Translate

Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

Bài học cũ & chiện nạ

Trần Văn Thọ: Trả lời phỏng vấn của báo Quân Đội Nhân Dân về quan hệ Việt - Trung - Đây là nguyên văn bản gốc bài phỏng vấn.  Rất tiếc là khi đăng (vào ngày 22 và 23-5-14) báo QĐND đã ... "bỏ sót" hai đoạn quan trọng khi GS Thọ nói về "4 tốt" và "16 chữ vàng" (đoạn bôi đỏ trong bài).
   - Theo giáo sư, để có được mối quan hệ tương kính, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau với Trung Quốc như ông đề cập ở trên, Việt Nam chúng ta cần những gì?
      - Trước hết, Việt Nam phải từng bước vững chắc phát triển thành một nước giàu, mạnh, dân chủ, văn minh theo những chuẩn mực phổ quát mà các nước tiên tiến đã đạt được và nhiều nước khác đang hướng tới. Muốn vậy, cần cải cách thể chế mới động viên được các nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực có cả trong và ngoài nước, hướng vào các mục tiêu ấy. Hiện nay, nội lực Việt Nam suy yếu trầm trọng, cụ thể là đạo đức xã hội suy đồi, bộ máy nhà nước yếu kém, giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học đang xuống dốc. Không cải cách thì không phát triển mạnh mẽ. Một nước Việt Nam suy yếu thì không thể tạo quan hệ bình đẳng, tương kính với Trung Quốc, một nước hiện nay có nền kinh tế lớn gần 60 lần Việt Nam, chỉ tính thu nhập đầu người, Trung Quốc cũng cao gần 4 lần Việt Nam. Tôi muốn nhấn mạnh thêm một điểm là Việt Nam phải theo đuổi một chế độ chính trị tốt hơn Trung Quốc thì chất lượng phát triển mới hơn nước láng giềng khổng lồ nầy và sẽ được thế giới đánh giá cao, từ đó Việt Nam sẽ có một sức mạnh mềm đủ để Trung Quốc nể trọng.
  Thứ hai, trong quan hệ với Trung Quốc, nhất là về kinh tế và ngoại giao, Việt Nam cần tránh xem Trung Quốc là ngoại lệ, là đặc biệt. Bây giờ thì ai cũng thấy hậu quả của “bốn tốt” và “14 chữ vàng”. Từ lâu tôi rất dị ứng với cụm từ “hợp tác toàn diện” trong 14 chữ vàng. Bốn chữ đó đã đưa đến hậu quả là kinh tế Việt Nam ngày càng lệ thuộc Trung Quốc. Hàng hóa Trung Quốc tràn ngập thị trường, nhập siêu của Việt Nam đã lên mức bất thường, Trung Quốc thắng thầu rất nhiều dự án lớn, lao động nhập cư trái phép quá nhiều, v.v...  Đã lệ thuộc thì không thể có tương kính, tin cậy lẫn nhau.  Cũng cần nói thêm là chủ trương “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai” cũng phải áp dụng cho các nước khác như Pháp, Mỹ, chứ không thể dành đặc biệt cho Trung Quốc.  Cụ thể là việc kỷ niệm hay không kỷ niệm các sự kiện lịch sử phải được áp dụng một cách nhất quán với mọi trường hợp.

 
Định hướng như rứa ! 
Với Trung Quốc chúng ta luôn vấp bài học cũ! Không vấp mới nà chiện nạ Không phải chúng ta cố ý và tự nguyện liên tục vấp các bài học cũ với Trung Quốc sao ? Vì để  khẳng định với bác Tập \là chúng ta mãi mãi tôn trọng 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt. Sốc với phát ngôn của bác Hiển quá.
(Doanh nghiệp) - “Có cái điều rất đáng tiếc là chúng ta liên tiếp gặp những bài học cũ, không có rút ra được cái gì mới”.
Ông Phùng Quốc Hiển: "Nếu không vào Việt Nam các doanh nghiệp Trung Quốc cũng tìm thị trường khác". Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển đã nói như vậy khi phân tích câu chuyện các doanh nghiệp FDI Trung Quốc vào Việt Nam cũng như việc Việt Nam xuất sang Trung Quốc liên tục gặp “vướng” mà không tỉnh.

Không có nhận xét nào: