3/6 tuyên bố:
“Tôi kêu gọi chính quyền Trung Quốc ngay lập tức thả những người bị bắt vì tự do phát biểu về quyền con người.
“… Thay vì cố gắng kiềm chế hoạt động kỷ niệm sự kiện năm 1989, các nhà chức trách nên khuyến khích và tạo thuận lợi cho đối thoại và thảo luận như một phương tiện để khắc phục những di sản của quá khứ.
“Trong trường hợp không có điều tra độc lập và thực tế, có những co số khác nhau. Ví dụ như số người chết dao động từ hàng trăm đến hàng ngàn người, và nhiều gia đình nạn nhân vẫn đang chờ đợi một lời giải thích về những gì đã xảy ra với người thân của mình.”
Ở trang mạng báo Người Lao Động, bài “25 năm bi kịch đẫm máu Thiên An Môn”, cùng một số tin cùng chủ đề, cũng không còn truy cập được.
.
Kỳ lạ
Bình về chuyện các bài về Thiên An Môn trên báo Việt Nam nay không còn đọc được, nhà báo BấmNguyễn Vạn Phú của Thời báo Kinh tế Sài Gòn viết trên Facebook:
“Ối, sao kỳ lạ vậy. Tất cả các bài về sự kiện Thiên An Môn trên các báo trong nước tự nhiên biến đâu mất? Vì sao?
“Chuyện ở Trung Quốc, cách đây đã 25 năm, có liên quan gì mà phải gỡ? Nếu muốn giải thích sự kiện đó dưới nhãn quan gì thì cứ viết bài, trả lời phỏng vấn, viết hồi ký, bút ký, chính luận, sao cũng được, sao lại chọn cách blackout thông tin giùm cho Trung Quốc?”
Cũng trên Facebook, nhà báo Mạnh Quân của tạp chí Forbes ấn bản Việt Nam đặt giả thiết phải chăng có “lệnh của cả Cơ quan quản lý báo chí Trung Quốc”.

Đã mang tâm trạng đớn hè thì những sự việc ấy đâu có gì là  Lọa !
     http://hieuminh.org/2014/06/05/bao-chi-vn-va-thien-an-mon-cac-bai-bao-bi-rut-xuong/

*  
Con thuyền lủng giữa dòng nước lớn
* 
Thiên An Môn shopping hòa bình giải trí

Đả đảo tên Đế quốc Bắc Kinh !

Clip tàu TQ khổng lồ đâm chìm tàu cá Việt Nam


TT - Một đoạn clip ghi lại cảnh tàu Trung Quốc to lớn rượt đuổi, đâm và nhấn chìm tàu cá ĐNa 90152 vào 16g ngày 26-5 vừa được công bố là bằng chứng không thể chối cãi việc tàu Trung Quốc gây rối trên biển Đông của Việt Nam.Toàn cảnh vụ đâm chìm tàu cá Việt Nam -
Một đoạn clip được quay bằng điện thoại di động dài 2 phút 31 giây ghi lại toàn bộ cảnh tàu Trung Quốc to lớn rượt đuổi, đâm và nhấn chìm hoàn toàn tàu cá ĐNa 90152 của bà Huỳnh Thị Như Hoa (Q.Thanh Khê, TP Đà Nẵng) vào hồi 16g ngày 26-5 vừa được Đài phát thanh - truyền hình Đà Nẵng và VTV công bố ngày 4-6.

Đây là bằng chứng không thể chối cãi của các tàu Trung Quốc khi thực hiện hành vi gây rối trên biển Đông.


Theo như những gì mà clip (do một ngư dân Đà Nẵng đi trên một tàu cá khác) quay được thì ban đầu tàu cá ĐNa 90152 đang chạy song song với một tàu cá khác của Việt Nam, phía sau là hai chiếc tàu vỏ sắt khổng lồ của Trung Quốc đuổi theo.

Tiếng một ngư dân được clip ghi lại khá rõ thốt lên: “Ba chiếc tàu nó (Trung Quốc) ép (tàu cá Việt Nam) luôn kìa, xịt khói luôn”.

Hình ảnh ghi lại cho thấy khoảng cách giữa tàu cá ĐNa 90152 với chiếc tàu sắt khổng lồ của Trung Quốc phía sau chừng vài chục mét, nhưng chỉ đúng 30 giây sau mũi của chiếc tàu vỏ sắt đã chạm vào đuôi của tàu cá ĐNa 90152.

Vẫn là giọng nói của một ngư dân Đà Nẵng được clip ghi lại rất rõ: “Tách ra, nó (tàu Trung Quốc) tách hai tàu (Việt Nam) ra”.

Ngay sau đó giọng cũng của ngư dân nọ hốt hoảng la lên: “Nó tông luôn rồi kìa”, tiếp sau đó là tiếng la í ới.

Sau cú đâm trí mạng đầu tiên được clip ghi lại cho thấy chiếc tàu cá ĐNa 90152 đang cố rướn máy chạy thoát lên phía trên và chừng 5 giây sau thì chiếc tàu cá ĐNa 90152 đã bứt phá lên phía trước được một đoạn.

Vẫn là giọng nói của ngư dân quay clip: “Chiếc 152 bị húc bể... rồi kìa”. Ngay sau đó giọng một ngư dân khác: “Nó (tàu Trung Quốc) chạy ra ngoài, ra ngoài rồi”.

Đúng lúc đó, tức chỉ một phút sau khi tàu ĐNa 90152 bị đâm lần 1, lần này chiếc tàu vỏ sắt khổng lồ đã lao thẳng tới và gần như nuốt trọn, nhấn chìm hoàn toàn chiếc tàu cá Việt Nam.

Tàu cá ĐNa 90152 sau cú đâm quá mạnh chỉ còn kịp xoay một vòng trước mũi tàu vỏ sắt Trung Quốc trước khi lật úp hoàn toàn. Ngay khi đó giọng của các ngư dân Việt Nam ở gần đó hốt hoảng la lớn: “Nó đâm chìm rồi kìa”.

Chỉ chưa đầy 10 giây sau tàu cá ĐNa 90152 gần như chìm hẳn, một lúc sau mới nổi phần mũi tàu lên. Trước đó, Trung Quốc trắng trợn dựng chuyện rằng tàu cá Việt Nam đã tự lật sau khi cố đâm vào tàu Trung Quốc ở khu vực đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981.

* Sáng 4-6, lãnh đạo UBND huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) đã đến HTX trục vớt và đóng sửa tàu Bắc Mỹ An (Thọ Quang, Đà Nẵng) để khảo sát tàu cá ĐNa 90152 của bà Huỳnh Thị Như Hoa bị Trung Quốc đâm chìm.

Ông Lê Phú Nguyện - chánh văn phòng UBND huyện Hoàng Sa - cho biết sau khi khảo sát toàn bộ hiện trạng tàu cá ĐNa 90152, UBND huyện Hoàng Sa đề nghị chủ tàu là bà Huỳnh Thị Như Hoa trước mắt để nguyên hiện trạng con tàu. UBND huyện Hoàng Sa có ý tưởng sẽ mua lại con tàu này để đưa vào nhà trưng bày của huyện Hoàng Sa.

“Con tàu sẽ là chứng cứ xác đáng thể hiện hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam của Trung Quốc và là bằng chứng về sự vô nhân đạo của Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam” - ông Nguyện khẳng định.

Theo ông Nguyện, UBND huyện Hoàng Sa sẽ có văn bản kiến nghị UBND TP Đà Nẵng để xin chủ trương mua lại tàu cá ĐNa 90152.

Hiện nay bà Hoa và Hội Nghề cá TP Đà Nẵng đang trong quá trình làm thủ tục khởi kiện Trung Quốc. Vì thế, tàu cá ĐNa 90152 sẽ được bảo quản nguyên trạng để làm chứng cứ pháp lý.

ĐĂNG NAM - ĐOÀN CƯỜNG


Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

'Nước cờ không thể thối lui'

    ...Về khả năng giữa Trung Quốc và Việt Nam có thể có 'thỏa thuận ngầm' để Việt Nam không kiện, nhà phân tích bình luận: "Không biết là lãnh đạo Việt Nam có nghĩ là họ có thể đàm phán song phương với Trung Quốc hay không, nhưng nếu họ làm như thế thì Việt Nam sẽ cô lập mình đối với toàn thế giới và như vậy Việt Nam sẽ bị Trung Quốc càng ngày càng bắt chẹt.
    Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng        Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói Việt Nam đã sẵn sàng kiện Trung Quốc.
"Đây là một cơ hội rất lớn cho Việt Nam để chứng minh cho thế giới biết rằng khi Trung Quốc lấy đảo Hoàng Sa và chiếm một số đảo ở Trường Sa là cố tình để xây dựng những cơ sở ở đó để chiếm lĩnh toàn bộ Biển Đông, gây mất an ninh và bắt chẹt thế giới."
   Theo Giáo sư Long, đây là thời điểm quyết định để Việt Nam xử lý dứt điểm vấn đề chủ quyền biển đảo với Trung Quốc.
Ông nói: "Đây là một cơ hội rất tốt để Việt Nam vận động sự ủng hộ của thế giới. Bây giờ thụt lùi, thì rõ ràng không những mất mặt cho Thủ tướng Dũng, mà còn cho các nước khác thấy là họ 'bị lừa' hay sao đấy."
Ông nói tiếp: "Tôi nghĩ rằng đã dũng cảm nói ra rồi, dân chúng ủng hộ rồi, thế giới họ cũng vỗ tay rồi, mà bây giờ rụt đi nữa, thì không những anh mất tiếng đối với thế giới, mà anh cũng để cho những đối thủ của anh ngay trong nước dùng cái đó để tấn công anh để hạ anh.

"Tôi nghĩ rằng những người ủng hộ đường lối của Thủ tướng nên thúc đẩy Thủ tướng. Nghĩa là đây là nước cờ cũng như là nước cờ cuối rồi mà anh đã đi một nước cờ như vậy, mà anh lại thối lùi nữa, anh sẽ không những thua mà lại có hại cho đất nước nữa," Giáo sư Long nói với BBC.

Xem toàn bài:http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/06/140603_us_vietnam_china_ngovinhlong.shtml

*
Không hiểu nổi... nhưng lại rất dễ hiểu

Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

Căng thẳng Việt - Trung, Mỹ can thiệp tới đâu?

(Kienthuc.net.vn) - Trung Quốc vẫn tiếp tục hung hăng trên Biển Đông, nhưng Mỹ vẫn chỉ có thể ủng hộ tinh thần đối với các nước trong khu vực như Việt Nam.

 
Mỹ có giúp Việt Nam trị Trung Quốc ngang ngược trên Biển Đông? / Căng thẳng giàn khoan HD981: Nga nghiêng về Trung Quốc hay Việt Nam?

Sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 càng khiến Việt Nam và Mỹ xích lại gần nhau. 

Sau khi một tàu đánh cá của Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm trên Biển Đông vào ngày 26/5, căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục leo thang. Mặc dù Việt Nam không là đồng minh của Mỹ như Nhật Bản hay Philippines, Washington vẫn lên tiếng bày tỏ sự ủng hộ đối với Việt Nam.

Khi được hỏi lập trường của Mỹ về căng thẳng Việt – Trung hiện nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki khẳng định rằng: “Những hành động khiêu khích chủ yếu xuất phát từ phía Trung Quốc”.

Trước đó, bà Psaki mô tả việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 (HD981) tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là “một kiểu hành động đơn phương của chính phủ Trung Quốc trong khu vực này”.
Mặc dù Mỹ giữ lập trường trung lập về các cuộc tranh chấp chủ quyền, những tuyên bố công khai của các quan chức nước này cho thấy, Washington không ủng hộ những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông.

Theo giáo sư Carl Thayer thuộc ĐH New South Wales (Australia), có vẻ lựa chọn chiến lược của Việt Nam sẽ là tăng cường mối quan hệ với Mỹ và các đồng minh của Mỹ trong khu vực. 
Ngày 20/5, Việt Nam tuyên bố gia nhập Sáng kiến chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (PSI), một động thái được Mỹ hoan nghênh.

Mối quan hệ Việt - Mỹ được thắt chặt không chỉ bắt nguồn từ vụ việc giàn khoan trên Biển Đông hiện nay. Ngay từ khi chính quyền Obama bắt đầu chiến lược “Trục châu Á” – hay còn gọi là tái cân bằng ở châu Á, Việt Nam đã trở thành một quốc gia có vị thế then chốt có thể giúp Mỹ hiện thực hóa chiến lược này. Khi bàn tới mối quan hệ song phương, Việt Nam và Mỹ vẫn luôn “tạm gác” vấn đề Biển Đông sang một bên. Cho tới tận chuyến thăm Việt Nam của cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton vào năm 2010, vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển mới được Mỹ quan tâm.
Tàu USNS Safeguard (trái) và tàu USS John McCain (phải) trên cầu cảng ở Tiên Sa tháng 4/2014. 
Kể từ đó, quan chức hai bên thường xuyên tổ chức các cuộc hội đàm, thăm hỏi. Trong cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang tại Washington D.C hồi tháng Bảy năm ngoái, hai nhà lãnh đạo đã khẳng định mối quan hệ Việt - Mỹ là “đối tác toàn diện”. Chính phủ hai nước cũng cam kết sẽ tăng cường hợp tác tại các diễn đàn khu vực và khẳng định lập trường ủng hộ giải pháp hòa bình và thông qua con đường thương lượng cho các cuộc tranh chấp chủ quyền trên biển.
Hiện, về vấn đề Biển Đông, phía Mỹ thể hiện rõ quan điểm ủng hộ Việt Nam. Tuy nhiên, nếu căng thẳng Việt - Trung về Biển Đông tiếp leo thang xa hơn, liệu Mỹ sẽ can thiệp tới đâu?
Ngày 28/5, Tổng thống Mỹ Obama tại Học viện quân sự Mỹ ở West Point, New York đã gửi một thông điệp. Tổng thống Obama cho biết, Mỹ sẵn sàng phản ứng với các hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông và sẽ khiến Bắc Kinh phải có trách nhiệm trước quốc tế... "Trung Quốc phải có trách nghiệm trước quốc tế theo Quy định Quốc tế về việc Phòng ngừa Va chạm trên biển năm 1972 (Colregs)", ông Obama cho hay.

Thế nhưng, nhà phân tích Rory Medcalf viết trên tờ Interpreter rằng bài phát biểu này không nhằm tới châu Á. Thực chất, ông Obama muốn vẽ lên một “đường ranh giới” để Mỹ can thiệp quân sự ở nước ngoài. Ngoài ra, bài phát biểu của ông cũng giúp các quốc gia hiểu hơn về lập trường của Mỹ về các vấn đề ngoại giao quốc tế.

Một số nhà quan sát thậm chí còn cho rằng bài phát biểu này là học thuyết về ngoại giao của Mỹ trong bối cảnh quyền lực của Washington trên trường quốc tế đang gặp nhiều hạn chế.
Ông Obama phát biểu tại ĐH Quân sự West Point cho thấy Mỹ không sẵn sàng can thiệp quân sự vào Biển Đông.
Đối với châu Á, bài phát biểu của ông Obama gửi một thông điệp đầy mâu thuẫn tới Trung Quốc và các quốc gia châu Á khác về cái mà Mỹ vẫn gọi là “lợi ích cốt lõi”. Tổng thống Obama khẳng định rằng nước Mỹ sẽ chỉ dùng tới sức mạnh quân sự nếu các lợi ích cốt lõi bị tổn hại và Mỹ coi vấn đề an ninh của các đồng minh là một trong những lợi ích đó.

Nhưng ông Obama cũng không đề cập tới vấn đề đối phó với những hành động hung hăng hay nước lớn bắt nạt nước bé. Bài phát biểu của ông cũng gần như không “đả động” gì tới các vấn đề an ninh nổi cộm của châu Á như Triều Tiên, lối hành xử quyết liệt của Trung Quốc hay nguy cơ đối đầu vũ trang giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng vì tranh chấp chủ quyền trên biển.

Tổng thống Mỹ cũng không nói rõ nước này sẽ giúp các quốc gia đối tác không phải đồng minh của Mỹ, như Việt Nam, ra sao trong trường hợp các nước này bị một quốc gia láng giềng hùng mạnh “chèn ép”.
Bài phát biểu trên của ông Obama cũng cho thấy Mỹ sẵn sàng hành động bảo vệ các đồng minh hiệp ước như Nhật Bản. Tuy nhiên, Mỹ cũng sẽ thận trọng để không đe dọa tiến hành chiến tranh về các vấn đề “đẩy thế giới vào tình thế nguy hiểm hơn dù không trực tiếp đe dọa tới nước Mỹ”.

Dựa theo bài phát biểu của ông Obama, có thể diễn giải chính sách của Mỹ về Biển Đông rằng, Washington sẽ tìm cách kết nối để các quốc gia đồng minh và đối tác của Mỹ phối hợp hành động và vũ lực là giải pháp cuối cùng và chỉ khi đó, phối hợp đa phương mới là điều cần thiết.

Bài phát biểu của ông Obama về vấn đề Biển Đông chứa đựng những quan điểm trái ngược và có thể coi ông đã thừa nhận sự yếu kém của Mỹ. Lập trường của Mỹ về tranh chấp hàng hải là giải quyết dựa theo thông lệ và luật phát quốc tế. Ông Obama nhấn mạnh rằng Washington ủng hộ các quốc gia Đông Nam Á “thương lượng với Trung Quốc để ký kết một bộ quy tắc ứng xử trên biển (COC)”.

Điều đó không có ý nghĩa nhiều lắm đối với Đông Nam Á. Bất kỳ nhà ngoại giao châu Á nào cũng phải thừa nhận rằng COC là mục tiêu xa vời và 12 năm qua đã chứng minh điều đó: Trung Quốc sẽ tiếp tục trì hoãn ký kết cho tới khi nào nước này đạt được ý đồ đơn phương thay đổi hiện trạng trên Biển Đông.

Như vậy, với việc thừa nhận những hạn chế của Mỹ về quân sự, Tổng thống Obama cũng nhấn mạnh tới những hạn chế về mặt ngoại giao của Mỹ trong quan hệ quốc tế.

Với những gì Tổng thống Obama trình bày trong bài phát biểu này, thật khó để các quốc gia như Việt Nam, Philippines và các nước nhỏ đang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc có thể “trông cậy” vào Mỹ về các cuộc tranh chấp chủ quyền.
Tùng Lâm

Tàu Trung Quốc đâm thủng tàu cảnh sát biển Việt Nam

Ngày 1/6, các tàu Trung Quốc vẫn tổ chức vây ép, phun vòi rồng vào các tàu của Việt Nam khi đang thực hiện nhiệm vụ chấp pháp trên Đặc biệt, tàu cảnh sát biển 2016 đã bị tàu Trung Quốc cố tình đâm vào mạn phải tàu, làm thủng 4 lỗ. Các tàu Trung Quốc luôn ép phía sau các tàu Việt Nam với khoảng cách chỉ từ 20-30m. Đáng chú ý, tàu Trung Quốc có số hiệu 46102 với sự hỗ trợ của 2 tàu kéo đã ép sát tàu kiểm ngư 635 trong vòng 3 hải lý và dùng vòi rồng đe dọa tàu kiểm ngư 635.
Vào lúc 12h20 phút, 2 máy bay cánh bằng của Trung Quốc có số hiệu: CMS 3843 và CMS 3586 đã lượn nhiều vòng phía trên tàu Cảnh sát Biển 2016 và các tàu kiểm ngư của Việt Nam với độ cao hơn 200m.
Vào lúc 16h10 phút, các tàu Trung Quốc tiếp tục vây ép, ngăn cản các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam thực hiện nhiệm vụ chấp pháp trên biển. Liên tục trong vòng 50 phút, các tàu Trung Quốc đã chạy với tốc độ cao, dùng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam. 
Tàu Trung quốc liên tục phun vòi rồng vào tàu 2016 và một cú đâm quá mạnh bên mạn phải đã khiến tàu Cảnh sát Biển 2016 bị thủng 4 lỗ, cách mép nước biển chỉ 40 cm, lỗ to nhất dài 50cm và rộng 3cm.
Mặc dù trước sự vây ép liên tục của các tàu Trung Quốc nhưng các cán bộ kiểm ngư và chiến sĩ Cảnh sát Biển vẫn hết sức bình tĩnh, cơ động vòng tránh, kiên trì thực hiện nhiệm vụ chấp pháp trên biển, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 và các tàu hộ tống ra khỏi khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước ta.
Video 1/6: Tàu Trung Quốc đâm thủng tàu Cảnh Sát Biển Việt Nam

Nguồn: http://tinvn.info/video-1-6-tau-trung-quoc-dam-thung-tau-canh-sat-bien-viet-nam.html