Translate

Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2022

BÀ HỒ THỊ KIM THOA ĐANG Ở ĐÂU?

Thao Ngoc
.


Vụ án bà Hô Thị Kim Thoa, nguyên thứ trưởng bộ công thương, bị khởi tố vì đã làm thất thoát hàng ngàn tỉ đồng, nhưng đến nay bà Thoa vẫ chưa bị bắt ,đang là dấu hỏi lớn chưa được giải đáp.
Vậy bà Thoa đang ở đâu?

CHÀO MỪNG CHI BỘ MỚI .....Ủ Tờ...!

 Phạm Minh Vũ

Đây là đồng chí Đinh La Thăng, tổng bí “đảng củi”, tối qua đồng chí ấy vừa mới kết nạp thêm một chi bộ mới, chi bộ mới lập gồm 5 đồng chí ở Bình Thuận, cả bộ sậu chủ tịch Tỉnh phó chủ tịch và cả lãnh đạo sở đang tại nhiệm.
Nghe tin chi bộ mới thành lập, đồng chí tổng bí “đảng củi” đã gửi ngay thư chúc mừng và đánh giá cao vai trò của các đồng chí, với các thành tích xuất sắc đảng ziên đã có công ăn tàn phá hoại đất nước.
Trong thư chúc mừng, đồng chí tổng bí Đinh La nhấn mạnh, các đồng chí ở chi bộ Bình Thuận đã kinh qua khoá lý luận cao cấp của đẻng, bằng tinh thần cách người vô sản chân chính, là người đẻng viên ưu tú, là người cán bộ xuất sắc của đẻng các đồng chí đã phát huy tinh thần “ăn không chừa một thứ gì”, ăn tới cái lai quần của Dân, ăn tới nổi không còn gì để cạp đất mà ăn.
Đồng chí Tbt # lạc quan đánh giá, trong năm nay đảng củi sẽ lớn mạnh, vì củi sinh ra từ lò. Giai đoạn bị lô vì không thể dấu đút...mãi được
Và kết thúc trong thư chúc mừng, tổng bí # gửi lời hỏi thăm ân cần các tồng chí còn trụ tại ngoại chưa ...Lội bị. Hị hị

Một cơ đồ ăn không từ một thứ gì chuyển qua giai đoạn cạp đất mà ăn.
Kính thư
Ký tên: tổng bí Đinh #

Thứ Năm, 10 tháng 2, 2022

TRÔNG NGƯỜI MÀ NGẪM ĐẾN TA

https://www.facebook.com/chinh.duongquoc.56



Hai cặp Nga – Ukraine và Trung Quốc – Việt Nam là gần giống nhau về mối quan hệ lịch sử, địa chính trị và dân tộc. Tất nhiên có tương đồng và có dị biệt, nhưng theo dõi quan hệ của cặp này có thể luận về cặp kia, nhất là quan điểm, đánh giá của cặp này về cặp kia cũng cho thấy tương lai của chính họ. Vì thế nếu xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra thì các nhà báo quốc tế sẽ rất thích hỏi quan điểm của Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề này. Và cách trả lời của mỗi nước cũng sẽ phải hết sức thận trọng. Vậy sự tương đồng và dị biệt đó là gì?
Sự tương đồng
Nguồn gốc dân tộc Nga và Ukraine có sự gần gũi, đều là dân Slav Đông còn Trung Quốc và Việt Nam thì là dân Mongoloid. Cả 2 cặp đều có mối tương đồng về chủng tộc và văn hóa.
Ukraine và Việt Nam đều là cửa dưới, 1 thời gian dài vừa là đồng chí vừa là anh em với Nga và Trung Quốc. Trong lịch sử, mỗi cặp cũng những thù hận trong quá khứ do bị nước lớn kia cai trị.
Về địa chính trị, Ukraine chặn đường ra Hắc Hải của Nga, Crimea có cảng Sevastopol nguyên là căn cứ hải quân lớn nhất của Liên Xô. Ukraine cũng là vùng đệm cuối cùng của Nga từ phương Tây, nhất là khu vùng đệm lớn hơn nhiều là các nước Đông Âu và 3 nước CH Baltic cũ thuộc LX đã gia nhập Nato.
Việt Nam là nước nắm giữ nhiều đảo nhất trong quần đảo Trường Sa, cũng nắm yết hầu của con đường hàng hải qua biển Đông vào Trung Quốc từ Ấn Độ Dương. Con đường ra biển gần nhất từ miền Tây Trung Quốc là đi qua cảng Hải Phòng.
Chính vì vấn đề địa chính trị đó mà Nga luôn tìm mọi cách để Ukraine phải nằm trong vùng ảnh hưởng của mình, tối thiểu cũng phải giữ được miền Đông Ukraine . Tương tự vậy thì Trung Quốc cũng luôn phải nắm Việt Nam trong tay, tối thiểu cũng phải giữ được miền Bắc Việt Nam.
Hiện tại Nga đã sát nhập Crimea của Ukraine, trong khi Trung Quốc chiếm giữ Hoàng Sa và 1 số đảo thuộc Trường Sa của Việt Nam. Hoàng Sa chính là cánh cửa của Trung Quốc ở biển Đông, cũng như Crimea là cánh cửa của Nga ra Hắc Hải. Hoàng Sa là cái giá mà Việt Nam phải trả cho Trung Quốc do công sức mà Trung Quốc đã hỗ trợ nước Việt Nam CS qua 2 cuộc chiến. Còn Crimea là cái giá Ukraine phải trả để tách khỏi cái bóng của Nga.
Sự khác biệt
Về địa chính trị, Nga cần Ukraine hơn Trung Quốc cần Việt Nam rất nhiều. Bởi Ukraine chính là lớp rào chắn cuối cùng trước mối đe dọa từ phương Tây (do Nga tưởng tượng ra). Kể từ sau khi LX sụp đổ, NATO cũng chưa bao giờ có ý đồ thôn tính nước Nga dù có sự đề phòng ngược lại. Nhưng với não trạng chiến tranh lạnh, Nga luôn lo ngại mối đe dọa an ninh từ Mỹ và Tây Âu.
Thời chiến tranh lạnh, tiền đồn của LX là tận Đông Đức. Nhưng khi các nước CS Đông Âu rồi LX sụp đổ, thì dần dần, NATO đã kết nạp hầu hết các nước Đông Âu, đến tận 3 nước CH Baltic cũ thuộc LX trước đây. Vì vậy, nếu NATO kết nạp nốt cả Ukraine thì coi như lưỡi dao NATO đã thò vào tận mạng sườn của Nga.
Hơn thế nữa, Ukraine đang phải ngậm đắng nuốt cay trên thế yếu khi để mất Crimea vào tay Nga, cũng như phải chấp nhận để các tỉnh miền Đông quậy phá đòi tự trị, thậm chí có nguy cơ bị Nga sát nhập nốt, như CH tự xưng Donbass, Donetsk. Tất cả chỉ vì không đủ tiềm lực quân sự để đương đầu với Nga, hơn nữa do các vùng đất đó người Nga chiếm đa số.
Nhưng nếu Ukraine gia nhập NATO thì Nga sẽ phải đối đầu với NATO chứ không chỉ với Ukraine. Do đó, khả năng chiếm giữ Crimea của Nga sẽ bị lung lay, do việc sát nhập này hoàn toàn bất hợp pháp và không có bất cứ nước nào trên thế giới công nhận Crimea là 1 phần của nước Nga, bao gồm cả Trung Quốc và Việt Nam.
Nếu mất đi Crimea, Nga sẽ mất quân cảng Sevastopol, cảng nước ấm duy nhất của Nga không bị đóng băng vào mùa đông. Hải quân Nga vốn có điểm yếu là cảng bị đóng băng 1 thời gian dài, dẫn đến khó hoạt động. Kể từ khi LX phải rút khỏi Cam Ranh thì họ chỉ còn trông vào Sevastopol mà thôi.
Còn với Trung Quốc, thì Bắc Triều Tiên mới có vị trí phên dậu từ mối đe dọa phương Tây. Quân đội Mỹ hiện đóng tại Hàn Quốc và Nhật Bản, BTT là vùng đệm. Còn từ phía Việt Nam thì không có sự hiện diện của phương Tây kể từ sau khi Mỹ rút khỏi VNCH. Việc Việt Nam ngả theo phương Tây cũng không đến nỗi đẩy Trung Quốc vào chân tường như Ukraine gia nhập NATO.
Dù Việt Nam có ngả theo Mỹ đi nữa thì khả năng Việt Nam lấy lại được Hoàng Sa cũng rất thấp, do Trung Quốc lấy Hoàng Sa từ VNCH. Hiện này cũng chả có nước Phương Tây nào công nhận Hoàng Sa là của Việt Nam, họ chỉ coi đó là 1 hòn đảo tranh chấp.
Trung Quốc chỉ coi Việt Nam là mối đe dọa khi tuột khỏi tay vào thời điểm Mỹ đóng quân tại VNCH, vì thế mà Chu Ân Lai đe dọa là nếu Mỹ đổ quân ra Bắc Việt thì Trung Quốc sẽ tham chiến tương tự như chiến tranh Triều Tiên.
Lần thứ 2 là khi Việt Nam ký hiệp định Hữu nghị và hợp tác với LX vào năm 1978. Lúc đó Trung Quốc cũng coi như Việt Nam liên minh quân sự với LX để đánh Trung Quốc, y như Ukraine gia nhập NATO dưới con mắt của Nga. Chính vì thế nên Trung Quốc đã tấn công Việt Nam để dằn mặt, cũng như hỗ trợ Khmer đỏ đánh Việt Nam.
Tương lai nào cho Ukraine và Việt Nam trong mối quan hệ với láng giềng hung hãn?
Vì mối quan hệ nói trên nên cả Việt Nam và Ukraine đều rơi vào hoàn cảnh phải đu dây hoặc thần phục. Ukraine trước đây đã thoát Nga được 1 thời gian ngắn khi Phát xít Đức xâm chiếm, miền Tây chống Nga của Ukraine đã theo Đức để tấn công LX. Còn Việt Nam cũng chỉ thoát Trung được khi có bảo kê mạnh hơn Trung Quốc là thời Pháp thuộc, VNCH (20 năm Mỹ bảo trợ) và hơn 10 năm được LX bảo trợ.
Hiện tại, anh em bo` đỏ vẫn coi Việt Nam có cách hành xử khôn ngoan hơn Ukraine với nước lớn bên cạnh, khi Việt Nam giữ thế trung lập. Thực ra hiện tại Việt Nam không hề trung lập mà là thân Trung Quốc hơn là thân phương Tây. Chính quyền Việt Nam hiện tại đối với Trung Quốc cũng gần giống chính quyền Yanukovych của Ukraine đối với Nga, là 1 dạng phụ thuộc. Thậm chí Việt Nam còn phụ thuộc hơn, do ý thức hệ và con đường phát triển copy của Trung Quốc. Nga nuôi chính quyền Yanukovych như nuôi con nghiện với giá chất đốt khá rẻ, nhưng kinh tế không thể ngóc đầu lên được vì bản thân Nga cũng không khá giả gì.
Ukraine muốn thoát khỏi tư thế con nghiện đó thì buộc phải gia nhập EU và NATO để vừa có quan hệ kinh tế với các nước tư bản giàu có và được nằm dưới cái ô bảo trợ quân sự của NATO. Nhưng ý định đó bị rơi vào bế tắc khi Nga cảm thấy bị đẩy vào đường cùng với “Kẻ thù trước cổng” (tên bộ phim Mỹ về trận Stalingrad, khi Nga đương đầu với Đức trong thế chiến 2).
Việc Ukraine gia nhập EU hay NATO cũng rất gian truân khi bản thân nội bộ EU và Mỹ cũng bị phân hóa về quyền lợi đối với Nga, chủ yếu là do sự phụ thuộc vào khí đốt của Đức và Pháp (2 nước có tiếng nói trong EU và NATO) với Nga. Chỉ có Anh là ít phụ thuộc khí đốt của Nga do ở xa, nên có thái độ cứng rắn nhưng Anh cũng đã ra khỏi EU.
Kể từ khi có dầu đá phiến và khí hóa lỏng từ đó. Mỹ đã có thể ve vãn Tây Âu, để thoát khỏi sự phụ thuộc khí đốt của Nga, nhưng vì khí đốt hóa lỏng vận chuyển bằng tàu biển vẫn đắt đỏ hơn khí đốt chạy trong ống dẫn từ Nga, nên Đức và Pháp vẫn lo ngại cuộc chiến với Nga nếu Ukraine gia nhập NATO.
Nhưng tiềm năng về năng lượng của Nga là điểm mạnh cũng chính là điểm yếu của họ. Kinh tế Nga phụ thuộc vào xuất khẩu năng lượng. Nên nếu bị cắt đứt đường ống bán khí sang Tây Âu thì Nga chỉ còn con đường bán sang Tàu. Vì thế mà Nga cũng phải tìm đường lùi bằng cách liên minh với Trung Quốc đề phòng bị Tây Âu cấm vận do đánh Ukraine.
Còn Việt Nam thì vì không đến nỗi quá quan trọng với Trung Quốc như Ukraine với Nga, nên Việt Nam vẫn còn có cửa thoát cộng mà không thực sự ngả hẳn vào vòng tay Mỹ (không ký hiệp ước quân sự với Mỹ). Cơ hội để Việt Nam ra mặt chống Trung Quốc là khó, nếu không có hiệp ước quân sự với Mỹ. Vì thế Việt Nam vẫn có cửa sáng hơn Ukraine khi giữ quan hệ không đối đầu với Trung Quốc, đồng thời quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn với phương Tây. Có 14 nước giáp Trung Quốc nhưng chỉ có 3 nước CS là BTT, Lào và Việt Nam.
Nhiều người dân Việt Nam vốn giữ nguyên não trạng ơn huệ với LX thời chiến tranh nên vẫn muốn bênh vực Nga hơn là Ukraine cho dù lẽ ra Việt Nam lại cần bênh vực Ukraine hơn do thân phận giống nhau nói trên. Với vị trí của Việt Nam, nếu có xung đột xảy ra giữa Nga và Ukraine thì khôn ngoan hơn cả là “Chúng tôi rất lấy làm tiếc. Đề nghị các bên kiềm chế”. Nếu Việt Nam tỏ ra ra mặt ủng hộ Nga thì đại ng u, vì không khác gì bật đèn xanh cho Trung Quốc tấn công biển đảo Việt Nam nếu Việt Nam có triệu chứng thân phương Tây. Nên hiểu rằng, với góc nhìn quốc tế, việc Nga ngăn cản Ukraine tham gia EU và NATO là việc rất vô lý và phách lối, không thể ủng hộ. Còn nếu Nga tấn công Ukraine thì rõ ràng là 1 cuộc chiến xâm lược, càng cần phải lên án.

Thứ Ba, 8 tháng 2, 2022

Huynh đệ tương tàn

 

Mong lắm cuộc chiến giữa Ucraina - Nga sẽ không xảy ra !
.
Lá thư của Tướng 3sao Nga gửi PUTIN _ PI Đại đế.
Nước Nga còn có những tướng lĩnh sáng suốt bản lĩnh.
Thư ngỏ của tướng ba sao Ivashov Leonid Grigoryevich gởi tổng thống và toàn dân LB Nga
Chủ tịch “Hội đồng Sĩ quan toàn Nga” Tướng 3 sao Ivashov Leonid Grigoryevich đã viết Bài diễn văn gửi Tổng thống và công dân Liên bang Nga “Đêm trước Chiến tranh”:
Diễn văn của Hội đồng sĩ quan toàn Nga gởi Tổng thống và công dân Liên bang Nga.
Ngày nay nhân loại đang sống trong cảnh đề phòng chiến tranh. Và chiến tranh là sự mất mát không thể tránh khỏi về nhân mạng, sự tàn phá, đau khổ của đông đảo người dân, sự phá hủy đời sống bình thường, sự vi phạm các hệ thống quan trọng của các quốc gia và các dân tộc. Một cuộc chiến tranh lớn là một thảm kịch lớn, và là tội ác nghiêm trọng của một ai đó. Tình cờ Nga là trung tâm của thảm họa sắp xảy ra này. Và, có lẽ, đây là lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga.
Trước đây, Nga (Liên Xô) đã tiến hành các cuộc chiến tranh ngoài ý muốn (có chính nghĩa) và theo quy luật, khi không còn lối thoát nào khác, khi lợi ích sống còn của nhà nước và xã hội bị đe dọa.
Và điều gì đang đe dọa sự sinh tồn của chính nước Nga ngày nay, và liệu có những mối đe dọa như vậy không?
Có thể lập luận rằng thực sự có một mối đe dọa — đất nước đang trên đà hoàn thành lịch sử của mình. Tất cả các khu vực quan trọng, gồm cả nhân khẩu, đang dần suy thoái và tốc độ tuyệt chủng của quần thể đang phá vỡ kỷ lục thế giới. Và suy thoái có bản chất là hệ thống, và trong bất kỳ hệ thống phức tạp nào, sự phá hủy một trong các yếu tố có thể dẫn đến sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống.
Và đây, theo chúng tôi, là mối đe dọa chính đối với Liên bang Nga. Nhưng đây là hiểm họa có tính chất nội tại, xuất phát từ mô hình nhà nước, phẩm chất của quyền lực và trạng thái xã hội. Và những lý do hình thành nó là bên trong: sự bất lực của mô hình nhà nước, sự bất lực hoàn toàn và thiếu chuyên nghiệp của hệ thống quyền lực và hành chính, sự thụ động và vô tổ chức của xã hội.
Ở trạng thái này, bất kỳ quốc gia nào cũng không trường tồn được.
Đối với các mối đe dọa bên ngoài, chúng chắc chắn có mặt. Nhưng, theo đánh giá của chuyên gia của chúng tôi, chúng hiện không mang tính chỉ trích, đe dọa trực tiếp đến sự sinh tồn của nhà nước Nga, và những lợi ích sống còn của nó. Nhìn chung, sự ổn định chiến lược vẫn được duy trì, vũ khí hạch tâm nằm trong tầm kiểm soát đáng tin cậy, các lực lượng NATO không xây dựng và không có hoạt động đe dọa.
Do đó, tình hình đang quấy lên xung quanh Ukraine, trước hết là do nhân tạo, đánh thuê về bản chất đối với một số lực lượng bên trong, gồm cả Liên bang Nga. Kết quả của sự sụp đổ của Liên Xô, trong đó Nga (Yeltsin) đóng vai trò quyết định, Ukraine trở thành một quốc gia độc lập, một thành viên của Liên Hiệp Quốc và phù hợp với Điều kiện 51 của Hiến chương LHQ, có quyền bảo vệ cá nhân và tập thể.
Lãnh đạo Liên bang Nga vẫn chưa công nhận kết quả trưng cầu dân ý về sự độc lập của Donetsk People’s Republic (Nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk, DPR) và Luhansk People’s Republic (Nước Cộng hòa Nhân dân Luhansk, LPR), trong khi ở cấp chính thức hơn một lần, kể cả trong quá trình đàm phán hiệp nghị Minsk, đã nhấn mạnh sự thuộc về lãnh thổ và dân số của họ đối với Ukraine .
Người ta cũng đã nhiều lần nói ở cấp cao về mong muốn duy trì quan hệ bình thường với Kiev, không loại trừ quan hệ đặc biệt với DPR và LPR.
Vấn đề về nạn diệt chủng do Kiev gây ra ở các khu vực đông nam đã không được nêu ra ở LHQ hay OSCE. Đương nhiên, để Ukraine vẫn là một nước láng giềng thân thiện với Nga, Nga cần phải chứng minh được sức hấp dẫn của mô hình nhà nước và hệ thống quyền lực của Nga.
Nhưng Liên bang Nga đã không trở thành một nhà nước như vậy, mô hình phát triển và cơ chế chính sách đối ngoại hợp tác quốc tế của nó đã đẩy lùi hầu hết các nước láng giềng, và không chỉ thế.
Việc Nga chiếm đóng Crimea và Sevastopol và cộng đồng quốc tế không công nhận chúng thuộc Nga (và do đó, số lớn các quốc gia trên thế giới vẫn coi họ là thuộc về Ukraine) cho thấy một cách thuyết phục sự thất bại trong chính sách đối ngoại của Nga, và sự kém hấp dẫn về mặt đối nội.
Những nỗ lực để người khác phải “yêu” Liên bang Nga và giới lãnh đạo của nó bằng một tối hậu thư và những lời đe dọa sử dụng vũ lực là vô nghĩa và cực kỳ nguy hiểm.
Trước hết, việc sử dụng vũ lực quân sự chống lại Ukraine sẽ đặt ra câu hỏi về sự hiện hữu của chính nước Nga như là một quốc gia; thứ hai, nó sẽ mãi mãi khiến người Nga và người Ukraine trở thành kẻ thù không đội trời chung. Thứ ba, sẽ có hàng ngàn (hàng chục ngàn) người khỏe mạnh ở bên này và bên kia chết trẻ, điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tình hình nhân khẩu trong tương lai ở hai nước đang hấp hối của chúng ta.
Trên chiến trường, nếu điều này xảy ra, quân đội Nga sẽ phải đối phó với không chỉ quân nhân Ukraine, trong số họ sẽ có nhiều người Nga, mà còn cả quân nhân và quân chiến cụ từ nhiều nước NATO, và các quốc gia thành viên của liên minh sẽ có nghĩa vụ khai chiến với Nga.
Tổng thống Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ R. Erdogan nêu rõ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chiến đấu theo phe nào. Và có thể giả định rằng hai đội quân dã chiến Thổ Nhĩ Kỳ và một hạm đội sẽ được lệnh “giải phóng” Crimea và Sevastopol và có thể xâm lăng cả Caucasus.
Nga chắc chắn sẽ bị xếp vào danh sách những quốc gia đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế, sẽ chịu những lệnh trừng phạt nặng nề nhất, sẽ biến thành kẻ thù của cộng đồng thế giới, và có thể sẽ bị tước bỏ tư cách một quốc gia độc lập.
Tổng thống và chính phủ, bộ quốc phòng không thể không hiểu hậu quả như vậy, họ không ngu đến vậy.
[Đánh giá của tình báo Mỹ về hoạt động di chuyển của quân đội Nga gần biên giới Nga-Ukraine (ngày 3 tháng 12 năm 2021). Theo ước tính, Nga đã di chuyển khoảng 70.000 quân, phần lớn ở khoảng cách từ 100 đến 200 km (62 đến 124 dặm) từ biên giới Nga-Ukraine. Các ước tính cho rằng con số có thể tăng lên 175.000.] Nguồn: wikipedia.org
© 2022 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ Nguồn: DCVOnline.nethttps://www.dcvonline.net/.../thu-ngo-cua-tuong-ba.../...
Nguồn: Обращение Общероссийского офицерского собрания к президенту и гражданам Российской Федерации (Appeal of the All-Russian Officers’ Assembly to the President and citizens of the Russian Federation) | Ивашов Леонид Григорьевич (Ivashov Leonid Grigoryevich) | ОБЩЕРОССИЙСКОЕ ОФИЦЕРСКОЕ СОБРАНИЕ (ALL-RUSSIAN OFFICER ASSEMBLY) | Jan 31, 2022.
nguon fb Chau Trieu.
.
- Lá thư tâm huyết đầy trách nhiệm của những người Nga chân chính

Chủ Nhật, 6 tháng 2, 2022

GIÀU NGHÈO TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM.

 Fb Nguyễn Tuấn.


Đừng bị ấn tượng bởi tiền bạc, môn đồ, bằng cấp, và danh xưng. Hãy ấn tượng với những tấm lòng tử tế, chánh trực, khiêm cung, và rộng lượng. (Don't be impressed by money, followers, degrees, and titles. Be impressed by kindness, integrity, humility, and generosity.)
Không rõ ai nói câu trên, nhưng tôi thấy rất có lí. Thoạt đầu, tưởng đâu là câu nói của Gs Richard Feynman, nhưng hóa ra không phải, có thể là từ một nhà văn hay tu sĩ nào đó. Dù là của ai thì câu đó rất đáng làm kim chỉ nam cho cuộc sống.
Ở Việt Nam ngày nay, người ta chạy theo đồng tiền và danh vọng nhiều quá. Sự tôn xưng đồng tiền và đời sống vật chất sau một thời gian dài sống trong nghèo đói là điều không quá ngạc nhiên ở Việt Nam. Tình hình cũng giống như ở các nước Đông Âu cũ và Nam Mĩ, những nơi mà người ta cũng tôn thờ đồng tiền và vật chất đến kinh ngạc. Và, xu hướng này tạo ra một thị trường chỉ cho người giàu có bên cạnh đa số người nghèo.
Bạn tôi là một GP (bác sĩ gia đình ở Úc) lần đầu tiên đi du lịch Việt Nam năm 2020 tỏ ra kinh ngạc về sự xa xỉ của dân TPHCM. Chị ấy cứ ngạc nhiên hỏi tại sao thu nhập bình quân ở Việt Nam chỉ ~2700 USD / năm, mà có khá nhiều người đi xe hơi rất mắc tiền trên đường phố chật chội. Chị ấy còn hỏi không biết tại sao những tiệm thời trang xa xỉ như Gucci, Cartier, Louis Vuitton, Hermes, Rolex, Patek Philippe, v.v. có thể tồn tại ở một nơi như TPHCM. Nhưng thực tế là họ tồn tại, và không chỉ tồn tại mà còn phát triển.
Rõ ràng nền kinh tế thị trường đã giúp cho một số người Việt thoát nghèo một cách ngoạn mục. Nhưng tôi nói với chị ấy rằng chỉ cần đi ra khỏi Quận 1 của Thành phố, chị ấy sẽ thấy còn rất rất nhiều người nghèo. Thật ra, chị ấy đã đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ra miền Trung, lên miền Tây Bắc, và cũng thấy đa số người dân còn nghèo lắm. Nghèo đến nổi du khách tự cảm thấy không thoải mái khi xuất hiện trong những bộ quần áo tương đối đắt tiền.
Nhớ những năm sau 1975, chỉ cần thể hiện cái giàu là đủ làm cho xã hội mới khó chịu. Bạn tôi, dân Sài Gòn, chỉ đi làm bằng áo dài và đôi guốc cao gót là bị kiểm điểm là 'lối sống tiểu tư sản'. Một cái xe Honda cũng là đề tài người ta bàn tán. Một cái đồng hồ Seiko 5 cũng bị mấy người nhân danh 'cách mạng' làm khó. Thời đó, người ta muốn có một xã hội bình đẳng, và bần cùng hoá hay trung bình hoá là một chủ trương. Thời đó, người bần cố nông là giai cấp lãnh đạo, và họ xiển dương cái nghèo như là một phẩm chất của cách mạng! (Tuy bề ngoài thì vậy, nhưng sau này người dân mới ngã ngửa là họ nói vậy mà không phải vậy.)
Nhưng mọi thứ đã thay đổi. Ngày nay người ta vinh danh người giàu và xem cái giàu là một thước đo của sự thành đạt. Những người trước kia là bần cố nông hay thuộc giai cấp lao động thì nay là người có quyền thế. Quyền thế sản sanh ra tiền bạc, vật chất và danh vọng. Có những người giàu cũng có khi tỏ ra hợm hĩnh khi khoe khoang những viên kim cương, núi sổ đỏ, 'siêu xe' (danh từ mới), và những bộ trang phục thời trang xa hoa. Ngay cả quan chức cũng thích thể hiện sự giàu có bằng những vật trang sức xa xỉ, siêu xe và biệt thự. Họ muốn tỏ ra họ là dân sành điệu theo kiểu phương Tây. Họ còn thể hiện sự giàu có bằng những giải thưởng mà ngay cả Vua Thái Lan có lẽ cũng phải kinh ngạc.
Người không có nhiều tiền thì thích trưng bày bằng cấp và danh xưng như là một ... thước đo về thành đạt. Tiến sĩ đã trở thành một học vị các quan chức rất thích có. Báo chí nhà nước thì đua nhau trầm trồ những sự thể hiện đó, và tiêu ra khá nhiều thời gian và giấy mực để mô tả những tài sản 'khủng' của giới showbiz.
Nhưng những sự thể hiện xa hoa đó nói lên điều gì? Tôi nghĩ nó chỉ nói lên rằng cái khoảng cách giữa người giàu và người nghèo càng ngày càng lớn trong xã hội Việt Nam. Chỉ cần nhìn qua mấy bộ phim kịch bắt chước Tàu trên đài truyền hình hàng ngày chúng ta dễ dàng thấy người ta thể hiện cái giàu là để ngầm nói với quốc dân rằng Việt Nam nay là một nước văn minh, có cuộc sống sung túc chẳng kém gì Nam Hàn, Đài Loan, Singapore, thậm chí hơn cả Mĩ. Chỉ có điều phiền là nó không thật: Việt Nam vẫn còn nghèo, rất nghèo so với các nước vừa kể.
Điều này cũng nói lên cái tâm lí xã hội của Việt Nam mà cụ Đào Duy Anh đã nhận xét từ 100 năm trước rằng người Việt "hay khoe khoang trang hoàng bề ngoài, ưa thích hư danh [...] giàu trí nghệ thuật hơn trí khoa học, thích văn chương phù hoa hơn là thực học." Trong thời đại kinh tế thị trường, cái tánh khí đó càng có cơ hội ... phát triển.
Nhưng có cần như thế không? Câu nói trên mà tôi trích dẫn nói là không cần. Đừng để cho những tiền bạc, bằng cấp, danh xưng làm choáng ngợp. Nếu có ấn tượng thì nên dành sự ấn tượng cho những tấm lòng tử tế, khiêm cung, và rộng lượng. Viết đến đây tôi thấy mình choáng ngợp với tấm lòng của cô ca sĩ quê tôi (Thuỷ Tiên) và anh chồng cô ấy. Nhưng còn hơn thế nữa, họ là cặp uyên ương rất tử tế và rộng lượng. Họ, nói theo ngôn ngữ thời nay, là rất ấn tượng. Những người như cặp vợ chồng đó ấn tượng hơn nhiều so với các trọc phú thích khoe của.
Từ Fb Nguyễn Tuấn.
>
Kimdung.
KD: 1) Sự phân hóa giàu nghèo XH nào cũng có, phương Tây đến phương Đông. Nhưng XH nào văn minh, và có pháp luật thượng tôn, giá trị thật được tôn trọng, khoảng cách giàu- nghèo sẽ xích lại gần hơn. 2) Điều quan trọng hơn, sự giàu có trong XH như VN hiện nay nó ko thật, ko phản chiếu sức lao lao động tài giỏi chân chính (trừ một số ít doanh nhân tài năng và lao động thật sự), mà sự giàu có đó là ... cướp đoạt, chụp giật, trục lợi trên những chính sách lợi ích nhóm mà có.
.
Nên sự giàu có của XH hiện nay nó cũng mong manh, đầy bất ổn. Kèm đó, cái Văn hóa của XH cũng mang màu sắc "học làm sang", "trọc phú" chứ không phản chiếu phông văn hóa nền tảng, bởi cái phông VH nền tảng nó... rất hổng, do ko có thời gian tu học mà chỉ có thời gian chụp giật, cướp đoạt .
g

MỘT BÀI BÁO KHÔNG ĐƯỢC ĐĂNG !

 Mọ rị đốt khô đến ...Tươi
" Quản trị không đổi " gà....Bươi xập lò !

.
Tiêu diệt nguyên nhân thì phải thay đổi quản trị QG mà điều này cụ Tổng ko bao giờ chấp nhận. Nên cụ cứ lọ mọ đun củi khô củi tuoi củi ....ướt mãi thôi.
Giời ạ.




Một cá nhân tham nhũng, chúng ta có thể trừng trị cá nhân đó? Nhưng khi mà sự tham nhũng đó mang tính hệ thống, thì chúng ta phải làm sao với chính hệ thống của mình?...
.
Cháu Tô Lan Hương cách đây mấy ngày có điện thoại: “Chú ơi, nhân ngày thành lập Đảng, chú có thể viết cho báo cháu một bài được không ạ, viết về công cuộc chống tham nhũng ấy chú”. Tôi bảo: “Thôi chú cháu mình nói về chuyện này nhiều rồi, nói thêm nữa, mạnh nữa chắc gì đã hay và chắc gì ai đó muốn đăng”. Quả như tôi dự đoán, chú cháu mất cả buổi và cuối cùng không đăng được.
Có nhiều người đọc xong những bài báo của tôi thì bảo: “Nói thì dễ”.
Tôi chỉ muốn nhắc lại một câu ngạn ngữ của người phương Tây: “Đôi khi nhắm mắt cũng là một cách nhìn” để thêm vào câu nói của mình: “Đôi khi nói cũng là một hành động”.
Tôi lược trích vài ý trong bài báo, vì dù sao cũng tôn trọng BBT (Do chưa được đăng nên Tựa đề cũng chưa có).
...
Chỉ vài ngày trước thôi, ngay trước Tết Nguyên đán, hàng loạt các cán bộ - đảng viên nắm vị trí quan trọng trong Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao, những người có trách nhiệm bảo hộ công dân Việt Nam, đã bị bắt vì nhận hối lộ, móc nối với doanh nghiệp để trục lợi trong các chuyến bay giải cứu đưa người Việt Nam về nước trong đại dịch. Trước đó là vụ kit test Việt Á. Họ đều là đảng viên, nhưng dẫm đạp lên xương máu đồng bào tôi để kiếm tiền giữa lúc dân tộc này đang trong cảnh nước sôi lửa bỏng.
Còn bao nhiều vụ việc tương tự nữa? Tôi đoán là nhiều, nếu chúng ta có thể khui hết ra được…
Tôi còn nhớ tháng 9/2012, khi Hội nghị TW6 khóa XI chuẩn bị diễn ra, tôi đã trả lời phỏng vấn nhà báo Tô Lan Hương về sự suy thoái của Đảng, về sự lâm nguy của Đảng, về sự tồn vong của Đảng – điều mà chính TBT Nguyễn Phú Trọng khi ấy đã thừa nhận trong văn kiện Nghị quyết TƯ 4 khóa XI.
Đó là lần đầu tiên, người đứng đầu Đảng đã can đảm thay mặt Đảng thừa nhận những tồn tại, những yếu kém trong Đảng, can đảm thừa nhận rằng việc có triệt để trấn chỉnh được sự suy thoái đó hay không sẽ ảnh hưởng đến sự tồn vong của Đảng. Đó cũng là lần đầu tiên người đứng đầu Đảng thừa nhận sự lâm nguy đó do chính chúng ta tạo ra, chứ ko phải do bất cứ “thế lực bên ngoài” nào đe dọa.
Tôi xin được trích lại một phần nội dung Nghị quyết: “Công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ... Một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc”.
Năm 2016, Đảng khởi xướng chiến dịch “đốt lò”, quyết tâm chống tham nhũng trên quy mô lớn. 6 năm qua, tôi đã chứng kiến những Ủy viên Bộ Chính trị bị bắt, đã nhìn thấy những người từng là Anh hùng LLVTND đứng trước vành móng ngựạ; đã thấy Trung tướng công an bảo kê cho đường dây cờ bạc bị tuyên án, đã thấy Bộ trưởng về hưu cũng không thể “hạ cánh an toàn”….
Nhưng nếu bảo tôi có vui mừng không? Tôi sẽ không thể trả lời: “Có”.
Mấy hôm trước, khi gặp một vị quan chức đang giữ vị trí rất cao trong Đảng, tôi đã chia sẻ: Những cuộc đốt lò của chúng ta suốt 6 năm qua, nó có thể giảm bớt được sự bức xúc của xã hội, có thể giúp người dân tìm được chỗ để xả cơn giận, nhưng hình như không thể giải quyết được tận gốc rễ những vấn đề thực sự của Đảng. Vì 6 năm qua, không thể đếm được bao nhiều quan chức từ trung ương đến địa phương bị bắt giữ, bị xử phạt với những án chồng án dù có ở tù cả đời cũng không hết. Nhưng tham quan không vì thế mà ít đi, những vụ tham nhũng không vì thế mà ít đi.
Những vụ tiêu cực được vạch trần gần đây không chỉ khiến những người Đảng viên, những người dân như tôi lạnh lòng vì những quan chức – đảng viên ấy đã kiếm tiền không run tay trên xương máu đồng bào mình, mà còn bởi những vụ án đó liên quan đến không chỉ một người, mà liên quan đến nhiều người, nhiều ngành, ở nhiều cấp khác nhau. Một cá nhân tham nhũng, chúng ta có thể trừng trị cá nhân đó? Nhưng khi mà sự tham nhũng đó mang tính hệ thống, thì chúng ta phải làm sao với chính hệ thống của mình?
Vấn đề là ở chỗ lò càng to, củi càng nhiều có làm cho cây cối xanh tươi trở lại không hay đến mức mà cả củi tươi cũng phải cháy!? Chúng ta sẽ đi gom củi, sẽ đợi những cành cây tươi (sẽ rất nhanh thôi ) lại khô héo rồi rơi xuống thành củi hay chúng ta đi tìm trồng và chăm bón những loài cây tràn đầy nhựa sống, sẽ vươn lên mãi như tùng, như bách chẳng gió bão nào quật ngã nổi?
…Khi tôi nhìn những quan chức bị bắt, đứng trước vành móng ngựa với tội danh rõ ràng vẫn thản nhiên cãi rằng họ “chưa bao giờ có ý nghĩ lợi dụng chức vụ của mình để trục lợi cá nhân“ thì tôi hiểu rằng, kể cả có cho họ làm lại một lần nữa, họ vẫn sẽ làm thế.
Chúng ta có thể loại bỏ họ ra khỏi hàng ngũ Đảng, điều đó rất đơn giản. Nhưng nếu với công tác cán bộ và đào tạo cán bộ như bây giờ thì hoàn toàn chẳng có gì đảm bảo lớp sau sẽ tốt hơn lớp trước, lớp sau ít củi hơn lớp trước. Đó là một điều chắc chắn!
Bởi vì khi Đảng là Đảng cầm quyền thì đương nhiên mọi chức vụ trong Đảng sẽ gắn với quyền lực nhà nước và đương nhiên là với vô vàn quyền lợi! Nếu biết vào Đảng ngày mai hay ngày kia sẽ bị bắt, bị tra tấn, tù đày, tôi tin chắc sẽ không có “một bộ phận không nhỏ “ mà đang hàng ngày hàng giờ làm suy yếu Đảng, làm lòng tin của nhân dân vào Đảng bị đổ vỡ, làm đất nước ta không thể trở thành hùng cường như mong ước của biết bao thế hệ đã bỏ mình vì dân tộc này.
Nếu bạn hỏi tôi: “Thế thì phải làm gì?”. Tôi quá nhỏ bé và sẽ không trả lời được!
Nhưng nếu chúng ta cùng hỏi nhân dân: “Thế thì phải làm gì?”. Tôi tin sẽ nghe thấy câu trả lời thấu đáo, rõ ràng và vang dội cả non sông này!
T giả KT Le.