Translate

Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2013

“Họp kín” để…“củng cố niềm tin ”.*


Quốc hội sẽ “họp kín” khi “lấy phiếu tín nhiệm” để… “củng cố niềm tin của nhân dân”.*


166830-VN-tinnhiem.400Theo các tin tức bên lề cuộc họp, báo giới không được tham dự các phiên thảo luận về bỏ phiếu miễn nhiệm Bộ trưởng Tài chính và Tổng Kiểm toán Nhà nước đương nhiệm, phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Bộ trưởng Tài chính mới, bầu Tổng Kiểm toán Nhà nước mới.
 Báo giới cũng không được tham dự buổi báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hộivề việc chuẩn bị tổ chức “lấy phiếu tín nhiệm”, “bỏ phiếu tín nhiệm” và các phiên thảo luận về vấn đề này.
 Sau khi thông tin vừa kể được công bố, ông Nguyễn Minh Thuyết – cựu đại biểu Quốc hội – cho biết, điều đó làm “nhiều người băn khoăn” vì Luật Tổ chức Quốc hội qui định “Quốc hội họp công khai”.
 Không phê phán trực tiếp nhưng ông Thuyết khẳng định, “họp công khai” là thông lệ ở các quốc gia dân chủ vì dân chúng có quyền được biết những người mà họ ủy quyền tham gia Quốc hội, đã bàn và quyết định như thế nào về những vấn đề quốc kế dân sinh.
 Nhân vật này nhấn mạnh, “Quốc hội chỉ họp kín trong một số trường hợp, thường là để bàn những việc liên quan đến bí mật quốc gia”.
 Theo ông Thuyết, bầu và phê chuẩn các chức danh lãnh đạo cơ quan nhà nước không thuộc phạm vi bí mật quốc gia. Mặt khác, trong kỳ họp này, lần đầu tiên, Quốc hội tổ chức lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm nên sinh hoạt đó và các buổi thảo luận về vấn đề đó rất cần được công khai.
 Thông tin càng được công khai, dân chúng càng thêm tin tưởng vào sự công tâm của các đại biểu Quốc hội và ý nghĩa của hoạt động lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm. Quốc hội là của dân, cần đáp ứng tốt nhất yêu cầu công khai, minh bạch trước dân về hoạt động của mình.
 Có lẽ cũng nên nhắc lại rằng, cuối năm ngoái, Quốc hội thông qua một nghị quyết về “lấy phiếu tín nhiệm” và “bỏ phiếu tín nhiệm”.
 Theo đó, “lấy phiếu tín nhiệm” là công việc sẽ tiến hành hàng năm, đối với 49 chức danh vốn do các đại biểu Quốc hội từng bỏ phiếu bầu chọn: Chủ tịch Nhà nước, Phó Chủ tịch Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và những thành viên khác của chính phủ, Chánh án Tòa án Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước.
 Còn “bỏ phiếu tín nhiệm” là công việc sẽ tiến hành đối với những người không đạt mức độ tín nhiệm ở vòng “lấy phiếu tín nhiệm” (bị 2/3 đại biểu Quốc hội xác định là “không tín nhiệm”, hoặc trong hai năm liền bị 1/2 đại biểu Quốc hội xác định là “không tín nhiệm”). Hoặc bị Ủy ban thường vụ Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội hay 20% đại biểu Quốc hội yêu cầu “bỏ phiếu tín nhiệm”.
 Trong kỳ họp này, lần đầu tiên, các đại biểu Quốc hội  sẽ cho biết họ “tín nhiệm” hoặc “không tín nhiệm” những ai trong nhóm 49 chức danh mà họ đã bỏ phiếu bầu. Quyết định tổ chức “lấy phiếu tín nhiệm” hàng năm được tuyên truyền là một bước “đột phá” của tiến trình “xây dựng nhà nước pháp quyền”, “xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, “củng cố niềm tin của nhân dân”. Bước “đột phá” này chưa diễn ra thì chính Quốc hội ra lệnh cấm xem, cấm tường thuật diễn biến thực tế.
 Cũng cần nhắc lại là dù được quảng cáo rầm rộ, vẫn có rất ít người tin vào hiệu quả của chuyện “lấy phiếu tín nhiệm” hàng năm. Trả lời BBC hôm khai mạc kỳ họp thứ 5 (20 tháng 5), ông Dương Trung Quốc – một đại biểu Quốc hội – cho biết, giống như nhiều người, ông băn khoăn về “kết quả cuối cùng” của việc “lấy phiếu tín nhiệm”. Theo ông Quốc, sự đồng thuận của dân chúng về kết quả cuối cùng là thử thách lớn nhất của Quốc hội.
 Thành ra, ông Quốc tin là phải công khai chuyện từng đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu “tín nhiệm” ai và “không tín nhiệm” ai. Làm như thế thì dân chúng mới biết đại biểu mà họ bầu vào Quốc hội có làm đúng ý họ hay không. Làm như thế còn nhằm giảm sự chi phối của các “quan hệ xã hội gắn liền với lợi ích”, khi đại biểu Quốc hội tham gia “lấy phiếu tín nhiệm”.
 Những suy nghĩ và đề nghị của ông Dương Trung Quốc không phải là cá biệt. “Lấy phiếu tín nhiệm” có thể sẽ là “con dao hai lưỡi”, nên giờ chót, trước thời điểm chính thức “lấy phiếu tín nhiệm”, Quốc hội  quyết định cấm báo giới tham dự.
 ……………………………..
*Tên bài của Quê Choa. Tên gốc: Quốc hội xác nhận đang “tấu hài”

Nguy cơ tiềm tàng

Liệu Trung Quốc có tấn công xâm lược Việt Nam lần thứ hai không?

Ý kiến một độc giả của viet-studies
  Việc Trung Quốc gây hấn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam khiến tình hình biển Đông trở nên căng thẳng. Báo chí Trung Quốc (thậm chí như tờ thời báo Hoàn Cầu-một phụ trương của Nhân Dân nhật báo) cùng với các trang Web lên tiếng hù dọa, xúc phạm dân tộc Việt Nam, gây thù hằn dân tộc, đe dọa chiến tranh… Với những dấu hiệu đó, liệu Trung Quốc có tấn công xâm lược Việt Nam lần thứ hai nữa không? Nếu có thì quy mô đến như thế nào, xảy ra ở đâu, trên biển hay đất liền???… Với tư cách từng là một sỹ quan Hải quân xin có một vài điều để bạn đọc tham khảo.

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

VN chưa có lấy một ngày hòa bình!


Ra Trường Sa mới hiểu Việt Nam chưa có một ngày hòa bình


vn spratleysCần phải tổ chức thêm nhiều chuyến thăm Trường Sa, tuyên truyền mạnh mẽ cho người dân biết tình hình ở vùng biển đầu sóng ngọn gió, đang bị sức ép dữ dội từ âm mưu xâm chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Đó là cảm nhận của, ông Nguyễn Văn Mỹ, chủ tịch Hội đồng quản trị công ty dã ngoại Lửa Việt.
Vừa đi thăm quần đảo Trường Sa về, ông đã vui lòng trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ.

NICK vs NICKNAME


20130523121519-1

Học đòi các anh mần báo kiếm cơm, em cũng giật tít kiểu vang, rền, nền, nảy cho nó tỏa mùi thơm như thính. Chứ kỳ thực nghèo kiết xác như em đến tiền vé đi xem anh ấy chém gió còn chả có, nói gì đến tài trợ với chả Tài Em...

Chúng tôi mới khuyết tật, Nick ơi!

11-nicky– Alô, sao sáng nay ông chưa ra uống càphê, ra lẹ tám đỡ buồn coi.
– Alô, chắc ra không được, vì tôi tập bò mà nãy giờ bò cả tiếng mới ra tới cửa!
– Ông nói gì? Bò?
– Đúng rồi, tôi đang tập sống không dùng chân và tay nữa!
– Alô! Bộ trời nóng quá lại cúp điện nên ông sảng hả?
– Tỉnh như sáo đây. Bộ ông chưa xem chàng trai không tay không chân người Úc giao lưu trên tivi hả? Chàng Nick này thiếu cả tứ chi mà vẫn tươi rói đó thôi. Nên tôi thử tập không dùng tay chân xem có sống qua nổi một ngày không…
– Ông nói làm tôi nhớ đến bài Đất nước cần… ta balô của TS Alan Phan. Rõ ràng là so với thanh niên nhiều nước thì “một bộ phận không nhỏ” thanh niên nước mình thừa chân, vì dù không thiếu tiền bạc lẫn thời gian nhưng lớp trẻ bây giờ rất ngại đi, không thừa chân là gì? Nhưng Nick là người Úc ông ạ. Chứ ở xứ mình không tay làm sao chém gió? Không chân làm sao chạy trường chạy lớp, chạy chức chạy quyền? Mà dù có thừa đi nữa, rõ ràng so với Nick thì nhiều người vẫn cứ thiếu một thứ.
– Thiếu cái chi?
– Chàng trai mà theo định nghĩa thông thường là người khuyết tật ấy cứ cười suốt, trong khi xứ mình nhiều nhân viên công quyền phải học để cố rặn ra một nụ cười, nếu không là cứ thấy dân thì họ “đứng hình”, có khi còn “tỏ ra nguy hiểm”!
– Trời ơi, vậy ra…
– Alô, “vậy ra” cái gì?
– Vậy ra chúng ta mới khuyết tật vì thừa chân tay mà thiếu nụ cười!

Nghĩa trang mặt trận BIỂN ĐÔNG

Vâng..Đất nước lại có thêm Nghĩa trang mặt trận BIỂN ĐÔNG! .
.

ĐỒNG ĐỘI NẰM, BẤT TỬ VỚI TRƯỜNG SA

Mai Thanh Hải - Ra đảo, mình qua thăm "chúng nó" và gọi tên em - cháu như hồi "chúng nó"còn sống.

"Chúng nó" trẻ lắm, toàn những năm cuối 8x và đầu 9x.

Có đứa trong "chúng nó" có khi vừa nhập ngũ, huấn luyện tân binh xong và ra đảo được 2-3 tháng, đã ngã xuống, khi tuổi đời thảng thốt chưa bước sang con số 19.

Đắng lòng.

     “Tự  biến&  Phản biện?
    Ăn loại thịt ni không mới Lạ *
   
 Bạn dàng ’già mồm’ đòi chủ quyền TS của Việt Nam
   
Hội thi Nãnh đạo trồng cây
      Thảm kịch của một nền giáo dục
    
Từ Hoàng Sa trở về: Tàu cá Việt bị đâm tơi tả
   TP - Tàu cá QNg 90917 TS hành trình từ Hoàng Sa về Quảng Ngãi đã bị tàu Trung Quốc quyết liệt cản đường và suýt bị đâm chìm trên biển. Con tàu trở về với nhiều vết thương trên thân tàu, thiệt hại hàng trăm triệu đồng.



Bất không lương !


Ai bất lương?


Viết nhân đọc bài “Cổ vũ cho hành vi phạm pháp là hành động bất lương” của tác giả Lê Võ Hoài Ân đăng trên báo Nhân Dân
m8_0Bất lương? Hiểu nôm na là không lương thiện, là mờ ám, lén lút… tóm lại là không đàng hoàng, trong sáng.
Người ta tự đặt câu hỏi: Tại sao một tờ báo đảng, một cái gọi là “cơ quan ngôn luận” lại có thể dùng những từ ngữ “chợ búa” như vậy để thoá mạ những người có ý kiến khác với mình?

Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

Điều kỳ diệu Nick

Điều kỳ diệu Nick và những lời hứa bỏ quên bên bậu cửa

nick-vujicicNgày mai, sau khi nghe Nick nói có bao nhiêu người sẽ lại quên ngay sau khi quay lưng, như bao người đã bỏ quên lời hứa bên bậu cửa nhà Lê Thị Huệ?!

12 giờ sau khi Nick Vujicic đến Việt Nam, con số 31,7 tỷ đồng chi phí cho 4 ngày anh mang “điều kỳ diệu” đến Việt Nam đã được công bố. Dẫu đây là số tiền không từ tiền thuế của dân, nhưng mặc nhiên nó vẫn là con số quá lớn trong tương quan với sự khốn khó của khoảng 6,7 triệu người khuyết tật trên toàn quốc. Để tiện so sánh, 19,6 tỷ đồng là kinh phí trợ giúp 250.000 người khuyết tật ở Kiên Giang trong suốt 10 năm 2010-2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Còn kinh phí để giúp đỡ 6,7 triệu người khuyết tật cả nước trong 10 năm là 2.025 tỷ đồng.
Thưa các bạn, nói đến “điều kỳ diệu Nick” của ngày hôm nay, không hiểu sao tôi lại nhớ đến “ngày hôm nay” của Lê Thị Huệ.
Ngày 14.5 của 10 năm trước, với chỉ một cú ngã tưởng chừng bình thường, cô gái vàng của thể thao Việt Nam, đô vật Lê Thị Huệ, năm đó vừa tròn 18 tuổi, đã gãy tới 3 đốt sống cổ, giập tủy sống, liệt tức thời tứ chi.
10 năm sau, khi PV Lao động đến gặp cô trong một ngôi nhà nhỏ, ở một làng quê nghèo nào đó của huyện Quảng Xương và viết về nghị lực xen lẫn nỗi tuyệt vọng trong một cuộc sống ngập tràn khốn khó và sự lãng quên, dư luận đã sững sờ trước những sự thật cay đắng.
Sự cay đắng không phải là việc hàng ngày tất tật mọi sinh hoạt cá nhân từ chuyện tối thiểu nhất như đi vệ sinh, nữ đô vật khỏe mạnh và xinh đẹp ngày nào giờ phải trông cả vào người mẹ già đã ngoại 70. Sự cay đắng không phải ở việc dù ngã lên ngã xuống hàng vạn lần trong suốt 10 năm với một nghị lực phi thường nhưng cô vẫn không thể đứng dậy. Cũng không phải việc mất “Nửa tiếng để cài một chiếc cúc áo”. Sự cay đắng và nỗi xót xa đến từ chiếc xe lăn đã dùng suốt gần 10 năm giờ đã lên lão. Và nỗi tủi thân trước sự lãng quên, trước sự bạc bẽo, trước những lời hứa của quan chức ngành thể thao 10 năm trước, bị bỏ rơi ngay sau khi quay lưng, quên ngay bên bậu cửa.
Chẳng nghị lực nào có thể chiến thắng sự bạc bẽo của con người với con người.
Kể lại câu chuyện Lê Thị Huệ, không phải để nói số tiền 31,7 tỷ đồng là đắt, hay rẻ. 31,7 tỷ để dù chỉ vài người khuyết tật như Huệ có thêm niềm tin và nghị lực để sống thì chẳng có gì là đắt đỏ cả. Có nhiều thứ khác người ta còn ném cả ra sông ra biển đó thôi. Bởi giá như Lê Thị Huệ được đến Mỹ Đình, biết đâu, cô sẽ xua tan được nỗi tuyệt vọng và mặc cảm sau khi đã bị lãng quên hoàn toàn. Biết đâu cô sẽ tìm thấy cho mình một lẽ sống sau khi đã mất hết niềm tin vào những lời hứa hẹn.
Niềm tin và nghị lực mà “điều kỳ diệu Nick” mang tới Việt Nam không thể đo bằng tiền bạc.
Có điều Huệ sẽ không thể đến Mỹ Đình, vì thiếu tiền chẳng hạn, hay vì hướng tới Nick, chẳng ai còn nhớ đến cô nữa.
Nick đáng được khâm phục. Nick đáng được coi là một bài học. Nhưng đó là bài học cho cả những người không khuyết tật.
Bao nhiêu người sẽ đến để “xem”, thay vì nghe Nick nói. Bao nhiêu người sau đó sẽ biến sự cảm thông với những người khuyết tật thành những hành động cụ thể.
Ngày mai, khi nghe Nick nói, khi chứng kiến sự tự tin và nghị lực phi thường của chàng trai kỳ diệu, bạn có bao giờ tự hỏi mình sẽ làm gì cho những đồng bào đang khốn khó và cần sự trợ giúp của mình. Hay sau khi xúc động rớt nước mắt trước nghị lực và sự can đảm của anh, bạn cũng sẽ lại quên ngay sau khi quay lưng, như bao người đã bỏ quên lời hứa bên bậu cửa nhà Lê Thị Huệ?!
Sự đắt hay rẻ của khoản tiền 31,7 tỷ để Nick đến Việt Nam không phải chỉ là bài học nghị lực mà những người khuyết tật có được sau khi chứng kiến điều kỳ diệu Nick, có lẽ, nó còn phụ thuộc vào những hành động cụ thể của những người không khuyết tật.
Một kiến trúc sư sau khi nghe Nick thì từ tự hứa với mình, trong mọi công trình của ông kể từ giờ đều dứt khoát phải có thiết kế lối đi xe lăn cho người khuyết tật chẳng hạn.

NHỚ QUÊN

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng


 “Ngày của mẹ ” mới giật mình nhớ mẹ
   Bấy lâu nay quên trò chuyện với người
  
 Ơi mẹ hiền, tha lỗi cho con nhé
  
 Cái thằng bạc tóc vẫn ham chơi

   Cái thằng chỉ biết… thơ với thẩn
   Nằm một góc nhà tán chuyện càn khôn
   Nghe lá rơi là lệ lưng tròng mắt
  Vọng tiếng chim côi buốt nửa linh hồn

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Phe & Nhóm

Làm gì có phe tham nhũng và phe chống tham nhũng




     Chính trị là độc quyền của đảng. Ngay cả quyền chính trị cũng không thuộc về những đảng viên thường. Dư luận bàn về chuyện chính trị ở xứ ta thường không phù hợp với thực tế mà nó diễn ra.
     Dư luận gần đây hay nhắc tới việc "thất bại" của ông TBT khi không đưa được 2 ông Trưởng ban của đảng vào BCT. Họ bình luận rằng đó là sự thất bại của phe chống tham nhũng trước phe tham nhũng hay nhóm lợi ích. Họ cho rằng 2 ông Trưởng ban kể trên là 2 nhân vật "hàng đầu chống tham nhũng".

Một số bình luận gia hải ngoại còn ấu trĩ hơn nữa. Họ cho rằng phe bảo thủ (hàm ý ông TBT) thất bại trước phe cấp tiến. Làm gì có phe nào bảo thủ hay cấp tiến mà chỉ có phe nào nắm quyền và trục lợi từ việc cầm quyền. Họ còn thêm rằng đảng ta đang xa rời chủ nghĩa Mác. CN Mác chẳng tử tế gì nhưng ngay cả CN Mác, đảng ta đã bao giờ thực hiện.

Báo chí là độc quyền của đảng. Và dư luận cũng do báo chí (của đảng) tạo ra. Khó có thể nói hệ thống báo chí của đảng tiết lộ thông tin khách quan. (1)

Thành tích "chống tham nhũng" của 2 ông trưởng ban kể trên có gì nổi bật.(2)

    Chính quyền này về mặt danh nghĩa do Quốc hội "bầu ra". Quốc hội thì do Mặt trận cơ cấu thành phần đại biểu, mà Mặt trận là một công cụ cai trị của đảng. Bầu cử do đảng kiểm soát, kết quả thắng cử do đảng kiểm phiếu và công bố. Hay nói cách khác, đảng ta là người nắm toàn diện mọi sinh hoạt đời sống xã hội.

    Người viết bài này đã nhiều lần lập luận rằng, đảng làm ra luật để cai trị thì vì lẽ gì đảng phải vi phạm luật do chính mình tạo ra. Và như thế thì làm gì có cái gọi là "tham nhũng".(3)

    Thất bại của ông TBT (nếu có) thì cũng chỉ là do ông ấy không nắm quyền "kiểm phiếu" mà thôi.

Đối với các phe nhóm trong đảng, chúng ta muốn chống ai cũng không được; chúng ta muốn ủng hộ ai cũng không thể. Họ chỉ tranh quyền với với nhau và việc tranh quyền đó không vì quần chúng cần lao.

Ghi chú:
(1) Nội dung cơ bản của Luật Báo chí là: không cho phép báo chí tư nhân

(2) Ông Trưởng ban Nội chính nguyên là BT Đà Nẵng. Thành tích nổi bật của ông là hạ bệ và làm nhục một ông tướng công an nguyên là Giám đốc công an dưới quyền.

Ông cựu giám đốc công an ra toà trong tình trạng thế này

Ông Trưởng ban Kinh tế nguyên là BT Tài chính, nguyên là Tổng Kiểm toán nhà nước. Ông có gây chút ồn ào khi mới lên làm BT Tài chính rồi sau đó im bặt. Thời ông làm Tổng kiểm toán là lúc Nhà nước đầu tư vào Vinashin ồ ạt nhất.

(3)

Của cải được tạo ra từ những con dấu cũ kỹ thế này
nguon day: http://xacbacxangbang.blogspot.com/

Đánh máy là một nghề "chết tiệt"?

 
    C
hỉ một ngư dân bị CSB Phi bắn chất, họ làm ầm ĩ. Tàu dây máu ăn phần...

    Nhớ lại, ngày 8/1/2005, 8 ngư dân Thanh Hóa bị bọn " Lạ " bắn chết, 8 người bị bắt. cuối cùng chị Phạm Thanh  Nghiêm vô tù vì tội 
vu khống, xuyên tạc sự thật về các sự kiện... bởi bài viết: UẤT ỨC - BIỂN TA ƠI !
    
    BÁO VỚI CHẢ CHÍ
   
Báo chí thời mạt vận
 Tự do báo chí kiểu Việt Nam
   RUN RẨY TRƯỚC SỰ THẬT
     Gần 88% nhà báo bị cản trở khi tác nghiệp
     Bị dọa chặt chân vì cung cấp thông tin cho báo chí
     Tại sao VTV dạo này loạn thế?
     
Tiên sư mày! Để bố tái cơ cấu nại cái đã.
   
Ngọc Hoàng đặt tên là nước Việt
    
Đánh máy là mt ngh "chết tit"?
    

     
Vũ công mà "công vẫn ngủ"?
    NÊN HẾT SIN LẠI…TỚI LAI...

Cuộc đời vẫn đẹp sao...


  Sau đám cưới, Nick và vợ có những giây phút lãng mạn bên nhau khi đi hưởng tuần trăng mật ở đảo Hawaii. Trông họ hạnh phúc không khác bất cứ đôi uyên ương nào trên thế giới. Ảnh: fandaily
Vì không có tay nên Nick phải quấn một chiếc khăn lên người để bế con. Anh cho biết anh cảm thấy rất hạnh phúc với những gì mà cuộc sống mang lại. Ảnh: ratishnaroor.
Vì không có tay nên Nick phải quấn một chiếc khăn lên người để bế con. Anh cho biết anh cảm thấy rất hạnh phúc với những gì mà cuộc sống mang lại nằm ngoài sức tưởng tượng. Ảnh: ratishnaroor

Những câu nói để đời của Nick Vujicic



Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Phản > < Biện


Trao đổi về bài viết “Tại sao Việt Nam liên tục ‘nhai đi nhai lại’ các thông điệp phản đối Trung Quốc?”

China12Gần đây xuất hiện bài viết của blogger Nguyễn Ngọc Long với tựa đề “Tại sao Việt Nam liên tục ‘nhai đi nhai lại’ các thông điệp phản đối Trung Quốc?” ( Tại đây), trình bày quan điểm về cách hành xử của chính quyền Việt Nam đối với vấn đề chủ quyền ở biển Đông cũng như thái độ của dư luận với cách hành xử đó.
Nội dung bài viết đan xen giữa các lập luận với những trảinghiệm, cảm xúc cá nhân của tác giả, bởi vậy tương đối khó theo dõi. Đối với phần trải nghiệm của tác giả, tôi xin phép không bàn tới, vì nó không biện minh được gì nhiều cho các lập luận, mà đơn thuần chỉ khiến tôi ‘ghen tỵ’ bởi tác giả, nhờ một lý do nào đó (‘đi thăm và kiểm tra các đảo’), đã có may mắn được đến một phần lãnh thổ máu thịt của đất nước – điều mà nhiều người Việt Nam khác cũng mong mỏi nhưng không có cơ hội.
Về phần lập luận, tôi muốn trao đổi xung quanh hai luận điểm chính của tác giả: (1) Không thể và không nên kiện Trung Quốc ra Tòa Quốc tế, và (2) Những thông tin về hành vi ngang ngược của Trung Quốc đối với ngư dân cũng như chủ quyền Việt Nam do các nhà báo đưa ra trong nhiều trường hợp đã có sự nhầm lẫn.
Về luận điểm thứ nhất: ‘không thể và không nên kiện Trung Quốc ra Tòa quốc tế’, được tác giả biện minh bằng các lý do sau:
Lý do thứ nhất là,
“Chúng ta đang bị lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc (bạn nào có comment ý này vô cùng chuẩn xác). Nếu chúng ta chỉ cần “lên gân” với Trung Quốc thì có thể hàng chục triệu gia đình sẽ lâm vào cảnh lầm than bằng những đòn đánh vào kinh tế.”
Chưa nói đến ảnh hưởng từ những đòn trừng phạt kinh tế của Trung Quốc liệu có lớn đến mức mà tác giả lượng định (hàng chục triệu gia đình sẽ lầm than?) và trách nhiệm chủ yếu của chính quyền Việt Nam trong việc ‘lệ thuộc quá nhiều’ vào Trung Quốc như hiện nay, lập luận này tiềm ẩn những nguy hiểm trong vấn đề đối ngoại: nó tạo ra khuôn khổ cho một thái độ nhân nhượng vô hạn định đối với nước lớn và xác lập thứ tự ưu tiên cho lợi ích kinh tế đối với chủ quyền quốc gia.
Lý do thứ hai của tác giả là,
“Ngay cả nếu chúng ta “kiện thắng” thì tòa án Quốc tế cũng không có chức năng hành pháp.”
Bỏ qua nhầm lẫn về khái niệm ( thuật ngữ ‘hành pháp’/executive thông thường được dùng để chỉ chức năng và thẩm quyền của chính phủ; còn trên website của mình, Tòa án Quốc tế về Luật biển ITLOS nói rằng ‘ Tòa không có phương tiện/cách thức để thi hành các phán quyết của nó’/ the Tribunal has no means of enforcing its decisions.), vấn đề đặt ra là, nếu như phán quyết của ITLOS hoàn toàn không có ảnh hưởng gì thì cớ sao nó lại tồn tại đến bây giờ và mỗi năm còn tiêu tốn đến hàng chục triệu euro? Sao không giải tán nó đi?
Cần đặt câu hỏi này trong bối cảnh nền chính trị toàn cầu hiện đại, nơi mà quyền lực mềm đang nổi lên như một nhân tố quan trọng trong quan hệ quốc tế . Ngay cả những quốc gia nổi tiếng độc đoán như Trung Quốc và Nga thời gian gần đây cũng phải chú ý đến sức ảnh hưởng của thứ quyền lực này. Mà quyền lực mềm thì luôn gắn liền với các giá trị phổ quát, nhân bản, bao gồm cả công lý, được thể hiện phần nào qua các phán quyết của các Tòa án Quốc tế. Đúng là, thắng lợi của Việt Nam trong một phiên tòa của ITLOS chưa chắc có thể đem về chủ quyền thực tế ngay cho Việt Nam nhưng ít nhất sẽ tạo ra một hậu thuẫn quốc tế hết sức rộng lớn và vững chắc cho tuyên bố chủ quyền của Việt Nam, đồng thời khiến yêu sách của Trung Quốc trở nên lố bịch trong mắt công luận thế giới.
Lý do thứ ba là,
“Cùng với đó, họ sẽ dùng ảnh hưởng của mình để gây sức ép lên cộng đồng Quốc tế và cô lập Việt Nam, bao vây kinh tế v.v… Trong khi đó, cái mà chúng ta cần nhất bây giờ là tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng Quốc tế.
Tôi không rõ vì sao tác giả cho rằng, một khi Việt Nam kiện Trung Quốc ra ITLOS thì Trung Quốc sẽ ‘gây sức ép lên cộng đồng Quốc tế và cô lập Việt Nam, bao vây kinh tế v.v…’.”
Tôi cũng không rõ bằng cách nào mà Trung Quốc có thể làm được điều này, và ‘cộng đồng quốc tế’ nào sẽ cô lập Việt Nam chỉ vì Việt Nam lựa chọn con đường tài phán – một giải pháp văn minh trong quan hệ quốc tế – để giải quyết tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. Đúng ra, một khi đã thừa nhận rằng ‘cái chúng ta cần nhất bây giờ là tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế’, tác giả phải ủng hộ giải pháp nhà nước Việt Nam kiện Trung Quốc ra ITLOS và tìm kiếm chiến thắng ở phiên tòa này như là cách thức tốt nhất để thu được sự chú ý và ủng hộ của dư luận quốc tế trong một thế giới văn minh, trọng pháp.
Về luận điểm thứ hai, tác giả đề cập hai chuyện:
Một là,
Các tàu đó bị bắn phá do xâm phạm vào “lãnh hải có được vì chiếm đóng trái phép” của Trung Quốc, nhưng lại là “lãnh hải dựa trên cơ sở pháp lý quốc tế và căn cứ lịch sử không thể tranh cãi” của Việt Nam. Cho nên báo chí sẽ phải đưa tin là tàu cá ngư dân bị bắn trong vùng lãnh hải “của Việt Nam”. Thậm chí Bộ Ngoại Giao cũng phải tuyên bố như vậy. Và chính sự nhập nhằng này cũng khiến nhiều người cho rằng chúng ta quá hèn kém khi để cho ngư dân bị vạ lây như vậy.
Chính phủ tuyên bố một khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam. Ngư dân tiến vào khu vực ấy đánh bắt cá thì bị phía Trung Quốc bắn mà hoàn toàn không nhận được sự bảo vệ nào từ phía Chính phủ. Một chính phủ như thế, nếu không hèn, không kém, còn biết gọi là gì?
Trong khi đó tác giả lại nhận định rằng,
Chúng ta cũng chấp nhận việc “gây hiểu lầm” về năng lực bảo vệ ngư dân
Tôi không rõ sự ‘hiểu lầm’ mà tác giả muốn nói đến là gì. Song, mấy năm qua, có không ngớt những thông tin đau lòng về ngư dân Việt trên biển Đông, bị Trung Quốc đuổi bắn, bắt giam, đòi tiền chuộc. Ngư dân có lẽ không cần chính phủ phải ‘gây hiểu lầm’ về năng lực bảo vệ họ, mà họ cần được bảo vệ một cách thực chất.
Hai là,
“Tương tự với việc Trung Quốc xua đội tàu cá hàng chục chiếc “tràn vào khu vực Trường Sa và Hoàng Sa” của Việt Nam để đánh bắt trái phép. Trong thực tế, quanh năm suốt tháng đều có tàu cá của Trung Quốc “mon men”đến gần các đảo của Việt Nam. Điều tương tự xảy ra nếu các tàu này đi vào lãnh hải của các đảo thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị đánh cướp bằng vũ lực và chiếm đóng trái phép trong quá khứ.”
Những lập luận này của tác giả chỉ có thể nói lên một điều rằng, các nhà báo Việt Nam vừa qua chẳng những đã không cường điệu mối đe dọa từ chiến lược ‘coi biển Đông là ao nhà’ được thực hiện bằng các tàu cá của Trung Quốc, mà còn chưa thể hiện đầy đủ mức độ nghiêm trọng của chiến lược này. Nó cũng chứng tỏ năng lực của chính phủ Việt Nam trong việc đối phó với chiến lược thâm hiểm của Trung Quốc, thể hiện qua tình trạng xâm phạm ‘quanh năm suốt tháng’ của tàu cá Trung Quốc như chính tác giả đã đề cập.
Đôi dòng
Tôi muốn chia sẻ thêm với tác giả bài viết trên một vài điểm như sau:
Thứ nhất, về lý do phê phán chính quyền,
Thực ra, lý do mà nhiều người phê phán sự nhu nhược của chính quyền trong vấn đề biển Đông không đến từ việc phát ngôn viên Lương Thanh Nghi ‘nhai đi nhai lại’ thông điệp phản đối – điều cần thiết theo thông lệ quốc tế để có thể thực hiện các giải pháp tài phán về sau – mà chủ yếu đến từ việc chính quyền đã không hành động đủ mạnh mẽ theo sau những tuyên bố này, đặc biệt là khi so sánh với những động thái quyết liệt từ một quốc gia khác trong khu vực là Philippines.
Bên cạnh đó, liệu chính quyền có nhu nhược hay không khi năm 2005, chín ngư dân Việt Nam bị Cảnh sát biển Trung Quốc bắn chết, và rồi tám năm sau đó, với biết bao tiền của được đổ vào để hiện đại hóa hải quân, ngư dân Việt Nam vẫn phải đơn độc trước làn đạn của tàu chiến Trung Quốc trong vụ việc xảy ra với tàu cá QNg 96382 TS của ngư dân Lý Sơn tháng 3 năm nay.
Ngoài ra, liệu chính quyền có nhu nhược hay không khi người dân đi biểu tình chống Trung Quốc bành trướng biển Đông thì bị chính quyền bắt giữ, đánh đập và chụp mũ ‘phản động’.
Tôi nghĩ, đây mới chính là những nguyên nhân cho thái độ phê phán trên.
Thứ hai, về thái độ ứng xử với Trung Quốc,
Không thể phủ nhận sức mạnh kinh tế là một con bài quan trọng trong tranh chấp chủ quyền, và không dễ chút nào cho một chính quyền khi phải cân đo giữa lợi ích kinh tế và chủ quyền quốc gia trong tranh chấp với với một nước lớn hơn. Song, việc tỏ thái độ mạnh mẽ hơn đối với Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền lại có thể đem đến những cơ hội mới.
Đầu tiên là tạo ra được một đồng thuận xã hội mạnh mẽ của người Việt trong và ngoài nước, trước mối đe dọa ngày càng lớn từ phía Trung Quốc. Đồng thuận xã hội là điều cốt yếu cho bất kỳ quốc gia nào muốn ổn định và phát triển.
Sau nữa là mở ra những cơ hội mới để nâng tầm quan hệ với các đối tác khác trong khu vực và trên thế giới. Hơn lúc nào hết, Việt Nam cần xóa bỏ hình ảnh ‘đồng chí tốt – anh em tốt’ với Trung Quốc vốn tiềm ẩn khả năng cô lập Việt Nam với cộng đồng quốc tế trong việc giải quyết các tranh chấp với nước này.
Chính sách đối ngoại quả thực không dễ để bàn luận qua đôi ba dòng. Ở đây, tôi chỉ đưa ra một khả năng khác cho thái độ của chính quyền Việt Nam đối với Trung Quốc, để có thể tìm kiếm được sự ủng hộ rộng rãi hơn từ nhiều phía, so với thái độ ‘đồng chí tốt-anh em tốt’ đặt căn bản trên ý thức hệ hiện nay.
Vị trí của tàu cá Trung Quốc xâm nhập. ảnh:Tuoitre.vn

KHÈ...


Tướng Huỳnh Đắc Hương: "Nên học Nhật Bản dùng vòi rồng đối phó tàu TQ xâm nhập trái phép"


“Vấn đề tuần tra Biển là trách nhiệm của mình và mình phải tuần tra thường xuyên để ngăn ngừa việc xâm nhập của các tàu cá của Trung Quốc, Đài Loan xâm nhập vào. Chúng ta nên tham khảo cách ứng xử của Nhật khi có tàu vào khu vực thuộc chủ quyền của họ. Họ đã yêu cầu đi mà tàu lạ vẫn không đi thì họ dùng vòi rồng để xua đuổi. Nếu vẫn cố tình không đi thì sẽ bắt và xử lý theo pháp luật…”
Trước việc Trung Quốc cử các phóng viên đi cùng 32 tàu cá xuống quần đảo Trường Sa, báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương – Nguyên Phó chính ủy quân khu Tây Bắc, Cục Trưởng Tổng cục chính trị về vấn đề này.
Tướng Huỳnh Đắc Hương đánh giá: “Trung Quốc đang từng bước dùng thủ đoạn để độc chiếm Biển Đông và việc cử phóng viên đi theo 32 tàu cá vừa qua là một bước tiến mới trong quá trình này. Lâu nay, họ luôn cho rằng chỉ có họ mới quyết định được sinh mệnh của cả vùng Biển Đông.

Rồng Nhật đủ sức phun
Rắn ta vươn sức ...khè