Translate

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2019

KHI NÀO THÌ TÀU CHI NA RÚT KHỎI TƯ CHÍNH?

Đã hơn 1 tháng kể từ khi Tàu Khựa đưa quân vào quấy nhiễu bãi Tư Chính. Câu hỏi mà tất cả chúng ta đều đang hỏi là khi nào bọn nó mới cút khỏi?
Nhân dân không ai có thể trả lời được. 
Hôm nay, thông tin từ nhiều hãng truyền thông trên thế giới cho biết, dù chưa đầy đủ và chính thức nhưng hôm nay ngày 7/8/2019, Tàu Khựa sẽ tập trận ở Hòang Sa và điều thêm tàu vào bãi Tư Chính để gia tăng sức quấy nhiễu với tàu Việt Nam. 

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2019

CUỘC CHIẾN TRUNG-MỸ Ở BIỂN ĐÔNG, KỶ NGUYÊN MỚI CHO DÂN TỘC VIỆT NAM

(Philip Nguyen). Kịch bản có thể xẩy ra.
Biển Đông ví như cái ao vùng Đông Nam Châu Á với vẻ đẹp thiên nhiên ban tặng, những bờ biển cát trắng êm đệp trải dài dưới ánh nằng vùng nhiệt đới: Nơi đây các dân tộc chung sống hòa bình trong một thế giới văn minh với nhiều nền văn hóa phong phú đặc sắc. Biển đông cũng là điểm đến du lịch lý thú với nhiều kỳ quan Thế giới. Biển Đông được cho là vùng biển giàu tài nguyên sinh thái, thủy hải sản trù phú và cũng như trử lượng dầu lửa nằm dưới đáy biển tương đối lớn. Bắt đầu từ thập niên bảy mươi thế kỷ 19, sau khi khảo sát biết được trử lượng dầu lửa dưới đáy Biển Đông sự tranh chấp chủ quyền các nước liên quan càng trở nên căng thẳng hơn. Với một vị trí địa lý vô cùng quan trọng trên tuyến hàng hải giao thương Đông Tây Thế giới nên Biển Đông không riêng gì các nước tranh chấp có liên quan mà các nước lớn như Mỹ Nhật Ấn Độ cũng rất quan tâm đến vùng biển này.

Chúng ta phải giữ bằng được Bãi Tư Chính.

Chúng ta từng nhũn nhặn, nhân nhượng, nhưng không có tác dụng, dẫn đến những diễn biến quanh Bãi Tư Chính ngày nay.
Chúng ta phải có lòng tin, sự quyết tâm vì bất kỳ sự nhân nhượng nào sẽ không dẫn đến hòa bình.
.

Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2019

Sự thật Công thư 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng

TTO Tuổi Trẻ Online xin giới thiệu nội dung phỏng vấn thạc sĩ Hoàng Việt - một nhà nghiên cứu lâu năm về biển Đông - để bạn đọc hiểu rõ các vấn đề về công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai ngày 14-9-1958.

iiyDx8Ah.jpg
Hình ảnh tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Việt Nam - Ảnh: Cảnh sát biển Việt Nam
* Xin ông cho biết về bối cảnh ra đời cũng như mục đích của công thư ngày 14-9-1958 mà cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho Tổng lý Quốc vụ viện Chu Ân Lai?
- Trong thời gian từ năm 1956 đến năm 1965, lúc này sự can thiệp của Hoa Kỳ vào chiến tranh Việt Nam ngày càng lên cao, Việt Nam Dân chủ cộng hòa (VNDCCH) phải tận dụng tất cả mọi nỗ lực để giành chiến thắng trên chiến trường.
Với sức mạnh hạn chế của mình, VNDCCH đã phải tranh thủ sự giúp đỡ của các quốc gia khác, đặc biệt là từ Trung Quốc, một quốc gia vốn nằm cạnh Việt Nam, và cũng là một trong các “anh cả” của chủ nghĩa cộng sản. Đã có nhiều sự phối hợp từ quân đội VNDCCH và Giải phóng quân Trung Quốc.
Năm 1949, lực lượng quân sự của VNDCCH đã giải phóng Trúc Sơn (thuộc lãnh thổ của Trung Quốc) từ tay của Quốc dân đảng và sau đó trao lại cho Giải phóng quân Trung Quốc.
Rồi năm 1957, Hồng quân Trung Quốc đã chiếm đảo Bạch Long Vĩ rồi sau đó trao trả lại cho phía VNDCCH.
Phía Trung Quốc còn nhắc là Việt Nam chiến đấu không chỉ bảo vệ lãnh thổ của Việt Nam, mà còn đối với cả lãnh thổ Trung Quốc trước sự đe dọa của Hoa Kỳ.
Lúc này trật tự thế giới được chia thành hai phe: tư bản chủ nghĩa do Hoa Kỳ đứng đầu và xã hội chủ nghĩa do Liên Xô, Trung Quốc đứng đầu.
Sau khi CHND Trung Hoa chiến thắng Quốc dân đảng, Quốc dân đảng phải chạy sang Đài Loan, CHND Trung Hoa muốn giải phóng Đài Loan bằng vũ lực, nhưng Hoa Kỳ đã trợ giúp cho Đài Loan, từ đó đã dẫn đến cuộc chiến giành các đảo Kim Môn, Mã Tổ.
Năm 1958 cũng là năm đầu tiên của Hội nghị công ước luật biển lần thứ nhất nhóm họp, các quốc gia tranh cãi các quan điểm pháp lý về các vùng biển khác nhau.
Phía Hoa Kỳ cho rằng lãnh hải chỉ bao gồm 3 hải lý, còn Trung Quốc và một số quốc gia khác ủng hộ quan điểm lãnh hải có chiều rộng 12 hải lý.
Chính vì vậy, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã đưa ra một công hàm để khẳng định chiều rộng lãnh hải của Trung Quốc là 12 hải lý mà ta thấy Thủ tướng Phạm Văn Đồng có nhắc đến trong công thư ngày 14-9-1958 của mình.
Trong tinh thần ủng hộ Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có thư phúc đáp cho việc đồng ý công nhận “hải phận” - tức lãnh hải của Trung Quốc là 12 hải lý.
Như vậy, công thư này cho thấy nó mang một sự cam kết về mặt chính trị hơn là về pháp lý, đây cũng là một hình thức mà các nước xã hội chủ nghĩa thường hay sử dụng để thể hiện tình đoàn kết trong tinh thần anh em trong phong trào vô sản quốc tế.
* Vậy tại sao Trung Quốc lại có lập luận khác về giá trị pháp lý của công thư này?
- Sau này, phía Trung Quốc hay sử dụng công thư này để biện minh rằng Việt Nam đã chính thức công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Họ cũng biện minh rằng khi CHXHCN Việt Nam bác bỏ điều này và cho rằng Việt Nam có đầy đủ chủ quyền một cách hợp pháp đối với Hoàng Sa, Trường Sa tức là Việt Nam đã vi phạm tới nguyên tắc estopel (tức là Việt Nam không thể đã thừa nhận lúc năm 1958 rồi sau này lại không thừa nhận, như vậy là mâu thuẫn trong lập luận của mình).
Để phân tích về giá trị pháp lý của công thư, ta thấy như sau:
Thứ nhất, công thư này nhằm trả lời cho một công hàm của Chính phủ Trung Quốc do Thủ tướng Chu Ân Lai ký về việc “công nhận hải phận 12 hải lý” là một tuyên bố đơn phương. Yếu tố chủ yếu trong tuyên bố đơn phương là việc thể hiện sự mong muốn. Sự thể hiện mong muốn này cần phải được giải thích bằng cách phân tích đối tượng và mục tiêu của tuyên bố đơn phương này trong các diễn biến lịch sử.
Việc giải thích ý chí của một quốc gia trong một tuyên bố đơn phương như vậy cần phải được diễn giải một cách thận trọng, và đối tượng của sự cam kết trong tuyên bố đơn phương đó phải được xác định chính xác. Lịch sử hình thành và ra đời của công thư như đã được trình bày ở trên.
Vậy công thư này có thể được hiểu là một tuyên bố từ bỏ chủ quyền của phía VNDCCH không? Đối với các yêu sách về lãnh thổ trong luật quốc tế, cũng như sự từ bỏ các yêu sách đó phải được trình bày một cách rõ ràng và không có suy diễn. Tuy nhiên, công thư do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký này không chứa đựng bất kỳ sự từ bỏ rõ ràng nào về chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Nội dung công thư không thể hiện một sự bắt buộc từ bỏ chủ quyền.
Và thêm nữa, đối với các sự chuyển nhượng lãnh thổ, thì Thủ tướng VNDCCH không có thẩm quyền quyết định việc ấy, mà phải là cơ quan quyền lực tối thượng ở Việt Nam là Quốc hội. Và cuối cùng, VNDCCH không thể quyết định hoặc chuyển giao một thứ mà VNDCCH không có thẩm quyền quản lý theo công pháp quốc tế, và cũng không kiểm soát nó trong thực tế.
Bởi vì theo các quy định trong Hiệp định Geneve năm 1954 thì lúc này trên lãnh thổ Việt Nam tồn tại song song hai quốc gia, từ vĩ tuyến 17 trở ra phía Bắc là VNDCCH, còn từ vĩ tuyến 17 trở vào phía Nam là lãnh thổ thuộc VNCH. Hoàng Sa, Trường Sa đều nằm ở phía Nam của vĩ tuyến 17, vì thế về mặt pháp lý cũng như trong thực tế, hai quần đảo này là đối tượng quản lý của VNCH, và vì thế, những tuyên bố của phía VNDCCH đối với Hoàng Sa, Trường Sa vào thời điểm này là không có giá trị pháp lý.
Thứ hai, phía Trung Quốc thường đưa ra lập luận là vì Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa, Trường Sa và nay Việt Nam khước từ không công nhận điều đó thì Việt Nam đã vi phạm nguyên tắc estopel trong luật quốc tế.
Về vấn đề này thì trước hết phải xem xét tính chất pháp lý của việc công nhận xem nó có đáp ứng đầy đủ các yếu tố của một công nhận chính thức của một quốc gia liên quan đến một lãnh thổ hay không. Và như đã phân tích ở trên, công thư do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký này không cấu thành đầy đủ cho một sự công nhận chính thức của quốc gia về yêu sách lãnh thổ, cho nên nếu đã không có sự thừa nhận thì làm gì mà vi phạm estopel.
Và tiếp theo, estopel là một nguyên tắc bắt đầu từ trong nội luật của nước Anh, sau này được phát triển và công nhận trong luật quốc tế liên quan đến lãnh thổ. Tuy nhiên, hiểu về estopel là một điều phức tạp, nó không đơn thuần như các suy luận thông thường là một quốc gia cứ phát biểu một điều gì là bị ràng buộc bởi estopel. Nói đơn giản là có những lời hứa cho gì đó của một ai đó, thì người đưa ra lời hứa đó sẽ bị ràng buộc về mặt pháp lý, tuy nhiên, không phải lời hứa nào cũng bị ràng buộc pháp lý như vậy.
Estopel cũng được hiểu tương tự như vậy, tức là tuyên bố về một lãnh thổ sẽ bị ràng buộc bởi estopel. Nhưng như TS Từ Đặng Minh Thu đã phân tích: Phải đáp ứng được các điều kiện sau thì mới hình thành một estopel:
  1. Lời tuyên bố hoặc hành động phải do một người hoặc cơ quan đại diện cho quốc gia phát biểu, và phải được phát biểu một cách rõ ràng, công khai.
  2. Quốc gia nại “estopel” phải chứng minh rằng mình đã dựa trên những lời tuyên bố hoặc hoạt động của quốc gia kia mà có những hoạt động nào đó, hoặc không hoạt động. Yếu tố này trong luật quốc nội Anh - Mỹ gọi là “reliance”.
  3. Quốc gia nại “estopel” cũng phải chứng minh rằng vì dựa vào lời tuyên bố của quốc gia kia, mình đã bị thiệt hại, hoặc quốc gia kia đã hưởng lợi khi phát biểu lời tuyên bố đó.
  4. Nhiều bản án còn đòi hỏi lời tuyên bố hoặc hoạt động phải được phát biểu một cách liên tục và trường kỳ.
Như vậy, xem xét các điều kiện trên, ta thấy công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng khó mà đáp ứng được các yêu cầu để trở thành một estopel. Vì thế nó chỉ nên được coi như một lời hứa vô thưởng vô phạt mà thôi.
* Xin cảm ơn ông. 
Công thư 1958 không hề đề cập vấn đề chủ quyền lãnh thổ
Trong cuộc họp báo quốc tế chiều 23-5, ông Trần Duy Hải - phó chủ nhiệm UB Biên giới quốc gia - đã lên tiếng về công thư năm 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Cụ thể, ông Hải nói: “Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng là văn bản ngoại giao, nó có giá trị pháp lý về những vấn đề được nêu trong nội dung, đó là Việt Nam tôn trọng 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố. Công thư không đề cập chủ quyền lãnh thổ, vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa nên đương nhiên nó không có giá trị pháp lý trong vấn đề chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa. Thứ hai, giá trị công thư cũng phải đặt trong bối cảnh cụ thể. Công thư gửi cho Trung Quốc trong bối cảnh Hoàng Sa, Trường Sa đang thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa theo Hiệp định Genève 1954 mà Trung Quốc có tham gia. Do đó, tôi xin nói logic thông thường là bạn không thể cho người khác cái gì khi bạn chưa có được (cái đó)”.
>  FB Trương Nhân Tuấn: " Lối thoát pháp lý của VN hiện nay để khẳng định chủ quyền ở HS và TS là phải dựa vào nội dung các hiệp định Genève 1954 và Paris 1973 đồng thời tiếp nhận di sản của VNCH. 
Nước Việt Nam hôm nay không thể “ôm” mãi mối mâu thuẫn do lịch sử để lại là sự xung đột giữa hai miền. Phe chiến thắng, VNDCCH, đã áp đặt lý lẽ của mình trong toàn xã hội VN từ 1975 đến nay. Vì vậy làm sao thuyết phục được dư luận quốc tế, khi lập luận về chủ quyền của VN tại HS và TS là lập luận của phe chiến bại VNCH ?. 
Sau một cuộc nội chiến, một nhà nước bình thường, mong muốn đất nước phát triển lành mạnh, luôn áp dụng một chính sách “hòa giải quốc gia” để hóa giải mọi oán thù gây ra do cuộc chiến. Các bài học như cuộc nội chiến nước Mỹ, hay các xung đột quốc tế như Thế chiến thứ II… cho thấy các nước giàu mạnh nhứt thế giới đều là các nước có chính sách “hòa giải” được áp dụng hữu hiệu. 
Việt Nam hôm nay vẫn luôn đứng sau các nước phát triển Châu Á, mặc dầu VN có dư tiềm năng để qua mặt các nước Thái Lan, Đài Loan, Nam Hàn… Thậm chí VN đang bị Campuchia qua mặt trên một số lãnh vực. Trong khi trên phương diện chủ quyền lãnh thổ, TQ ngày càng lấn tới. 
Nguyên nhân là mâu thuẫn nội bộ của VN quá lớn, trở thành một sức trì, VN không nỗ lực tiến tới là sẽ thụt lùi. 
Hòa giải quốc gia không phải là vấn đề “sỉ diện” của đảng CSVN mà là mệnh lệnh của tương lai dân tộc và sự toàn vẹn lãnh thổ ".
Và cũng theo anh Nhân Tuấn Trương thì :" Thực tế, Mỹ không hề có tham vọng về lãnh thổ ở miền Nam. Sự có mặt của Mỹ ở miền Nam không khác với việc quân Mỹ có mặt ở Tây Đức (trước khi thống nhứt với Đông Đức đầu thâp niên 90), hay ở Nam Hàn, Nhật hoặc ở các nước đồng minh hiện nay.
 
MTGPMN “trương cờ giải phóng” dưới thời chính phủ Ngô Đình Diệm. Vấn đề là không ai trưng ra được bằng chứng cho thấy chính quyền ông Diệm bị chi phối, hay bị khuynh loát bởi bất kỳ thế lực ngoại bang nào, kể cả Mỹ. Ngược lại, ông Diệm bị chết vì lý do chống Mỹ đổ quân vào VN.
Ngay cả dưới thời chính phủ ông Kỳ, Thiệu… Không có chính phủ nào của VNCH bị lệ thuộc và Mỹ, theo kiểu thực dân hết cả.
VNCH không hề lệ thuộc vào Mỹ như một chính phủ “bù nhìn” với “đế quốc thực dân” là Mỹ. MTGPMN lấy lý do gì để trương cờ “giải phóng” ?...
Hãy nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật vì sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trước quân thù bành trướng Trung Quốc.
Theo FB Trương Nhân Tuấn.

Biển Đông không phải ao nhà của TQ”.

Hỡi con thỏ hoà bình đang tìm nơi gặm cỏ
Súng ta nổ cũng là vì mi đó…
thơ Chế Lan Viên.