Translate

Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

Thơm....nhẩy !

           
Trình Triễn lảm: Cải cách…mạng
Không phải thằng ngu cầm bằng cũng đểu
Trùm chăn kín đầu...Địt 
hỉ !
Ngửi rồi tự khen: Thơm nhỉ em êu ?

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

Lịch sử không phải để thù hận

Thu Hà/ VnExpress 
Ảnh Interne
Hà Nội đang có một cuộc triển lãm nhỏ, một cuộc triển lãm không có gì đồ sộ về quy mô, chỉ 150 hiện vật, trong một phòng trưng bày không lớn, về một thời gian lịch sử chưa xa, mới 60 năm.
Nhưng nó đang gây những cơn sóng không nhẹ trong ký ức nhiều thế hệ công chúng, không chỉ những người từng là nhân chứng. Vì nó là triển lãm Cải cách ruộng đất.

Trong hàng triệu người quan tâm đến cuộc triển lãm nhỏ bé này có mẹ tôi. Bà là một phụ nữ có trí nhớ khá lạ lùng. 20 năm nay, bà vẫn nhớ những gì đã xảy ra từ 40 năm trở về trước. Trong mỗi bữa cơm gia đình, nhất là những ngày giỗ chạp, lễ Tết, câu chuyện của bà cuối cùng thế nào cũng xoay về “cái hồi cải cách”.

Mẹ tôi nhớ rành rọt ngày ấy, tháng ấy, mùa đông năm ấy, bà ngoại mặc áo kép màu gì, đang vừa cho con bú vừa chia lộc cúng rằm cho mấy người đến nộp tô thế nào; ông đang đọc sách uống trà trên cái ghế nào thì “đội” đến thị uy ra sao, người ăn kẻ ở trong nhà đột nhiên hỗn láo thế nào với các cụ. Mẹ tôi nhớ đến từng củ khoai lang gày gò như đốt tay mà người họ hàng xa lén lút dúi cho khi mẹ bế em đói gần lả đứng đầu ngõ. Mẹ nhớ cái dáng nhẫn nại của ông ngoại cúi gằm xuống trên cái sân gạch bỏng rát nghe đấu tố. “Tội nghiệp, ông cả đời chỉ đọc sách và đi làm việc công, ruộng cả ao liền, tiền bạc trong nhà bà lo hết, cách mạng bảo ông đưa bao nhiêu, ông lại về khảo bà, bà lại dúi cho, ông biết gì là bóc lột đâu mà khai”. Mẹ nhớ từng cái sập lim, từng cái rương, từng cái áo cánh hoa lý, đôi xà tích bạc của cụ cố, của ông bà đã theo chân “đội” phát tán khắp làng trên xóm dưới.


Trong ký ức của một cô bé 10 tuổi là mẹ tôi khi ấy, cải cách ruộng đất là cả một nỗi buồn mênh mang u ám trùm lên suốt thời thơ ấu. Bằng cớ rõ nhất là ký ức của mẹ hình như dừng lại từ “cải cách”, những dấu mốc thời gian về sau không len được vào bộ nhớ của mẹ.

Nhưng cũng thật kỳ lạ là khi chúng tôi hỏi: "Sao mẹ suốt ngày kể về cải cách, mà thỉnh thoảng có người ở quê ra, nào khám chữa bệnh, nào đi thi đại học, nào xin việc, toàn là con cháu của những người ngày xưa đấu tố ông bà, sao mẹ vẫn niềm nở mời ở lại, nấu nướng cho ăn, dúi tiền tàu xe, quà cáp khi về? Sao mẹ không cấm cửa họ? Nhớ lâu thế sao mẹ không ghét?".

Câu trả lời nhẹ nhõm bất ngờ: “Thì toàn họ hàng làng xóm cả, không gần thì xa, ghét họ thì về quê còn nhìn ai nữa? Mình bị trời bắt phải nhớ thì cứ nhớ thế thôi, chứ cũng nên thương họ, lúc ấy, bảo họ làm thế nào thì họ làm, họ có nhận thức được như thế là bạc, là ác, là sai trái đâu”.

Khi chúng tôi trưởng thành, đi làm, tiếp xúc xã hội, quen biết thêm rất nhiều nhân chứng của cải cách, chúng tôi bắt đầu hiểu cái cuộc cách mạng long trời lở đất về tư liệu sản xuất những năm 50 của thế kỷ trước trên khắp vùng nông thôn miền Bắc - Trung bộ ấy không chỉ là ký ức buồn của những cô bé như mẹ tôi. Nó có thể là nỗi cay đắng của hàng chục nghìn gia đình từ đủ ăn đủ mặc đến tài sản “cò bay thẳng cánh”, nay trở nên tay trắng, nó có thể là niềm oan khuất của hàng nghìn người đã mở rộng cả tấm lòng lẫn hầu bao cho cách mạng thời tiền khởi nghĩa, thời kháng chiến rồi nhận về những xúc phạm, nghi kỵ, những đấu tố và thậm chí cả cái chết.

Nhưng nó cũng là niềm vui của hàng triệu bần cố nông khác khi lần đầu được dắt con trâu ra đồng với tư cách “chủ nhân ông”, lần đầu được cày trên thửa ruộng “của mình”, lần đầu được ăn cơm trên bộ tràng kỷ mát lạnh xa lạ mà ba đời cha ông mình không dám mơ ước, dẫu ngay mùa sau, con trâu không biết chăm đã kiệt sức mà chết, bộ tràng kỷ đã chẻ ra nấu cỗ trong một dịp liên hoan với “đội”, còn thửa ruộng chỉ sau 2-3 vụ lúa đã trở lại thành “tài sản chung” trong công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp.

Và ở phương diện khác, nó cũng là nguồn động lực không nhỏ cho những đoàn dân công hỏa tuyến, những đội Vệ quốc đoàn được thành lập vội vã từ vùng giải phóng, hào hứng băng đèo xẻ núi lên Điện Biên, tham gia vào một chiến dịch lớn chưa từng thấy trong lịch sử chiến tranh Đông dương, để rồi kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng. Những đội quân ấy ra đi, với một niềm tin lớn lao là mẹ, vợ, con họ ở nhà đã có dù chỉ một nửa hay một phần ba suất trâu cày, đã có hoa lợi từ sào ruộng giắt lưng cho qua mùa giáp hạt. Dẫu cho đến tận bây giờ, bài toán ruộng đất vẫn làm nhức nhối cả xã hội, thì ngày ấy, trong một khoảng thời gian rất ngắn ngủi, gần 10 triệu bần cố nông Việt Nam đã chạm tay vào giấc mơ ấy.

Lịch sử không bao giờ đi bằng một chân và cũng không cá nhân nào, dù mạnh đến đâu, có thể một mình đi ngược dòng chảy của nó mà không bị cuốn phăng, không bị bầm dập.

Có nhiều tư liệu đã và đang dần dần được công bố về cải cách, về nguyên nhân, mục tiêu của công cuộc này, từ nhiều phía khác nhau, cả chính thống và phi chính thống.

Cuộc triển lãm Cải cách ruộng đất nho nhỏ và chắc chắn chỉ là ban đầu này cũng đã bắt đầu gây ra những tranh cãi không nhỏ: 60 năm rồi còn khơi lại làm gì vết thương đã thành sẹo? Đã “bạch hóa” sao không bày ra cho hết, nói cho hết? Đã công nhận sai và có sửa sai, sao không công bố trọn vẹn tư liệu về kết quả, hậu quả của sai lầm? Và đã xin lỗi, sao không có chính sách ở diện rộng bù đắp cho thân nhân những người chịu oan ức?

Biết bao nhiêu câu hỏi có thể đặt từ một triển lãm bé nhỏ về một thời đau thương đã quá nửa thế kỷ. Chắc chắn chẳng cá nhân và tổ chức nào có thể đủ năng lực và thẩm quyền trả lời cũng như giải quyết ngay. Có nhiều người đã chết trong oan khuất, nhiều người có thể vẫn ôm nỗi nghẹn ngào uất hận, và cũng rất nhiều người như mẹ tôi, nhớ chỉ vì “trời bắt nhớ”, chứ chẳng giận ai, chẳng ghét ai.

Vậy thì hãy để lịch sử đã bị quên lãng hiện ra, từ từ, bằng những bắt đầu giản dị như triển lãm Cải cách ruộng đất. Người xem, dù là nhân chứng hay 2-3 thế hệ sau sẽ tự hiểu, tự đánh giá, chẳng cần nhiều lời, không thiên kiến và càng không là thù hận.

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Putin và bài học cho Việt Nam

Vương Trí Dũng/BVN
Không có nước Nga, chỉ có người Nga


Chúng ta không bình luận đến vấn đề đúng sai. Điều đó thuộc vào góc nhìn của từng người. Nhưng thông điệp đá tảng mà Putin gửi đến cho tất cả rất rõ ràng, không dấu giếm, và không hai nghĩa: Biên giới nước Nga mở rộng đến nơi nào có người Nga sinh sống.

Lời nói và hành động của Putin đã làm cho NATO phải thay đổi. Chẳng thế mà NATO đã phải vội vã nhóm họp để có những biện pháp thích nghi cần thiết. Riêng tổng thống Obama còn phải vội vã bay đến Estonia để trấn an các đồng minh Estonia, Latvia và Lituanie, là các quốc gia thuộc Liên Xô trước đây có nhiều người Nga sinh sống.


Bài học cho Việt Nam

Yêu hay ghét Putin, bênh vực hay phê phán Putin, đó không phải là chủ đề và đó không phải là quan trọng. Điều quan trọng là từ thông điệp và hành động của Putin, nhất thiết phải rút ra những bài học cho Việt Nam. Có thể cô đọng ở mấy điểm chính sau đây.

1. Dân tộc là tối thượng

Putin nói rằng: “Không có nước Nga, chỉ có người Nga”. Còn Obama thì tuyên bố: “ Chúng ta là khác biệt”. Phát biểu của hai người đứng đầu hai cường quốc thế giới đương thời đã nói lên tất cả.
Nhưng Mao Trạch Đông còn vượt xa cả Putin lẫn Obama về dân tộc chủ nghĩa. Từ tháng 10 – 1959 tại hội nghị Quân ủy Trung ương, Mao Trạch Đông đã nói: “Chúng ta phải chinh phục trái đất. Đó là mục tiêu của chúng ta”. Nước Mỹ chỉ mới hơn hai trăm năm. Nước Nga chưa đủ mười thế kỷ. Còn dân tộc chủ nghĩa của đế chế Trung Hoa thì đã tồn tại chí ít cũng hơn bốn ngàn năm.

Không có tình đồng chí đồng giai cấp đồng minh nào bằng tình máu mủ. Tình máu mủ đồng bào là sản phẩm của tạo hóa. Bởi vậy dân tộc là tối thượng.

2. Không để tồn tại các phố xá người Hoa

Nước Nga chỉ có một Crưm, một Donbas. Vì người Nga sống ở Crưm mà Putin đã lấy gọn Crưm về Nga. Vì người Nga sống ở Donbas mà Putin đã tách Donbas thành nước Nga mới. Chúng ta không đề cập đến lý do, không bàn đến đúng sai. Chúng ta chỉ nói đến sự kiện thực tế tồn tại.

Nhưng China Town thì hằng hà sa số. “Nạn Hoa kiều” đã là một trong những cớ để Đặng Tiểu Bình mang 60 vạn quân tiến đánh Việt Nam ngày 17-2-1979. Điều đáng sợ nhất là chính quyền Việt Nam hiện nay đang tạo nên cơ hội thuận lợi chưa bao giờ có cho sự phát triển các phố xá người Hoa tại Việt Nam. Dân tộc Nga và Ucraina có quan hệ cả ngàn năm chung sống, nhưng ở Ucraina người Nga chỉ sinh sống chủ yếu ở phía Đông Ucraina, còn phía Tây là người Ucraina. Còn ở Việt Nam hiện nay, người Hoa đã có mặt từ Bắc chí Nam, từ Đông sang Tây, khắp cả hang cùng ngõ hẻm.

Một “Nạn Hoa kiều” có thể tạo dựng ra bất cứ lúc nào. Lúc đó không như Crưm, không như Donbas ở Ucraina, khắp mọi nơi trên đất Việt Nam đều là Crưm, đều là Donbas. Cũng không cần đến “Nạn Hoa kiều”, khi Trung Quốc dấy binh thì khắp mọi nơi trên đất Việt Nam đều có nội ứng người Hoa.

Một số người cầm quyền ở trung ương và địa phương ngây thơ tin rằng, khi hết hạn hợp đồng là đưa được lao động Trung Quốc về nước. Họ không biết rằng người Trung Quốc đã kịp lấy vợ khi vừa đặt chân đến đất Việt Nam. Họ cũng không ngờ rằng nhà cầm quyền Trung Quốc bí mật cho tiền những kẻ bất lương tội phạm ra nước ngoài sinh sống, một kiểu lưu đày trá hình trong thời đại tích hợp toàn cầu.

Hãy chặn đứng ngay việc đưa người Hoa sang Việt Nam buôn bán làm việc. Đừng mang họa về cho dân tộc.

3. Các cường quốc sẽ tránh đối đầu

Ngày 29-8-2014 trong cuộc gặp mặt với thanh niên ở hồ Seliger Putin nói: “ Nước Nga sẽ không can dự vào các đụng độ lớn… Và ơn Chúa, chắc cũng không có ai có ý định phát động một cuộc xung đột lớn với Nga. Nga là cường quốc hạt nhân hàng đầu. Đây là sự thật”.

Việc Mỹ và NATO không ủng hộ mạnh Ucraina trong vấn đề Đông Ucraina cũng chính là tránh đối đầu trực diện với Nga. Và có thể nhận thấy ngay rằng NATO sẽ không mặn mà với việc kết nạp Ucraina là thành viên NATO. Nga sẽ làm mọi biện pháp có thể để ngăn chặn điều này. Và như thế sẽ dẫn đến sự đối đầu trực diện giữa Nga và NATO. Kết quả là Ucraina sẽ hoàn toàn bị chia rẽ. NATO chỉ có thể giúp đỡ Ucraina bằng tiền bạc, vũ khí, phương tiện kỹ thuật, và chuyên gia huấn luyện; nhưng sẽ không có quân đội NATO đến Ucraina để tham chiến chống lại Nga. Thảm họa hạt nhân và sức mạnh của vũ khí hủy diệt là lý do căn bản buộc các cường quốc phải né tránh đối đầu. 

Các cường quốc cũng sẽ không vì các quốc gia khác mà đi đến đối đầu. Không chỉ không phát động xung đột, ngay cả khi bị ràng buộc bởi một cam kết liên minh quân sự, các cường quốc cũng phải tìm cách không cho leo thang, giảm dần căng thẳng để thoát ra khỏi hoàn cảnh đụng độ. Khi xẩy ra chiến tranh, các nước nhỏ sẽ phải tự chiến đấu bằng chính con người của nước mình

Bởi vậy ngoài liên minh ra, nhất thiết phải xây dựng được một Việt Nam giàu mạnh tự cường.

4. Việt Nam phải đối mặt với đế quốc Đại Hán còn đáng sợ nhiều lần hơn các đế chế khác
Sự phản ứng của nước Nga cũng là điều tự nhiên. NATO đã tiến sát đến sườn nước Nga. Không chỉ thế, phương Tây bắt đầu chọc vào da thịt người Nga khi động đến Ucraina, một trong ba bộ tộc Slavo gần gũi nhất: Nga, Bạch Nga và Ucraina. 

Nước Nga quẫy mạnh vì bị đâm vào sườn. Còn đế chế Đại Hán từ mấy ngàn năm luôn mang gươm đi xâm chiếm nước khác mà không cần bất cứ lý do nào. Số phận đã buộc Việt Nam phải sống cạnh một đế chế ngang ngược đáng sợ nhất trong lịch sự phát triển nhân loại.

5. Hãy hành động cương quyết vì quyền lợi dân tộc

Thống kê xã hội cho thấy Putin đang có uy tín cao trong nhân dân Nga. Tại sao vậy? Đơn giản là Putin đang làm sống lại một đế chế Nga. Điều mà nhiều người Nga rất mong mỏi.

Nhiều người Hoa cũng sẽ rất phấn khích khi lãnh đạo Trung Quốc tiến hành một chính sách bá quyền. Nếu lãnh đạo Trung Quốc làm cho đế chế Đại Hán bành trướng lớn mạnh, thì họ sẽ được nhiều người Hoa ủng hộ, bất chấp các biện pháp mà giới lãnh đạo Trung Quốc tiến hành.

Bởi vậy, bất cứ lúc nào khi liên quan đến dân tộc thì phải suy nghĩ kỹ nhưng lại phải hành động kịp thời và rất cương quyết, không do dự, không nhu nhược, không đớn hèn. Sức mạnh dân tộc sẽ truyền vào người ra quyết định, hợp thành một sức mạnh nối dài vô địch.

Putin thì rất cương quyết rất tiến công. Còn lãnh đạo Việt Nam thì ngược lại. Vai trò lãnh tụ rất quan trọng cho sự phát triển của một quốc gia. Chừng nào Việt Nam chưa có phương thức dân chủ thực sự để chọn ra được những người lãnh đạo xứng đáng thì chừng đó số phận dân tộc còn long đong.

Bài học từ Putin dễ thấy nhưng lại khó học.

Chỉ cần Đảng đặt lợi ích dân tộc lên trên hết !

Không được đổ nợ xấu lên đầu dân

Vũ Hữu Sự/NNVN
Ảnh bên: Bong bóng bất động sản nổ khiến nợ xấu ngân hàng tăng vùn vụt (Ảnh minh họa)

Bong bóng bất động sản nổ. Nợ xấu của hệ thống ngân hàng vùn vụt tăng. Vấn đề ngày càng nóng trên các diễn đàn.

Để giải quyết nợ xấu, trong giới chuyên gia đã hình thành nhiều luồng ý kiến khác nhau.

Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2014

Tin...Tầu !


   Qua cách hành xử của TQ lâu nay với Việt nam nói chung và cộng đồng Thế giới nói riêng...mà còn giữ được lòng tin với tên " Đế Quốc - cộng sản " này ! Thì không : Điên! lú ...cũng là loại bán Dân tộc và Đất nước ! 


Bùi Hoàng Tám/ Dân trí

Minh họa: Ngọc Diệp

Cứ trên nói một kiểu, dưới làm một kiểu, bất nhất thế này, lươn lẹo thế này thì làm sao có được niềm tin để “phát triển quan hệ” như lời ông Chủ tịch Tập Cận Bình? Tin vào những điều Trung Quốc nói, khác gì “đổ thóc giống ra mà ăn”...


Những ngày qua, Trung Quốc lại tiếp tục có những hành động trái phép trên Biển Đông. Không chỉ gây hấn với ngư dân trên biển, ngày 2/9,  tàu Coconut Princess của Trung Quốc rời bến với dự định đưa 216 hành khách tới các đảo trong Nhóm Lưỡi Liềm gồm bãi Xà Cừ, đảo Ba Ba và đảo Ốc Hoa tại quần đảo Hoàng Sa cúa Việt Nam. 

Đây không phải là chuyến “du lịch trá hình” đầu tiên  bởi trước đó, vào tháng 4/2013, Công ty TNHH cổ phần vận tải biển Hải Hiệp đã đưa hơn 3.000 du khách tới tham quan một số đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa.

Tuy nhiên, hành động “du lịch” của Trung Quốc không đánh lừa được dư luận quốc tế. Tạp chí Diplomat có trụ sở ở Tokyo chuyên viết về khu vực châu Á Thái Bình Dương nhận định đây thực chất là những toan tính chính trị.

“Bằng cách đưa các tàu du lịch thường xuyên tới Hoàng Sa, Trung Quốc đã củng cố tuyên bố kiểm soát tuyệt đối khu vực. Các tàu du lịch cung cấp nơi ăn ở của du khách, cho phép Trung Quốc đưa được một lượng lớn người tới mà không cần phải xây dựng hạ tầng cơ sở như yêu cầu ở trên mặt đất”. Tờ Diplomat nhận định.

Ngày4/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã tuyên bố “yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động sai trái này.”

Thực ra, hành động của Trung Quốc không lạ. Họ đã nhiều và rất nhiều lần có những hoạt động trái phép trên lãnh thổ Việt Nam.

Tuy nhiên, điều đáng “ngạc nhiên” là hình như đã thành thông lệ, cứ khi nào có cuộc gặp gỡ cấp cao của lãnh đạo hai nước thì phía Trung Quốc lại tiến hành những hành động khiêu khích hoặc xâm lấn trái phép.

Nhớ lại dịp 10/2011, trong chuyến thăm Trung Quốc của TBT Nguyễn Phú Trọng, hai bên đã ra Tuyên bố chung, trong đó có đoạn: “Trước khi giải quyết dứt điểm tranh chấp trên biển, hai bên cùng giữ gìn hòa bình, ổn định trên Biển Đông, giữ thái độ bình tĩnh và kiềm chế, không áp dụng hành động làm phức tạp hóa hoặc mở rộng thêm tranh chấp…”. Thế nhưng sau đó, họ thành lập các cơ quan hành chính trên đảo Hoàng Sa của ta và tiến tới thành lập cái gọi là “TP. Tam Sa”.

Trong chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tháng 6/2013, Việt Nam và Trung Quốc đã ra Tuyên bố chung khẳng định: “Hai bên đã nhìn lại quá trình phát triển quan hệ Việt-Trung, nhất trí cho rằng tình hữu nghị Việt-Trung là tài sản chung quý báu của nhân dân hai nước…” thì ngoài biển họ gây hấn, giở trò bắt giữ trái phép tàu thuyền của ngư dân ta.

Mới chiều ngày 27/8/2014 vừa qua, trong cuộc gặp tại Đại lễ đường Nhân dân Trung Quốc với ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư - Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Tổng Bí thư - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình còn khẳng định: “Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc hết sức coi trọng phát triển quan hệ với Việt Nam, luôn kiên trì phương châm hợp tác hữu nghị với Việt Nam và sẽ cùng với Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam cố gắng thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung tiếp tục phát triển…”

Thế mà ngay sau đó, Trung Quốc lại có những hành động du lịch đầy “kỳ quặc” kiểu nói một đằng, làm một nẻo.

Cứ trên nói một kiểu, dưới làm một kiểu, bất nhất thế này, lươn lẹo thế này thì làm sao có được niềm tin để “phát triển quan hệ” như lời ông Chủ tịch Tập Cận Bình?

Tin vào những điều Trung Quốc nói, khác gì “đổ thóc giống ra mà ăn” như câu thành ngữ ngàn đời tổ tiên ta để lại.

Tù...mù !

  Phạm nhân lướt feb… trong tù
                               “Nhặt được điện thoại”…chiện tù xứ ta?    Đã thu hồi được chiếc điện thoại của phạm nhân lướt Facebook trong trại giam
06/09/2014 18:00
   Chiều 6.9, ông Nguyễn Hữu Kỷ cán bộ trại giam Tân Lập, Phú Thọ cho biết, đã thu hồi được chiếc điện thoại mà phạm nhân Nguyễn Đức Hùng sử dụng để “lướt” Facebook trong trại giam.

 (
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140906/da-thu-hoi-duoc-chiec-dien-thoai-cua-pham-nhan-luot-facebook-trong-trai-giam.aspx)

   Thông tin là biết thiếu trung thực, thế mà phóng viên cứ thế ghi lại giải trình, không hó he phản biện là thế nào? Ví dụ, nói: phạm nhân khai nhặt được điện thoại, vâng, nhặt, xong lên mạng, vâng, lên mạng, thế ló là điện thoại của Hãng nào mà suốt 1 tuần không cần sạc pin vẫn chạy tốt, không cần nạp tiền vẫn dùng, và nếu là thuê bao thì chủ thuê bao bị rơi cũng không thèm báo cắt số !?

 Cải các loại…lá . Hà há…


"...Nhà tù của mình là còn khá trong sáng ".
 Lời Trung tướng CA Cao Ngọc Oánh trao đổi với báo:


Một Thế Giớihttp://tintuc.wada.vn/e/5897260/Tuong-Cao-Ngoc-Oanh-len-tieng-ve-chuyen-pham-nhan-luot-facebook