Translate

Thứ Sáu, 28 tháng 5, 2021

ĐÔI ĐIỀU VỀ MỘT BÀI THƠ CHƯA TRAO GIẢI

Nguyen Ngoc Chu


Không bàn về thơ. Chỉ đề cập đến cách xuất hiện thơ.
Khi Luật sư LÊ VĂN HOÀ tuyên bố từ bỏ nghề luật sư vì đã mất hết niềm tin vào nền Tư pháp, vợ anh là chị Phương Phạm đã giãi bày tâm sự bằng một bài thơ 5 chữ. Không chủ ý sáng tác thơ. Chỉ giãi bày tâm sự. Thế mà có một bài thơ hay. Rất hay.
Bài thơ CHỒNG BỎ NGHỀ LUẬT SƯ không chỉ hay, mà đẹp. Thơ đẹp không kém phần quan trọng cùng với thơ hay.
Có người chủ ý viết thơ. Nhất là thơ tuyên truyền. Kể cả những tên tuổi nổi tiếng. Thơ được in. Thậm chí được dạy. Nhưng chưa hay. Càng chưa đẹp.
Bài thơ CHỒNG BỎ NGHỀ LUẬT SƯ của chị Phương Phạm vừa hay vừa đẹp.
CHỒNG BỎ NGHỀ LUẬT SƯ
Hôm nay chồng bỏ nghề
Luật sư của nhà nước,
Chồng đã nhìn thấy trước
Một kết thúc buồn đau,
Khi mọi người bảo nhau
Chồng không còn tin nữa
Em cũng không tin nữa,
Nhiều người cũng giống mình
Khi tất cả lặng thinh
Thì chuyện gì sẽ đến,
Này nhé, em nghĩ thế
Nếu một ngày không làm
Của những người tốt bụng:
Bác sĩ và luật sư
Lái xe và đầu bếp
Thợ may và bà vợ
Bộ đội và công an
Nông dân và nhà máy...
Ôi thế thì gay đấy
Chỉ còn lại gian tham
Bác sĩ và luật sư
Lái xe và đầu bếp
Thợ may và bà vợ
Bộ đội và công an
Nông dân và nhà máy...
Một đất nước suy tàn!
Hôm nay chồng bỏ nghề
Luật sư của nhà nước,
Ở nhà nghỉ trồng hoa
Nếu có người đến hỏi
Người tốt nên ở nhà!
Em sẽ bảo họ thế
Người tốt nên ở nhà!
(Phương Phạm)
Đọc bài thơ, đọc đến đâu câu chữ theo nhau lặng lẽ biến đi, để hiện dần lên trước mắt, mỗi lúc một rõ hơn, trọn vẹn những tầng lớp lao động đại diện cho đất nước.
Đọc bài thơ, đọc đến đâu câu chữ theo nhau lặng lẽ biến đi, để hiện dần lên trước mắt, mỗi lúc một rõ hơn, trọn vẹn hình ảnh của một người phụ nữ Việt - một người vợ với thật nhiều đức tính quý giá. Mà trong đó nổi trội là lòng yêu đất nước.
Đó là hai dòng sáng lấp lánh xuyên suốt bài thơ CHỒNG BỎ NGHỀ LUẬT SƯ của Phương Phạm.
Trước tiên hãy nói về sự chịu đựng. Chịu đựng sự bỏ việc của chồng. Đó là sự bỏ việc làm cho chồng bị tổn thương về tinh thần, gia đình tổn thất về vật chất. Nhưng người vợ đã chịu đựng để đón nhận “Một kết thúc buồn đau” của chồng với một tư thế bình tĩnh, vì đã nhìn thấy trước:
“Hôm nay chồng bỏ nghề/ Luật sư của nhà nước,/ Chồng đã nhìn thấy trước/ Một kết thúc buồn đau,”
Một sự mở đầu quá tự nhiên và quá đẹp. Đẹp vì tự nhiện. Tự nhiên vì giã bày tâm sự. Không làm thơ mà nên thơ.
Nhưng tại sao lại phải chịu đựng và chịu đựng được? Là vì đồng cảm và tin tưởng chồng:
“Chồng không còn tin nữa / Em cũng không tin nữa”
Chắc chắn sự đồng cảm và tin tưởng này đến với người vợ không phải chỉ bây giờ, khi người chồng bỏ việc, mà đến từ lâu. Có nghĩa là chị Phương Phạm đã đi cùng với LS Lê Văn Hoà qua nhiều sóng gió mà trong đó LS Lê Văn Hoà phải đối mặt với những thế lực xấu. Vợ chồng luật sư đã phải trải qua nhiều ngày tháng chống chọi với điều đen tối thì mới đúc kết được sự tin tưởng tuyệt đối hai là một như thế. Tin tưởng tuyệt đối mà không mù quáng. Vì nó chắt lọc từ đồng cam cộng khổ của nghĩa vợ chồng. Đến mức tâm đầu ý hợp.
Nhưng không chỉ có 2 vợ chồng LS Lê Văn Hoà không tin, mà “Nhiều người cũng giống mình”. Một người vợ bình dị - không lý luận cao siêu, không từ ngữ hào nhoáng, không khẩu hiệu lên gân – vì thương chồng là người tốt mà phải bỏ việc, nên thấy được thực trạng:
“Chồng không còn tin nữa/ Em cũng không tin nữa,/ Nhiều người cũng giống mình”
Đó là nỗi lo của chị Phương Phạm. Lo vì trong xã hội nhiều người “không tin nữa”, “cũng giống mình”. Bởi vì lo nên rất có trách nhiệm. Vì có trách nhiệm nên tìm cách giãi bày điều phải trái. Giãi bày một cách nhẹ nhàng, một cách thủ thỉ:
“Khi tất cả lặng thinh / Thì chuyện gì sẽ đến,/ Này nhé, em nghĩ thế”
Cách dẫn chuyện thật tài tình. Chỉ vỏn vẹn 5 chữ “Này nhé, em nghĩ thế” mà hiện rõ chân dung của người vợ thông minh, lễ độ. Thông minh vì cách khuyên. Lễ độ vì lời lẽ.
Và cứ thế mà thủ thỉ sự đánh mất, để lặng lẽ hiện ra sự sáng suốt:
“Nếu một ngày không làm
Của những người tốt bụng:
Bác sĩ và luật sư
Lái xe và đầu bếp
Thợ may và bà vợ
Bộ đội và công an
Nông dân và nhà máy...
Ôi thế thì gay đấy
Chỉ còn lại gian tham”
Chao ôi, đọc mà cảm phục sự sáng suốt. Đọc mà khâm phục sự dấn thân. Người vợ Phương Phạm nhìn thấy chồng LS Lê Văn Hoà là người tốt mà phải bỏ nghề luật sư vì mất lòng tin, nên mới thủ thỉ rằng, nếu tất cả những người tốt trong xã hội mà bỏ nghề thì “gay đấy”, thì “Chỉ còn lại gian tham”. Không sáng suốt đã không thấy xã hội “Chỉ còn lại gian tham”.
Cho nên tất cả những người tốt không thể bỏ cuộc. Tất cả “Bác sĩ và luật sư/ Lái xe và đầu bếp/ Thợ may và bà vợ/ Bộ đội và công an/ Nông dân và nhà máy.....” phải dấn thân. Nếu không thì “Chỉ còn lại gian tham”. Chỉ mấy dòng thủ thỉ mà có sức thuyết phục hơn cả trăm câu khẩu hiệu giáo điều.
Nhưng đó chưa phải là hoạ lớn nhất khi những người tốt khuất phục. Hoạ lớn nhất khi tất cả những người tốt đầu hàng là “Một đất nước suy tàn”:
“Bác sĩ và luật sư
Lái xe và đầu bếp
Thợ may và bà vợ
Bộ đội và công an
Nông dân và nhà máy...
Một đất nước suy tàn!”
Điệp khúc. Đọc đến đâu hình ảnh những tầng lớp nhân dân đại diện cho đất nước hiện lên đến đấy. Không yêu nước đã không thấy được “Một đất nước suy tàn”. Không yêu nước sâu thẳm không thể có được những câu thơ này. Những câu thơ thôi thúc “Bác sĩ và luật sư/ Lái xe và đầu bếp/ Thợ may và bà vợ/ Bộ đội và công an/ Nông dân và nhà máy.....” không được lùi bước trước kẻ xấu. Nếu không thì “đất nước suy tàn”!
Chị thật tài tình trong khắc hoạ đất nước. Đất nước là ai? Là “Bác sĩ và luật sư, Lái xe và đầu bếp, Thợ may và bà vợ, Bộ đội và công an, Nông dân và nhà máy.....” Chỉ nêu 10 danh xưng mà thâu tóm được giai cấp, tầng lớp, gói gọn cả giới tính, bao quát được cả đất nước. Cách chọn điển hình đến bái phục!
Có người cố làm ra vẻ thật thà trong thơ mà người đọc vẫn nhận ra, không phải là con nai mà là con sói. Chị Phương Phạm không tuyên truyền. Chị thật thà tâm sự:
Hôm nay chồng bỏ nghề
Luật sư của nhà nước,
Ở nhà nghỉ trồng hoa
Nếu có người đến hỏi
Người tốt nên ở nhà!
Không nghĩ đến phải làm thơ thế nào, không nghĩ đến phải mở đầu thế nào, không nghĩ đến phải kết thúc thế nào, chỉ giãi bày mà toàn bộ bài thơ là dòng chảy tự nhiên của tâm tình, và bài thơ được kết thúc với hai câu thấm đẫm nước mắt, thật súc tích, thật đúng chỗ, thật đúng lúc:
Em sẽ bảo họ thế
Người tốt nên ở nhà!
Đừng vội hiểu tác giả đồng tình với “Người tốt nên ở nhà”. Xuyên suốt cả bài thơ, chị Phương Phạm đã nhắc nhở không được nhường chỗ cho kẻ xấu, để đất nước không “chỉ còn lại gian tham”, để đất nước không suy tàn!
Câu thơ “ Người tốt nên ở nhà” được lặp lại 2 lần cảm thán điều không thể nói thành lời, không thể viết ra chữ, không thể khóc thành tiếng!
Có điều gì mâu thuẫn. Có điều gì uất ức. Có cái gì cay trong mắt. Có cái gì chát đắng trong miệng. Có cái gì nghẹn nơi cổ họng. . PR. Từ CA nòi. Chuyển sang chính chị TW....Cho đến lúc hưu ....Vượn lại mần luật sư ...
Rồi tuyên bỏ nghề vì không tin vào nền công lý mà chính mình đã phục vụ....Xây dựng cả mí chục năm !
Lâm li thống thiết như....Tỉu thuyết ý nhẽ ?
Thật.


 

Thứ Tư, 26 tháng 5, 2021

TÂY ló kém " Ný nuận " nắm. TỒ hơn hẳn TA. Ha ha...

 Mạc Văn Trang


.

Báo cáo anh Đ.H. tôi mới phát hiện thêm: Bọn Tây rất kém lý luận, không so với Ta được! Xin nêu 2 ví dụ vừa thấy:
1. Mấy anh chị bán hàng ở Trung tâm thương mại của người Việt, nói chuyện: BaLan sắp quy định thứ 7 và chủ nhật, tất cả các Trung tâm thương mại, Siêu thị đều phải đóng cửa, cho nhân viên nghỉ hết.
Mình hỏi:
- “Trên“ có giải thích vì sao không?
- Không! Nhưng ta phải ngầm hiểu, chính quyền nó làm vậy là để các hộ nông dân, người buôn bán nhỏ có cơ hội bán hàng ngày thứ bảy, chủ nhật. Ngày đó lại rất đông người thích đi “chợ quê”... Chính quyền nó cho dân lập ra các chợ nhỏ, tự do để tiêu thu nông sản trực tiếp từ người sản xuất đến tiêu dùng, hàng hóa phong phú, tươi, rẻ để cạnh tranh với các siêu thị đấy. Nhất là nhiều siêu thì lại có yếu tố nước ngoài...
Đấy, một vấn đề như vậy mà nó cứ im lặng làm, chả có tí tẹo lý luận gì cả; nó chả có Chủ trương, Nghị quyết, tuyên truyền gì sất!
Nếu như bên ta phải có chủ trương, nghị quyết từ trung ương, chỉ thị xuống các cấp, các ngành để quán triệt; Thủ tướng phải họp, quát nạt, quyết liệt triển khai; Ban Tuyên giáo phải chỉ đạo báo đài đồng loạt tuyên truyền về chủ trương sáng suốt của Đảng và Nhà nước ta, “nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho kinh tế hộ gia đình, người buôn bán nhỏ phát triển, trở thành một trong những động lực thúc đẩy kinh tế xã hội trong thời kỳ đổi mới”... “Đây là cơ hội để phát huy nội lực, khai thác tiềm năng của mọi thành phần kinh tế, góp phần xây dựng “xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”. Chủ trương này thể hiện “Chính phủ kiến tạo”, mở ra cơ hội cho mọi người dân phát huy truyền thống cần cù, năng động, sáng tạo, thông minh, linh hoạt cùng khởi nghiệp, thực hiện phương châm: "Không để người dân nào tụt lại đằng sau”! .v...v. Các Loa phường, xóm phải ra rả tuyên truyền ngày ba bận; các tổ trưởng dân phố, các cán bộ Hội, Đoàn phải đi tuyên truyền, vận động để “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Người dân lúc đó sẽ tới tấp đến chính quyền xin Giấy phép kinh doanh, ai cũng hồ hởi, phấn khởi, cảm động “Cảm ơn Đảng, Chính quyền đã sáng suốt cởi trói cho dân”...
Tây chả biết tuyên truyền cho dân “biết ơn Đảng, Chính phủ”, chả cho “Dân biết, Dân bàn, Dân kiểm tra...” gì cả; nó chỉ cho Dân làm, Dân hưởng! Công nhận Ta nhiều lý luận thật, nhất là miền Bắc ta càng lắm “cây lý luận”! Tây chỉ biết làm thôi, kém lý luận lắm!
2. Việc khuyến khích người dân đi xe đạp. Nếu ở Ta, phải có chủ trương, nghị quyết, hội thảo khoa học về ích lợi của đi xe đạp. Trong Hội thảo thế nào cũng phải có báo cáo “Tổng quan”, “Đề dẫn”: “Tình hình người tham gia giao thông sử dụng xe đạp trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam”; “Xe đạp một phương tiện giao thông: Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn”... Phải chỉ đạo đồng loạt tuyên truyền giá trị về kinh tế, về sức khỏe, về môi trường, về truyền thống và hiện đại .v.v... của việc đi xe đạp. Rồi chuyên gia Bộ Giao thông cùng lãnh đạo một số địa phương dự định triển khai thí điểm, sẽ di Pháp, Đức, Thủy Điển, Hà Lan... học hỏi kinh nghiệm. Các câu hỏi thường là: Làm thế nào để quản lý xe đạp? Đánh thuế xe đạp ra sao? Chống mất cắp xe đạp công thế nào?...
Thế rồi phải dấy lên phong trào, phát động “Ngày đi xe đạp”, Bộ trưởng Giao thông và mấy đồng chí lãnh đạo đi xe đạp, dẫn đầu Hội Thanh niên Cờ đỏ xung kích đi diễu phố rợp trời cờ đỏ và băng rôn... Đài, báo tường thuật rầm rộ, tưng bừng. Mặt trận sẽ phát động Hội Thơ các cụ làm thơ về đề tài xe đạp, như:
"Xe đạp thồ lên Điên Biên
Đánh cho quân Pháp thất điên bát đào
Hôm nay hưởng ứng phong trào
Toàn dân ra sức ta nào thi đua"...
Rồi có nhạc sĩ tinh nhạy thời sự, cho ngay ra ca khúc "Đạp xe nào là đạp xe nào... Ôi, tự hào ta đi lên Việt Nam"!...
Thế là “chiến dịch” thành công, chuẩn bị họp sơ kết, tổng kết phong trào, phân tích nguyên nhân thành công và thất bại, rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc...
Tây chả biết gì về “Cơ sở Lý luận” và “Đưa lý luận vào cuộc sống” như của ta cả. Nó cứ hì hục làm thôi:
- Nó làm đường dành riêng cho người đi xe đạp, chủ yếu trên vỉa hè, có đoạn xuống mé đường ô tô, nhưng vạch kẻ dành riêng rõ ràng;
- Những chỗ nào người dân dựng xe đạp bừa bộn thì nó làm các giá để xe cho quy củ, thuận tiện nhất cho dân dùng;
- Nó sản xuất xe đạp chất lượng tốt với rất nhiều kiểu dáng, mẫu mã cho các lứa tuổi với giá hợp túi tiền dân;
- Nó tổ chức các điểm xe đạp công, ai muốn dùng xe thì mua thẻ từ để mở khóa xe, khi trả xe, thẻ tự động tính thời gian sử dụng để trừ tiền trong thẻ.
Nhưng Tây dại lắm, chứ không khôn như chính quyền Ta. Nó lại quy định đi dưới 30 phút thì không phải trả tiền. Thế là nhiều cậu HS, SV láu cá, lấy xe đi chưa đến 30 phút, nó lại trả vào và lấy cái khác đi tiếp (Vì các trạm để xe đều có quy trình kỹ thuật như nhau cả). Cái này mọi người cũng thông cảm thôi. (Vì nói như cựu Chủ tịch Nguyễn Minh Triết trước hội nghị Việt kiều rằng, ở Việt Nam điều kiện để tham nhũng quá dễ dàng, khiến máu tham nổi lên, thì người ta tham nhũng thôi!).
Đấy bà con xem, nó chả biết tuyên truyền, quán triệt gì cả, mà không hiểu sao dân nó cứ đi xe đạp ngày càng nhiều. Lại có anh Thủ tướng, cô Bộ trưởng cũng đạp xe đi làm, trông cứ như dân thường, chả có gì là oai vệ! Rõ là quan chức Tây, chả biết lí luận lí liếc gì sất, chỉ ra sức làm, làm sao cho hiệu quả để dân tin dùng, thuê làm tiếp, không đuổi về “vui thú điền viên”! Mà quan chức Tây nhát lắm, sợ dân lắm, nó it lý luận để cãi lấy được, phải một mình, nên thua dân liền!
Ở Ta, quan chức được đào tạo lý luận nhiều rất lợi hại, như đồng chí Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng lý luận rất đanh thép: Ta sai phải xin lỗi Dân, Dân sai cứ theo luật pháp mà xử!
.
MẠC VĂN TRANG

ĐỘC TÀI BẤT CHẤP LỢI ÍCH QUỐC GIA?

Nguyen Ngoc Chu.


.


 BẤT CHẤP LỢI ÍCH QUỐC GIA?

1. MỤC ĐÍCH CHE GIẤU
Tổng thống Belarus Lukashenko hôm 23/5/202 đã điều chiến đấu cơ Mig 29 buộc máy bay hành khách Boeing 737-800 của Ryanair bay từ Hy Lạp đến Litva đang chuẩn bị hạ cánh xuống thủ đô Vilnius cách 70 km, phải đổi hướng hạ cánh khẩn cấp xuống Minsk cách đó 220 km, với cáo buộc máy bay bị đe doạ đánh bom. An ninh ngầm của Belarus đã phục sẵn là hành khách trên chuyến bay. Khi bắt đầu vào không phận Belarus thì lập tức tranh cãi với tổ bay là có bom khủng bố.
Sau khi hạ cánh, máy bay bị khám xét nhưng không có chất nổ. An ninh Belarus đã bắt nhà báo đối lập 26 tuổi Roman Protasevich cùng bạn gái Sofia Sapega. Roman Protasevich là nhà báo từng làm việc cho hãng tin Ba Lan Nexta, đã phát đi nhiều tin về cuộc biểu tình phản đối tổng thống Lukashenko gian lận bầu cử. Anh bị chính quyền Lukashenko truy nã với cáo buộc khủng bố và tổ chức bạo loạn.
Bịa đặt khủng bố, ép buộc máy bay hành khánh đổi hướng hạ cánh để bắt người đối lập Roman Protasevich - là mục đích và hành động của ông Lukashenko. “Nhiều quốc gia và tổ chức hàng không quốc tế đã chỉ trích Minsk về “hành động gây choáng naỳ”, đồng thời kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế toàn diện” (http://cand.com.vn/.../Quoc-te-phan-no-vu-Belarus-chan.../).
2. BỊ TRỪNG PHẠT
Ngày 24/5/2021 tất cả 27 thành viên EU đã nhất trí trừng phạt Belarus, lên án hành động ép buộc máy bay Ryanair hạ cánh, yêu cầu phải trả tự do cho nhà báo đối lập Roman Protasevich và bạn gái Sofia Sapega. EU cũng yêu cầu Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế làm sáng tỏ vụ việc “chưa từng có và không thể chấp nhận” này.
Trong các biện pháp EU trừng phạt, trước mắt bao gồm: Đóng cửa địa phận EU đối với các phi cơ Belarus; Yêu cầu tất cả các hãng hàng không châu Âu không bay qua không phận Belarus; Tạm đình chỉ gói đầu tư 3 tỷ Euro cho Belarus.
Anh quốc cũng đã có những biện pháp tương tự. Còn Mỹ đang cân nhắc những biện pháp trừng phạt Belarus.
Hàng tuần có hơn 3000 chuyến bay của các hãng hàng không châu Âu và quốc tế sẽ ngừng bay qua lãnh thổ Belarus. Cơ cực nhất là nhân viên hàng không Belarus phải nghỉ việc vì ngừng các chuyến bay đến châu Âu. Một thiệt hại to lớn tức thì đối với Belarus.
3. TẠI SAO?
Ông Lukashenko lên nhận chức tổng thống Belarus lần đầu vào ngày 20/7/1994. Từ đó ông giữ ghế tổng thống 6 nhiệm kỳ liên tiếp. Cho đến hôm nay là gần tròn 27 năm.
Trong bầu cử tổng thống nhiệm kỳ thứ 6 tháng 8/2020,ông Lukashenko tuyên bố thắng cử với gần 80% phiếu bầu. Nhưng ứng cử viên tổng thống đối lập Svetlana Tikhanovskaya đã tuyên bố thắng cử với 60-70% phiếu bầu (14/8/2020), và cáo buộc ông Lukashenko gian lận bầu cử. Hàng chục vạn người dân Belarus đã xuống đường biểu tình trong nhiều tuần liên tục phản đối ông Lukashenko. Chỉ có súng đạn và sự ủng hộ của ông Putin mới giữ ông Lukashenko đứng vững trước các cuộc biểu tình.
Bà Svetlana Tikhanovskaya phải sang sống nhờ ở Litva. Roman Protasevich là nhà truyền thông đối lập đã ủng hộ cho các cuộc biểu tình kéo dài nhiều tuần của hàng chục vạn người chống ông Lukashenko. Những đối thủ đối lập với chiếc ghế tổng thống của ông Lukashenko lần lượt, hoặc bị ám sát, hoặc bị bỏ tù, hoặc lưu vong.
Để bắt Roman Protasevich, ông Lukashenko đã làm điều mà Thủ tướng Đức Angela Merkel gọi là “không thể tin nổi” , Tổng thống Mỹ Joe Biden gọi là “sự coi thường các thông lệ quốc tế’. Ông Lukashenko đã bất chất luật pháp quốc tế, bất chấp thiệt hại cho quốc gia Belarus – đón trước điều mà Ngoại trưởng Đức Maas tuyên bố hôm 24/5/2021: “Bất cứ lãnh đạo nào đùa giỡn với những ý tưởng như vậy đều phải hiểu rằng họ sẽ phải trả giá cay đắng”(https://vnexpress.net/duc-noi-belarus-se-tra-gia-cay-dang...).
4. ĐIỀU RÚT RA
Ông Lukashenko sẽ ngồi trên ghế quyền lực tổng thống Belarus cho đến năm 2025. Đến thời điểm đó, ông giữ chức tổng thống Belarus 31 năm! Ai dám khẳng định là ông sẽ không tiếp tục làm tổng thống Belarus nhiệm kỳ thứ 7 cho đến năm 2030?
Rút ra điều gì từ vụ việc máy bay Ryanair bị ép phải hạ cánh xuống Minsk?
- Những kẻ độc tài bảo vệ lẫn nhau.
- Những kẻ độc tài không bao giờ chịu từ bỏ quyền lực.
- Những kẻ độc tài bằng mọi giá giữ quyền lực.
- Những kẻ độc tài vì quyền lực bất chấp luật pháp quốc tế.
- Những kẻ độc tài vì quyền lực bất chấp lợi ích quốc gia.
- Những kẻ độc tài ngồi lâu năm trên ghế quyền lực là thảm hoạ.
Bởi thế nhiều quốc gia mới quy định 2 nhiệm kỳ.

Thứ Ba, 25 tháng 5, 2021

Khẳng định một Đẳng cấp được chọn lựa từ nhiều tinh hoa.


Tưởng rằng tổng thống là kinh
Té ra lão ấy cũng... bình thường thôi
Vào quán, ghế nhựa lão ngồi
Được bữa bún chả, lão xơi hai phần
Đen, gầy như gã nông dân
Một lần phát biểu, mấy lần giơ tay
Đến Việt Nam có mấy ngày
Không rong chơi, chỉ thấy cày như điên
(Hình như lão rất tham tiền
Nhưng thôi, được cái mặt hiền, cho qua)
Tưởng rằng Tổng thống cao xa
Té ra Tổng thống cũng là... người thôi!
Thua xa nhiều bác quê tôi
Các ông bà ấy, ối giời ơi... Kinh! Mẽo Tổng thống cũng,,,,, Thường thôi! Ha ha... Thơ lão Bùi Hoàng Tám. .
Ô. Trump có quá nhiều thứ khác biệt so với những gì mọi người thường thấy ở đội ngũ cán bộ, quan chức xứ ta.
- Không có 1 danh sách dài bằng cấp, từ tiến sĩ, thạc sĩ, đến cử nhân, kỹ sư (có người vài ba chiếc), rồi tin học, ngoại ngữ, quản lý NN, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp.., đủ cả.
- Không thuộc diện "quy hoạch" (mà cũng chẳng cần thèng éo lào quy hoạch); cũng không thuộc diện "cán bộ nguồn" hoặc "cán bộ cấp chiến lược".
- Chẳng cần phải học trung cấp, cao cấp lý luận chính trị gì sất nha
- Chưa một ngày làm việc trong bộ máy chính quyền, ko cần phải luân chuyển về địa phương để "lấy kinh nghiệm công tác".
- Ko phải viết hàng đống bản kiểm điểm, họp hành, phê bình liên miên. Ko phải học nghị quyết, tấm gương và viết bài thu hoạch mỗi năm đôi ba lần. Vậy mà tư cách đạo đức và lối sống vẫn giản dị, trong sáng..
- Đi lên bằng đôi chân của chính mình (ko dựa dẫm, có người nâng đỡ hoặc thuộc diện COCC).
Từ lĩnh vực kinh doanh, nhảy phắt sang điều hành cả một cường quốc. Ấy thế mà mọi thứ đều trơn tru và gặt hái những thành công vang dội, cả về kinh tế lẫn chính trị, an ninh.
Và đặc biệt hơn, ông ấy chỉ nhận mức lương tượng trưng 1 đôla/năm, cống hiến hết mình vì đất nước....
.
- Học & Nàm theo.....Cũng mệt nghỉ !
NHỈ ?
Toàn văn bài phát biểu của
Tổng thống Obama trước 2000 người Việt Nam .
Xin cảm ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho chúng tôi sự chào đón nồng nhiệt trong chuyến thăm này. Xin cảm ơn các bạn có mặt ở đây ngày hôm nay, những người Việt Nam đến từ khắp đất nước, trong đó có những người trẻ đại diện cho sự năng động, tài năng của người dân Việt Nam.
Trong chuyến thăm này, sự thân thiện của các bạn đã chạm tới trái tim của chúng tôi. Nhiều người vẫy tay chào tôi bên đường, làm tôi cảm thấy được tình hữu nghị giữa các dân tộc.
Hôm qua tôi đến thăm phố cổ Hà Nội và được ăn bún chả rất ngon, uống bia Hà Nội. Đường phố thật đông đúc, tôi chưa bao giờ thấy nhiều xe máy như vậy trong đời. Tôi chưa thử qua đường, nhưng sau này có dịp trở lại Việt Nam, các bạn sẽ chỉ cho tôi cách qua đường như thế nào.
Tôi không phải Tổng thống Mỹ đầu tiên đến Việt Nam trong những năm gần đây, nhưng tôi là (tổng thống) đầu tiên - cũng như các bạn - trưởng thành sau cuộc chiến tranh Việt Nam.
Khi lực lượng quân sự Mỹ rời Việt Nam lúc đó tôi 13 tuổi. Lần đầu tiên tôi tiếp xúc với người Việt Nam là ở Hawaii, nơi tôi lớn lên. Tôi đã gặp một số người Mỹ gốc Việt ở đó, nhiều người còn trẻ hơn tôi. Nhiều người trẻ Việt Nam, cũng như hai con gái tôi, khi sinh ra chỉ biết đến tình hòa bình và bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Khi đến đây tôi ý thức về quá khứ, ý thức về một lịch sử khó khăn, nhưng chúng ta hướng về tương lai, sự thịnh vượng, an ninh và sự ổn định để chúng ta có thể thúc đẩy lẫn nhau.
Tôi cũng trân trọng quá khứ lịch sử rất huy hoàng của Việt Nam. Hàng nghìn năm, Việt Nam đã trồng cấy ở những mảnh đất này. Chúng ta đã có lịch sử trống đồng Đông Sơn. Hà Nội đã đứng vững trên dòng sông Hồng hơn một nghìn năm. Thế giới đều biết đến lụa và những bức tranh của Việt Nam và Văn Miếu là bằng chứng kiến thức của Việt Nam. Sau nhiều thế kỷ, vận mệnh của Việt Nam đã bị nhiều nước can thiệp, nhưng cây tre cũng như tinh thần bất khuất của người Việt Nam như Lý Thường Kiệt đã ghi lại: Sông núi nước Nam vua Nam ở/Rành rành đã định tại sách trời.
Hôm nay chúng ta cũng nhớ tới lịch sử giữa người Việt và người Mỹ mà chúng ta có thể bỏ quên. 200 năm trước, khi một trong những người Mỹ đi tìm kiếm giống lúa gạo và ông đã đến Việt Nam, tìm thấy giống gạo trắng, ngon, năng suất rất cao. Tiếp đó, những con thuyền đã đến Việt Nam buôn bán. Trong thế chiến II, người Mỹ đã tới hỗ trợ cuộc kháng chiến của Việt Nam.
Khi những phi công Mỹ đến đây, người Việt Nam đã giúp đỡ họ. Vào ngày tuyên bố độc lập của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích tuyên ngôn độc lập của Mỹ, rằng mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng và được hưởng các quyền khác nhau trong đó có quyền sống, quyền tự do, mưu cầu hạnh phúc.
Vào một thời điểm khác, việc đánh đuổi thực dân đã đưa chúng ta xích lại gần nhau. Tuy nhiên Chiến tranh lạnh và nỗi lo sợ với chủ nghĩa cộng sản đã đưa chúng ta tới một cuộc chiến. Chúng ta đã nhận thức được sự thật đau đớn rằng: chiến tranh dù cho thế nào đi nữa đều mang lại sự đau đớn và bi kịch cho người dân của chúng ta.
Trong các nghĩa trang liệt sĩ, trên bàn thờ của các gia đình Việt Nam chứa đựng đầy những nỗi đau. Có khoảng 3 triệu người Việt Nam, dân thường và binh sĩ ở cả hai phía, đã mất đi. Trên bức tường chiến tranh ở đất nước chúng tôi, người ta có thể chạm vào tên của 58.315 binh sĩ vĩnh viễn không trở về. “Khi chúng ta bất đồng một điều gì đó, chúng ta vẫn phải nhớ đến những người đã ngã xuống vì đất nước, cả người Việt và người Mỹ”. Chúng ta đã hàn gắn với nhau: tìm kiếm người mất tích, đưa họ về nước, gỡ bỏ những bãi mìn còn chưa nổ. Trẻ con không thể nào bị mất chân bởi những bãi mìn này.
Trẻ em khuyết tật và chất độc màu da cam sẽ được chúng tôi hỗ trợ nhiều hơn. Chúng tôi tự hào vì những công việc chúng ta đã phối hợp với nhau tại Đà Nẵng và chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ ở sân bay Biên Hòa. Quá trình hòa giải của hai nước chúng ta không chỉ là liên quan đến các cựu chiến binh. Thượng nghị sĩ John McCain, cựu binh trong chiến tranh, đã đến gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nói rằng “Hai nước chúng ta không nên là kẻ thù, nên làm bạn”.
Nhiều người Mỹ, Việt đã nỗ lực hàn gắn những vết thương và cũng đã đem lại những lợi ích cho hai nước, như trung úy Hải quân giờ là ngoại trưởng John Kerry. Xin cảm ơn ngoại trưởng. Chính bởi những người cựu chiến binh đã cho chúng ta thấy con đường đi và người dân đã cảm thấy rất phấn khích để tiếp tục mưu cầu hòa bình. Chúng ta trở nên gần gũi nhau hơn, thương mại tự do ngày càng tăng lên, các sinh viên, học giả nghiên cứu với nhau.
Chúng tôi đã đón nhiều sinh viên Việt Nam hơn bất kỳ nước nào khác ở Đông Nam Á. Rất nhiều khách du lịch đã đến thăm Việt Nam, 36 phố phường cổ Hà Nội, các cửa hàng ở Hội An, cố đô Huế. Như người Việt và người Mỹ đều có thể thuộc bài hát của Văn Cao “Từ nay người biết quê người. Từ nay người biết thương người”. Với vai trò là tổng thống, tôi muốn tiếp tục những sự tiến bộ này của quan hệ hai nước và với quan hệ đối tác toàn diện của chúng ta ngày càng gần gũi hơn, chúng ta đang ngày càng hợp tác.
Mục tiêu của tôi trong chuyến thăm này là chúng ta xây dựng nền tảng ngày càng vững chắc hơn cho quan hệ hai nước trong nhiều thập kỷ tới.. Chúng ta đã mất rất nhiều năm để nỗ lực hàn gắn quan hệ. Chúng tôi muốn nói một điều mà chúng tôi không thể tưởng tượng được trước đây: ngày hôm nay, hai nước đã trở thành bạn bè, đối tác của nhau. Tôi tin tưởng rằng những bài học trong chiến tranh sẽ là những bài học cho cả thế giới. Có những cuộc xung đột tưởng như không thể kết thúc, không giải quyết được thì giờ đây quan hệ của chúng ta đã cho thấy có thể tạo ra sự thay đổi để có tương lai tốt đẹp hơn. Hòa bình bao giờ cũng tốt đẹp hơn chiến tranh. Với sự tiến bộ, những giá trị tốt đẹp của con người cần được thúc đẩy chứ không phải là chiến tranh hay xung đột. Đây là điều mà hai nước đã chỉ ra cho thế giới thấy. Quan hệ đối tác giữa Mỹ với Việt Nam dựa trên những điều căn bản: Việt Nam là một nước có chủ quyền độc lập và không có quốc gia nào khác có thể áp đặt lên ý chí của người dân Việt Nam. Độc lập, chủ quyền ấy do người dân Việt Nam quyết định. Mỹ rất quan tâm đến sự thành công của đất nước Việt Nam.
Chúng tôi muốn ưu tiên cho mối quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam. Tôi không còn nhiều thời gian nữa trong nhiệm kỳ của mình nhưng tôi mong muốn mình có thể đóng góp nhiều hơn cho quan hệ hai nước. Chúng ta cần hợp tác nhiều hơn để tạo ra và đem lại những cơ hội thịnh vượng thực sự cho người dân hai nước. Tôi hiểu những giá trị mới của nền kinh tế toàn cầu trong thế kỷ 21. Nền kinh tế sẽ phát triển, đặc biệt ở các nước có pháp quyền và có hành lang pháp lý đúng đắn. Nền kinh tế tri thức sẽ đổ vào các quốc gia ưu tiên cho giáo dục. Do vậy, bên cạnh phát triển kinh tế cần đầu tư vào nguồn lực con người. Đó là những kỹ năng đào tạo và đầu tư vào những con người có tài năng, thay vì khai thác tài nguyên thiên nhiên. Đây là những thế mạnh mà Mỹ có thể hợp tác với Việt Nam. Ngày hôm qua như tôi đã thông báo, đội hòa bình (Peace Corps) sẽ đến Việt Nam. Thế hệ trước của người Mỹ đến đây để chiến đấu, nhưng thế hệ sau của người Mỹ đã đến đây đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam và làm sâu sắc hơn tình hữu nghị hai nước. Các công ty hàng đầu, đại học danh tiếng Mỹ đã đến Việt Nam để hợp tác, đào tạo về khoa học công nghệ, toán học, y tế…vì khi chúng tôi muốn chào đón nhiều công dân, thanh niên Việt Nam sang Mỹ thì chúng tôi cũng muốn thế hệ trẻ Việt Nam được hưởng những giá trị giáo dục tốt hơn.
Do vậy, tôi rất vui mừng thông báo với các bạn, mùa thu năm nay đại học Fullbright sẽ đi vào hoạt động tạp TPHCM. Đại học này phi lợi nhuận, chất lượng cao sẽ cung cấp nhiều học bổng cho sinh viên Việt Nam và đóng góp cho hợp tác giáo dục giữa hai nước. Các sinh viên, học giả, nhà nghiên cứu hai nước sẽ tập trung vào các lĩnh vực như chính sách công, quản trị doanh nghiệp, hợp tác trong các lĩnh vực máy tính, từ thơ của Nguyễn Du, triết học của Phan Chu Trinh tới lĩnh vực toán của GS Ngô Bảo Châu…
Chúng tôi mong muốn sẽ kết nối những doanh nghiệp trẻ Việt – Mỹ. Nếu có thể tiếp cận với công nghệ, kỹ năng mà người Việt cần thì sẽ không có gì là trở ngại với các bạn. Chúng tôi mong muốn khuyến khích cả phụ nữ Việt Nam, những người có tài năng để đảm bảo về bình đẳng giới ở Việt Nam. Từ thời đại Hai Bà Trưng đến nay, người phụ nữ Việt Nam luôn mạnh mẽ, tự cường và giúp cho đất nước Viêt Nam tiến lên phía trước. Khi chúng ta có một gia đình tốt, sự đóng góp của người phụ nữ, phụ nữ được đi học và có vị trí xứng đáng ở trường học, chính phủ, trong giới lãnh đạo thì chúng ta sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn. Điều này luôn đúng kể cả ở Mỹ cũng như Việt Nam.
Với tư cách là Tổng thống Mỹ, tôi ủng hộ mạnh mẽ TPP, bởi vì bản thân tôi sẽ giúp cho Việt Nam xuất khẩu nhiều sản phẩm hàng hóa đến Mỹ. Điều này sẽ giúp cho Việt Nam không phải phụ thuộc thương mại với quốc gia nào duy nhất.
TPP cũng sẽ giúp thúc đẩy hợp tác vùng, giúp các bạn giải quyết các vấn đề bình đẳng kinh tế, thúc đẩy nhân quyền, giúp cho người lao động có điều kiện lao động an toàn hơn. Có thể người lao động tổ chức nghiệp đoàn, thúc đẩy bảo vệ môi trường. Đây là tương lai, hy vọng mà TPP mang lại cho chúng ta. Tất cả các quốc gia thành viên phải cam kết thực hiện các mục tiêu mà TPP đặt ra.
Tất cả chúng ta phải nỗ lực đảm bảo an ninh chung, điều này chúng ta có thể hợp tác với nhau trong chương trình đào tạo an ninh chung. Trong chuyến thăm này của tôi hai bên đã nhất trí xây dựng niềm tin, tiếp tục công tác đào tạo, cung cấp thiết bị cho cảnh sát biển, năng lực bảo vệ hàng hải cũng như cứu trợ nhân đạo trong thiên tai. Hôm qua, tôi đã tuyên bố Mỹ sẽ dỡ bỏ lệnh hoàn toàn cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, đảm bảo Việt Nam có thể có vũ khí cần thiết để đảm bảo an ninh. Chúng tôi mong muốn thể hiện rõ Hoa Kỳ bình thường hóa toàn bộ quan hệ với Việt Nam.
Thế kỷ 20 đã dạy cho tất cả chúng ta, không chỉ Việt Nam một trật tự quốc tế và an ninh chung phụ thuộc lẫn nhau. Chúng ta xây dựng thông lệ chung tất cả quốc gia đều là quốc gia có chủ quyền, dù lớn hay nhỏ phải được tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ. Các nước lớn không được bắt nạt các nước nhỏ hơn, việc giải quyết các tranh chấp cần tiến hành hòa bình. Các thể chế như ASEAN và cấp cao Đông Á cần được củng cố. Đó là điều mà chúng tôi tin tưởng và ủng hộ.
Các biện pháp hòa bình và liên kết vùng như ASEAN cần được tiếp tục củng cố như niềm tin của tôi, niềm tin của Hoa Kỳ. Đây là điều chúng tôi tuyên bố khi đến thăm Lào đầu năm nay.
Ở Biển Đông, chúng tôi không phải là một bên tranh chấp, nhưng chúng tôi khẳng định và đề cao quyền tự do hàng hải và hàng không; tự do thương mại không bị ngăn trở; giải quyết các tranh chấp thông qua pháp lý và luật pháp quốc tế. Nước Mỹ sẽ đưa tàu và máy bay di chuyển ở bất kỳ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép, và ủng hộ quyền của các nước khác hành động như vậy.
Một trong các điểm trong quan hệ đối tác của chúng ta là giải quyết sự khác biệt giữa các chính quyền về nhân quyền. Tôi nói điều này bởi không có quốc gia nào hoàn hảo. Sau 2 thế kỷ lập nước, chúng tôi vẫn đang phải cố gắng đạt được những ý tưởng chúng tôi đã đề ra khi chúng tôi lập quốc, như kinh tế ngày càng gia tăng, định chế tư pháp, hình sự. Tất nhiên chúng tôi vẫn nhận được sự phê bình. Ngày nào chúng tôi cũng nhận được phê bình, tôi và Chính phủ, nhưng những lời chỉ trích, tranh luận cởi mở giúp chúng ta nhìn nhận sự chưa hoàn hảo. Việc mọi người có quyền đưa ra lời phê phán thì chính là điều giúp xã hội tiến bộ hơn. Hoa Kỳ không muốn áp đặt cho Việt Nam, chúng tôi tin rằng giá trị Hoa Kỳ mà chúng tôi nói là giá trị tổng quát được nêu trong Hiến pháp Việt Nam như người dân có quyền tự do ngôn luận, lập hội. Đây là những điều đã được nêu trong hiến pháp Việt Nam.
Tôi xin chia sẻ một số điểm theo quan điểm của mình, chúng ta tiếp cận internet vì thúc đẩy sáng tạo mà nền kinh tế cần có để phát triển, như facebook. Các công ty lớn đã có ý tưởng đưa ra và chia sẻ.
Người Việt Nam quyết định tương lai của người Việt. Tôi xin chia sẻ một số điểm của bản thân Trong đất nước tự do, người dân sẽ lựa chọn lãnh đạo tốt nhất cho họ, mọi người có quyền bày tỏ sự nhân ái và chúng ta cần tăng cường hơn nữa tiếp cận hỗ trợ cho người nghèo để đời sống của họ được cải thiện. Các quyền bình đẳng người dân Việt Nam sẽ mang đến nền tẳng cho sự thịnh vượng và lợi ích cho tất cả người dân Việt Nam. Suốt 8 năm qua tôi suy nghĩ nhiều về việc cải tiến hệ thống chính quyền Mỹ.
Về thách thức toàn cầu, Việt Nam cần bảo vệ các nơi như Vịnh Hạ Long, Sơn Đòng vì tương lai con cháu chúng ta. Nước biển tăng sẽ làm ảnh hưởng đến các vùng ven biển và Việt Nam cần thực hiện cam kết chống lại ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, chống lại ảnh hưởng vùng ngập mặn như đồng bằng sông Cửu Long - nơi cung cấp thực phẩm lớn cho thế giới. Chúng ta cũng phải giúp đỡ cho các nước để xây dựng năng lực về nhiều vấn đề như cải thiện y tế. Mỹ vui mừng khi đã giúp đỡ Việt Nam tham gia hơn nữa nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Đặc biệt hai nước trước đây tham gia trận chiến, nhưng giờ cùng hợp tác bảo vệ hòa bình. Việt Nam và Mỹ cần nỗ lực hơn nữa trong việc tăng cường đối thoại hai bên. Nhìn vào lịch sử, thách thức mà chúng ta vượt qua, tôi lạc quan vào tương lai của quan hệ hai nước chúng ta. Niềm tin tôi là nhờ nền tảng dựa trên tình hữu nghị. Hay như Trịnh Công Sơn viết bài “nối vòng tay lớn” để mở tấm lòng của mình ra để thấu suốt trái tim của mình. Tương lai nằm trong tay các bạn. Mỹ luôn là đối tác và người bạn của các bạn. Sau này, khi người Mỹ Việt Nam học cùng nhau, cùng phối hợp sáng tạo với nhau, các bạn hãy nhớ khoảnh khắc tôi đứng ở đây trước các bạn, như Nguyễn Du đã nói: "Rằng trăm năm cũng từ đây. Của tin gọi một chút này làm ghi”.
.
PR: Khẳng định một Đẳng cấp được chọn lựa từ nhiều tinh hoa.
Thật.


 

Thứ Hai, 24 tháng 5, 2021

ĐÀN BÀ

Qua trận mưa giông nên đầu hạ mà trời lại dịu mát, như tiết thu. Chả bù cho ngày hôm qua còn oi bức.....Yên tĩnh nhâm nhi ly cafe, giữa một thế giới riêng mình, được ngắm cây xanh mát mắt, nghe chim véo von, như trò chuyện như tranh cãi... Cảm giác thật thú vị, thanh thản, hạnh phúc. Hạnh phúc hóa ra nhiều khi đơn giản lắm mà . Đơn giản như bài thơ Đàn bà của nhà thơ Thái Bá Tân, tình cờ đọc được và tự cười thôi.

Xin được chia xẻ cùng mọi người
Cái đàn bà mong muốn
Thực ra cũng không nhiều.
Họ được sinh, đơn giản,
Để yêu và được yêu.
Cuộc đời đầy sóng gió,
Vất vả cuộc mưu sinh,
Đôi khi họ muốn có
Người đàn ông bên mình.
Không phải vì tình dục,
Vì cô đơn, vì tiền.
Đơn giản điều ấy giúp
Họ cảm thấy bình yên.
Cái họ cần ít lắm -
Ấm áp một nụ cười.
Một nụ hôn lướt thoảng.
Một cái chạm vào người.
Một bàn tay nhè nhẹ
Xoa xoa lên eo hông.
Hoặc đơn giản câu nói:
“Em có mệt lắm không?”
Thậm chí ít hơn thế.
Họ cần người đàn ông
Lặng lẽ ôm chặt họ,
Ôm thật chặt vào lòng…
Họ chỉ mong có thể.
Quả thật không quá nhiều.
Họ sinh ra đơn giản
Để yêu và được yêu. Thơ Thái Bá Tân