Translate

Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

THỐI !

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nói quan hệ Việt-Trung vẫn "phát triển tốt đẹp" và so sánh xung đột hiện nay trên Biển Đông với 'mâu thuẫn gia đình'. Phát biểu trên được ông Phùng Quang Thanh đưa ra trong phiên họp toàn thể vào trưa ngày 31/5 tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore. tướng Thanh nói: "Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi."

Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh phát biểu tại diễn đàn
Đối thoại Shangri-La 2014. (Ảnh: Lê Hải - Pv TTXVN tại Singapore)

Một giọng điệu với Tập :
Chủ tịch Trung Quốc phủ nhận căng thẳng ở Biển Đông (VnEx 31-5-14)
.
Cách nói của tướng Thanh là biến chuyện lớn (TQ xâm lược VN) thành chuyện nhỏ (mâu thuẫn gia đình) rồi từ đó biến chuyện nhỏ thành chuyện không có gì
Trong khi các nước Mỹ, Nhật, Úc... đang tìm cách quốc tế hóa vấn đề để hỗ trợ VN bảo vệ chủ quyền trên biển thì tướng Thanh nói đó là mâu thuẫn nội bộ của gia đình Việt - Trung. Đừng xía vô !
Thối không thể ngửi được.K
hông chỉ tướng mạo mà lời buông sao hèn hạ hiếm có!

 Thằng láng giềng lưu manh xâm nhập vô nhà, đè vợ mình ra đút cái giàn khoan mả mẹ nó vào. Lành làm gáo - Vỡ làm môi. Thân cô thế đơn. Đập một phát chả dám, chạy lòng vòng la bai bải
- Đừng! Đừng!
- Rút ra đi rồi ta đàm phán

Trung Quốc với hành vi tàn độc, vô nhân đạo trên biển  

Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

"Tôi hiểu rất rõ vì sao tôi bị bắt"

Làm ăn. Nghĩa là nhí nhoáy có tí quan hệ với Ngân  hàng. Đọc bài này mà vãi cả linh hồn với Hàng có Ngân lước mình
Và chúng còn là những tiệm cầm đồ nữa...


NHTM chính là nơi (quán, cửa hàng, ...) mua bán tiền và những thứ tương đương. Có ai đó từng ví các ngân hàng thương mại của chúng ta hiện nay hoạt động không khác gì các tiệm cầm đồ: sơ khai và đơn giản.

Có ít nhất vài lần mình được rủ rê mời mọc làm cổ đông của NHTM. Một lần (khi NHNN nâng tỷ lệ vốn pháp định của NHTM từ 20 lên 70 tỷ đồng) là vì mình có cuốn sổ tiết kiệm cỡ triệu đô-la do đứng tên giúp vài anh bạn không tiện lộ danh: có phải tiền mình dư ra đâu mà mua cổ phần và làm cổ đông! 

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Vì sao VN vẫn trì hoãn kiện TQ?!?

Mỹ sẵn sàng đối phó với ‘gây hấn’ ở Biển Đông!TQ, Nhật, Mỹ, Biển Đông, Hoa Đông, tranh chấp, gây hấn
  Dù sao cũng phải cảm ơn Mỹ, Nhật...đã lên tiếng  ủng hộ Việt nam. Nhất là lúc này:  Sẽ rất lầm nếu cho là diễn văn này chứng tỏ lập trường của Obama sẽ cứng rắn hơn đối với vấn đề Biển Đông.  Như đa số các nhà bình luận khách quan nhận xét:  Cốt lõi của diễn văn là biện hộ cho chính sách "ngoại giao trước, quân sự sau" của Obama, và tập trung nhiều về chiến tranh chống khủng bố (đề nghị cụ thể của Obama là chi thêm 5 tỷ đô la cho chiến tranh này), thậm chí nhiều người thất vọng vì Obama không nói gì đến chính sách "xoay trục" sang châu Á.  Tôi nghĩ rằng sẽ rất lầm nếu cho rằng diễn văn này có tác dụng "răn đe" đối với Trung Quốc.  Hi vọng quá nhiều vào sự can thiệp của Mỹ thì cũng sẽ "bán lúa giống" như đã hi vọng vào Nga, vào Tàu.
Vì sao VN vẫn trì hoãn kiện TQ?

...Sẽ kiện nếu Trung Quốc không thay đổi  
Chớ chờ Dàn khoan cắm đến vùng biển Bà rịa - Vũng tàu kiện một thể! Nhóa.
 Đây rùi:
Bộ Chính trị sẽ quyết thời điểm kiện Trung Quốc 
 Mông lung...chưa bao giờ cảm thấy cô đơn như lúc này. Ừ mà sao không thấy bác Cả Trọng biện chứng: Biển đông không là...để choa an tâm nhỉ hay chí ít thì Tô nào cũng như...Rứa hay Huynh thế nào cũng nhọn như đinh... kiến cò gì để Định hướng nhẩy! 

đ/chí chó!

"Tàu Trung Quốc như "chó căng xích" lao vào tàu Việt Nam".

Phóng viên Euan McKirdy của hãng tin CNN trên tàu Cảnh sát biển số 8003 của Việt Nam đã nói như vậy khi chứng kiến sự hung hăng của các tàu Trung Quốc ở Biển Đông.

Ảnh:Tàu Trung Quốc đang hung hăng bắn vòi rồng vào tàu Việt Nam.

Từ đất liền, theo dõi báo chí truyền thông và tận mắt chứng kiến những gì diễn ra tại hiện trường, Euan McKirdy đã phải thốt lên rằng: "Cảnh sát biển Việt Nam đã rất cố gắng, duy trì những chuyến đi an toàn cho các thành viên các hãng truyền thông, từ báo điện tử, báo in cho đến truyền hình từ nhiều quốc gia châu Á, châu Âu và Mỹ". Anh đã phải thừa nhận, nhà nước Việt Nam đang mong muốn và đã cố gắng giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình. Phía Trung Quốc cũng nói như vậy, nhưng họ lại làm ngược lại. Anh cho biết:
Đến nay, ít nhất một bên đang cố gắng thực hiện tốt điều đó, chính là phía Việt Nam.
Cùng với các phóng viên quốc tế khác, theo dõi những gì xảy ra trên biển, phóng viên CNN gọi đó là sự sống động khi mà: "xen kẽ sự hung hăng của tàu Trung Quốc, Việt Nam vẫn bình tĩnh thông báo cho Trung Quốc họ đang vi phạm luật pháp quốc tế’ trong một buổi chiều đầy nắng giữa biển".

Euan dẫn lời thuyền trưởng Hoàng của tàu hỗ trợ nói: “Tôi đã ra vùng biển này nhiều lần nhưng Trung Quốc ngày càng hung hăng. Nhưng tôi vẫn sẵn sàng và tự hào khi làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ Quốc”.

Chứng kiến "một tàu Trung Quốc to lớn nhằm thẳng hướng chúng tôi sau đó nó gầm gừ như cố tạo ra một vụ đe họa hàng hải nho nhỏ" - phóng viên CNN mô tả. Tuy nhiên, không ai trên tàu Cảnh sát biển 8003 tỏ ra quá lo lắng, dù cho những chiếc áo phao trong trường hợp này có vẻ hơi mỏng manh.

Phóng viên Euan nói: 
Giống như một con chó đang căng mình ở đốt xích cuối cùng, con tàu Trung Quốc ‘sủa’ về phía chúng tôi một vài lần trước khi bỏ đi.
Cũng trong chuyến đi này, Euan McKirdy đã chứng kiến cảnh 2 tàu Trung Quốc quấy phá một tàu đánh cá Việt Nam.

Những gì Euan McKirdy đã chứng kiến, cảm nhận và phát biểu đã cho thấy sự tráo trở trắng trợn và hung ác của nhà cầm quyền Bắc Kinh.
nguon:VTVNews.

VIỆT NAM CÂN NHẮC CHIẾN LƯỢC MỚI ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI TRUNG QUỐC

VOV.VN - Tờ Diplomat của Nhật Bản ngày 28/5 đã đưa ra nhận định về chiến lược mới để đối phó với Trung Quốc của Việt Nam.

Chiến lược mới này vẫn nhấn mạnh việc giải quyến căng thẳng bằng con đường hòa bình.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng sẽ tính đến việc có những hành động pháp lý chống lại Trung Quốc và hợp tác với các quốc gia trong khu vực và Mỹ để ngăn chặn mọi toan tính sai lầm của Trung Quốc.

Thủ đoạn nham hiểm của Trung Quốc

Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

Đây có phải thời điểm đổi thay thân phận Việt?

Tác giả: FB Artist Do Minh Tuan

KD: Đọc bài này bỗng thấy  cay mắt. Nhưng mình vẫn nghĩ rằng, “trong nguy có cơ” là vậy. Sau những đau đớn vì ngây thơ,  ấu trĩ, hy vọng nước Việt mình sẽ lớn nhanh hơn. Bởi hoàn cảnh khắc nghiệt bao giờ cũng rèn con người lớn nhanh, có bản lĩnh hơn là được chiều chuộng trong tình yêu… ảo tưởng, không có thật.
Chú rể Nga ôm hôn cô dâu Tàu trong một cuộc hôn nhân khí đốt nồng nhiệt ngay khi Việt Nam đang hoạn nạn vì chính cô dâu. Ai cũng biết đó chỉ là cú đạp mái thế kỷ của gã gà trống Putin, song mọi lý lẽ đưa ra để chứng minh tình hữu nghị Việt Nga không suy suyển đã không thể nào xoa dịu nỗi đau sâu xa trong nhiều con tim Việt chung thuỷ cả tin.
Đây là nỗi đau của thân phận Việt, sâu sắc hơn nhiều nỗi đau của quan hệ ngoại giao. Người Việt giống như cô gái ngây thơ, dễ để cho những bàn tay lạnh lùng giả dối xọc thẳng qua lồng ngực thành tâm lôi trái tim mình ra mà bóp nát. Chỉ vì họ biết nói: “Tôi yêu Việt Nam! Hãy để tôi giơ cao trái tim bạn như giơ cao trái tim rực lửa của Đan cô!” Thế là nát bét! 
Qua một ngàn năm Bắc thuộc, dân tộc này giống như con chim bồ câu bị vặt lông ninh nhừ trong nồi hầm thuốc bắc của Trung Hoa, thói nô lệ ngấm vào xương tuỷ! Đau đớn ê chề vì chịu bao nhiêu cái ác, cái đểu của bọn Tàu, nên khi độc lập rồi người Việt cũng vẫn còn âm ỉ mãi nỗi đau về nhân phẩm và khát khao sự tử tế nhiều hơn các dân tộc khác. 
Vì thế thấy Marx Lê Nin vẽ ra viễn cảnh một thiên đường tử tế thì vội vồ ngay lấy, thấy Liên xô Trung Quốc tỏ ra tử tế thì hồ hởi theo ngay. Giống như người đang đói lả thấy mẹ mìn chìa ra miếng bánh thì vội biết ơn sâu sắc và cảm động đi theo với niềm hân hoan tưởng gặp được người tử tế. Trong khi đó, biết đâu thứ mình cần lại là một bản lĩnh sống lâu dài, cần chiếc cần câu hơn xâu cá, cần biết cách trồng cây để có rừng, chứ không phải chỉ là miếng ăn trước mắt…
Nhưng thân phận hay số phận Việt, đến lúc người Việt phải tự quyết định, bằng chính trí tuệ, tư duy, nhận thức sáng suốt của mình, không phải bằng thứ ảo tưởng ru ngủ nào khác
————
Bài viết, Blog Kim Dung/ Kỳ Duyên đã biên tập  :P

Thật khốn nạn khi có láng giềng tráo trỏ lưu manh

Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn.
.
Tôi nghĩ trong tất cả các đối thủ của Việt Nam trong quá khứ, China là một kẻ thù xấu xí nhất. Đối với Pháp và Mĩ, đối phó với họ không quá khó khăn vì họ vốn là những nước văn minh, sòng phẳng, quân tử, và tôn trọng những điều lệ và qui ước quốc tế. Nhưng với China thì hoàn toàn khác: từng là một kẻ thù nham hiểm, tráo trở, tiểu nhân, và lưu manh. Những sự việc xảy ra trong thời gian gần đây càng minh chứng cho điều đó, và cho thấy đối phó với một đối phương như thế trong thế giới văn minh là một điều rất nan giải.

 Về tính nham hiểm của China thì không nói ra có lẽ tất cả người Việt đều biết. Họ chọn thời điểm bất lợi nhất của Việt Nam để xâm lấn Việt Nam vào năm 1979. Lợi dụng Việt Nam đang kết thúc chiến tranh, họ xua quân xâm chiếm Hoàng Sa vào năm 1974. Đến lần này, họ chọn thời điểm mà thế giới đang bận tâm đến tình hình bên Ukraina, họ đem giàn khoan đến vùng đặc quyền kinh tế của VN để xâm lấn. 
Ngoài biển thì vậy, còn trong đất liền thì chúng ra sức chiếm các hợp đồng xây dựng, cho thương lái vào mua vét nông sản, hải sản của Việt Nam. Họ còn cho công nhân của họ sang Việt Nam dưới danh nghĩa làm việc, nhưng sau đó thì định cư luôn, thành hôn với phụ nữ Việt Nam và sinh con đẻ cái để tạo nên một thế hệ người China mới ở Việt Nam. Chúng ta đã từng chứng kiến, một khi có chính biến, đây là một lực lượng nội địa đáng kể của họ.
Sự nham hiểm của China dĩ nhiên đều được tính toán cẩn thận. Mặc dù giới trí thức Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo, nhưng chính quyền không lắng nghe. Đến khi sự việc xảy ra thì đã quá muộn. 
Tính tráo trở của China thì phải nói là quán quân trên thế giới. Họ là những kẻ có thể biến đen thành trắng, và trắng thành đen. Họ cho tàu quân sự núp bóng bán quân sự húc thẳng vào tàu dân sự Việt Nam, thế nhưng họ lên báo chí tuyên bố rằng tàu Việt Nam đâm vào tàu họ! Mặc dù có những video clip chứng minh phát biểu của Việt Nam là đúng với thực tế, nhưng các quan chức China vẫn nói ngược lại! Còn nhớ trong cuộc chiến 1979 China xâm lược và tàn phá các tỉnh biên giới của Việt Nam, vậy mà họ nói đó là chiến tranh tự vệ! 
Thật chưa thấy một chính quyền nào trên thế giới mà tráo trở, trơ mặt như chính phủ China.  Sự trơ tráo và đổi trắng thay đen của họ làm cho cả thế giới phải lắc đầu khinh bỉ.  Nhưng hình như họ chẳng còn biết khinh bỉ có nghĩa là gì. 
Tính tiểu nhân của China thì quá nổi tiếng. Giới quan sát quốc tế xem China là một nước lớn, nhưng chính quyền China là một chính quyền tiểu nhân. Hành động tiểu nhân hiển nhiên nhất là việc cho tàu vào biển Việt Nam để cắt cáp tàu Việt Nam đang thăm dò dầu khí. Cách China cộng đối xử với ngư dân Việt Nam ngoài biển (như húc vào tàu, đập phá, đánh đập ngư dân không có vũ khí trong tay, v.v.) chỉ có thể mô tả là hành động của những tên cướp biển. Thật ra, ngay cả cướp biển cũng không thấp kém và tiểu nhân như các lực lượng kiểm ngư của China.
Hành động cho tàu đâm vào tàu người khác cũng là việc làm của kẻ tiểu nhân và lưu manh. Trên thế giới, ít thấy lực lượng kiểm ngư của một nước chính thống nào mà dùng tàu đâm vào tàu của người khác! Hành động đó nằm ngoài các qui ước ứng xử có văn hoá (chứ chưa nói đến pháp luật). Nó giống như hành động của một kẻ bắt nạt.  
Oái ăm một điều là văn hoá Trung Hoa đề cao tính quân tử, nhưng trong thực tế Nhà nước và đảng cộng sản China hành xử rất tiểu nhân, đặc biệt là tiểu nhân với Việt Nam. Tính tiểu nhân làm cho China mãi mãi là một tiểu quốc. 
Tính lưu manh của China đã trở thành nổi tiếng khắp thế giới. Các quan chức China hầu như không có văn hoá trong giao tiếp quốc tế, nên họ dùng những ngôn ngữ không thuộc thế giới văn minh nào cả. Chẳng hạn như trong Hội nghị về An ninh Biển Đông diễn ra ở Washington vừa qua, một học giả Trung Quốc tên là Chu Hạo hỏi một diễn giả Việt Nam rằng có phải do có Mĩ mà đoàn Việt Nam ”mạnh miệng” hay không?

гиф-анимация, гивки
Chính phủ Philippines từng cấm cửa một quan chức ngoại giao Trung Quốc không được tham dự vào những đàm phán về vấn đề Biển Đông. Lí do chính phủ Philippines đi đến quyết định mạnh như thế là vì viên quan chức ngoại giao trên tỏ ra quá mất lịch sự. Sau đó, trong một cuộc họp báo ở Hàn Quốc, một viên tướng họ Trần của Trung Quốc dành ra gần 15 phút trong bài diễn văn của mình để… nói xấu Mĩ, làm cho giới báo chí Hàn Quốc và quốc tế ngỡ ngàng trước thái độ hằn học và thiếu ngoại giao của kẻ mang hàm đại tướng tổng tham mưu trưởng quân đội của một nước đông dân nhất thế giới tự xưng mình là trung tâm của vũ trụ! 
Trước cuộc chiến 1979 xảy ra, Đặng Tiểu Bình tuyên bố một cách cực kì vô giáo dục rằng “Việt Nam là một côn đồ,  phải dạy cho Việt Nam bài học”. Thử hỏi, một lãnh tụ cao nhất của chúng mà còn ăn nói như thế, thì chúng ta không thể kì vọng tính văn hoá nào của các quan chức cấp thấp hơn.
Tính thô lỗ của các quan chức China hình như mang tính … di truyền. Thử đọc qua những văn bản vua chúa China viết cho vua chúa ta thì sẽ thấy các vua chúa China đều tỏ ra cực kì vô lễ, xấc xược, và hỗn láo với vua chúa Việt Nam, họ dùng những ngôn ngữ rất ư là ngạo mạn, trịch thượng. Những kẻ cầm quyền hiện nay cũng chỉ thừa hưởng cái gien đã có từ thời ông cha của họ trong các triều đình phong kiến. Các quan chức China công khai bàn về cuộc chiến với những lời lẽ [như thường lệ] rất… vô giáo dục. Cái gien kẻ cả, với đặc tính lưu manh vô giáo dục này đã qua cả ngàn năm mà vẫn chưa đột biến.
Điều trớ trêu là dù China nham hiểm, tráo trở, tiểu nhân, và lưu manh như thế, vậy mà vẫn có không ít người Việt Nam vẫn dựa vào China, thần tượng China và thậm chí thần phục China. Những người này bằng mọi cách và mọi cơ hội sẵn sàng bao biện cho những hành động xâm lược của China. Họ vẫn tin vào “thiện chí” của China, dù người Việt đã đổ máu ở Biển Đông.  
Nhà thơ Trần Đăng Khoa nhận xét rằng Việt Nam thật là không may mắn vì định mệnh địa lí phải ở bên một kẻ hàng xóm xấu tính. Xấu tính là nói nhẹ, phải nói đúng là nham hiểm, tráo trở, tiểu nhân, và lưu manh. Đối phó với một đối phương như thế là một vấn đề nan giải. Trong thế giới văn minh, chúng ta không thể hành xử như họ (như húc vào tàu của họ, hay tỏ thái độ thô lỗ trong hội nghị quốc tế).  Nếu Việt Nam dùng ngôn từ có văn hoá thì kẻ tiểu nhân có thể không hiểu hay không muốn hiểu. Cái khó khăn trong việc đối phó với đối phương là ở chỗ đó. Nhưng càng khó khăn hơn khi ngay trong Việt Nam vẫn còn không ít người sẵn sàng bảo vệ kẻ láng giềng lưu manh đó. 
Những hành động xâm lược mới đây của China là cơ hội để chúng ta tự nhìn lại mình. Định mệnh địa lí chúng ta không thể thay đổi được. Nhưng chúng ta vẫn có thể chọn tương lai. Chúng ta có câu “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. China là cạm bẫy, là mực đen, không xứng đáng để chúng ta học và theo đuổi. Chúng ta phải dứt khoát thoát khỏi mực đen và chọn con đường ánh sáng.
————-

Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

Luật Biểu tình - “món nợ” phải sớm trả cho dân!

Dân trí) - Phát biểu tại hội trường, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, do chưa có khung pháp lý nên cơ quan nhà nước lúng túng trong hành xử về việc tụ tập đông người biểu thị lòng yêu nước. Đại biểu còn cho rằng đây là "món nợ" Quốc hội cần trả sớm cho dân.
 >> Chưa có Luật Biểu tình, nhân dân khó thể hiện lòng yêu nước?

Thảo luận tại hội trường Quốc hội chiều 26/5 về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2014, đại biểu Lê Nam thẳng thắn đề nghị Quốc hội sớm xem xét, nghiên cứu xây dựng Luật Biểu tình để đáp ứng những mong mỏi và đảm bảo quyền lợi của người dân.
Luật Biểu tình - “món nợ” phải trả sớm cho dân!
Người dân xuống đường phản đối ôn hòa việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam (ảnh minh họa)
Theo ông Nam, quyền được biểu tình đã được quy định trong Hiến pháp nước ta từ năm 1946. Đến Hiến pháp năm 2013 đã có bước chuyển biến to lớn, quan trọng về quyền con người. “Đây là quyền cơ bản của công dân và công dân có quyền sử dụng. Nó đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta”, ông Lê Nam nói.
Xu hướng tụ tập đông người ngày càng gia tăng, phổ biến để đấu tranh đòi quyền lợi về đất đai, quyền lợi bị xâm hại hoặc lên án hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ rất ngang ngược của Trung Quốc trên biển Đông. Theo đại biểu Nam những hành động tụ tập đông người đó rất dễ bị kẻ xấu lợi dụng để chống phá nhà nước, chế độ, gây hậu quả xấu, nghiêm trọng như đã diễn ra ở Bình Dương, Hà Tĩnh thời gian vừa qua. Điều này đòi hỏi thực tiễn phải xây dựng Luật Biểu tình để phục vụ nhân dân, đảm bảo trật tự an ninh quốc gia, trật tự xã hội.
Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng Luật Biểu tình ngay tại kỳ họp Quốc hội này nhưng đến nay vẫn chưa làm được. Tin tưởng vào khả năng xây dựng luật này, đại biểu Lê Nam cho rằng Quốc hội khóa XIII sẽ rất vinh dự nếu “trả” được nhân dân “món nợ” Luật Biểu tình mà 12 khóa Quốc hội trước chưa làm được.
Trong khi đó, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (thành phố Hồ Chí Minh) đưa ra dẫn chứng tổng hợp của Đoàn thư ký kỳ họp Quốc hội cho thấy đã có 19 ý kiến đề nghị đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh sắp tới dự án Luật Biểu tình.
“Luật Biểu tình cũng sẽ đáp ứng cam kết của Việt Nam khi vào Hội đồng nhân quyền của Liên hợp quốc. Hơn nữa, Hiến pháp đã quy định về quyền con người, quyền công dân. Quyền con người và quyền công dân có thể hạn chế nhưng phải bằng luật, nhưng hiện nay chúng ta chỉ có Nghị định 38/2005 quy định về tụ tập đông người mà nếu chỉ áp dụng nghị định thì vi hiến. Muốn đảm bảo hiến định thì phải xây dựng thành luật”, ông Nghĩa nêu quan điểm.
Ông Nghĩa cho biết ông rất cảm động khi con em, người dân Việt Nam đang sinh sống ở rất nhiều nước trên thế giới thời gian vừa qua đã biểu tình phản đối, lên án hành động xâm lấn chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông. Tuy nhiên ở trong nước, do chưa có khung pháp lý nên cơ quan nhà nước đã lúng túng trong hành xử về việc tụ tập đông người biểu thị lòng yêu nước.
“Không phải cứ có luật này thì sẽ xảy ra đấu tranh qua lại như một số nước đã xảy ra đâu. Chúng ta có đủ tri thức để xây dựng Luật Biểu tình phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay ở Việt Nam”, ông Nghĩa nói và đề nghị đưa dự án xây dựng luật này vào kỳ họp thứ 8 sắp tới để thông qua vào kỳ họp thứ 9 năm 2015.
Quang Phong

Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

Nại ! Tàu lọa & Tụ họp

Tàu cá Lý Sơn bị tàu lạ đâm chìm, 1 ngư dân tử vong 



Máu đã đổ, đã có người bị chết dù là trong thời bình. Trung Quốc vẫn chứng minh giữa lời nói và hành động của họ thật khác xa nhau.

Bài học cũ & chiện nạ

Trần Văn Thọ: Trả lời phỏng vấn của báo Quân Đội Nhân Dân về quan hệ Việt - Trung - Đây là nguyên văn bản gốc bài phỏng vấn.  Rất tiếc là khi đăng (vào ngày 22 và 23-5-14) báo QĐND đã ... "bỏ sót" hai đoạn quan trọng khi GS Thọ nói về "4 tốt" và "16 chữ vàng" (đoạn bôi đỏ trong bài).
   - Theo giáo sư, để có được mối quan hệ tương kính, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau với Trung Quốc như ông đề cập ở trên, Việt Nam chúng ta cần những gì?
      - Trước hết, Việt Nam phải từng bước vững chắc phát triển thành một nước giàu, mạnh, dân chủ, văn minh theo những chuẩn mực phổ quát mà các nước tiên tiến đã đạt được và nhiều nước khác đang hướng tới. Muốn vậy, cần cải cách thể chế mới động viên được các nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực có cả trong và ngoài nước, hướng vào các mục tiêu ấy. Hiện nay, nội lực Việt Nam suy yếu trầm trọng, cụ thể là đạo đức xã hội suy đồi, bộ máy nhà nước yếu kém, giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học đang xuống dốc. Không cải cách thì không phát triển mạnh mẽ. Một nước Việt Nam suy yếu thì không thể tạo quan hệ bình đẳng, tương kính với Trung Quốc, một nước hiện nay có nền kinh tế lớn gần 60 lần Việt Nam, chỉ tính thu nhập đầu người, Trung Quốc cũng cao gần 4 lần Việt Nam. Tôi muốn nhấn mạnh thêm một điểm là Việt Nam phải theo đuổi một chế độ chính trị tốt hơn Trung Quốc thì chất lượng phát triển mới hơn nước láng giềng khổng lồ nầy và sẽ được thế giới đánh giá cao, từ đó Việt Nam sẽ có một sức mạnh mềm đủ để Trung Quốc nể trọng.
  Thứ hai, trong quan hệ với Trung Quốc, nhất là về kinh tế và ngoại giao, Việt Nam cần tránh xem Trung Quốc là ngoại lệ, là đặc biệt. Bây giờ thì ai cũng thấy hậu quả của “bốn tốt” và “14 chữ vàng”. Từ lâu tôi rất dị ứng với cụm từ “hợp tác toàn diện” trong 14 chữ vàng. Bốn chữ đó đã đưa đến hậu quả là kinh tế Việt Nam ngày càng lệ thuộc Trung Quốc. Hàng hóa Trung Quốc tràn ngập thị trường, nhập siêu của Việt Nam đã lên mức bất thường, Trung Quốc thắng thầu rất nhiều dự án lớn, lao động nhập cư trái phép quá nhiều, v.v...  Đã lệ thuộc thì không thể có tương kính, tin cậy lẫn nhau.  Cũng cần nói thêm là chủ trương “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai” cũng phải áp dụng cho các nước khác như Pháp, Mỹ, chứ không thể dành đặc biệt cho Trung Quốc.  Cụ thể là việc kỷ niệm hay không kỷ niệm các sự kiện lịch sử phải được áp dụng một cách nhất quán với mọi trường hợp.

 
Định hướng như rứa ! 
Với Trung Quốc chúng ta luôn vấp bài học cũ! Không vấp mới nà chiện nạ Không phải chúng ta cố ý và tự nguyện liên tục vấp các bài học cũ với Trung Quốc sao ? Vì để  khẳng định với bác Tập \là chúng ta mãi mãi tôn trọng 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt. Sốc với phát ngôn của bác Hiển quá.
(Doanh nghiệp) - “Có cái điều rất đáng tiếc là chúng ta liên tiếp gặp những bài học cũ, không có rút ra được cái gì mới”.
Ông Phùng Quốc Hiển: "Nếu không vào Việt Nam các doanh nghiệp Trung Quốc cũng tìm thị trường khác". Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển đã nói như vậy khi phân tích câu chuyện các doanh nghiệp FDI Trung Quốc vào Việt Nam cũng như việc Việt Nam xuất sang Trung Quốc liên tục gặp “vướng” mà không tỉnh.