Translate

Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2020

Nỗi đau này đâu phải không được báo trước !

  Dân tríNgười xưa có câu: “Ăn của rừng rưng rưng nước mắt”. Nhưng buồn thay, “nước mắt” ở đây lại không dành cho những kẻ “ăn của rừng” mà lại đổ lên đầu những lương dân vô tội…

Với chúng tôi, vẫn còn đó nỗi day dứt khôn nguôi! - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Phép màu đã không xảy ra, mọi hi vọng đã vụt tắt khi thông tin cuối cùng, toàn bộ 13 cán bộ, chiến sĩ tham gia cứu nạn đã hi sinh.

Những ngày này là thời khắc đau buồn trải khắp đất nước. Thay những lời nguyện cầu hi vọng lúc trước thì giờ đây, cả nước nghiêng mình kính cẩn trước vong linh để cầu nguyện cho linh hồn các anh siêu thoát miền cực lạc. 

Sự ra đi của các anh là tổn thất vô cùng to lớn cho gia đình và cho đất nước. Không chỉ 13 người vợ mất chồng, 13 bà mẹ mất con và nhiều trẻ thơ mất bố mà đất nước còn mất đi những người con ưu tú, sẵn sàng vào nơi hiểm nguy để cứu giúp những người đồng bào lâm nạn. 

Các anh là hình ảnh anh Bộ đội Cụ Hồ cao đẹp, luôn có mặt ở những nơi nguy hiểm nhất.Chỉ mới mấy tháng trước đây thôi, khi đại dịch Covid 19 hoành hành, vẫn là hình ảnh các anh nơi tuyến đầu chống dịch với sự lăn lộn, hi sinh… 

Trong đau thương vô tận, chúng tôi luôn dằn vặt tự hỏi: Có cách nào để không còn xảy ra những chuyện thương tâm này không? Về câu hỏi này, Nhà báo Thanh Trường (VOV) đã nghẹn ngào, bức xúc trao đổi với tôi:

“Không có vụ công nhân bị mất tích ở Rào Trăng 3, các anh không bị thiệt mạng một cách oan uổng.

Không có Thủy điện Rào Trăng 3 thì các công nhân không bị mất tích, mà đến nay hầu như xác định gần như là đã bị đất đá vùi lấp trong vụ sạt lở ở thủy điện này.

Không có Thủy điện Rào Trăng 3 cùng 3 thủy điện nữa phá nát 200ha rừng trong khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền thì có lẽ không có lũ ống, lũ quét sạt lở đất đến kinh hoàng như vậy.

Xây dựng tràn lan thủy điện nhỏ và siêu nhỏ cách đây 10 năm, bị chuyên gia nhà khoa học phản đối rất mạnh, nay đã gây ra tai ương, lũ chồng lũ, thiệt hại người và tài sản không gì có thể bù đắp được.

Những người cố xây thủy điện nhỏ, quyết kí phê duyệt thủy điện nhỏ khi đó đã thuyết phục cộng đồng hoặc tự huyễn hoặc mình rằng, để phát triển kinh tế địa phương, để nhiệm kỳ mình có thêm tăng trưởng…

Nhưng mấy Megawatt (đơn vị đo công suất điện) đó hay mấy chục Megawatt (MW) điện đó, thì liệu đóng góp được tăng trưởng bao nhiêu? Tăng trưởng nào đánh đổi, bù đắp được con số hàng nghìn tỉ đồng bị bão lũ cuốn trôi, hàng chục người bị thiệt mạng?

Mấy MW đó bù đắp thế nào được cho môi trường, môi sinh bị hủy hoại, hàng trăm ha rừng bị triệt hạ, để rồi thiên tai xảy ra, con người chơ vơ, trơ trọi chống đỡ trong tuyệt vọng”. 

Những day dứt của Nhà báo Thanh Trường cũng là những day dứt của tất cả chúng ta.

Người xưa có câu: “Nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá” và “Ăn của rừng rưng rưng nước mắt”. Nhưng buồn thay, “nước mắt” ở đây lại không dành cho những kẻ “ăn của rừng” mà lại đổ lên đầu những lương dân vô tội… 

Xin một lần được nghiêng mình trước linh hồn các anh và tất cả các nạn nhân trong vụ tai nạn thương tâm này. Xin chia sẻ nỗi đau to lớn này với gia đình, đồng đội và những người thân của tất cả các anh.

Sự hi sinh của các anh mãi mãi được Tổ quốc và Nhân dân biết ơn, ghi nhớ! Với chúng tôi, vẫn còn đó nỗi day dứt khôn nguôi!
                                                                                                                      Bùi Hoàng Tám

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2020

Vì Dân quên mình.

Chiến ! Mũi tên hòn đạn Bình ! Nơi gian khó hiểm nguy.

Chẳng vì ai ?
Chỉ vì Dân hi sinh quên mình.
Kính cẩn nghiêng mình trước sự ra đi của các anh


Xin đắp cho anh một tấm mền
Giữa bùn hoang lạnh ngút ngàn đêm
Cần chi thảm đỏ và hoa đỏ
Máu chảy về tim giọt giọt mềm
Tôi vẫn nằm đây đồng đội ơi
Tiếng gào vô vọng giữa ngàn khơi
Chỉ nghe tiếng khóc con thơ dại
Mắt mẹ nhoà khô giữa cuộc đời
Mai mốt anh về trong hương khói
Tấm thân trai tráng lạnh mùi sương
Bao nhiêu mơ ước bao hoài bão
Gói lại thanh xuân bỏ bên đường…
Xin đắp cho anh một tấm mền
Giữa đêm hoang hoải gió triền miên
Ai Rào Trăng lại mà trăng tắt
Cho sáng mai sau một nỗi niềm
thơ Hoa Phanxuan!


Danh sách 13 cán bộ, chiến sĩ hy sinh khi đi cứu hộ, cứu nạn tại thủy điện Rào Trăng 3 (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế): Khoảng 0h ngày 13/10/2020
1. Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư lệnh Quân khu 4.
2. Đại tá Nguyễn Hữu Hùng, Phó cục trưởng Cục Cứu hộ, Cứu nạn, Bộ Quốc phòng; Phó Chanh Văn phòng Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
3. Trung tá Bùi Phi Công, Phó chủ nhiệm Hậu cần Quân khu 4.
4. Trung tá Nguyễn Tiến Dũng, Phó trưởng Phòng Tác chiến Quân khu 4.
5. Thượng tá Hoàng Mai Vui, Phó trưởng Phòng xe máy - Cục Kỹ thuật Quân khu 4.
6. Trung tá Lê Tất Thắng, Phó lữ đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Lữ đoàn Thông tin 80, Quân khu 4.
7. Trung tá Trần Minh Hải, Phó tham mưu trưởng, Bộ CHQS tỉnh Thừa Thiên-Huế.
8. Đại úy Tôn Thất Bảo Phúc, Trưởng Ban Công binh, Phòng Tham mưu, Bộ CHQS tỉnh Thừa Thiên-Huế.
9. Đại úy Nguyễn Cảnh Cường, Đại đội trưởng, Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Thông tin 80, Quân khu 4.
10. Thượng úy Quân nhân chuyên nghiệp Đinh Văn Trung, Đài trưởng 15W, Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Thông tin 80, Quân khu 4.
11. Thượng úy Quân nhân chuyên nghiệp Trương Anh Quốc, nhân viên Điệp báo chiến dịch, Phòng Tham mưu, Bộ CHQS tỉnh Thừa Thiên-Huế.
12. Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế).
13. Phạm Văn Hướng, Trưởng phòng Thông tin – Tuyên truyền Cổng Thông tin điện tử Thừa Thiên Huế.
Hình ảnh có thể có: 2 người, mũ và ảnh cận cảnh

Thứ Tư, 14 tháng 10, 2020

Chuyện chết thảm thành quen thì…chắc chỉ có ở xứ mình?

Lúc những thuyền viên gặp nạn trên biển Quảng Trị, chắc họ đã nghĩ mình sẽ được cứu sớm. Vì bờ biển ngay kia, chính quyền ngay kia, gia đình ngay kia, trách nhiệm ngay kia, tình thương ngay kia. Không phải giữa trùng khơi mênh mông, bốn bề chỉ là đường viền của chân trời hay hố đen vũ trụ.
.
Chắc người thân của họ đã nhủ thầm, bao nhiêu lực lượng ở đây, chắc chỉ vài giờ là kéo được chồng cha anh mình vào bờ. Ừ, thì gió to sóng lớn, nhưng phải có cách chứ. Đến Mỹ ngụy chúng ta còn đánh thắng được cơ mà.
Nhưng một ngày rồi hai ngày ba ngày. Người trẻ khỏe liều mình nhảy xuống biển, xem như phó mặc thân xác cho số phận. Người được cứu bởi ngư dân. Chờ mãi chờ mãi mới có một chiếc trực thăng bay ra thả xuống vài hộp sữa rồi bay vào. Để cuối cùng có người phải chết, chết khi con ngươi còn in hình bóng người thân vẫy tay gào khóc tên mình.
Tôi không trách bộ đội hay công an. Có lẽ họ cũng lực bất tòng tâm. Không đủ phương tiện. Không được học cách cứu hộ cứu nạn chuyên nghiệp cho mọi tình huống. Không có sự chỉ đạo thông minh, quyết liệt. Ai đó còn bận xúng xính sơ mi trắng vest tây cặp mạ đỏ lên xe xuống xe lượn lờ vòng quanh cái đại hội đảng. Nếu tôi là ông thủ tướng, ông chủ tịch nước, ông chủ tịch tỉnh, không đến được, tôi sẽ điện đàm từng giờ, sẽ xắn tay huy động lực lượng này lực lượng kia tìm cách cứu dân sớm nhất.
Lũ lụt, tây ta giàu nghèo gì đều bị hết, ông trời có lý do của mình, mưa bão làm nhiệm vụ của mình. Nhưng ở miền trung, vùng đất năm nào nước cũng lên, người cũng ướt, mà không hề có phương án cụ thể để giúp dân, thì lạ. Đội y tế lưu động, xuồng máy, trực thăng ở đâu mà để sản phụ đi đẻ bằng ghe? Hình ảnh người chồng người cha quỳ giữa biển nước uất ức thương khóc vợ con, có làm ai đó động lòng? Người ta có xây ít tượng đài ông nọ ông kia lại để dành tiền cứu những đứa trẻ sắp ra đời, những đứa trẻ đến từ tương lai, năm sau, năm sau nữa? Người ta có bớt chi tiêu cho cái đại hội đảng mà biểu tượng của nó, cái liềm đang ôm chặt cái búa đã trở thành con ngáo ộp của nhân loại tiến bộ? Để dành tiền cho sự sống, sự sống tươi đẹp trên một đất nước tươi đẹp
Cảm ơn nhà báo Đỗ Hoàng Diệu đã nói hộ mình.
.
.....
Đáng lẽ những cuộc thi nhan sắc búp bê, thời trang, hoa hậu vô hồn
Được thay thế bằng những cuộc thi: Phương án miền Trung sống chung với lụt lủ ( nhà nổi, bè cứu sinh, phương án ca nô, máy bay ứng cứu....)
.
Nước ngập họng ...Hoa tràn cổ !
Thiên đàng nghẹn mãi tung hô.... Mún nằm !
THẬT.



SUY NGHĨ TỪ VỤ CỨU NẠN Ở
THỦY ĐIỆN RÀO TRĂNG 3.
Đáng lẽ không bao giờ xảy ra vụ thủy điện Rào Trăng
Phái đoàn tìm kiếm công nhân mất tích lại tự mình… mất tích
Đáng lẽ chỉ cần vài chiếc trực thăng
Là việc cứu người trong sạt lở không rơi vào bi kịch
Đáng lẽ trẻ con vùng núi đến trường không đu dây qua sông như diễn xiếc
Người chồng đáng thương không phát điên khi vợ đi đẻ bị chìm xuồng
Đáng lẽ chỉ cần một chiếc cầu cho học sinh và một chiếc ca nô trong bão lũ
Là cuộc đời sẽ bớt những tang thương
Đáng lẽ những nhà hát, tượng đài, cổng chào ngàn tỉ xuống mồ chôn
Và được tái sinh bằng cầu cống giao thông, bằng trực thăng, bằng ca nô cứu nạn
Đáng lẽ những cuộc thi nhan sắc búp bê, thời trang, hoa hậu vô hồn
Được thay thế bằng những bộ sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư xứng đáng.
Đáng lẽ con người sẽ chết không uổng mạng
Nếu bọn quan tham không vẽ mánh, moi tiền
Và đáng lẽ đất nước thoát gông cùm Đại Hán
Nếu bọn cõng rắn cắn gà nhà nhớ lại gốc Rồng Tiên …
Fb Bùi Chí Vinh

14-10-2020 

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2020

NHÌN LẠI GIÁ TRỊ NHÂN BẢN, DÂN TỘC, KHAI PHÓNG !

 ...Ông Nelson Mandela từng nói một câu bất hủ về giáo dục (được dán ngay tại cổng chánh của Đại học South Africa):

"Để huỷ diệt bất cứ quốc gia nào, không cần đến bom nguyên tử hay hoả tiễn tầm xa; chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và cho phép học trò gian lận trong thi cử. Bệnh nhân chết dưới tay của các bác sĩ. Toà nhà bị sập dưới tay của các kĩ sư. Tiền bạc bị mất trong tay của các chuyên gia kinh tế tài chánh. Các giá trị nhân văn bị mất trong tay của các học giả tôn giáo. Công lí bị mất trong tay của các quan toà. Sự sụp đổ của giáo dục là sự sụp đổ của một quốc gia."
Câu nói của ông Mandela là một lời cảnh báo muộn màng cho Việt Nam vậy. ..............
(Tác giả: Fb Nguyen Tuan)
Chúng ta thử so sánh với sách giáo khoa thời VNCH. Đây là cuốn "Em Học Vần" lớp 1 năm 1971. Qua các trang tôi trích lại, chúng ta thấy gì? Theo tôi, chúng ta có thể thấy rõ đó là một cuốn sách đầy ắp tinh thần và đạo lí dân tộc. Tất cả các câu chuyện trong sách đều lấy từ thực tế Việt Nam, đặc biệt là nông thôn, rất gần gũi với học trò. Từ con cá đến trái bí (không có trái táo nhé) mà học trò đều thấy và dễ nhớ. Các soạn giả lấy đời sống thường nhựt ra làm câu chuyện (chớ chẳng có con lừa hay ngựa xa xôi đâu bên Nga). Họ nêu cao vẻ đẹp của đất nước Việt Nam bằng những bức hoạ cảnh quang đẹp và thơ mộng, rất gần với đời thường. Họ cố ý duy trì đạo lí cổ truyền của dân tộc, kính trên nhường dưới. Họ còn lấy quốc sử để rèn luyện tinh thần dân tộc - quốc gia. Họ dạy học trò tinh thần sống hoà đồng với thiên nhiên và gia cầm (như câu chuyện con chó lượm trái banh). Nói chung, đó là một cuốn sách gần như hoàn hảo.
Nhưng nếu chịu khó đọc lại các sách giáo khoa khác thời đó, chúng ta dễ thấy tất cả đều được soạn theo các đặc điểm trên. (NT)
KD: Đọc được bài viết này của Gs Nguyễn Tuấn (Úc) về GD nói chung, SGK nói riêng của thời VNCH, muốn đăng lại, để bạn đọc tham khảo, cũng là mình muốn kết lại chủ đề SGK mấy hôm nay, để còn đề cập những vấn đề khác.
Không muốn lý giải vì sao SGK của CHXHCNVN càng cải tiến càng nhiều điều tiếng, phản ứng, vì cái này xin để bạn đọc suy ngẫm thêm (kể từ CCGD những năm 80 trở lại đây)
Càng nghĩ càng nản !
------------

Mấy hôm nay, báo chí ồn ào chung quanh cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt dành cho lớp 1. Có người cho rằng đây là một cuốn sách thảm hoạ, và tôi cũng đồng ý. Bây giờ đọc lại những cuốn sách giáo khoa thời xa xưa (1960, 1970) sao mà thấy tiếc cho một nền giáo dục nhân bản, dân tộc, và khai phóng.
Trước hết là cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt, đọc qua những gì báo chí trích dẫn thì thấy khó chấp nhận được. Sách giáo khoa gì mà dùng ngôn ngữ thô tục, quê mùa ở miền Bắc làm chuẩn cho cả nước? Ngạo mạn ghê! Lại còn dạy (gián tiếp) gieo vào học trò tánh gian dối và lười biếng. Sách giáo khoa học tiếng Việt thì hà cớ gì trích dẫn mấy ông Nga? Thiệt là không thể hiểu nổi. Sau gần nửa thế kỉ thống nhứt đất nước mà nền giáo dục tệ như thế này! Có lẽ đây là tín hiệu rõ nhứt về một nền giáo dục loạng quạng, mất dân tộc tính.
Chúng ta thử so sánh với sách giáo khoa thời VNCH. Đây là cuốn "Em Học Vần" lớp 1 năm 1971. Qua các trang tôi trích lại, chúng ta thấy gì? Theo tôi, chúng ta có thể thấy rõ đó là một cuốn sách đầy ắp tinh thần và đạo lí dân tộc. Tất cả các câu chuyện trong sách đều lấy từ thực tế Việt Nam, đặc biệt là nông thôn, rất gần gũi với học trò. Từ con cá đến trái bí (không có trái táo nhé) mà học trò đều thấy và dễ nhớ. Các soạn giả lấy đời sống thường nhựt ra làm câu chuyện (chớ chẳng có con lừa hay ngựa xa xôi đâu bên Nga). Họ nêu cao vẻ đẹp của đất nước Việt Nam bằng những bức hoạ cảnh quang đẹp và thơ mộng, rất gần với đời thường. Họ cố ý duy trì đạo lí cổ truyền của dân tộc, kính trên nhường dưới. Họ còn lấy quốc sử để rèn luyện tinh thần dân tộc - quốc gia. Họ dạy học trò tinh thần sống hoà đồng với thiên nhiên và gia cầm (như câu chuyện con chó lượm trái banh). Nói chung, đó là một cuốn sách gần như hoàn hảo.
Nhưng nếu chịu khó đọc lại các sách giáo khoa khác thời đó, chúng ta dễ thấy tất cả đều được soạn theo các đặc điểm trên. Thật ra, đằng sau đó là chỉ thị của Chánh phủ Phan Huy Quát. Trong chỉ thị, ông Quát nói rõ sách bậc tiểu học phải "Nêu cao tinh thần quốc gia để khích lệ lòng ái quốc và chấn khởi dân khí. Tinh thần quốc gia Việt Nam ngày nay là tinh thần của một dân tộc biết tự cường, tự lập, biết phấn đấu để giành độc lập, biết kiên quyết để giữ giang sơn Tổ quốc, biết nỗ lực để ganh đua với người ngoài trên con đường tiến hóa của nhân loại." Ở một đoạn khác trong chỉ thị, ngoài phần trí dục, ông Quát còn đề ra khía cạnh đức dục và thể dục cho học trò tiểu học. Bất cứ sách giáo khoa nào thời đó cũng đều đặt nặng phần đức dục (rèn luyện đạo đức).
Tại sao sách giáo khoa ngày xưa có ý nghĩa đến như vậy? Lí do là vì đó là một nền giáo dục xây dựng trên nền tảng của 3 nguyên lí: nhân bản, dân tộc, và khai phóng.
• Dân tộc có nghĩa là đề cập đến việc tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp, và quốc gia. Giáo dục phải bảo tồn và phát huy được những tinh hoa hay những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất đi hay tan biến trong những nền văn hóa khác.
• Khai phóng có nghĩa là cởi mở và cấp tiến, không phải đóng cửa và bảo thủ. Sẵn sàng tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới.
• Nhân bản có nghĩa là lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người trong cuộc đời này làm căn bản; xem con người như một cứu cánh chứ không phải như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào khác. Với triết lí nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.
Có một chủ trương thời đó mà quí vị sư sĩ thời nay nên học. Đó là chương trình tiểu học cần rút nhẹ để: (a) Sát với tuổi sinh lí và tâm lí của trẻ, thích ứng với nhu cầu thực tế; (b) tránh lối học nhồi sọ; và (c) gắn liền học với hành, hòa đời sống của học sinh vào đời sống của nhân dân, khiến chúng có nhiều cơ hội học hỏi nhân dân đồng thời giúp đỡ nhân dân. Ở VN, giáo dục thời nay nhồi sọ và có phần tẩy não -- điều đại kị.
Người ta cứ bàn mãi về chương trình sách giáo khoa, nhưng càng làm thì càng sai. Sai quá nhiều đến nổi không ai dám tin sẽ đúng nữa. Tôi nghĩ đơn giản thế này: (a) cứ lấy 3 nguyên lí giáo dục (nhân bản, dân tộc và khai phóng) thời trước làm nền tảng; (b) lấy sách giáo khoa thời VNCH làm cơ sở, rồi soạn theo và bổ sung cho phù hợp với thế kỉ 21. Đơn giản quá. Không cần đến 'tiến sĩ', 'giáo sư', chỉ cần những người thực tài. Nhớ chánh phủ Trần Trọng Kim chỉ tồn tại không đầy 6 tháng mà đặt nền móng cho cả một nền giáo dục. Sở dĩ họ làm được như vậy là vì các bộ trưởng trong nội các đó có thực tài (chớ không phải bằng cấp).
Ông Nelson Mandela từng nói một câu bất hủ về giáo dục (được dán ngay tại cổng chánh của Đại học South Africa):
"Để huỷ diệt bất cứ quốc gia nào, không cần đến bom nguyên tử hay hoả tiễn tầm xa; chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và cho phép học trò gian lận trong thi cử. Bệnh nhân chết dưới tay của các bác sĩ. Toà nhà bị sập dưới tay của các kĩ sư. Tiền bạc bị mất trong tay của các chuyên gia kinh tế tài chánh. Các giá trị nhân văn bị mất trong tay của các học giả tôn giáo. Công lí bị mất trong tay của các quan toà. Sự sụp đổ của giáo dục là sự sụp đổ của một quốc gia."
Câu nói của ông Mandela là một lời cảnh báo muộn màng cho Việt Nam vậy.
___
Các bạn có thể đọc các sách giáo khoa thờ VNCH ở đây:
Các bạn cũng có thể tài bản pdf của một số sách thời đó ở đây:

TRANH CỬ SÒNG PHẲNG

  - Ai đã "phát minh" ra công thức trong quản trị quốc gia thì dưới 50 tuổi chỉ có 10-15% người tài, còn 75-80% người tài nằm trong khung tuổi 50-60, 10% người tài thuộc 61-65 tuổi, và người tài nhất nước là sau 65 tuổi?

Gia đoạn 20-50 tuổi là thời kỳ trí tuệ minh mẫn nhất, sáng tạo nhất, sung mãn nhất của mỗi người. Tại sao lại quy định dưới 50 tuổi chỉ có 10-15% được phép cơ cấu vào UVTƯ?
Từ khi nào và ai đã đưa ra khung tuổi như trên vào bàu cử các chức vụ đứng đầu các tỉnh thành, các bộ ngành, chính phủ, quốc hội, và vị trí TBT?
Tuổi 40-50 không còn là trẻ, mà đã lên ông, lên lão. Quy định dưới 50 tuổi chỉ có 10-15% được phép cơ cấu vào UVTƯ là rào cản hạn chế các tài năng trẻ tham gia vào lĩnh vực quản trị quốc gia.

https://www.facebook.com/chu.nguyenngoc

THAY ĐỔI PHONG THUỶ
Vấn đề mấu chốt của Hội nghị Trung ương (HNTƯ) 13 là nhân sự. Các mục khác không quan trọng. Vì các chỉ tiêu rồi sẽ thay đổi hàng năm. Những chỉ tiêu 2030, 2045 là viết để mà viết chứ không có giá trị thực tiễn. Ở nước ta, nhân sự viết các chỉ tiêu chứ không phải các chỉ tiêu quyết định lựa chọn nhân sự.
Chốt 227 nhân sự cho 200 vị trí (1,135:1) - là tỷ lệ bàu cử không có ở nước nào trên thế giới. Nó thấp xa so với tỷ lệ tối thiểu 2 chọn 1: cần tối thiểu 400 đề cử cho 200 vị trí.
Nhưng nhân sự cho 4 vị trí quan trọng nhất vẫn đang di chuyển vòng quanh trên bàn cờ mà chưa biết điểm dừng. Nó chờ vào ngoại lệ.
1. SỰ NGUY HIỂM CỦA NGOẠI LỆ LÀ TIẾP TỤC ĐỂ RA NGOẠI LỆ
“Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, tháng 1/2016, lãnh đạo Văn phòng Trung ương cho hay các Ủy viên Trung ương khoá XI được giới thiệu tái cử phải đáp ứng một trong các tiêu chuẩn là không quá 60 tuổi; Ủy viên Bộ chính trị, Ban bí thư khóa XI tái cử không quá 65 tuổi.
Ngoài tiêu chuẩn trên, Trung ương khoá XI đã giới thiệu năm nhân sự là trường hợp đặc biệt - quá tuổi tái cử theo quy định, nhưng vẫn được giới thiệu để cơ cấu vào khóa mới.
Trong đó một nhân sự Ủy viên Bộ Chính trị, Ban bí thư là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Bốn nhân sự ủy viên Trung ương, gồm ông Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch Quốc hội; Thượng tướng Bùi Văn Nam, Thứ trưởng Công an; Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Thứ trưởng Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam (hiện là Phó chủ tịch Quốc hội) và ông Huỳnh Phong Tranh, nguyên Tổng thanh tra Chính phủ (được giới thiệu nhưng không trúng cử)”
Cái “đặc biệt” của Đại hội trước đang sinh ra cái “đặc biệt” cho Đại hội sau. Câu hỏi đang được quan tâm là tại Đại hội XIII sẽ có bao nhiêu trường hợp “đặc biệt” vượt 65 tuổi?
2. NGOẠI LỆ LÀ LUẬT CHƠI KHÔNG SÒNG PHẲNG
Không đội bóng nào đạt chức vô địch World Cup nhờ ưu tiên “trường hợp đặc biệt”. Không ai dành huy chương vàng Olympic nhờ “ngoại lệ”. Đấu trường vô địch không có tiêu chuẩn ngoại lệ. Những đấu thủ chân chính không bao giờ chấp nhận sự ưu tiên. Chỉ có kẻ yếu mới đòi hỏi ưu tiên. Cuộc chơi có ngoại lệ là cuộc chơi không sòng phẳng.
3. CÓ NƯỚC NÀO BÀU LÃNH ĐẠO THEO KHUNG TUỔI KHÔNG?
Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới quy định chọn lãnh đạo đất nước từ địa phương đến trung ương theo khung tuổi. Cụ thể là quy định tỷ lệ % trúng UVT Ư theo lớp tuổi dưới 50, 50-60, 61-65 và trên 65.
“Căn cứ vào thực tế những nhiệm kỳ vừa qua, cũng như xuất phát từ thực trạng đội ngũ Ủy viên TƯ khóa 12 và khả năng để vào TƯ khóa tới, TƯ quy hoạch độ tuổi dưới 50 tuổi là từ 10 - 15%, 61 tuổi trở lên 10%, còn lại chủ yếu là độ tuổi 51 – 60
Ai đã "phát minh" ra công thức trong quản trị quốc gia thì dưới 50 tuổi chỉ có 10-15% người tài, còn 75-80% người tài nằm trong khung tuổi 50-60, 10% người tài thuộc 61-65 tuổi, và người tài nhất nước là sau 65 tuổi?
Gia đoạn 20-50 tuổi là thời kỳ trí tuệ minh mẫn nhất, sáng tạo nhất, sung mãn nhất của mỗi người. Tại sao lại quy định dưới 50 tuổi chỉ có 10-15% được phép cơ cấu vào UVTƯ?
Từ khi nào và ai đã đưa ra khung tuổi như trên vào bàu cử các chức vụ đứng đầu các tỉnh thành, các bộ ngành, chính phủ, quốc hội, và vị trí TBT?
Tuổi 40-50 không còn là trẻ, mà đã lên ông, lên lão. Quy định dưới 50 tuổi chỉ có 10-15% được phép cơ cấu vào UVTƯ là rào cản hạn chế các tài năng trẻ tham gia vào lĩnh vực quản trị quốc gia.
4. TRANH CỬ SÒNG PHẲNG
Quản trị đất nước là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân. Đủ 21 tuổi là có quyền ứng cử vào các vị trí quản trị đất nước. Không thể dùng khung tuổi tác làm tiêu chuẩn để gạt bỏ.
Nếu cứ quy định như Việt Nam hiện nay, thì sẽ không có Thủ tướng nước Áo 31 tuổi, và nữ Thủ tướng Phần Lan 34 tuổi sẽ không bao giờ có cơ hội thi thố tài năng.
Bởi không giới hạn tuổi tác mà TT Donald Trump 74 tuổi và ông Joe Biden 78 tuổi đang ra tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ nhiệm kỳ 2021-2024.
Những người trên 65 tuổi, không cần phải là trường hợp ngoại lệ, mà vẫn có quyền ra tranh cử, miễn là một cuộc tranh cử sòng phẳng công khai, trên tập cử tri hàng triệu người trên toàn quốc.
5. AI QUYẾT ĐỊNH NGOẠI LỆ Ở ĐẠI HỘI XIII?
Bài toán ‘Ai sẽ thay thế TBT – CTN Nguyễn Phú Trọng?’ đang dẫn đến bài toán ‘Có bao nhiêu ngoại lệ ?’ Chưa xác định được ngoại lệ thì chưa tiến hành Đại hội XIII. Sẽ còn có HNTƯ 14 nữa.
Càng nhiều ngoại lệ càng mất đi cơ hội của lớp trẻ hơn. Cuộc chơi tuy được điều khiển bởi một số người, nhưng quyền quyết định cuối cùng phụ thuộc vào lá phiếu của các Đại biểu Đại hội XIII.
6. THAY ĐỔI PHONG THUỶ
Số đông quan tâm đến ai sẽ là người đứng đầu, không phải vì ai nổi trội hơn, mà vì ai sẽ bớt bảo thủ hơn trong tiến trình cải cách.
Không phải là cuộc chơi sòng phẳng của số đông, lại không ai nổi trội hơn, có lẽ nên áp dụng luật chơi luân phiên. Bắc – Trung – Nam thay nhau luân phiên giữ vị trí TBT. Ít nhất thì cũng công bằng hơn phương án cố định. Ở mặt khác, đó cũng là cách thay đổi phong thuỷ.
Nhiều người sốt ruột. Một số đang cố cưỡng lại mệnh trời.