Translate

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2022

HAI THÁNG NAY CHUNG CON CHƯA THẤY MẶT TRỜI!

- "Con thấy chú tới, con muốn nói điều này," cậu bé nói với người quay phim khi camera hướng về phía em. "Chúng con rất muốn được về nhà, chúng con muốn còn sống trở về, chúng con muốn gặp lại gia đình. Chúng con rất nhớ họ."
Vâng chúng con đã 2 tháng nay chưa được nhìn thấy mặt trời!
Chợt nhớ đên địa đạo ở Vĩnh Mốc, Củ Chi....Trên mảnh đất Vietnam với bao cuộc chiến chống quân xâm lăng và lời hát trong ca khúc: Mẹ đào hầm.

...Nơi hầm tối là nơi sáng nhất. Nơi tìm ra sức mạnh....Viva Ucraina. 


NHỮNG EM NHỎ GẦN HAI THÁNG CHƯA THẤY MẶT TRỜI
Một đoạn video do trung đoàn Azov thuộc Vệ binh Quốc gia Ukraine, một phần của nhóm người hiện đang ẩn náu trong nhà máy thép Azovstal ở Mariupol, cho thấy phụ nữ và trẻ em trú ẩn dưới lòng đất. Một số người đã ẩn náu trong đường hầm của nhà máy đến hai tháng. Xem video: https://youtu.be/a8wk_jMknag
“Chúng tôi muốn nhìn thấy bầu trời yên bình, chúng tôi muốn hít thở không khí trong lành,” một người phụ nữ nói trong đoạn video đăng ngày thứ Bảy. “Các bạn không tài nào biết được là chỉ ăn, uống một ít trà đường có ý nghĩa như thế nào với chúng tôi đâu. Như vậy đã là hạnh phúc rồi.”
Cậu bé trong ảnh là một trong số khoảng 1000 thường dân vẫn bị mắc kẹt tại Azovstal cùng với binh sĩ Ukraine đang cố thủ ở đó, theo các quan chức Ukraine.
"Con thấy chú tới, con muốn nói điều này," cậu bé nói với người quay phim khi camera hướng về phía em. "Chúng con rất muốn được về nhà, chúng con muốn còn sống trở về, chúng con muốn gặp lại gia đình. Chúng con rất nhớ họ."
Nga tái tục cuộc tấn công nhắm vào những chiến binh Ukraine cuối cùng đang cố thủ trong nhà máy thép khổng lồ này, Ukraine cho biết ngày thứ Bảy, vài ngày sau khi Moscow tuyên bố chiến thắng ở thành phố cảng phía nam này và nói lực lượng của họ không cần phải chiếm nhà máy.
"Kẻ địch đang cố gắng bóp nghẹt sự kháng cự cuối cùng của những người bảo vệ Mariupol," cố vấn tổng thống Oleksiy Arestovych cho biết. Đọc thêm: https://bit.ly/3EDDIgB
---
Hình ảnh trích từ video do trung đoàn Azov thuộc Vệ binh Quốc gia Ukraine đăng tải. 📸 Azov Battalion/Handout via REUTERS
VOV


BÀI HỌC TỪ CHIẾN TRANH NGA – UKRAINE: THAM VỌNG LÃNH THỔ VÀ KẺ XÂM LƯỢC

 Nguyen Ngoc Chu



1. DÃ TÂM XÂM CHIẾM LÃNH THỔ
Cuối cùng thì lãnh đạo LB Nga không còn úp mở về dã tâm. Tướng Nga đã tuyên bố công khai, rằng mục tiêu giai đoạn 2 là chiếm toàn bộ Donbass gồm Luhansk (26.683 km²) và Donetsk (26.517 km²) cùng miền Nam Ukraine, tạo thành một dải liền gồm Donbass, Nam Ukraine, Crimea (27.000 km²) và thông với vùng Pridnestrovie (4.163 km²) của Moldova. Pridnestrovie (Transnistria) là lãnh thổ của Moldavia, nơi quân đội Nga chiếm đóng từ năm 1992, tự thành lập nước cộng hoà, và tự tuyên bố ly khai khỏi Moldova.
Miền nam Ukraine được hiểu, tối thiểu là 4 tỉnh (vùng) Zaporizhia (27.183 km²), Kherson (28.461 km²), Mykolaiv (24.598 km²), Odessa (33.314 km²), chưa nói đến các tỉnh Dnepropetrovsk (31.923 km²) và Kirovohrad (24.588 km²). Với mục tiêu giai đoạn 2, chính quyền Putin đang toan tính chiếm đoạt 32,1% lãnh thổ Ukraine, phần lãnh thổ giàu có nhất về công nghiệp và khoáng sản của Ukraine với diện tích của 7 tỉnh là 193 756 km².
Nếu khát vọng đất đai của kẻ xâm lược còn bao gồm thêm 2 tỉnh Dnepropetrovsk (31.923 km²) và Kirovohrad (24.588 km²), thì chính quyền Putin toan cướp đi 250 267 km² trên tổng số 603 548 km² lãnh thổ Ukraine, tức là 41,47%.
Cùng với mục tiêu chiếm đoạt lãnh thổ Ukraine, chia cắt lâu dài đất nước Ukraine, chính quyền Putin còn muốn kéo dài biên giới Nga tiếp nối với biên giới Moldova, đồng nghĩa với việc Moldova (33 700 km²) sẽ mất vùng đất Pridnestrovie (4.163 km²), là mất đi 12,35% lãnh thổ.
Mới hay, xâm chiếm lãnh thổ Ukraine mới là mục tiêu lớn nhất của chính quyền Putin. Trung lập, NATO, phát xít…tất cả chỉ cái cớ để phát động chiến tranh nhằm cướp đoạt đất đai, mở rộng lãnh thổ. Cuối cùng thì kẻ xâm lược tự mình lật tẩy dã tâm.
2. BAO GIỜ THÌ KẾT THÚC GIAI ĐOẠN 2?
Chiến lược ban đầu của ông Putin là tiến hành một cuộc chiến tranh chớp nhoáng, "đánh nhanh thắng nhanh". Mục tiêu “toàn cục” của Putin là chiếm trọn Ukraine qua việc khuất phục Kyiv cùng các thành phố lớn của Ukraine trong vòng 72 giờ để thành lập chính phủ thân Nga. Nhưng chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh" của ông Putin đã thất bại. Sau 1 tháng giao chiến khốc liệt, với tổn thất rất lớn, khoảng 25% năng lực chiến đấu của 20 vạn quân Nga, ông Putin buộc phải rút khỏi các tỉnh Kyiv, Chernihiv, Sumy cùng với tuyên bố kết thúc giai đoạn 1 để chuyển sang giai đoạn 2.
Ở giai đoạn 2 mục tiêu về lãnh thổ đã thay đổi. Từ mục tiêu “toàn cục”, quân Nga đã phải chuyển sang mục tiêu “địa phương”: Không chiếm toàn bộ Ukraine mà chiếm một phần lãnh thổ phía Đông và phía Nam của Ukraine như đã nói ở trên.
Còn về chiến lươc “đánh nhanh thắng nhanh” đã thất bại thì có lẽ tương tự như chiến dịch Điện Biên Phủ, quân Nga sẽ ở trong tình thế “đánh chắc, tiến chắc”(?). Nhưng rõ ràng là cả ông Putin lẫn các tướng lĩnh Nga đều muốn kết thúc giai đoạn 2 càng sớm càng tốt. Còn sớm như thế nào thì ông Putin và các tướng lĩnh Nga không thể tự quyết định được, vì còn phụ thuộc vào phía Ukraine. Cho nên cả ông Putin lẫn các tướng lĩnh Nga chưa công khai về thời hạn kết thúc giai đoạn 2 của chiến tranh Nga- Ukraine.
Vũ khí hạng nặng bắt đầu đến với quân đội Ukraine. Cuộc chiến ở Đông và Nam Ukraine sẽ vô cùng khốc liệt. Người Ukraine sẽ không chịu mất đi 1/3 lãnh thổ. Nếu quân Nga chiếm được vùng nào thì cũng chỉ tạm thời. Các cuộc phục kích sẽ không bao giờ chấm dứt trên vùng đất bị quân Nga chiếm đóng.
Quân đội Nga không phải là nguồn vô tận để ông Putin tiêu phí hàng vạn sinh mệnh người Nga cho mục tiêu chiếm đất. Nước Nga không thể tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài nhiều năm.
Cuộc chiến tranh Nga – Ukraine nhất định phải kết thúc bằng một hoà ước. Hoà ước đến sớm hay muộn phụ thuộc vào tình thế trên chiến trường. Quân Nga càng tổn thất nặng, hoà ước càng đến sớm.
Có một thời hạn biết chắc là chiến tranh Nga – Ukraine phải kết thúc. Đó là lúc nước Nga không có Putin.
3. THAM VỌNG LÃNH THỔ VÀ KẺ XÂM LƯỢC
Các cuộc chiến tranh có thể không giống nhau về bản chất. Thế nào là chiến tranh xâm lược? Các định nghĩa có thể khác nhau. Nhưng có một nhân tố bất di bất dịch cho muôn đời để xác định bản chất của chiến tranh xâm lược. Đó là chiếm đất. Tiến hành chiến tranh để chiếm đoạt đất đai của nước khác thì mãi mãi là kẻ xâm lược, bất kể đội lốt dưới hình thức nào.
Trong nhiều bài học mà người Việt có được từ chiến tranh Nga – Ukraine, có bài học về tham vọng lãnh thổ và kẻ xâm lược. Kẻ xâm lược không bao giờ ngừng tham vọng lãnh thổ. Kẻ tham vọng lãnh thổ sớm muộn cũng trở thành kẻ xâm lược. Từ đó mà xác định kẻ xâm lược và kẻ sẽ trở thành xâm lược.

CẢNG CAM RANH CHIẾN LƯỢC

 

Sau khi phía Mỹ đánh tiếng nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, có người thắc mắc, tại sao Mỹ lại phải hạ mình nhất quyết muốn nâng tầng đối tác với VIệt Nam? Việt Nam có thể tiếp tục “đu dây” với Mỹ và Trung Quốc hay không? Cho Mỹ thuê cảng biển sẽ biến mình thành Ukraina thứ 2…
Chiến tranh là điều người Việt Nam không muốn, nhưng sống cạnh người láng giềng xấu tính, thì không thể không đặt ra các tình huống chiến tranh cụ thể:
Trung Quốc đã chiếm trọn Hoàng Sa, bồi đắp, xây sân bay, lập căn cứ quân sự, lắp đặt tên lửa khắp các đảo chiến lược ở Trường Sa. Thế gọng kìm đang từng ngày vây hãm thúc ép trực tiếp đến Việt Nam.
Việt Nam thấm thía nhiều bài học xâm lăng từ Trung Quốc rồi. Cảnh giác không bao giờ thừa.
Xin thưa, Việt Nam chỉ giống Ukraina là sống chung với một tên láng giềng xấu bụng, chứ về địa lý thì hoàn toàn khác. Lưng của Ukraina là cả một khối châu Âu và Nato, với những quốc gia hào hiệp trượng nghĩa, có sức mạnh quân sự không hề nhỏ.
Lưng Việt Nam có ai? Lào và Campuchia. Nếu chiến tranh xảy ra trước sức ép của Trung Quốc, tin chắc Campuchia sẽ đóng cửa biên giới. Gần đây chính sách với người Việt Nam tại Campuchia đã khắt khe hơn nhiều. Thậm chí bất cứ khi nào Trung Quốc cũng có thể tác động để Tây Nam thêm bất ổn.
Lưu ý, khi ấy Tây Nam sẽ được Trung Quốc diễn giải và kích động về một “vùng đất lịch sử” thuộc về Campuchia.
Lào, một người bạn “thủy chung son sắt”, tình nghĩa có bền chặt đến mấy cũng chỉ là nơi mở ra cánh cửa nhân đạo. Không một con đường trợ giúp về vũ khí, lương thực nào có thể vượt qua Campuchia và Lào để đi vào Việt Nam. Vì sau Lào, Campuchia là Thái Lan, Myanmar, tất cả đều chịu ảnh hưởng không nhỏ từ Trung Quốc.
Lưng đã vậy, chỉ còn mặt hướng ra phía biển. Việt Nam vốn là quốc gia có tâm thức hướng biển, nhưng đáng tiếc nhận thức chiến lược về biền còn quá hạn chế.
Biển sẽ không còn là lối thoát khi chung quanh bị chặn. Việt Nam chưa đủ năng lực để thoát vòng vây hay nhận tiếp tế từ bên ngoài nếu Trung Quốc thiết lập vùng cấm bay và ngang nhiên ra lệnh đóng biển.
Thực tế, Biển Đông vẫn là vùng biển quốc tế, nhưng nằm trong lưỡi bò phi lý của Trung Quốc. Những chuyến diễu hành khẳng định tự do hàng hải của Anh, Pháp, Đức, Úc, Nhật, Ấn trước nay sẽ không còn mấy thực chất nếu chiến tranh thực sự nổ ra.
Nói thẳng ra biển này cần phải có một “căn cứ” hay “điểm tiếp nhận” của Mỹ, bằng không tàu Mỹ cũng chỉ là tàu khách qua đường, nếu chiến tranh xảy ra tên lửa Trung Quốc rơi nhầm cũng không ai chịu trách nhiệm.
Như vậy việc nâng tầm quan hệ và cấp sổ hồng cảng Cam Ranh chiến lược cho Mỹ sẽ vô cùng danh chính ngôn thuận. Nhưng chính sách “3 không” của Việt Nam cũng cần sớm được điều chỉnh. Phải xem việc điều chỉnh an ninh (liên minh an ninh) là cần thiết, thậm chí tối cần thiết nếu được quy định rõ ràng trong hiến pháp.
Khi Nga phát động xâm lược UKraina, châu Âu đầy biến động. Đức thay đổi chính sách về quân sự, Phần Lan, Thụy Điển từ bỏ thái độ trung lập, thúc đẩy tiến trình gia nhập Nato.
Mối nguy mất chủ quyền toàn vẹn lãnh thố giống như Ukraina chính là điều kiện đầy đủ để Việt Nam thay đổi chính sách “3 Không” nhằm tìm đến một đảm bảo an ninh thực chất hơn.
Việt Nam không phải Phần Lan hay Thụy Điển, việc tỏ ra trung lập trước một láng giếng hung hăng là lỗi thời, nếu không muốn nói là tự mình lấy đá đập vào chân mình.
Sách Trắng Quốc phòng năm 2019 đã có ghi: “Tùy theo tình hình và những điều kiện cụ thể, Việt Nam có thể phát triển các mối quan hệ quân sự cần thiết và phù hợp với các nước khác…”.
Hãy tỏ rõ quan điểm trước các mối nguy thực tế, bởi phản ứng vừa qua của Việt Nam trước quốc tế về Ukraina chính là chặn đường lui cho mình. Tại sao tin tức truyền thông thể hiện giống như đang “đánh Ukraina” thay cho Nga vậy?
Lúc này thay đổi và điều chỉnh chính sách kia sẽ hoàn toàn thuyết phục dư luận cả trong nước lẫn quốc tế. Khi chiến tranh xâm lược Ukraina xảy ra, có biết bao bình luận quốc tế cho rằng theo sau Trung Quốc sẽ tiến chiếm Đài Loan và Việt Nam.
Chẳng phải Trung Quốc đang cố “trấn an”trong đe dọa với Việt Nam rằng “không để thảm kịch Ukraina lặp lại” hay sao? Khi nói ra điều này, trong đầu họ đã hình dung về một thảm kịch với Việt Nam rồi.
Thật thuận lợi khi Mỹ sớm ngỏ lời nâng cấp quan hệ. Nếu là phía Việt Nam bật đèn xanh cho Mỹ mở lời trước, thì rõ ràng vận nước vẫn còn.
Và cũng thật lạ lùng khi đúng thời điểm này Trung Quốc công bố hợp tác an ninh mới với quần đảo Solomon. Nếu Trung Quốc phản ứng với Việt Nam thì giải thích thế nào chuyện Solomon với Mỹ và các đồng minh thân cận với Mỹ. Trung Quốc cũng nhòm ngó cảng biển khắp nơi, gây ra đe dọa chiến lược với Mỹ đó thôi.
Việc nâng cấp quan hệ, sau đó tiến tới cho Mỹ thuê lại cảng biển cần tiến hành càng sớm càng tốt, bởi cảng Cam Ranh chiến lược đã được trao đổi, tham vấn nhiều lần rồi. Tin đồn quốc tế cũng lan rộng trong nhiều năm rồi.
Dù Mỹ có năng lực hàng hải, năng lực tác chiến biển và từng đặt căn cứ nơi đây nhưng một cảng biển vẫn cần thời gian tái thiết cho phù hợp với tình hình mới.
Với tình hình thế giới biến động như vậy, còn bàn chuyện “đu dây” là đánh lạc hướng, vì với cái gọi là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc thì đu nó cũng đánh không đu nó cũng đánh. Nếu Nga khuất phục được Ukraina thì càng là điểm tựa để Trung Quốc thôn tính Việt Nam và Đài Loan một cách nhanh chóng hơn mà thôi.
Học thuyết quân sự Việt Nam là học thuyết tự vệ, nhưng có lợi thế chủ quyền mà không nâng cấp chủ quyền ấy thì mất chủ quyền là chuyện sớm chiều, khó tránh.
Người Việt có lòng yêu nước rất quyết liệt, nhưng đó là sự quyết liệt thụ động. Tức phải có tác nhân chiến tranh nó mới được dâng cao. Nhưng để chủ động thay đổi thì đôi khi lại rất chần chừ và thường làm mất cơ hội.
Nâng cấp quan hệ với Mỹ nên đi cùng với một niềm tin chiến lược. Con đường nào phía biển, xa hay gẩn tuỳ ở tầm nhìn…
P/s: 24 năm một vận. Tính từ 2000 đến nay sắp đi vào cuối vận của ám độn, lựa chọn rất khó khăn, nhưng sẽ có ánh sáng cuối đường hầm. Vận hội mới dần đi lên sau 2024. Cầu mong anh linh tiên tổ phù hộ! A Di Đà Phật
🙏

Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2022

KHI NGƯỜI NÔNG DÂN BẮT BUỘC PHẢI CẦM SÚNG !

 Những luống hành lên xanh bên vách chiến hào khét mùi bom đạn khiến chợt nhớ đên những năm đầu thập kỉ 70 ở chiến trường LK.V gian nan, ác liệt... Có 1 quy định bất thành văn:

- Hễ ai đó nhổ lên 1 bụi mì thì hãy dâm ngay 1 hay nhiều hom mì xuống quanh đó để năm sau còn củ Mỳ mà nhổ.
Và tui may mắn theo được khúc sau: 6 năm cuộc kháng chiến trường kì gian khổ ấy Toàn thắng!
Mình tin. Những Dân tộc như vậy không chịu khuất phục bất kì thế lực Đế Quốc xâm lược nào.
Thật.


Những luống hành lên xanh bên vách chiến hào của những người nông dân Ucraina bắt buộc phải cầm súng khi quân xâm lược Pu tới !

Mong 1 ngày không xa. Yên lành....Các anh lại cày cấy trên mảnh đất ngày ấy ....thấm đậm máu quân xâm lược!
Cây cối lại hồi phục lại xanh tươi hơn xưa.