Translate

Thứ Sáu, 20 tháng 8, 2021

Thay tướn ! Lần này tuóng thật nha

 Tứ trụ tp HCM là “Nên - Phong- Toả- Mãi”, giờ phải điều chuyển a Phong đi. Hi hi... Biết đâu hết dịch?

- Cái con covid chết tiệt, mắt thường chả nhìn thấy mà tinh quái, làm bộc lộ hết cái "tài năng bình thiên hạ" của a NTP và ekip. Thế cho nên, dịch bệnh vẫn tung hoành như chốn không người, thì a NTP tạm lui về "hậu trường" dưỡng thương vậy.
Nói như nhà báo HHV: "Chỉ huy đánh giặc mà giặc không thua còn ta thi lên bờ xuống ruộng, Phải thay tướn là tất nhiên và... Lần này Tướng thật nha !
Nhưng khác xa thời Quân quản.
Zịch như giặc - Nhưng không là giặc. Vì thế sự phối kết hợp phải hết sưc ăn ý. Khoa học....
Ý chí là kiên quyết nhưng vẫn cần có " Bộ " tham mưu binh chủng hợp thành bài bân. Sách lược
.

Ảnh đang làm Tổng chỉ huy chống dịch ở nơi căng thẳng nóng bỏng nhất là Sài Gòn, đùng một cái được điều lên Trung ương, không thấy nêu lý do. Chỉ thấy 2 chuyện :
Thứ nhứt, tướng chỉ huy đánh giặc mà đang thắng thì chẳng bao giờ bị thay, trừ phi triều đình thấy không cần đánh nữa. Ở đây không phải như vậy, vì trận đánh đang tiếp tục gia tăng binh lực.
Thứ nhì, ảnh lên giữ chức Phó trưởng ban kinh tế, vốn là chức anh Đinh La Thăng và anh Triệu Tài Vinh lần lượt được điều lên giữ. Chứng tỏ chức này hổng có cần kíp dầu sôi lửa bỏng chi.
Nếu như nói rõ lý do cho ảnh thôi chức để thay một anh khác tài năng và có trách nhiệm hơn thì có lẽ dân sẽ yên tâm “ai ở đâu ở yên đấy” hơn trong những ngày căng thẳng sắp tới.
P/s : Chỉ huy đánh giặc mà giặc không thua còn ta thì tổn thất, thì người chỉ huy phải bị xử lý như thế nào không phải là không có tiền lệ, chỉ thay chức thôi chưa đủ đâu. HHV

Thứ Năm, 19 tháng 8, 2021

Chào Mừng 76 năm ngày thành lập....

 Kính gửi: Thiếu tướng Lê Hồng Nam-Giám đốc Công an TP.HCM

Tôi là Mai Quốc Ấn-Chủ tịch Doanh nghiệp xã hội SafeLife Vietnam-nơi sản xuất khẩu trang N96+ mà Thiếu tướng đã đeo khi đến thăm, tặng quà động viên đến các y bác sĩ Bệnh viện Dã chiến và người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Quận 10, TP.HCM.
Trước hết, tôi rất xin lỗi đã làm phiền ông khi viết thư này trong khi cả ông và tôi đều bận chống dịch.
SafeLife Vietnam đăng ký là doanh nghiệp xã hội dùng 51% lợi nhuận và công bố thêm 5% doanh thu để phục vụ cộng đồng và hoạt động chính suốt từ khi có dịch COVID đến nay là ủng hộ lực lượng tuyến đầu chống dịch gần 50 tỉnh thành. Trong đó, có gửi tặng toàn bộ các phòng ban lực lượng CA TP.HCM, bệnh viện CA TP.HCM và khu cách ly các đối tượng vượt biên tại Nhà Bè.
Thưa Thiếu tướng Lê Hồng Nam! Việc viết thư cho ông kèm theo đơn tố cáo gửi tới Thanh tra CA TP.HCM là sự cần thiết của việc bảo vệ quyền công dân, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp trước sự tàn ác của những cá nhân bại hoại trong ngành công an tại TP.HCM.
Ngày 2/8/2021, tôi nhận thông báo từ nhân viên giao hàng của SafeLife Vietnam về việc CA Quận 3 giữ số hàng gồm hơn 200 khẩu trang N96+ và 03 hộp test kit dùng để phát hiện COVID. Số hàng này của một nhóm mạnh thường quân mua qua đại lý SafeLife Vietnam để tặng ủng hộ chống dịch. Tôi nói với nhân viên giao hàng cứ hợp tác với lực lượng chức năng và xuất hàng khác để bù cho đại lý giao cho khách. Trưa cùng ngày, có 02 công an tên Hoàng và tên Chiến đến trụ sở SafeLife Vietnam yêu cầu xác minh nguồn gốc số hàng trên. Doanh nghiệp trình ra đầy đủ giấy tờ CO, CQ, CFS và hoá đơn hàng hoá. Họ cho rằng khẩu trang và test kit phát hiện COVID không phải mặt hàng thiết yếu. Tôi hỏi về giấy tờ nội dung công việc khi đến doanh nghiệp thì cả hai nói là không có, chỉ đi xác minh.
Ngày 11/8/2021, công an tên Hoàng mặc thường phục đến trụ sở SafeLife Vietnam đưa giấy mời tôi và nhân viên giao hàng lên CA Quận 3 vào ngày 12/8/2021 để làm việc về số hàng bị tạm giữ. Tôi có thông báo cho công an Hoàng về việc sức khoẻ bản thân đang không ổn đó có tiền sử bị tai biến mạch máu não. Hôm sau tôi lên Đội Cánh sát kinh tế CA Quận 3 làm việc và chuyển đầy đủ hồ sơ giấy tờ của công ty lẫn hoá đơn hàng hoá cho công an Hoàng (xác định trong giấy tờ là Trần Lê Huy Hoàng, tôi không rõ cấp bậc vì mặc thường phục).
Buổi làm việc bị ngắt quãng vì sự ồn ào do có một nhân viên giao hàng của công ty nào đó bị bắt về trụ sở CA Quận 3 và bị đánh. Người này chỉ biết ôm đầu là lên “Tôi có làm sai chi mô mà mấy ông bắt tôi, đánh tôi!” Người đánh dân sau đó được giới thiệu là Đội trưởng Đội Cảnh sát kinh tế Quận 3 tên Minh. Khi vào phòng, Minh còn dặn các công an khác hứng sẵn một xô nước dưới lầu để lát nữa trấn nước nạn nhân “cho nó nhớ”.
Cuộc làm việc tiếp tục và sau khi tôi đưa ra đầy đủ các giấy tờ thì công an Trần Lê Huy Hoàng đồng ý kiểm đếm số khẩu trang. Đến 3 hộp kit test COVID thì công an Trần Lê Huy Hoàng cho rằng không khớp với số hàng bị giữ vì hoá đơn ghi đơn vị tính bằng cái còn hàng hoá lại là hộp. Tôi có chỉ cho vị này hoá đơn bên bán xuất cho SafeLife Vietnam có ghi rõ số lượng và ghi thêm mỗi hộp 25 cái kít test. Tôi có phản ánh khi kiểm đếm hàng có một hộp kít test đã bị khui ra và nên ghi chi tiết này vào biên bản làm việc còn cá nhân tôi sẽ đồng ý nhận lại và chuyển toàn bộ số hàng này cho bệnh viện dã chiến 5B vì lúc đó Đại tá Ngô Xuân Giang-Trưởng đại diện Truyền hình Quốc phòng Việt Nam có gọi điện nhờ tôi ủng hộ khẩn cấp cho bệnh viện dã chiến.
Buổi làm việc bị ngắt quãng vì tôi có cảm giác khó thở và xin thuốc Captoril chữa huyết áp. Tôi uống thuốc xong thì cuộc làm việc tiếp tục. Công an Trần Lê Huy Hoàng và công an tên Chiến không đồng ý ghi vào biên bản hộp hàng đã bị khui như tôi phản ánh và muốn đọc cho tôi viết tường trình của bản thân thay vì để tôi tự viết. Đội trưởng Mình đe dọa nếu không viết đúng ý họ thì sẽ giữ tôi lại đến tối, rồi ra ngoài.
Tôi không đồng ý và đề nghị làm lại biên bản thì công an Trần Lê Huy Hoàng xông vào hành hung tôi. Có 02 công an khác giúp sức hắn ta giữ tôi lại và đánh vào đầu tôi. Sự việc diễn ra ngay trước camera giám sát trong phòng làm việc của Đội Cảnh sát kinh tế CA Quận 3.
Những cú đánh vào đầu ngay khu vực từng bị tai biến khiến tôi choáng và nôn khan. Công an Trần Lê Huy Hoàng vừa đánh vừa chửi thề và cướp điện thoại của tôi đi ra ngoài khi tôi nói cần gọi bác sĩ. Họ bỏ mặc tôi ở lại phòng trong tình trạng nôn khan liên tục trong hơn 1 giờ. Tôi men theo vách tường ra ngoài nhờ những công an tôi gặp gọi cho bác sĩ, đáp lại chỉ có sự im lặng. Công an Chiến vào phòng và ghi một biên bản với nội dung tôi bị tai biến nên dời cuộc làm việc sang ngày khác. Tôi hỏi Chiến tại sao tôi bị hành hung lại không đưa vô biên bản thì Chiến trả lời “Em ở cửa giữa, anh thông cảm.” Tôi phải ký vào biên bản thì Chiến mới ra thuyết phục Trần Lê Huy Hoàng trả điện thoại cho tôi gọi cấp cứu.
Tôi gọi ngay bác sĩ Nguyên Quốc Hưng từng trị liệu tai biến cho mình mang thuốc đến và sơ cứu trước khi gọi xe cấp cứu bệnh viện 175 đến. Quá trình sơ cứu luôn có 2-3 công an giám sát và khi bác sĩ Hưng thông báo tình trạng của tôi nặng ra sao họ mới cho tôi ra xe cấp cứu để chuyển đi.
Kính thưa Thiếu tướng Lê Hồng Nam! Tôi lập doanh nghiệp xã hội ngày 6/1/2020 và đăng ký trụ sở tại phường Đa Kao, Quận 1. Vừa lập doanh nghiệp xong thì nhân viên của tôi bị dọa là “đang điều tra Mai Quốc Ấn” khiến họ lo sợ. Tôi đến trụ sở công an khác phường Đa Kao để chủ động phối hợp điều tra thì được giải thích là “hiểu lầm”. Trong năm 2020, cả 2 xưởng gia công khẩu trang cho SafeLife Vietnam bị công an địa phương kiểm tra mà không có biên bản làm việc mà không phát hiện sai phạm nào. Đại lý của tôi bán hàng lẻ cho khách nhưng tôi là chủ tịch công ty lại phải xách giấy tờ lên cũng cấp cho Đội Cảnh sát kinh tế Quận 3. Xin hỏi Thiếu tướng, nếu chủ doanh nghiệp nào cũng bị làm phiền như vậy thì nền kinh tế đi về đâu? Một doanh nghiệp xã hội dành lợi nhuận và doanh thu của mình để ứng cứu tuyến đầu, nếu hụt hàng và có lây nhiễm F0 thì ai sẽ chịu trách nhiệm?
Thưa Thiếu tướng Lê Hồng Nam! Hôm nay là kỷ niệm 76 năm ngày thành lập lực lượng công an Việt Nam (19/8/1945-19/8/2021). Xin hỏi Thiếu tướng, việc đánh đập, mắng chửi một công dân không sai phạm pháp luật ngay tại trụ sở CA Quận 3 liệu có phải là cách Đội Cảnh sát kinh tế Quận 3 chào mừng ngày thành lập ngành? Việc thu giữ hàng hoá thiết yếu dành cho chống dịch, hỗ trợ chữa trị F0 không thông báo cho doanh nghiệp là cách Công an Quận 3 thực hiện nhiệm vụ chống dịch của Chính phủ nói chung và Bộ Công An, TP.HCM nói riêng? Và dù biết rõ tôi ủng hộ cho lực lượng chống dịch nhưng Công an Quận 3 vẫn không trả hàng dù đủ giấy tờ chứng minh, hành hung và bỏ mặc người đã cống hiến cho công tác chống dịch của CA TP.HCM là cách “trả ơn” của lực lượng công an tại “thành phố nghĩa tình”?
Nếu không may mắn được bác sĩ sơ cứu và bệnh viện 175 cấp cứu kịp thời, có lẽ sẽ có thêm 01 cái xác tại trụ sở công an phải không thưa Thiếu tướng?
Dù sao hôm nay cũng xin chúc mừng Thiếu tướng và CA TP.HCM nhân kỷ niệm 76 năm thành lập ngành công an và đồng thời cũng đề nghị Thiếu tướng và Thanh tra CA TP.HCM làm rõ vụ việc. Không thể để những kẻ bại hoại khoác áo công an lạm quyền làm khổ doanh nghiệp, đánh đập người dân và biến CA TP.HCM thành một cơ quan không chỉ vô ơn mà còn tàn ác với người đã giúp đỡ mình khi thiếu thốn vật tư chống dịch.
Chúc Thiếu tướng sức khỏe để thực hiện tốt nhiệm vụ.
Trân trọng!
P/s: Nguyên văn nội dung thư gửi thiếu tướng Lê Hồng Nam-Giám đốc CA TPHCM và đơn tố cáo kèm theo được gửi đến Thanh tra CA TP.HCM trong hôm nay.
Ảnh & nội dung từ FB #MaiQuốcẤn

Thứ Ba, 17 tháng 8, 2021

Cùng hô nào : " Lấy sức....Quan lo cho Dân " !

 Làm được gì. Giúp được chi cho Dân..... ? Ngay và luôn làm đi

Dân đang gồng mình tao tác. Thậm chí Đói. Khổ.
- Chẳng lẻ các vi không tự thấy Xấu hổ ?!
Sao không hô: " Lấy sức Quan lo cho Dân " thế nhỉ ???
Dân tình kiệt quệ quá rồi. Lá rách đang phải đùm lá nát hơn
.
Thương dân, trốn biệt trong phòng lạnh
Chết mấy ngàn người vẫn thờ ơ
Chỉ biết đăng đàn lời vô cảm
Khóc một xác chết đã ráo mồ.
Còn bao thi thể chờ hỏa táng
Bao người trắng đêm níu mạng người
Bao trẻ bơ vơ đang khát đói
Khóc a ? Ây dà... nước lã thôi.
.
( Nguyên ý thơ trên Fb nhà lão Mai Tiến Nghị )
- Cũng đừng bật hỏi tớ: Ông cũng Đg viên đấy... Làm được gì chưa mà hỏi ....?
Vâng. Yem nghiêm chỉnh yên chong nhà lúc này là Yêu nước đấy. Phỏng ạ
BA PHƯƠNG CHÂM HÀNH XỬ MONG MUỐN TRONG ĐẠI DỊCH
Trong đại dịch đương lúc bệnh nhân la liệt, người chết chưa kịp hoả táng, người thân chết không được nhìn mặt, khốn khổ bị cách ly không có miếng ăn, đối mặt với phá sản, dòng người ồ ạt ra đi, ngủ cả trên cầu, trên đường, bất cứ nơi nào có thể - là lúc đất nước ở vào tình thế nguy nan, bá tánh rơi vào cảnh khốn đốn, là lúc cần người lãnh đạo hành động, là lúc muôn dân đợi chờ giải pháp cụ thể, chứ không muốn nghe những lý luận xa vời. Vậy nên, trong đại dịch thì:
1. TRÁNH ĐỌC DIỄN VĂN. ÍT HỌP HÀNH. PHÁT BIỂU NGẮN.
2. ĐƯA GIẢI PHÁP CỤ THỂ. ĐƯA SỐ LIỆU CỤ THỂ. KHÔNG LÝ LUẬN SUÔNG. KHÔNG HÔ HÀO MIỆNG.
3. XUỐNG THỰC ĐỊA. CỬ NGƯỜI HÀNH ĐỘNG. CHIA NHAU HÀNH ĐỘNG. TỰ MÌNH HÀNH ĐỘNG.
Nếu tự mình tận mắt thấy được thực trạng của đồng bào thì diễn văn khác, hành động khác.

Chủ Nhật, 15 tháng 8, 2021

Mãi ...Khộ !

 .

Khi TÂM không ngang với TẦM Dân lại gánh LẦM than khộ vãi !
Thật.
DI BIẾN ĐỘNG? KHÔNG DI, KHÔNG BIẾN VÌ KẸT CỨNG.
Bảo dân khai báo "Di biến động" bằng điện thoại thông minh, dùng QR Code ngay giữa đường. Khai báo xong mới đượ…
Xem thêm
- Một số người dân và shipper cho biết họ mất hơn nửa giờ để qua chốt kiểm soát này. Loay hoay là mất cả buổi sáng!
Hàng trăm xe máy, ôtô bị ùn ứ dưới chân cầu Bình triệu (quận Bình Thạnh) trong ngày thứ 2 TP.HCM áp dụng khai báo di biến động dân cư.
9h sáng 15/8, chốt kiểm soát phòng chống dịch trên đường Đinh Bộ Lĩnh (đoạn đối diện bến xe miền Đông, quận Bình Thạnh, TP.HCM) ùn ứ kéo dài khi người dân dừng lại khai thông tin di biến dộng dân cư.
- Theo cán bộ trực chốt, ùn tắc xảy ra do người dân không khai báo thông tin từ trước và việc quét mã QR sáng nay có lúc bị trục trặc.
"Chính quyền nên có giải pháp giải quyết nhanh gọn cho người dân, tụ tập đông đúc như thế này trong bối cảnh dịch bệnh đang phức tạp, nếu có một người bị nhiễm bệnh thì khổ lắm", ông Phan Bá Quỳnh (ngụ huyện Nhà Bè) cho biết khi bị kẹt tại chốt.
“Mấy ngày trước khi đến các chốt mọi người đều được đi qua rất nhanh sau khi kiểm tra băng đeo tay, thẻ nhận diện và các giấy tờ liên quan. Nay tôi khá bất ngờ vì phải dừng lại hơn 30 phút mới hoàn thành xong khai báo nơi đến, đi”, shipper Lê Thanh Hiền (36 tuổi) cho biết.
Nhiều người dùng điện thoại nhưng không thể kết nối mạng nên phải khai báo bằng giấy.
Một số khác vẫn còn lúng túng khi sử dụng ứng dụng dù được lực lượng chức năng hướng dẫn khai báo.
Đến 10h30, do lượng xe đổ về ngày càng đông, lực lượng chức năng buộc phải xả chốt tạm thời tránh gây ùn ứ.