Translate

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Thiếu: Một góc nhìn

CA đưa Bloger, nhà báo Trương Duy Nhất lên máy bay từ Đà Nẵng ra Hà Nội, 26.5.2013 - Ảnh Internet.
CA đưa Bloger, nhà báo Trương Duy Nhất lên máy bay từ Đà Nẵng ra Hà Nội, 26.5.2013 – Ảnh Internet.
Lâu không có tin gì về Trương Duy Nhất từ trại tạm giam, thấy nong nóng con mắt, tôi gọi điện cho người bạn thân của Nhất, hỏi xem có tin gì mới không. Người bạn nói “Nhất vẫn khỏe”. Chả là cách đây 1 tuần, người nhà được gặp Nhất ở trại tạm giam cho biết như thế. Và bạn của Nhất nói thêm “Hôm nay là đúng ngày Nhất bị bắt 4 tháng trước, ngày 26.5 2013.
Tôi giật mình. Vậy mà đã 4 tháng tròn, 4 tháng mà lệnh tạm giam đã có hiệu lực và hết hiệu lực.
Lục lại tin cách đây 4 tháng trên báo Thanh Niên:
(TNO) Chiều nay 26.5, nguồn tin Thanh Niên Online cho biết Cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an vừa tiến hành bắt giữ ông Trương Duy Nhất (49 tuổi, ngụ tại TP.Đà Nẵng) về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258, Bộ luật Hình sự.
Sau khi thực hiện lệnh bắt, Cơ quan an ninh điều tra cũng đã tiến hành khám xét khẩn cấp đối với ông Trương Duy Nhất (hộ khẩu thường trú và chỗ ở: số 25 Tống Phước Phổ, P.Hòa Cường Bắc, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Quá trình bắt và khám xét khẩn cấp được Cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an phối hợp với Công an TP.Đà Nẵng thực hiện.
Chiều cùng ngày ông Nhất đã được di lý từ TP.Đà Nẵng ra Hà Nội.
Ông Trương Duy Nhất nguyên là nhà báo nhưng được biết đến nhiều hơn với tư cách là chủ của trang blog Một góc nhìn khác.
Hiện tại trang blog Một góc nhìn khác do ông Nhất điều hành đã không còn truy cập được.
Được biết, ông Trương Duy Nhất có thời gian làm báo Công an Quảng Nam Đà Nẵng, sau đó chuyển sang báo Đại Đoàn Kết, thường trú khu vực miền Trung.
Ông Trương Duy Nhất “gia nhập” cộng đồng mạng bằng tuyên bố “bỏ viết báo, chuyển sang viết blog”, và bắt đầu thu hút sự chú ý bằng các bài viết bình luận thời sự, nhưng dưới một góc nhìn khác, theo chủ ý Trương Duy Nhất.
Các bài viết của ông Trương Duy Nhất gây ra nhiều tranh cãi, thậm chí cả những cuộc “bút chiến” kịch liệt giữa các blogger.
Hiện các cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi vi phạm của ông Trương Duy Nhất để xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 258 bộ luật hình sự là thế này đây: 
“Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”.
Đã có nhiều bình luận trái chiều khi Nhất bị bắt. Người cho rằng Nhất viết blog có quan điểm “phe phái chính trị” xúc phạm lãnh đạo, người lại cho rằng Nhất “nói quá thẳng về suy nghĩ của một công dân”.
Tôi nghĩ, cả hai điều đó đều đúng với Nhất. Nếu có gì sai, chỉ cần tranh luận hay trao đổi thẳng thắn thì cũng chả sao. Còn nếu cứ khép vào tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ” thì quá nặng nề, cho dù là phạt cảnh cáo đi nữa. Nếu cứ chê ông này, khen ông kia, và nói thẳng suy nghĩ của mình một cách công khai thì đấy là quyền của mỗi người. Cái quyền đó mà mất đi thì con người chỉ còn là cái máy gật mà thôi.
Thời này viết lách sao mà khó thế. Viết mà cứ nghĩ mình sẽ bị bắt thì còn lòng dạ đâu mà viết nữa!
Không biết ở trại tạm giam, Nhất đang nghĩ gì? Có viết được bài nào nữa không hay chỉ ngồi viết tường trình, viết lại những cuộc thẩm vấn? Hay đây chỉ là một cuộc “đi thực tế” để sau này được tự do sẽ viết về Công an, Tòa án?
Chỉ biết là “Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại” tức là ”một ngày trong tù (bằng) nghìn thu ở ngoài”.
Chỉ biết là mỗi tháng 2 lần được vợ con đến trại giam tiếp tế nhưng không được gặp.
Lần được gặp vợ con 1 tuần trước khi hết hạn tạm giam (4 tháng) không biết Nhất có vui không. Chỉ biết là lần gặp duy nhất đó, Nhất bảo vợ con mời luật sư cho Nhất. Vậy là chuyện bắt Nhất có thể sẽ thành án? Điều này ngoài suy nghĩ của tôi. Và trước mắt nếu Nhất chưa được tại ngoại thì chắc chắn lệnh tạm giam tiếp theo đã được ký.
Ai sẽ làm luật sư cho Nhất?
Hà Nội, 26.9.2013

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Bạn tôi ( 2 )

Hồn nhiên...

 
Vui buồn em thả vần thơ 
Hồn nhiên như thuở mình vừa yêu nhau 
Ngoài hiên giọt nắng rớt vào 
Ngon như trái cấm ai trao lần đầu...


                                             



   Trái cấm đắng ...nắm NGỰA ơi
Cắn vô mới biết khó xơi cỡ nào
   Hậu đá dính cú noc ao
Bởi eng Thạch Nhọn gặp đào Thạch Kim
   Ruộng sâu - tru nái chọn tìm
Êm Êm liếp cỏ tang tình...lim dim
   Hồn nhiên lạc chốn cõi tiên
Thiên  thai bến ấy xứng duyên tang bồng
&

Vàng ...Càng ngày càng tệ

Cảnh sát giao thông bắn nhau, một thiếu tá chết

TT - Chiều 22-9, tại trạm tuần tra kiểm soát giao thông Suối Tre (thuộc Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an tỉnh Đồng Nai) xảy ra một vụ dùng súng bắn đồng đội ngay tại nơi làm việc.

Thượng úy Đoàn Thanh Phú được cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai tối 22-9 - Ảnh: Ngô Thiên Phúc
Hậu quả sau vụ bắn khiến trạm phó trạm Suối Tre là thiếu tá Trần Ngọc Sơn chết, còn đại úy Ngô Văn Vinh, thượng úy Đoàn Thanh Phú cùng bị thương nặng.
Theo các nguồn tin của Tuổi Trẻ, trước khi xảy ra án mạng, đại úy Ngô Văn Vinh đi nhậu cùng một đồng nghiệp ở quán karaoke HL tại thị xã Long Khánh. Tại đây, qua nhân viên tiếp tân, Vinh biết trạm phó Trần Ngọc Sơn đang ngồi nhậu ở phòng bên cạnh nên cầm ly qua mời. Vinh cụng ly với Sơn và một đối tượng tên Trúc (làm việc ở một gara khu vực Khu công nghiệp Amata, TP Biên Hòa). Lúc này, Trúc và Vinh xảy ra cãi vã, rồi Trúc cầm ly bia đập vào đầu Vinh.
Sau khi xô xát với Trúc, Vinh về trạm nằm ngủ. Khoảng 17g cùng ngày, đi nhậu về, thiếu tá Trần Ngọc Sơn tới trạm “lôi” Vinh ra chửi, rồi nắm đầu Vinh đập vào cạnh giường trước sự chứng kiến của nhiều cán bộ chiến sĩ ở trạm. Bức xúc trước cách hành xử của lãnh đạo, Vinh chạy vào phòng lấy súng bắn vào ngực và đầu thiếu tá Trần Ngọc Sơn. Thấy lãnh đạo bị bắn, thượng úy Đoàn Thanh Phú vào can ngăn, giằng co và bị trúng nhiều phát đạn vào vùng bụng. Ngay tức khắc, Ngô Văn Vinh bị một số đồng đội ở trạm khống chế. Ngoài thiếu tá Sơn và thượng úy Phú bị thương thì đại úy Vinh cũng bị thương nhưng chưa rõ là do bị đánh hay bị thương trong quá trình bị đồng đội khống chế. Những người bị thương được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Long Khánh cấp cứu.
Trong tối cùng ngày, các bác sĩ xác định trạm phó Trần Ngọc Sơn không qua khỏi do có nhiều vết đạn bắn thấu ngực và trúng vào đầu ở vùng thái dương phải. Thượng úy Đoàn Thanh Phú bị thương nặng và mất nhiều máu nên được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cấp cứu. Riêng đại úy Ngô Văn Vinh, các bác sĩ cho hay phải mổ vì phù não do bể sọ.
Sau khi xảy ra vụ việc, các lực lượng nghiệp vụ công an đã đến hiện trường và mổ tử thi để điều tra vụ việc.

HÀ MI - MINH LUẬN

TIN LIÊN QUAN

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Bạn tôi

CHÂN DUNG MỘC!



dấu chân chim vẽ ngoằng ngoèo
như dăm ba kẻ đói nghèo chạy ăn



tóc vài sợi cuốn cuồn quăn
như ngoài xa biển biếc băng băng bờ


mắt đau đáu phía đợi chờ
môi ngầm ngậm tiếng ru hờ hững xưa 


nghiến răng bật nốt lời thưa
rằng tôi từ ấy vẫn chưa một lần


nghe lau lách ngả nghiêng dần
chỗ đồi hoang gió thổi bâng khuâng chiều


cuối cùng xin tỏ lời yêu
mong em nghĩ lại ít nhiều thương tôi ...

một người có vẻ hiểu rồi
nhưng đeo mắt kiếng nên thôi ... không thèm!

 ****

Sài Gòn, 20.9.2013
Bình Địa Mộc

Nhác trông quen lắm !  Bạn đây
Chính BÌNH MỘC !  Thu này  ĐỊA  ghê
Mặt chi sao thấy quê quê
Chân chim hằn lối đi về suối mơ
Đôi mắt  đau đáu  đợi chờ
Môi ấy cắn...sứt,  tơ mơ  dễ lầm
Thề thốt mới có...Nhiều lần
Đồi hoang gió hú nghiêng dần bờ vai
Đầu không phải thì phải tai
Em ơi ! Nhớ lấy....Thiện tai chớ gần