Translate

Thứ Năm, 23 tháng 9, 2021

SỐNG MÒN & " Sống " trên Sương máu Đồng bào !

 Ông bà mình thường nói: không có lửa sao có khói? Mà ai tham mưu Thủ tướng ký cái văn bản này, một là quá trung thực, hai là quá cao cường, nhỉ? Chuyện xét nghiệm là một trường thiên bi hí sự, nhiều bạn đang viết, còn mình thì thấy phải đặt cục gạch trước ở công điện này đã:

THỦ TƯỚNG: TRÁNH LÃNG PHÍ, LỢI ÍCH NHÓM TRONG MUA SẮM KIT XÉT NGHIỆM .
Công điện truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính, ngày 22/9 nêu rõ: Yêu cầu Ban chỉ đạo chống dịch các cấp khi mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thuốc và vaccine phải tổ chức khoa học, tránh lãng phí, lợi ích nhóm.
Để tránh lãng phí nguồn lực, Bộ Y Tế trong công điện gửi các địa phương ngày 20/9 cũng đề nghị xét nghiệm theo nhóm, địa điểm nguy cơ, thay vì trên diện rộng như trước.Với các quy định người ngoại tỉnh vào địa phương, hiện nhiều tỉnh, thành phố đưa ra yêu cầu phải tiêm vaccine, có giấy xét nghiệm Covid-19 trong 72 giờ... Các hiệp hội, doanh nghiệp cho rằng đây là sự lãng phí, gây cản trở lưu thông và khiến họ tăng rất nhiều chi phí trong mùa dịch.
Phổ giá xét nghiệm PCR hiện khoảng 200.000 đồng một người cho mẫu gộp 10 người, 700.000 - 800.000 đồng cho 1 mẫu đơn.
14 Hiệp hội DN Việt Nam trong văn bản gửi Thủ tướng tuần trước cũng kiến nghị Thủ tướng đưa kit xét nghiệm Covid-19 vào diện được trợ giá, bình ổn giá. Họ cũng đề nghị Chính phủ cho các tổ chức y tế được bán kit xét nghiệm theo giá cạnh tranh. Đây là các biện pháp, theo họ, giúp giảm giá xét nghiệm, giảm chi phí cho doanh nghiệp, người dân.
Cũng trong công điện này, Thủ tướng một lần nữa lưu ý không thu phí tiêm chủng hay bất kỳ biểu hiện trục lợi trong tiêm vaccine Covid-19. Việc tổ chức tiêm vaccine phải đảm bảo đúng quy trình, thuận tiện nhất trên tinh thần đảm bảo an toàn, không để dịch bệnh lây lan. Gần đây tại một số địa phương như Trà Vinh, Cần Thơ, Vĩnh Phúc, Bình Định... xuất hiện tình trạng tiêm vaccine thu phí, không đúng đối tượng. Cách đây một tuần, tại Trà Vinh, Giám đốc Trung tâm Y tế TP Trà Vinh đã bị kỷ luật, cách chức do tổ chức tiêm vaccine cho doanh nghiệp không thuộc đối tượng ưu tiên.
==============
SỐNG MÒN
Tại xóm trọ võng ở Bình Trị Đông B (Q. Bình Tân, TP.HCM) hiện có 18 người đang tá túc. Nhưng chỉ có 10 người còn khả năng trả tiền thuê võng 20.000 đồng một ngày.
Dẫu vậy, họ vẫn may mắn hơn 60 người bị xua đi nơi khác để đảm bảo giãn cách. Đa phần họ không có tiền thuê trọ, phải ngủ trong cống hay dưới gầm cầm.
"Hầu hết đã cắm xe, cắm chứng minh thư, điện thoại. Chỉ có vài người gia đình ở quê thi thoảng gửi qua tài khoản của tôi ít tiền cầm cự" - Chủ quán, ông Nguyễn Văn Hòa cho biết.
Mắc kẹt kéo dài, những lao động ngoại tỉnh này buộc phải mạo hiểm ra đường kiếm cái ăn.
Sẩm tối, bà Nguyễn Thị Hà (quê Hà Tĩnh) trở về xóm trọ sau một ngày lẻn ra ngoài nhặt ve chai. Bà cho biết hôm nay nhiều người thương, cho tiền đồng nát, nên bà kiếm được 120.000 đồng, "Mới trả được 6 buổi tiền trọ, vẫn đang còn nợ" - bà Hà kể.
Chồng mất đã 18 năm, bà Hà nuôi 2 con. 3 năm trước, bà một mình vào Sài Gòn bán hàng rong, lượm đồng nát cùng với bệnh tim và dạ dày. Đã 2 cái Tết, bà bị ốm không về quê được.
Suốt 3 tháng qua, bà hầu như không kiếm được đồng nào, thường xuyên khất nợ chủ trọ. Khó khăn nhất là từ tháng 7 khi chính quyền siết chặt giãn cách, người phụ nữ này không còn kiếm được cả cái ăn, nhiều bữa phải ăn nhờ của người khác. Khổ quá, nhớ quê, nhớ con, bà muốn về mà không có tiền. "Nhưng một nửa tôi không muốn về. Trên người tôi không có một thứ gì cả" - bà nói.
Khác với bà Hà, ông Nguyễn Văn Sơn, 59 tuổi, quê Cà Mau tha thiết về quê. "Từ lúc bệnh phổi tái phát hồi tháng 6, tôi đã muốn về quê rồi mà đăng ký mãi chưa có chuyến", người đàn ông từng làm bảo vệ cho một phòng khám ở quận 3, chia sẻ.
Ông không thể trốn ra ngoài kiếm ăn như vài người khỏe trong xóm, chỉ trông chờ vào tiền người thân từ quê gửi lên. Hàng ngày ông và vài người ốm yếu khác đứng trong rào sắt nhìn ra ngoài, mòn mỏi trông xe từ thiện đi qua.
Khi thấy xe gần đến, ông leo qua rào chắn sang làn đường bên kia để xin. Nhận được gạo, được bánh mỳ, được rau... ông ôm ngực vì tức thở.
Xóm võng vẫn còn những hoàn cảnh khó hơn cả họ.
Bà Vân 54 tuổi, quê Cà Mau, không con cái, sống bằng nghề bán vé số, chưa giãn cách đã thường xuyên thiếu nợ tiền võng.
Ông Tô Hùng, quê Tây Ninh đang bị xuất huyết não, thoát vị đĩa đệm, chiếc xe máy là tài sản duy nhất đã phải bán chữa bệnh.
Cả 2 người được chủ trọ cưu mang vài tháng nay.
Sau 1 ngày ra ngoài, chiều nay, bà Hà còn mang về được 4 hộp cơm bộ đội cho. Bà góp cùng mọi người trong xóm.
4 tháng qua, nếu không nương tựa vào nhau, có lẽ đã có người trong số họ, chết đói.
* Bài và hình: Phan Dương, đăng trên VnExpress.
* Hình: bà Hà với phần cơm, chai nước mới xin được.
theo https://www.facebook.com/vu.k.hanh.52. -----------------
CHÚNG EM VỀ...
- Anh ơi! Chúng em lại về quê đây!.
- Thôi! Gắng đến thế này rồi thì thêm chút nữa thôi! Về đâu có dễ?.
- 3 - 4 tháng không được bán vé số. Sống lay lắt bằng cơm từ thiện. Mấy hôm rồi vợ chồng em ra đường xin bố thí. Ban đầu còn được hơn trăm ngàn/ngày. Giờ thì chỉ mấy chục ngàn, chẳng đủ tiền mua rau. Người Sài Gòn cũng hết tiền hết gạo. Chúng em tìm đường về quê sống, có bố mẹ xóm làng, chắc vẫn có rau cháo nuôi nhau...
- Gạo mắm còn không, anh ghé cho ít?.
- Đồ anh cho hôm trước, mỗi bữa chỉ dám nấu 2 ca, nên giờ vẫn còn nửa túi gạo và nửa thùng mì. Toàn cụt tay khoèo chân, ăn không ngồi rồi, giờ không dám ăn no, anh ạ!..
* Có những cuộc điện thoại, nặng trĩu. Đợi các ông tháo dây, dỡ bốt, thì người ta cũng tháo chạy cmn hết rồi. Sài Gòn ơi!. --------------------------------
Sự thật. Luôn phũ phàng.
Gần đây có vụ ngồi thùng xe lạnh "trốn chốt".
(Báo VNExp.)
...Khi được hỏi lý do về theo cách này, Nguyễn Văn Luân, 28 tuổi, quê Can Lộc, Hà Tĩnh trả lời: "Ở lại không chết vì bệnh cũng chết vì đói". (Hết trích).
Sự thật luôn phũ phàng.
Bác tôi lúc sinh thời, chắc là nói thật, rằng chỉ một nguyện vọng là người dân ai cũng có cơm ăn áo mặc.
Lãnh đạo quốc gia gần đây cũng nhiều lần hứa hẹn "Không để ai thiếu ăn thiếu mặc, không ai bị bỏ lại phía sau". Tôi cũng tin họ nói thật.
Đất nước tuy nghèo, nhưng chưa nghèo đến nỗi để ai đói cơm. Gạo thóc, cá mắm...thì cả nước này không thiếu, chưa thiếu. Nhưng nhiều nơi cán bộ cơ sở năng lực yếu, thiếu nhiệt tình, thiếu trách nhiệm, nên để sót nhiều người, nhiều gia đình không được hỗ trợ, cứu đói, trong khi trận dịch kéo dài quá mức tưởng tượng.
Đó là một lý do chính khiến nhiều người lao động từ miền Trung vào Nam kiếm sống phải chạy về quê bằng mọi cách, kể cả những cách vất vả và rủi ro nhất.
Sẽ nhiều người lại mắng rằng sao không lên ủy ban xã kêu đói. Hoặc xa hơn, sao lúc làm ra tiền không tiết kiệm, giắt kỹ vào lưng quần...
Ừ, họ cũng có một phần lỗi khi đẩy bản thân vào tình huống này, nhưng thật sự là có ai ngờ trận dịch này nó nguy hiểm và kéo dài đến thế! Mong bà con hết sức thông cảm.
Và các lãnh đạo, hãy rà soát lại hệ thống phía dưới, lúc này nên tạm chấp nhận cách làm "Thà cho nhầm hơn bỏ sót". Gạo, mắm muối thôi mà, ai tham thì cũng lấy lố cho mình dăm chục cân là cùng, rồi họ cũng để ăn chứ có lãng phí đi đâu.

Ý CHÍNH PHỦ VÀ LÒNG DÂN VỀ MUA VÀ TIÊM VERO CELL?

 = Có nhiều thước đo để đo năng lực của một chính phủ. Cách mua vaccine ngừa Covid -19 cũng là một thước đo năng lực chính phủ.

= Cứ nghĩ đến 20 triệu người VN chiếm 28,57% trong số 70 triệu người từ 18 tuổi trở lên sẽ tiêm Vero Cell ( Trong đó có thằng con - Thế hệ tương lai nòi giống nhà mình ) mà day dứt không ngủ được mấy bữa nay.
Thât

Thứ Ba, 21 tháng 9, 2021

CHÍNH QUYỀN CÁC ÔNG PHẢI GỒM NHỮNG NGƯỜI GIỎI VÀ SẠCH SẼ NHẤT.

Lò tôn âm ỉ mãi thôi
Khói lên khét mũi chớ " thơm " kiểu gì ???
Hu hu
Rất cần khắc ghi nếu VN muốn thực sự phát triển.
Ông Võ Hồng Phúc kể:
"Cuối tháng 10.1993, anh Đỗ Quốc Sam, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước gọi tôi (khi đó là phó chủ nhiệm) sang phòng và nói:
- Anh 6 Dân (TT Võ Văn Kiệt) nói cử anh sang Singapore gặp ông Lý Quang Diệu để thông báo cho ông ấy về tình hình kinh tế Việt Nam, chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của ông ấy sang ta vào giữa tháng 11.
Ngày 21.10.1993 tôi đi Singapore.
15 giờ ngày 22.10 tôi gặp ông Lý.
Ông Lý hỏi:
- Hiện nay ai là nhà đầu tư số 1 ở Việt Nam? Và thứ tự tiếp theo?”
Tôi nói nhà đầu tư số 1 cho đến số 8 theo thứ tự số vốn cam kết. Ông lắc đầu. Cuối cùng ông nói:
- Bao giờ mà các nhà đầu tư từ Hoa Kỳ, Tây Âu, Nhật Bản giữ vị trí là nhà đầu tư hàng đầu ở Việt Nam thì các ông mới thành công!
Muốn thế thì các ông phải có một môi trường đầu tư thuận lợi, mình bạch! Khi nhà đầu tư đến đất nước của các ông thì phải giống như các hành khách khi xuống sân bay xa lạ, họ không phải hỏi ai cả, cứ theo các biển chỉ dẫn mà về khách sạn!
Muốn thế thì các ông phải có một chính quyền mạnh từ cấp lãnh đạo cho đến người thực thi!
Muốn thế thì chính quyền của các ông phải gồm những người giỏi và sạch sẽ nhất!”
Ông Lý nói say sưa về đội ngũ công chức và chính khách giỏi, và trong sạch, vấn đề đào tạo và chế độ lương. Đặc biệt là việc sử dụng lớp người trẻ tuổi có tài năng, nhưng phải có một cơ chế giám sát chặt chẽ.
Cuộc gặp vào khoảng hơn 1 giờ để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc về một con người tuyệt vời thông minh, bản lĩnh, cương trực, quyết đoán, có sức cuốn hút. Có tầm nhìn chiến lược. Bản tính của một lãnh tụ.
Ngày 17.11.1993 ông Lý sang thăm làm việc tại Việt Nam theo lời mời của Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Tại Hà Nội, ông làm việc với Thủ tướng Võ Văn Kiệt,
Nội dung làm việc tập trung vào 4 việc chính:
- Chính sách phát triển kinh tế, thu hút đầu tư.
- Quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp.
- Quy hoạch đô thị.
- Đào tạo nhân lực.
Trong cuộc trao đổi, mọi người hỏi ông nhiều về thành công của Singapore. Ông Lý nói có nhiều yếu tố giúp Singapore thành công nhưng nhấn mạnh vào 4 triết lý xây dựng đất nước của ông:
1. Xây dựng một nhà nước mạnh mẽ.
2. Hoà hợp quốc gia đa sắc tộc.
3. Phát triển hài hoà với các nước lớn, các nước công nghiệp phát triển.
4. Nền Kinh tế thị trường thoát ly khỏi hệ tư tưởng.
Ông đã nói nhiều về việc xây dựng một nhà nước, một chính quyền mạnh. Muốn vậy phải có một nguồn nhân lực giỏi cho chính quyền. Một đội ngũ công chức và chính khách giỏi, trong sạch, được trả lương cao. Đồng thời phải được giám sát chặt chẽ. Ông Lý nhấn mạnh việc giám sát từ các cử tri, các phương tiện truyền thông, và các chính khách đối lập.
Sau đó, các chuyến thăm làm việc của ông Lý tại Việt Nam lại cứ thưa dần. Chuyến đi cuối cùng là năm 2009.
Tôi có nghe nói, mấy năm trước khi qua đời, ông Lý có bài trả lời phỏng vấn rất hay về triển vọng phát triển của toàn cầu, của các châu lục, của các khu vực, của các nước lớn và của các nước đang nổi lên. Trong bài trả lời phỏng vấn này, ông Lý nói rất ít về Việt Nam, một đất nước có thời gian dài ông dành nhiều tâm huyết! Khi được hỏi vì sao vậy, hình như ông đã nói: - Hãy quên họ đi!"
Vâng, họ ở đây là VN.
Vậy thì vì sao?
Câu hỏi này ông Võ Hồng Phúc không trả lời vì ông biết điều này ai cũng đã biết.
Vì vậy, VN vẫn chỉ là... VN sau hơn gần 30 năm nhận được lời khuyên vô cùng gan ruột của Lý Quang Diệu, con người đã biến một đất nước Singapore bé nhỏ, nghèo xơ xác thành quốc gia hùng mạnh với thu nhập đầu người cao nhất thế giới mà các cường quốc trong đó có Trung Quốc luôn phải nể trọng không dám bất cứ lời nói, hành động nào coi thường.
Hãy quên họ đi!
Là người VN gã thấy quá đau.
Thưa ông Lý Quang Diệu, tôi biết trong cơn thất vọng vì quá hy vọng và quá yêu VN mà ông đã thốt lên như vậy thôi.
Còn chúng tôi, những người VN, dù ông có muốn quên đất nước chúng tôi, thì chúng tôi vẫn không bao giờ quên những lời khuyên máu thịt mang tính chân lý của ông để đất nước chúng tôi phát triển.
Ảnh: TT Võ Văn Kiệt và TT Lý Quang Diệu, phiên dịch là Phạm Xuân Hoàng Ân - con trai nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn.

Thứ Hai, 20 tháng 9, 2021

Chống dân chứ chống dịch gì kiểu này?

Làm khó dân, chứ "dịch" nó có biết sợ ông Quận này ngại ông Quận kia đâu? Số nhà 200 thì xanh, mà 202 thì đỏ, virus nó cũng điên luôn.

Trong lúc này, những gì quá thiết yếu người ta mới cần gửi đi đâu đó. Bình thường họ tự cầm đi hoặc quá lắm là kêu grab tốn vài chục ngàn là từ gửi Đông sang Tây rồi. Bọ Lập ở Củ Chi bị ngứa, con gái từ Q2 gửi qua shipper mấy tuýp thuốc bôi. Gần đến nơi thì shipper bị "chốt" phán: Này không phải thuốc! Quay về! (Các du kích ấy nghĩ thuốc chỉ có 2 loại uống hoặc tiêm). Bọ ta chỉ biết vừa gãi vừa chửi...đù mạ hắn, không rõ hắn là ai
🙂
Nói, "chặn" để tránh lây rộng ra khỏi Phường, Quận, là nói cho...vui. Mình hôm nọ ngồi lên xe, áo mũ giày tất chỉnh tề, đi...xuyên thành phố, rào đường này vòng đường khác, hỏi giấy nọ thì đưa giấy kia hoặc không đưa gì. Vẫn tới nơi cần tới.
Nghĩa là, thay vì bình thường chỉ chạy 8km thì nay thành...16km. Lâu hơn và tốn xăng hơn, chứ về tác dụng "ngăn dịch" có ngăn được gì đâu?
Nhưng, tác dụng "làm khó, làm khổ" thì rõ rồi: Nửa triệu bạc cho một cuốc xe liên quận.
---
Chuyện ngoáy mũi, có anh Việt kiều EU thắc mắc:
Ở Đức 1kít test xịn giá 0,8euro (khoảng 21,3 ngàn vnd), ở VN bộ Y duyệt 200ngàn/xét nghiệm nhanh, (các nơi toàn thu hơn 300k) Chênh kinh thế? Phần chênh lệch đó sẽ đi đâu? (Vậy ngu gì mà ko ngoáy vì càng ngoáy càng ra tiền nhỉ.).
Hỏi thì cũng là trả lời.
Về ngàn tỷ nọ ngàn tỷ kia "cứu trợ", nay tới đợt 3 rồi mà vẫn đầy người ngáp ngáp chờ "anh bộ đội đến nhà cho em một món quà", chưa nói tiền bạc. Không lẽ lúc này cũng lại bắt quận, phường, tổ dân phố "Sao kê" chứ nói cho gọn, là soi ra thì đầy rẫy sai phạm. Sau trận dịch này, nếu cứ xử theo "án lệ" ăn cắp 1 con vịt = 7 năm tù ngồi, thì nhẽ trưng dụng toàn bộ trường học trên đất Việt làm "Nhà giam dã chiến"
🙂
. Có khi còn phải có tổ chức đảng trong tù để họ "sinh hoạt" ấy chứ 99,9% là đảng viên, chắc luôn!
Và:
CUỘC XÂM CHIẾM THỊ TRƯỜNG THẦN TỐC ĐẦY NGHI NGỜ CỦA VACCINE TRUNG QUỐC .
.
Không thể tin được, vừa được phê duyệt thần tốc hôm 10/9/2021, thi bây giờ còn thần tốc hơn, Bộ Y tế đã phệ duyệt nhập 30 triệu liều vaccine Hayat – Vax (https://dantri.com.vn/.../30-trieu-lieu-vac-xin-covid-19...)
Trong lúc cả nước thiếu vaccine, đây phải là tin vui, nhưng thật không vui chút nào. Có mấy câu hỏi sau đây, không tài nào trả lời được.
1. Hayat-Vax là vaccine không có trong danh mục của WHO. Đã có 6 loại vaccine trong danh mục của WHO được Việt Nam cấp phép khẩn cấp. Hayat-Vax không trải qua kiểm nghiệm lâm sàng ở Việt Nam.
Vậy dựa trên số liệu nào, cơ sở nào, nhu cầu nào để Bộ Y tế cấp phép sử dụng ở Việt Nam?
2. Theo cổng thông tin của Bộ Y tế thì:
“Vaccine là Hayat-Vax do Công ty TNHH Viện Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Tập đoàn Biotec Quốc gia Trung Quốc (CNBG), Trung Quốc, sản xuất bán thành phẩm. Vaccine này được đóng gói sơ cấp, thứ cấp và xuất xưởng tại Julphar (Gulf Pharmaceutical Industries), Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất” https://covid19.gov.vn/viet-nam-phe-duyet-vaccine-hayat...).
Một loại thuốc không thể mang 2 tên. Vero Cell của Trung Quốc khi khoác áo Hayat-Vax thì đã biến thành một vaccine khác.
Không thể lấy dữ liệu của Vero cell để làm cơ sở duyệt cho Hayat – Vax. Nếu đã là 1 thì tại sao phải mang 2 tên? Nếu lấy được dữ liệu của vaccine này để duyệt cho vaccine kia thì sao Hayat – Vax chưa có trong danh sách của WHO?
3. Trong lúc cả thế giới khan hiếm vaccine phòng chống Covid, Chính phủ đi xin khắp nơi, có nước chỉ được 100 000 liều, có nước được 300 000 liều.
Vậy mà trong chốc lát có ngay 30 000 000 liều vaccine Hayat – Vax về Việt Nam. Như vậy Hayat – Vax có chất lượng như thế nào mà dư thừa nhiều thế?
4. Có phải đây là cách để giúp cho vaccine Trung Quốc thần tốc chiếm thị trường Việt Nam?
5. Cuộc xâm chiếm thần tốc thị trường Việt Nam của vaccine Trung Quốc khoác áo Hayat – Vax có ảnh hưởng đến quá trình phê duyệt Nanocovax? Nghiêm túc với nội thì hoàn nghênh, nhưng dễ dãi với ngoại thì phải tránh.
Có sức ép nào chăng? đơn thuần chỉ là lợi ích? để cản đường vaccine nội?... Những hoài nghi thật không dễ trả lời.
........................
ĐẠI DỊCH KHÔNG PHẢI LÚC ĐỂ KIẾM TIỀN
Một đồng nghiệp kể: Đoàn xe anh đi từ HN vào TPHCM mà cứ đến tỉnh nào cũng bị đè ra xét nghiệm, dù tất cả các thành viên đã có giấy xét nghiệp PCR. “Chúng tôi không quan tâm giấy của các anh, cứ vào tỉnh tôi là phải xét nghiệm. Họ quát lên như thế” - Anh kể.
Có tỉnh, đoàn đến nửa đêm cũng bị đè ra test. Sáng hôm sau lại đè ra test phát nữa, như say good bye.
Một đồng nghiệp khác kể: Chung cư cô ở, người ta xét nghiệm xuyên đêm đến 2 giờ sáng mới nghỉ.
Đến 8 giờ sáng hôm sau, lại thấy đội lấy mẫu đến tòa nhà xét nghiệp tiếp tất cả cư dân còn lại từ già đến trẻ. Tưởng đã xong, ai cũng thở phào.
Thế mà đến tối hôm sau nữa cả tòa nhà lại bị gọi đi xét nghiệp PCR. “Anh bảo thế có điên không?”. HehHehe! Tôi không trả lời, mà bảo “Chụp anh xem cái mũi thế nào”. “Mũi em như mũi lợn anh ạ” - cô nói.
Xét nghiệm đang là chất gây nghiện với nhiều tỉnh, đặc biệt nhất là Quảng Ninh, Hải Phòng.
Hiệp hội DN logistics phản ảnh, xe ngoại tỉnh đến cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh) giao nhận hàng hóa XNK với Trung Quốc, thì lái xe phải xét nghiệm đến 3 lần, trong đó có 2 lần xét nghiệm PCR và 1 lần xét nghiệm nhanh kháng nguyên.
Việc yêu cầu lái xe phải xét nghiệm đến 3 lần cho cùng một chuyến hàng là quá nhiều, tạo gánh nặng cho doanh nghiệp và lái xe cả về chi phí, vận hành và sức khỏe.
Đặc biệt, yêu cầu xét nghiệm lần thứ 3 bằng phương pháp PCR trước khi lái xe được phép rời khu vực cửa khẩu Móng Cái, khiến cho xe đã giao nhận hàng xong nhưng vẫn phải chờ đến tối muộn hoặc ngày hôm sau mới được rời đi sau khi nhận được kết quả xét nghiệm Covid-19.
Theo tính toán của 14 Hiệp hội doanh nghiệp, chi phí xét nghiệm nCoV RT-PCR khoảng 700.000 - 800.000 đồng (tương đương 35 USD) một lần.
Với doanh nghiệp có hàng nghìn lao động, riêng chi phí xét nghiệm cũng lên tới hàng tỷ đồng mỗi lượt. Nếu một doanh nghiệp có hàng nghìn lao động thì chi phí cách ly, xét nghiệm rất lớn, trong khi chi phí một lần tiêm vaccine rẻ hơn rất nhiều.
Trước thực trạng này, 14 Hiệp hội kiến nghị đưa kit xét nghiệm COVID-19 vào diện được trợ giá, bình ổn giá; đồng thời, đề nghị Chính phủ cho các Tổ chức y tế được bán kit xét nghiệm theo giá cạnh tranh. Đây là một trong những biện pháp quan trọng nhằm kéo giảm giá xét nghiệm, hạ chi phí cho người dân và doanh nghiệp.
Nghị quyết số 105/NQ-CP đã yêu cầu Bộ Y tế ban hành văn bản hướng dẫn việc doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh mua sinh phẩm, thiết bị xét nghiệm, thực hiện việc tự xét nghiệm và công nhận kết quả xét nghiệm.
Người ta tính toán, nếu quy định này được thực hiện thì nó sẽ giúp cho các doanh nghiệp tiết giảm được khoảng 70% chi phí xét nghiệm cho nhân viên.
Với khoảng 800,000 lái xe đang tham gia vận chuyển hàng hóa và hàng triệu công nhân ở các vùng trọng điểm công nghiệp trên cả nước đang phải xét nghiệm với tần suất 3-5 ngày/lần thì chính sách này có ý nghĩa với doanh nghiệp không kém bất kỳ một gói hỗ trợ nào mà Chính phủ đã thực hiện cho đến nay.
Trong quá trình thảo luận dự thảo Nghị quyết 105, Bộ Y tế đã cương quyết chống tin thần trên, nhưng rồi bị đa số các bộ, ngành khác áp đảo.
Liệu họ có hướng dẫn không? Hay lại lờ đi, để xét nghiệm tiếp tục là chất gây nghiện cho nhiều người, nhiều nhóm của ngành?.
Hơn lúc nào hết, người dân, doanh nghiệp phải được trao quyền chủ động chống dịch, phải được chủ động xét nghiệm; phải cho bán kit xét nghiệm ở các hiệu thuốc bình thường như các quốc gia khác.
Đại dịch không phải lúc để kiếm tiền.
Cái giấy xét nghiệm của hàng triệu người ở đâu, ai cầm, ai chịu trách nhiệm?..
* Bài: Nhà báo Hoàng Tư Giang.
nguon Fb Nguyen Ngoc Chu.