Translate

Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2020

SỰ CẤU KẾT 3 THẾ HỆ LÃNH ĐẠO THÀNH PHỐ ĐỂ ĂN CHẶN ĐẤT THỦ THIÊM

Đỗ Ngà


Chủ trương quy hoạch Thủ Thiêm được đưa ra bởi Quyết định số 367/TTg do ông Võ Văn Kiệt ký ngày 04/06/1996 và đi kèm với nó là bản đồ gốc. Đấy là cơ sở pháp lý để căn cứ quy tội cho những sai phạm về sau. Cái nút thắt để khui ra sai phạm của nhóm lợi ích Hải – Quân – Đua – Cang là Quyết Định 6565 do Nguyễn Văn Đua ký ngày 27/12/2005. Nếu Quyết định sau mà sai khác so với quyết định ban đầu của thủ tướng ban hành thì cả đám Hải – Quân – Đua – Cang dính sai phạm.
Hiện nay người dân Thủ Thiêm cho rằng 5 khu phố thuộc 3 phường phường An Khánh, Bình An và Bình Khánh – Quận 2 là nằm ngoài ranh quy hoạch nếu căn cứ theo bản đồ gốc. Tuy nhiên vào ngày 02/05/2018, ông Võ Văn Hoan đã thông báo là bản đồ gốc và Quyết định 367/TTg của thủ tướng “đã bị thất lạc”. Vậy câu hỏi đặt ra là, nếu có thất lạc thì ở Bộ Xây Dựng cũng phải lưu một bản chứ? Thật bất ngờ, nói về bản gốc ở Bộ thì đại diện Bộ Xây Dựng lại trả lời thế này “Đại diện Bộ Xây dựng cũng thừa nhận theo quy định hồ sơ quy hoạch phải được lưu giữ tại các bên, tuy nhiên do bản đồ quy hoạch gốc không tìm thấy, Bộ Xây dựng đã kiểm điểm trách nhiệm”(trích trong bài “Vẫn chưa ngã ngũ việc khiếu nại ranh quy hoạch làm khu đô thị Thủ Thiêm” đăng trên Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn ngày 27/11/2020). Thật trùng hợp. Cả 2 nơi lưu giữ bản đồ gốc đều bị mất một cách rất khó hiểu.
Chắc chắn chuyện mất bản đồ gốc tại 2 nơi lưu giữ này sẽ làm cho người dân cả nước không tin và tất nhiên dân Thủ Thiêm lại càng không tin. Tuy nhiên, có một bất ngờ xảy ra, đó là sau khi có tin bản đồ gốc bị mất thì ông Võ Viết Thanh - cựu chủ tịch UBND Thành Phố đã cung cấp cho UBND Thành Phố một tấm bản đồ được cho là “bản đồ gốc” được ông lưu giữ thời còn làm chủ tịch thành phố. Bản đồ này cho thấy 5 khu phố thuộc 3 phường An Khánh, Bình An và Bình Khánh – Quận 2 là nằm trong ranh giới quy hoạch. Tuy nhiên, bản đồ này lại không hề có dấu thẩm định và phê duyệt của các bộ chuyên ngành mà chỉ có xác nhận của Sở Xây dựng TPHCM. Người dân Thủ Thiêm phản đối gay gắt bản đồ này vì họ cho rằng, nó không có tính pháp lý. Còn phía chính quyền thì khăng khăng khẳng định “phù hợp với quy định”. Phía chính quyền họ nói, trước năm 2005 “không có quy định nào buộc phải đóng dấu trên bản đồ quy hoạch”. Thế đấy, họ lý sự thế làm gì họ?
Một quyết định quy hoạch từ chính phủ mà bản đồ gốc lại không có chữ ký của cơ quan chuyên ngành của chính phủ mà chỉ có chữ ký của cơ quan chuyên ngành ở địa phương thì có ai tin nổi nó là “bản chính” không? Cho nên chuyện mất bản đồ gốc tại UBND Thành Phố và tại Bộ Xây Dựng cùng với bản đồ quy hoạch “gốc” xuất hiện kịp lúc nhưng không hề có con dấu của Bộ do ông Võ Viết Thanh đưa ra được xem là kế hoạch của lãnh đạo chính quyền Sài Gòn thế hệ trước giải cứu cho nhóm đàn em Hải – Quân – Đua – Cang. Từ bản đồ giải cứu đó thì lãnh đạo Sài Gòn thế hệ sau (cụ thể là Võ Văn Hoan) mới có cơ sở bao che cho sai phạm của nhóm Hải – Quân – Đua – Cang. Ở đây, một bức tranh 3 thế hệ lãnh đạo thành phố đã phối hợp với nhau rất nhịp nhàng. Thế hệ giữa sai phạm thì có thế hệ trước giải cứu và thêm thế hệ sau bao che. Như vậy, cửa nào cho người dân Thủ Thiêm đòi công bằng đây? Hết cửa rồi bà con ơi!
#ThủThiêm #nhómlợíchHải-Quân-Đua-Cang ................
BAO NHIÊU NGƯỜI DÂN THỦ THIÊM MẤT NHÀ MẤT ĐẤT OAN ỨC THẤU TRỜI, HÀNG CHỤC NĂM KÊU CỨU KHẮP NƠI KHÔNG GIẢI QUYẾT CHO THẤU TÌNH ĐẠT LÝ MÀ BÂY GIỜ MỚI HỨA SẼ RÀ SOÁT LẠI Ư?
Sau hơn 3 giờ đối thoại, Thanh tra Chính phủ (TTCP) cho biết đã ghi nhận các ý kiến của người dân Thủ Thiêm, sau đó sẽ rà soát lại pháp lý, tìm sự thống nhất chung. > https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/thanh-tra-chinh-phu-se-soat-lai-phap-ly-ve-ranh-quy-hoach-thu-thiem-693064.html?cid=share_facebook&fbclid=IwAR0mh2iEG2PMiHHkIN7AGo39F9uN_5nONk9heEGnyiYZkd9cKO_p7w7I4BM

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2020

TẠI SAO HAI TỘI DANH CỦA NGUYỄN ĐỨC CHUNG BỖNG DƯNG BIẾN MẤT?

Thao Ngoc - Chân Trời Mới Media.

Tại sao 3 giờ còn 1. Có thể do Chung con vẫn còn nắm giữ những bí mật quan trọng nào đó, nên hai bên đã thỏa hiệp với việc Chung con tiếp tục im lặng và sẽ được hưởng mức án nhẹ “có thể chấp nhận được”?
---------

Đến nay vụ án cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã bước qua một ngã rẽ quan trọng.
Ngày 20/11, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra bản kết luận điều tra vụ án "Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước.
Chưa bao giờ khoảng cách giữa Uỷ viên Bộ Chính trị khoá 13 và một thằng tù lại mỏng manh đến thế. Từ chỗ tràn trề hy vọng một suất UV BCT, chỉ sau một vài tháng, đã phải nếm trải thân phận của một người tù. Ít ai ngờ cuộc đời chính trị của tướng công an như Nguyễn Đức Chung, lại kết thúc đau đớn như thế. Đi lên từ lính hình sự, đã biết bao người chịu cảnh tù đày dưới “bàn tay sắt”của Nguyễn Đức Chung. Giờ đến lượt Chung bị cấp dưới một thời Nguyễn Duy Ngọc tống vào tù.
Từ khi Nguyễn Đức Chung bị bắt vào tháng 8 vừa qua, Thiếu tướng Tô Ân Xô thông tin với báo chí rằng, ông Nguyễn Đức Chung có liên quan đến ba vụ án:
Vụ quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí(41 tỷ đồng), vụ Nhật Cường và chiếm đoạt bí mật nhà nước.
Về tội chiếm đoạt bí mật thì Bộ Công an đã chứng minh có hành vi vi phạm, và trong số tài liệu này có một số tài liệu liên quan tới Nhật Cường.
Nên lưu ý câu: “Trong số tài liệu này có một số tài liệu liên quan tới Nhật Cường”. Có nghĩa là tội gây thất thoát lãng phí 41 tỷ, và tội rửa tiền không được nói đến. Và tội chiếm giữ bí mật nhà nước cũng được chẻ ra, chỉ nói đến những tài liệu liên quan đến vụ Nhật Cường mà thôi. Còn các tội danh khác “bỗng dưng biến mất”một cách rất ngoạn mục và tài tình.
Việc Nguyễn Đức Chung bảo kê cho Nhật Cường và hàng chục người khác thì ai cũng biết. Chính Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, khi phát biểu kết luận tại Hội nghị đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước diễn ra sáng 21/11/2018, được báo Tiền Phong ngày 21/11/2018 thuật lại như sau: “Không những 1 sân trước mà 4,5 "sân sau". Tôi không tiện nói tên, có ông 14 -15 cái “sân sau”, đừng tưởng Thủ tướng không biết”. Ai cũng biết rằng ông Phúc muốn ám chỉ Chung con.
Nhưng dù Nguyễn Đức Chung có nắm giữ được bí mật vụ án Nhật Cường thì cũng chẳng làm được gì. Vì vụ án này ngoài tầm tay của Chung con. Kẻ toàn quyền quyết định số phận của vụ án này là Bộ trưởng BCA Tô Lâm, và tướng Nguyễn Duy Ngọc, nguyên là Cục trưởng Cục C03, người trực tiếp điều tra vụ Nhật Cường.
Điều đáng lưu ý là: Báo Tuổi Trẻ ra ngày 23/11/2020 đặt câu hỏi: “Chưa làm rõ ông Nguyễn Đức Chung biếu 10.000 USD để làm gì”?
Câu hỏi này càng làm người ta nghi ngờ về những bí mật trong vụ án này. Lẽ thông thường mà suy ra là Chung con biếu 10.000USD là để mua tin, như kiều Dương Chí Dũng chi nửa triệu USD cho Phạm Quý Ngọ để mua tin vụ án có bị khởi tố không để biết mà chuồn. Nếu chỉ có vậy thì tại sao báo Tuổi Trẻ lại đặt câu hỏi ngớ ngẩn như vậy?
Nhưng là một tướng công an trưởng thành từ một Cảnh sát hình sự, không dại gì mà Chung con lại có những hành động thô thiển như vậy.
Ngay từ khi Chung con bị bắt, dư luận đồn đoán rằng phải bắt Chung con trước ngày xử vụ Đồng Tâm, vì có thể Chung con nắm giữ Kế hoạch bí mật 914A của BCA tấn công Đồng Tâm. Và biết đâu Chung còn nắm được nguyên nhân thật về cái chết của 3 CSCĐ.
Sau đó dư luận lại đồn đoán đây là cách phe Nghệ Tĩnh muốn triệu hạ Chung con để mở đường cho Phan Đình Trạc giữ ghế Bộ trưởng BCA sau ĐH13.
Nhưng khi mà danh sách các trường hợp đặc biệt quá tuổi sau Hội nghị TƯ 13 vẫn chưa chốt được, thì lại có tin nói do Tô Lâm khó lọt vào Tứ trụ như mơ ước, nên phải triệt Chung con để giữ ghế BCA cho chắc.
Một điều đáng lưu ý nữa là: Tại Hội nghị TƯ 12, khóa 12 hồi giữa tháng 5/2020, nhằm giới thiệu các ứng viên quy hoạch cho ĐH13, kết quả có hai người cực giàu và được đánh giá nổi trội hơn phần còn lại, đã đạt số phiếu cao nhất là Nguyễn Văn Bình, Trưởng ban kinh tế TƯ, và Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch Hà Nội. Sau đó thì lần lượt cả hai người ngày đều bị đánh bật theo hai cách khác nhau.
Phải chăng đây là cách chứng minh câu nói này như một…chân lý: “Giàu thì nó ghét, đói rét thì nó khinh, mà thông minh thì nó tiêu diệt”?
Dư luận đặt câu hỏi rằng: Tại sao 3 giờ còn 1. Có thể do Chung con vẫn còn nắm giữ những bí mật quan trọng nào đó, nên hai bên đã thỏa hiệp với việc Chung con tiếp tục im lặng và sẽ được hưởng mức án nhẹ “có thể chấp nhận được”?
Qua bản Kết luận Điều tra của Nguyễn Đức Chung, cho thấy tội phạm tại VN có thể biến ảo khôn lường. Từ không có thể thành có, từ có có thể thành không, từ to có thể thành nhỏ, và từ nhỏ có thể thành to bất cứ lúc nào.
Cụ thể về hai tội danh của Nguyễn Đức Chung tự dưng biến mất là ví dụ điển hình.
Ấy mới là:
Trong tay sẵn có đồng tiền Dù rằng đổi trắng thay đen khó gì (Kiều)./. 


LỖI KHÔNG PHẢI Ở NHÀ VĂN !

 (Tác giả: theo FB Chu Mộng Long)

Dư luận chửi rủa, đúng hơn là phỉ nhổ vào Hội Nhà văn. Lý do, nhiệm kỳ nào cũng như nhiệm kỳ nào, một đám lổn nhổn, lộn xộn, ồn ào, kể cả thô tục, mất vệ sinh.


Tôi thì thấy bình thường và rất vui. Tôi ghét những đại hội khoa trương khẩu hiệu, cờ hoa, và hình thức trang nghiêm. Những đại hội như vậy thì phải gọi là “đại lễ” chứ không phải “đại hội”. Lễ mới có chuyện báo cáo thành tích để vỗ tay và ngợi ca như ngợi ca thần thánh. Bất cứ sự trang nghiêm nào cũng chỉ là cái vỏ hình thức rỗng tuếch. Cho nên ta hiểu vì sao ở xứ sở gì cũng thần tượng hoá này, các đại hội thường nhạt toẹt, vô vị. Đại hội Hội Nhà văn đúng nghĩa là hội lớn, ngày hội về thế tục: hội được nói, được ăn, được chơi, được chịch và bầu ra chủ chịch. Nó phải vui như hội Carnaval của phương Tây mới là đại hội. Tiếc là các quan chức trong Hội Nhà văn vẫn trịnh trọng chào cờ, hát quốc ca và báo cáo thành tích, trong không khí vui nhộn ấy mọi thứ trang nghiêm thành thừa thãi, vì chẳng ai nghe.

Sự bình thường mà tôi nói ở đây là... cái giống nhà văn nó thế! Đòi nhà văn có học, có văn hoá là bất khả. Bởi gốc nhà văn là vô học, vô văn hoá nếu hiểu đầy đủ văn hoá là kiến tạo phản tự nhiên. Nhà văn sống theo bản năng tự nhiên, cho nên thường hồn nhiên đến trần tục. Nhiều nhà văn không có học, thậm chí không cần học, nếu hiểu học là phải đặt chân đến học đường. Thì đấy, giới bình dân có học đâu mà có cả kho tàng văn chương đồ sộ? Đúng nghĩa bình dân phải là thô tục. Tôi dám chắc mảng văn học tục, gồm truyện tiếu lâm, câu đố, ca dao tục có sức sống mạnh mẽ hơn những thể loại trang nghiêm như thần thoại, ngụ ngôn, cổ tích, anh hùng ca. Đến lượt nhiều nhà văn tên tuổi cũng có học đâu?
M. Gorki, Nguyên Hồng chỉ học ở trường đời. Trần Đăng Khoa làm thơ hay khi chưa đi học, sau đó do học ở Trường Viết văn Nguyễn Du hay Gorki mới làm thơ dở. Còn gọi là tệ nạn thì vô số. Dostoievsky mê cờ bạc và mắc nợ nần, Balzac thì mắc tội loạn luân, Nguyễn Công Trứ hiếp dâm gái quê, Nguyễn Bính bạc tình và nhiều nhà văn Việt Nam trước 1945 nghiện rượu, ma tuý, hát cô đầu và truỵ lạc ở các nhà chứa của phố Khâm Thiên...
Không gì thuộc về con người xa lạ với nhà văn. Lỗi tại các giáo sư, tiến sỹ làm phê bình, do không có đủ tri thức về nhà văn nên cứ tôn vinh nhà văn thành thánh với đủ lời ngợi ca. Học trò và nhiều người tưởng thật, xem nhà văn như là tấm gương về văn hoá nên khi biết sự thật mới sốc. Nhớ năm trước, một giáo sư khoe một đứa học trò viết sách và tặng sách cho mình, rằng “thêm một người nữa bước vào đền thiêng văn học”. Tôi đọc đến cụm từ “đền thiêng văn học” mà bật cười. Giáo sư gọi văn học rồi phê bình văn học là cái “đền thiêng” để tự phong thánh cho nhà văn và cho mình thì đúng là bị ngáo.
https://www.facebook.com/watch/?v=857391461684059
Theo tôi, thay vì chê cười Hội Nhà văn, dư luận nên cảm ơn Hội Nhà văn đã có một ngày hội lớn tưng bừng để phơi mọi thứ trần tục nhất mà hàng ngày nhà văn phải mang chiếc mặt nạ thần thánh để ăn cúng, thực chất là ăn xin…
Chu Mộng Long

Có còn...Hơn không ? ...Có còn hơn không !

 Liệu còn bao nhiêu người nhờ làm cộng sản mà quá giàu (biệt phủ,tiền gửi nhà băng nước ngoài,con du học...) kê khai tài sản kg trung thực đang và sẽ tham gia trong các cấp ủy,trong bộ máy sau Đại hội lần này ...Liệu họ có còn đạo đức của người cộng sản ?! Và họ sẽ hành động thế nào đây với chế độ nầy trong tương lai ?!

-  Thì chiện 193 cái
bằng giả Đại Học Đông Đô , ầm ĩ trên mạng , đem cả bằng cử nhân giả đi làm tiến sĩ thật ha ha ha
Nếu mà đứa đó nó đủ giỏi , giỏi thực sự , đủ sức giải quyết các vấn đề , đủ sức bảo vệ và phản biện , các câu hỏi chuyên môn , của hội đồng giáo sư tiến sĩ , chấm đề tài công nhận tiến sĩ , thì nên cấp cho nó cái bằng tiến sĩ thật luôn , chả cần bằng đại học chi cho nó rách việc .... Còn không , hãy xem xét lại , cái hụi đồng tiên sư ráo sũy chấm tiến sĩ ấy , thu bằng của mấy ông chấm tiến sũy lại hết đi ....

Ngoảnh mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa
Cả 1 thời xảo trá đã lên ngôi
(Sorry nhà thơ , đã đổi "đểu cáng")

(VTC News) - Chưa đầy 1 nhiệm kỳ, hơn 100 cán bộ cấp chiến lược bị kỷ luật. Trong tất cả những tội lỗi thì điều căn bản nhất tôi nhìn thấy đều có sự khiếm khuyết về đạo đức”.

Chủ trì phiên họp của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng ngày 25/11, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho rằng, việc xử lý hàng trăm cán bộ cao cấp, cả Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương trong nhiệm kỳ khóa XII đã tạo sự răn đe, cảnh tỉnh.

Ngay cả khi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII sắp diễn ra thì công tác kỷ luật Đảng vẫn tiếp tục làm chặt chẽ để ngăn ngừa những sai phạm đau sót.

Hơn 100 cán bộ cấp chiến lược bị kỷ luật và nỗi trăn trở về đạo đức cách mạng  - 1

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng. (Ảnh: TTXVN)

Trước đó, trong phát biểu tại Hội nghị cán bộ toàn quốc tổng kết công tác tổ chức đại hội đảng bộ các cấp vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dành nhiều thời gian để nhắc nhở đội ngũ cán bộ nòng cốt của Đảng phải luôn giữ cho vững đạo đức cách mạng, chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, làm tròn trọng trách trước Ðảng và nhân dân.

Vì sao Tổng Bí thư, Chủ tịch nước luôn bày tỏ nỗi trăn trở về tư cách, đạo đức cách mạng, về danh dự của người cán bộ, đảng viên như vậy? 


Ông Đỗ Quang Tuấn, nguyên Phó Trưởng Ban dân vận Trung ương cho rằng, đó không chỉ là trăn trở của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước mà đó cũng là tâm huyết chung của những người có lương tri, những người có trách nhiệm với Đảng.

Hơn 100 cán bộ cấp chiến lược bị kỷ luật và nỗi trăn trở về đạo đức cách mạng  - 2

Ông Đỗ Quang Tuấn

"Không có gì có thể đánh bại người cộng sản ngoại trừ chính họ. Quả thực câu nói đó không phải không đáng suy nghĩ. Sức mạnh có thể đánh bại người cộng sản chính là sự tha hóa biến chất của đội ngũ cán bộ.

Vui mừng trước những thắng lợi của cách mạng, của đổi mới, của cơ đồ đất nước như ngày hôm nay, nhưng không phải đã hết những sự trăn trở, băn khoăn, lo lắng về những tồn tại của xã hội, tồn tại trong đảng, đặc biệt ngay trong một bộ phận cán bộ cấp cao, những người được nhân dân tín nhiệm, từng giữ những trọng trách trong bộ máy của Đảng, Nhà nước nhưng đã hư hỏng và bị xử lý thời gian qua", nguyên Phó Trưởng Ban dân vận Trung ương Đỗ Quang Tuấn bày tỏ suy nghĩ, đồng thời cho rằng, việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh đạo đức cách mạng đối với cán bộ đảng viên là rất hợp lòng dân, rất trúng với tâm huyết của các thế hệ từng trải qua những khó khăn của đất nước.