Translate

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2019

CUỘC CHIẾN TRUNG-MỸ Ở BIỂN ĐÔNG, KỶ NGUYÊN MỚI CHO DÂN TỘC VIỆT NAM

(Philip Nguyen). Kịch bản có thể xẩy ra.
Biển Đông ví như cái ao vùng Đông Nam Châu Á với vẻ đẹp thiên nhiên ban tặng, những bờ biển cát trắng êm đệp trải dài dưới ánh nằng vùng nhiệt đới: Nơi đây các dân tộc chung sống hòa bình trong một thế giới văn minh với nhiều nền văn hóa phong phú đặc sắc. Biển đông cũng là điểm đến du lịch lý thú với nhiều kỳ quan Thế giới. Biển Đông được cho là vùng biển giàu tài nguyên sinh thái, thủy hải sản trù phú và cũng như trử lượng dầu lửa nằm dưới đáy biển tương đối lớn. Bắt đầu từ thập niên bảy mươi thế kỷ 19, sau khi khảo sát biết được trử lượng dầu lửa dưới đáy Biển Đông sự tranh chấp chủ quyền các nước liên quan càng trở nên căng thẳng hơn. Với một vị trí địa lý vô cùng quan trọng trên tuyến hàng hải giao thương Đông Tây Thế giới nên Biển Đông không riêng gì các nước tranh chấp có liên quan mà các nước lớn như Mỹ Nhật Ấn Độ cũng rất quan tâm đến vùng biển này.

Áp suất nhiệt đới đang mạnh dần ở Biển Đông, khi số lượng tàu chiến của Mỹ Đồng Minh và Trung Quốc ngày càng đổ về đây. Tập trận, cảnh báo, giám sát đi sâu vào vùng 12 hải lý là những hành động diễu võ dương oai đao to búa lớn của đôi bên thường xuyên hơn sau khi Trung Quốc đã đẩy mạnh xây dựng cái mà theo các nhà quan sát gọi là “Vạn Lý Trường Thành trên biển”. Đó là một “Bức tường thành phi pháp“ trong một nhóm các đảo đá ở quần đảo Trường Sa, bằng việc xây dựng đường băng, triển khai vũ khí và các cơ sở hạ tầng khác. Chỉ riêng đảo đá Su Bi thôi Trung Quốc đã cho xây dựng 400 công trình đồ sộ. Theo National Interest, Bắc Kinh đã ngang ngược xem những đảo mới này như một phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc, một lập trường mà đi ngược lại với công ước Liên Hợp Quốc năm 1982 tại thành phố Hamburg Đức về luật biển.
Không chỉ dừng lại ở đó, Trung Quốc lần đầu tiên điều động máy bay ném bom chiến lược có thể mang vũ khí hạt nhân HK-6K tập trận ở đảo Hoàng Sa cũng như bố trí tên lửa phòng không H-6 (phiên bản sao lại S300) và S400 của Nga có thể tiêu diệt các mục tiêu bay trong vòng bán kính 200 km, đến 400km, được triển khai trên các đảo xây lấp trái phép ở Biển Đông.Theo Word Defence Forum thì xem như Trung Quốc gần như đã thống lĩnh Biển Đông mà không tốn lấy một viên đạn.
Mục tiêu của Trung Quốc không chỉ dừng lại ở Biển Đông mà theo tác giả Jon Davis, Trung Quốc đang ngày càng cải thiện năng lực trên biển nhằm mục đích muốn nắm quyền kiểm soát các vùng biển xa bờ, bao gồm cả Đông Thái Bình Dương. Nhưng để thực hiện được tham vọng đó trước hết Trung Quốc phải giải quyết vấn đề Biển Đông triệt để, phải bằng mọi cách chiếm hết những hòn đảo mà các nước khác còn đóng quân trên Biển Đông.
Tuy nhiên việc “giấc mơ Trung Hoa“ của người đứng đầu đảng Cộng sản Trung Quốc cũng xem như đã đi sai một nước cờ khi cho lấp đảo nhân tạo trên Biển Đông, và triển khai vũ trang cho những đảo xây lấp phi pháp này. Giờ đây Bắc Kinh như cổ xe mắc lầy tiến không xong mà lùi thì cũng chẳng được bởi mấy cái đảo xây lấp phi pháp ở Biển Đông, chẳng khác nào Trung Quốc tự khoác lên đầu mình bằng cái vòng kim cô.
Những hành động ngang ngược xem thường luật pháp Quốc tế của Trung Quốc ở Biển Đông dĩ nhiên là Washington và các nước Đồng Minh không bao giờ chấp nhận hành vi vi phạm luật Quốc tế đó cũng như đe dọa đến an toàn tự do hàng hải ở Biển Đông và khẳng định sẽ tiến hành các cuộc tuần tra tự do hàng hải ở những khu vực mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lãnh hải trái phép. „Tất cả các hoạt động đều được triển khai phù hợp với luật pháp quốc tế và khẳng định rằng các phương tiện của Mỹ sẽ bay trên trời, đi dưới biển và hoạt động ở bất cứ nơi đâu mà luật pháp quốc tế cho phép”, Fox News dẫn lời phát ngôn viên Mỹ.
Trung tướng quân đội Mỹ- giám đốc Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, cũng phát biểu hết sức cứng rắn."Tôi chỉ muốn nói cho các bạn biết rằng quân đội Mỹ có nhiều kinh nghiệm trong việc xóa sổ các đảo nhỏ ở Tây Thái Bình Dương"
Đúng vậy, để đáp trả hành động tập trận của Trung Quốc bằng máy bay ném bom chiến lược H-6K có thể mang vũ khí hạt nhân, Mỹ lập tức cho điều động hai tàu khu trục USS Higgins và tuần dương hạm USS Antietam đi qua vùng biển trong phạm vi 12 hải lý quanh một số đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa thách thức Trung Quốc và cho đó là hoạt động thể hiện “quyền tự do hàng hải”. Mỹ điều động máy bay ném bom chiến lược bay qua những hòn đảo Trung quốc xây lấp trái phép ở quần đảo Trường Sa.
Ngày 23/5/2019 Quốc hội Mỹ bàn về dự thảo về việc trừng phạt các tổ chức và cá nhân Trung Quốc có liên quan tới cái mà họ gọi là hành động "nguy hiểm và bất hợp pháp" của Bắc Kinh trên Biển Đông và Hoa Đông.
Không riêng gì về hành động quân sự trên mà cả mặt trận kinh tế Hoa Kỳ cũng đã bắt đầu cho nổ „phát súng trừng phạt kinh tế“ đầu tiên đó là ngày 23/3/2018 Tổng thống Mỹ tuyên bố, gói thuế đánh vào các sản phẩm Trung Quốc sẽ có giá trị 60 tỉ USD, cao hơn dự toán từ các quan chức chính quyền Nhà Trắng đưa ra trước đó là 50 tỉ USD. Sự trừng phạt kinh tế trên của Mỹ đã làm sập một phần cổ phiếu ở Trung Quốc. Tính đến ngày 20/6/2018, Shanghai Composite đã giảm hơn 16% kể từ đỉnh cao nhất vào cuối tháng 1/2018. Ở những nơi khác, chỉ số ChiNext phiên bản Trung Quốc của NASDAQ tập trung vào công nghệ ở Mỹ đang trên đà giảm lần thứ 16 trong 20 phiên giao dịch vừa qua. Chỉ số này đã giảm hơn 8% kể từ đầu năm.
Chưa dừng lại tại đó, khi vòng đàm phán thương mại cấp cao thứ 11 giữa Mỹ và Trung Quốc kết thúc vào ngày 10/5 mà không đạt kết quả, Tổng thống Mỹ đã quyết định tăng thuế đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc trị giá 300 tỷ USD. Cũng sau lời tuyên bố đánh thuế nhập khẩu hàng Trung Quốc thị trường chứng khoán Trung Quốc rơi tự do mất gần 800 tỷ USD.
Thực ra thì cuộc chiến thương mại Trung Mỹ chỉ là một mảnh ghép nhỏ trong chiến lược lớn của Mỹ nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc, là kẻ thù không chính thức, Tổng thống Mỹ đang áp dụng chiến thuật hạ bệ Liên Xô như người tiền nhiệm cựu Tổng thống Ronald Reagan. Tuy nhiên không như người Nga người Hán quá thâm hiểm suy nghĩ sâu xa để đủ hiểu được Mỹ đang muốn làm gì với Trung Quốc, bởi vậy Trung Quốc không dễ tự đổ vỡ như Liên Xô mà "Chiến tranh Lạnh" Trung- Mỹ sẽ vượt quá tầm kiểm soát và trở thành "Chiến tranh Nóng" mà cũng không phải từ đảo Đài Loan hay nơi nào khác mà chính là Biển Đông.
Viễn cảnh xẩy ra xung đột Mỹ-Trung ở Biển Đông ngày một trở nên rõ ràng. Tàu chiến máy bay Mỹ đi vào vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền thỉ sự va chạm hải quân Trung- Mỹ trên Biển Đông là không thể tránh khỏi. Lúc này chỉ cần bất cứ một phản ứng quân sự nhỏ từ hai phía Trung- Mỹ có thể nhanh chóng dẫn tới leo thang và trở thành một cuộc chiến bùng nổ ở Biển Đông.
Tuy nhiên sự va chạm tàu chiến hay máy bay của Trung Quốc và Mỹ trên Biển Đông cũng chưa hẳn là lý do dẫn đến cuộc chiến tổng lực Trung - Mỹ mà bản chất bành trướng tham lam của Bắc Kinh với chiến thuật chuyên gặm nhấm biển đảo của nước láng riềng Việt Nam từ xưa tới nay đó mới là nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tổng lực Trung - Mỹ tại Biển Đông.
Trung Quốc ngày càng trở nên hung hăng hơn khi sức mạnh hải quân sau một thời gian được cải thiện, trang bị vũ khí tăng lên đáng kể, tiếp tục gây sự và sẽ áp dụng chiến thuật như đã từng xua ngư dân TQ lên đảo Hoàng Sa của Việt Nam 1974 hoặc cố tình gây va chạm gữa lược lượng chấp pháp trên biển của Việt Nam với ngư dân Trung Quốc để lấy cớ tần công xâm chiếm các đảo còn lại của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa. Nhưng cũng có thể Trung Quốc tấn công các nhà dàn DK ngoài khơi của Việt Nam và tất nhiên lần này Việt Nam cũng không thể cúi đầu quỳ gối mãi nhịn sau khi đã để mất Hoàng Sa, một phần Trường Sa vào tay Trung Quốc. Bởi đối với Việt Nam để mất toàn bộ Biển Đông vào tay Trung Quốc là đe dọa đến sự tồn vong của dân tộc còn đối với Bắc Kinh thì chính Việt Nam là cái gai, là bức tường phía nam ngăn chặn Trung Quốc tiến xuống phía nam chiếm trọng Biển Đông và thống lĩnh Đông Nam Á.
Thế giới đã thay đổi, không như 1974 khi Trung Quốc lợi dụng cuộc chiến tranh hai miền Việt Nam đánh chiếm đảo Hoàng Sa từ Việt Nam Cộng Hòa, Lần này Mỹ không đứng ngoài nhìn khi Trung Quốc chiếm đảo của Việt Nam. Đây là một cơ hội chờ đợi từ lâu nay trước sự trổi dậy của Trung Quốc dám cạnh tranh ngôi vị số một của Mỹ cũng như những hành động ngang ngược tự xây lấp đảo ở quần đảo Trường Sa chưa có tiền lệ trên Thế Giới. Mỹ không bỏ lỡ cơ hội chờ đợi lâu nay lập tức điều hạm đội 7 cùng Đồng minh tiến vào Biển Đông can thiệp.Vốn tính hiếu chiến như các cuộc hải chiến trước đây, Trung Quốc chủ động cho nổ phát súng đầu tiên đánh phủ đầu vào hạm đội 7 Mỹ và Đồng minh. Thế rồi cái gì đến nó sẽ đến, cuộc chiến Biển Đông bùng nổ, lôi kéo một số nước Đồng Minh của Mỹ cũng như một số nước trong khu vực mà trong đó có Việt Nam vào cuộc chiến chống lại Trung Quốc.
Với thế chủ động là bên tấn công, Trung Quốc đã gây không ít thiệt hại tương đối lớn về người và phương tiện chiến tranh cho Mỹ Đồng Minh, giống như trận đánh Phát Xít Nhật vào Trân Châu Cảng trên quần dảo Hawai ở Thái Bình Dương trong chiến tranh thế giới thứ II. Tên lửa DP-21 diệt hạm của Trung quốc phát huy tác dụng ngay từ giây phút đầu tiên. Bị đánh bất ngờ, không kịp chống đỡ, tàu sân bay của hạm đội 7 Mỹ trúng loạt tên lửa hiểm của Trung Quốc lập tức bị loại ngay ra khỏi vòng chiến đấu, không những thế mà một loạt tàu khu trục trong đội hình của Mỷ cũng bốc cháy nghi ngút trên Biển Đông và biển phía Đông Philipin. Không riêng gì tàu sân bay và các tàu khu trục trên Biển Đông và biển Đông Philipin mà căn cứ của quân đội Mỹ trên đảo Guam cũng bị thiệt hại nặng nề trong đó phải kể đến một số máy bay ném bom chiến lược B52, B2, B1 Lancer. Căn cứ quân sự Mỹ trên đất Nhật Hàn Quốc cũng không trách khỏi số phận, thiệt hại phải kể đến một số tiêm kích tàng hình F22, F35, còn binh lính thì không kể hết. Trước tình hình nguy kịch đó Mỹ không còn đường nào hơn là điều động hạm đội 5 từ vùng vịnh Pe xich Ấn Độ Đương cũng như tổng lực hạm đội từ bên kia Thái Bình Dương sang ứng cứu.
Tuy giành được thắng lợi bước đầu nhưng với kinh nghiệm hạn chế của Trung Quốc trong chiến tranh cũng như vũ khí chưa quá mạnh đọ lại các nước Mỹ và Đồng Minh. Trung Quốc nhanh chóng phải đối mặt sự phản công của Mỹ và Đồng Minh. Trong khi đó Mỹ kinh nghiệm dày dặn nơi trận mạc qua những năm tháng chiến tranh gần đây, kinh nghiệm đóng tàu ngầm hạt nhân, khu trục hạm và tàu sân bay từ hàng chục năm nay, dễ dàng bù đắp những thiếu hụt khi phương tiện chiến tranh bị loại khỏi vòng chiến đấu. Bên cạnh Mỹ các đồng minh như Nhật Bản, Úc, Ấn Độ, Pháp, Anh Quốc Canada có số lượng vũ khí tương đối hùng hậu cũng tràn vào Biển Đông tham chiến.
Mặc dầu có trong tay vài ba trăm đầu đạn hạt nhân nhưng Trung Quốc quá biết rằng sử dụng vũ khí hạt nhân lúc này chẳng khác gì tự giết mình bởi số lượng đó chẳng thấm vào đâu hơn 7000 đầu đạn hạt nhân Mỹ, chưa nói rằng liệu tên lửa hạt nhân của Trung Quốc có bay đến đích trước hệ thống tên lửa đánh chặn Thaad, Patriot của Mỹ hay không. Thực tế cho rằng loại tên lửa xuyên lục địa DP hay máy bay tàng hình J-20,J31 cũng không mấy đáng tin cậy bởi phần nhiều cũng chỉ hàng cóp pie công nghệ Phương Tây.
.Trước tình hình đó Mỹ và Đồng Minh chọn chiến thuật tấn công quân đội Trung Quốc trực tiếp thay cho là tấn công vào cơ quan đầu não Trung Quốc ở Bắc Kinh, họ cũng không cần một chiến thắng chớp nhoáng. Các quân cảng Trung Quốc ở khu vực Biển Đông hoặc dọc theo vùng duyên hải miền đông Trung Quốc là mục tiêu của tên lữa dẫn đường Tomahawk, JASSM cũng như tên lửa tầm xa từ các máy bay ném bom chiến lược B52, B1, máy bay tàng hình, B2, F22, F35. Cùng lúc đường biển thương mại qua eo biển Malaca Malaysia bị Đồng Minh phong tỏa. Thực tế thì với một đội quân tàu ngầm, tàu mặt nước hùng hậu nhưng Trung Quốc cũng chưa đủ khả năng đưa quân sang bên kia bờ Thái Bình Dương tấn công vào đất Mỹ. Ở Thái Bình Dương tàu ngầm Trung –Mỹ săn nhau không kém phần nóng bỏng.
Giận cá chém thớt, lúc này Trung Quốc đổ lỗi cho rằng nguyên nhân cuộc chiến Trung- Mỹ ở Biển Đông là từ Việt Nam mà ra. Không như cuộc chiến biên giới Việt- Trung năm 1979, nhờ các con đường cao tốc Việt Nam mới xây dựng nối liền biên giới Trung Quốc nên trên đất liền Trung Quốc bất ngờ điểu quân dàn trận đánh tràn qua các tình biên giới phía bắc Việt Nam không một lời tuyên chiến. Quân Trung Quốc tràn nhanh xuống đồng bằng Bắc Bộ. Cậy vào sức mạnh số lượng quân lính cũng như trang bị vũ khí tối tân, chỉ trong một thời gian ngằn các tình phía bắc Sông Hồng rơi vào tay quân Trung Quốc, quân đội Việt Nam chỉ còn cầm chân lính Trung Quốc trước cửa ngõ thủ đô Hà Nội.
Trong một diễn biến khác, Trung Quốc cho lính đổ bộ vào các tỉnh Miền Trung Việt Nam bằng đường biển. Các địa điểm trở nên quen thuộc nơi có nhiều cư dân người Trung Quốc sinh sống và làm việc như Vũng Áng Hà Tĩnh, Lăng Cô Huế, Bô Xít Nhân Cơ Lâm Đồng trở thành trận chiến đẩm máu gữa lính Việt Nam với lính Trung Quốc. Không dừng lại ở đó lính thủy quân đánh bộ Trung Quốc cùng lính Camphuchia từ căn cứ hải quân Ream ở Campuchia tràn lên chiếm đảo Phú Quốc và một số nơi ở các tỉnh Tây Nam Việt Nam. Tại đây lính Camphuchia dưới sự bảo trợ lính Trung Quốc lại lặp lại cuộc thảm sát người dân biên giới Tây Nam Việt Nam như vụ thảm sát Ba Chúc Ti Tôn An Giang do quân Khơ Me Đỏ giết hại người dân Việt Nam vào năm 1978. Lúc này hải quân Việt Nam cùng Đồng Minh đánh chìm gần như hầu hết các tàu hạm Trung Quốc và tàu hạm Campuchia trên Vịnh Thái Lan và buộc Nông Pênh phải đầu hàng vô điều kiện.
Ở mặt trận phía Bắc Việt Nam quân Đồng Minh phối hợp quân Việt Nam đánh bật quân Trung Quốc ra khỏi các tình bên kia Sông Hồng và đánh thọc sâu vào lãnh thổ Trung Quốc. Một số tỉnh của Trung Quốc như Vân Nam Quảng Tây Quảng Đông Hải Nam cũng bị rơi vào tay quân Đồng minh.
Lúc này Mát Xít Cơ Va cũng chỉ khoanh tay đứng ngoài nhìn bởi người Nga quá hiểu rằng Biển Đông không phải vùng lợi ích cốt lỏi quốc gia Nga và Nga cũng chẳng dại gì gánh một phần hậu quả cái lòng tham lam của Trung Quốc, chưa nói đến nếu Trung Quốc là bên thắng cuộc thì vùng Viễn Đông Nga cũng sớm muộn cùng chung số phận như Biển Đông hôm nay và đây cũng là cơ hội để người Nga trả lại món nợ năm 1972 khi Trung Quốc liên kết với Mỹ hạ bệ Liên Xô. Còn một số đồng minh ít ỏi với Trung Quốc như Iran, Pakistan, Bắc Triều Tiên cũng biết thân phận không thể tay không đánh giặc nên cũng không giúp được gì người bạn tham lam xấu tính Trung Quốc.
Bị Mỹ Đồng Minh phong tỏa biển, yết hầu Malaca Malayia bị bóp ngẹt, nền kinh tế Trung Quốc vốn đã yếu ớt sau một thời gian chịu đựng cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung nhanh chóng trở nên khủng hoảng trầm trọng, tình hình nội bộ lũng cũng, các nước tự trị như Tân Cương , Tây Tạng, Nội Mông, Hồng Kong, Quảng Đông, Hải Nam người dân bắt đầu nổi dậy đòi độc lập. Trung Quốc suy yếu và tan rã trước khi dân chúng gặp khó khăn kinh tế và tình trạng thất nghiệp tăng nhanh, các nhà máy xí nghiệp nhanh chóng bị phá sản, dân chúng nổi loạn bất ổn và cuối cùng là người dân nổi dậy đòi thay đổi chính quyền Cộng sản Trung Quốc.
Trước sức ép kinh tế, tình hình xã hội trong nước cũng như ngoại giao bị bế tắc, Trung Quốc bị cô lập hoàn toàn trên Thế giới, khiến Bắc Kinh phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán và kết quả là vẽ lại bản đồ khu vực Đông Dương và miền nam Trung Quốc. Cũng như Phát Xít Đức bị cắt vùng Đông Preussen sau chiến tranh thế giới thứ 2 thì hiệp ước Trung Quốc - Đồng Minh cắt một phần tỉnh Quảng Tây về Việt Nam, ngoài ra Trung Quốc có trách nhiệm phải bồi thường chiến tranh cho Việt Nam với con số hàng chục tỷ Dolla Mỹ. Sau chiến tranh Biển Đông Liên Hợp Quốc cấm Trung Quốc không được sở hữu vũ khí hạt nhân. Hai nước Camphuchia và Lào trở thành những tiểu bang mới của Cộng Hòa Liên Bang Việt Nam.
Sau người dân Trung Quốc, người dân Việt Nam cũng biết tận dụng cơ hội cuộc chiến Trung - Mỹ tại Biển Đông, lúc này họ đã đứng lên lật đổ thể chế Cộng sản đương thời lập nên một thể chế dân chủ mới, đổi tên nước. Xóa bỏ chế độ độc tài độc đảng toàn trị, xóa bỏ các nhóm lợi ích, sân sau gia đình tham nhũng trục lợi, đục khoét vơ vét tài sản của nhân dân lâu nay. Xây dựng một nhà nước công bằng dân chủ văn minh, theo mô hình các nước tự do dân chủ đa nguyên tam quyền phân lập trên thế giới.
Cũng như Hàn Quốc Nhật Bản CHLB Đức, Việt Nam chỉ một thời gian ngắn sau chiến tranh Trung - Mỹ đã phát triển không ngừng, nền kinh tế vượt lên đứng đầu các nước Đông Nam Á, người dân tự do đi lại trên nhiều nước trên thế giới miễn thị thực, người nước ngoài không còn dị ứng với cái tên Cộng sản, XHCN Việt Nam. Đầu tư kinh tế từ nước ngoài, đặc biệt là từ các nước dân chủ tăng vọt. Môi trường bị ô nhiễm lâu nay được quan tâm. Các nhà máy công nghiệp ô nhiểm môi trường có nguồn gốc từ Trung Quốc bị đóng cửa, ngành du lịch phát triển và trở thành điểm đến lý tưởng của du khách khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Nền giáo dục được đầu tư đổi mới mạnh mẽ, trẻ em đến trường không còn phải nộp học phí. Ngành ý tế phục vụ người dân được quan tâm hơn, người già được chăm sóc chu đáo ở các viện điều dưỡng. Điều đặc biệt là an toàn thực phẩm cho người dân Việt được đặt lên hàng đầu, thực phẩm bẩn, thực phẩm độc hại bị loại trừ. Tình trang tham ô mãi lộ vòi vĩnh, quan liêu bao cấp, hách dịch cựa quyền trong thời kỳ Cộng sản được xóa bỏ. Tội phạm ma túy, băng đảng xã hội đen, bảo kê, vay nặng lãi gần như không còn cơ hội tồn tại. Khoảng cách giàu nghèo gữa người dân được thu hẹp, quyền con người được tôn trọng. Việt Nam thực sự là một nhà nước pháp quyền đúng nghĩa như các nước tiến bộ trên Thế Giới. Người dân được trở lại sống trong niềm tin yêu hạnh phúc vào thể chế mới. Không những nền kinh tế phát triển mà Việt Nam còn có một đội quân hùng mạnh nhất trong khu vực được trang bị các vũ khí hiện đại bậc nhất đến từ Mỹ Nhật Châu Âu và các nước công nghệ cao. Chủ quyền an ninh lãnh hải được Liên Hợp Quốc công nhận, ngư dân Việt Nam tự do ra khơi đánh bắt ngoài Biển Đông mà không còn sợ hãi bị tàu lạ Trung Quốc ức hiếp đâm tàu đe dọa đến tính mạng như trước đây.
Chủ nghĩa xã hội tư tưởng Cộng sản Marx-Lenin cũng xem như kết thúc sau gần một thế kỷ thử nghiệm ở Việt Nam. Gần một thế kỷ theo đuổi một tư tưởng hoang đường hảo huyền phi thực tế, thống trị bằng một chính thể độc đảng độc tài toàn trị gây nên bao đau thương tang tóc cho dân tộc Việt Nam, nồi da nấu thịt huynh đệ tương tàn, hơn ba triệu người Việt Nam thương vong, máu xương người Việt trãi đầy trên khắp các nghĩa trang từ Bắc chí Nam. Hơn năm triệu người Việt lưu lạc khắp nơi trên toàn Thế giới. Sau chiến tranh Trung – Mỹ ở Biển Đông Việt Nam đổi thay từng giờ người dân Việt Nam ở hải ngoại vui vẻ phấn khởi tìm về quê hương, cũng như người dân tộc Do Thái Israel họ đóng góp trí tuệ kinh tế xây dựng lại quê hương Việt Nam của họ. Người dân Việt Nam trở lại sống trong đất nước thanh bình, xây dựng xã hội văn minh trên tinh thần tự hào Dân tộc. Dân tộc Việt Nam trường tồn với bề dày lịch sử bốn ngàn năm được hồi sinh trở lại tiếp tục phát triển mạnh sau cuộc chiến Trung –Mỹ tại Biển Đông.
Cuộc chiến Mỹ - Trung ở Biển Đông là cuộc chiến gữa hai Cường quốc gây thiệt hại lớn về kinh tế con người và phương tiện chiến tranh nhưng đây cũng là cơ hội, đưa Dân tộc Việt Nam bước sang một trang sử mới, một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do dân chủ, hòa bình ổn định, hòa hợp dân tộc, hùng cường thịnh vượng.
Chiến tranh Trung - Mỹ ở Biển Đông chỉ là vấn đề thời gian.

Không có nhận xét nào: