Translate

Thứ Năm, 23 tháng 9, 2021

SỐNG MÒN & " Sống " trên Sương máu Đồng bào !

 Ông bà mình thường nói: không có lửa sao có khói? Mà ai tham mưu Thủ tướng ký cái văn bản này, một là quá trung thực, hai là quá cao cường, nhỉ? Chuyện xét nghiệm là một trường thiên bi hí sự, nhiều bạn đang viết, còn mình thì thấy phải đặt cục gạch trước ở công điện này đã:

THỦ TƯỚNG: TRÁNH LÃNG PHÍ, LỢI ÍCH NHÓM TRONG MUA SẮM KIT XÉT NGHIỆM .
Công điện truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính, ngày 22/9 nêu rõ: Yêu cầu Ban chỉ đạo chống dịch các cấp khi mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thuốc và vaccine phải tổ chức khoa học, tránh lãng phí, lợi ích nhóm.
Để tránh lãng phí nguồn lực, Bộ Y Tế trong công điện gửi các địa phương ngày 20/9 cũng đề nghị xét nghiệm theo nhóm, địa điểm nguy cơ, thay vì trên diện rộng như trước.Với các quy định người ngoại tỉnh vào địa phương, hiện nhiều tỉnh, thành phố đưa ra yêu cầu phải tiêm vaccine, có giấy xét nghiệm Covid-19 trong 72 giờ... Các hiệp hội, doanh nghiệp cho rằng đây là sự lãng phí, gây cản trở lưu thông và khiến họ tăng rất nhiều chi phí trong mùa dịch.
Phổ giá xét nghiệm PCR hiện khoảng 200.000 đồng một người cho mẫu gộp 10 người, 700.000 - 800.000 đồng cho 1 mẫu đơn.
14 Hiệp hội DN Việt Nam trong văn bản gửi Thủ tướng tuần trước cũng kiến nghị Thủ tướng đưa kit xét nghiệm Covid-19 vào diện được trợ giá, bình ổn giá. Họ cũng đề nghị Chính phủ cho các tổ chức y tế được bán kit xét nghiệm theo giá cạnh tranh. Đây là các biện pháp, theo họ, giúp giảm giá xét nghiệm, giảm chi phí cho doanh nghiệp, người dân.
Cũng trong công điện này, Thủ tướng một lần nữa lưu ý không thu phí tiêm chủng hay bất kỳ biểu hiện trục lợi trong tiêm vaccine Covid-19. Việc tổ chức tiêm vaccine phải đảm bảo đúng quy trình, thuận tiện nhất trên tinh thần đảm bảo an toàn, không để dịch bệnh lây lan. Gần đây tại một số địa phương như Trà Vinh, Cần Thơ, Vĩnh Phúc, Bình Định... xuất hiện tình trạng tiêm vaccine thu phí, không đúng đối tượng. Cách đây một tuần, tại Trà Vinh, Giám đốc Trung tâm Y tế TP Trà Vinh đã bị kỷ luật, cách chức do tổ chức tiêm vaccine cho doanh nghiệp không thuộc đối tượng ưu tiên.
==============
SỐNG MÒN
Tại xóm trọ võng ở Bình Trị Đông B (Q. Bình Tân, TP.HCM) hiện có 18 người đang tá túc. Nhưng chỉ có 10 người còn khả năng trả tiền thuê võng 20.000 đồng một ngày.
Dẫu vậy, họ vẫn may mắn hơn 60 người bị xua đi nơi khác để đảm bảo giãn cách. Đa phần họ không có tiền thuê trọ, phải ngủ trong cống hay dưới gầm cầm.
"Hầu hết đã cắm xe, cắm chứng minh thư, điện thoại. Chỉ có vài người gia đình ở quê thi thoảng gửi qua tài khoản của tôi ít tiền cầm cự" - Chủ quán, ông Nguyễn Văn Hòa cho biết.
Mắc kẹt kéo dài, những lao động ngoại tỉnh này buộc phải mạo hiểm ra đường kiếm cái ăn.
Sẩm tối, bà Nguyễn Thị Hà (quê Hà Tĩnh) trở về xóm trọ sau một ngày lẻn ra ngoài nhặt ve chai. Bà cho biết hôm nay nhiều người thương, cho tiền đồng nát, nên bà kiếm được 120.000 đồng, "Mới trả được 6 buổi tiền trọ, vẫn đang còn nợ" - bà Hà kể.
Chồng mất đã 18 năm, bà Hà nuôi 2 con. 3 năm trước, bà một mình vào Sài Gòn bán hàng rong, lượm đồng nát cùng với bệnh tim và dạ dày. Đã 2 cái Tết, bà bị ốm không về quê được.
Suốt 3 tháng qua, bà hầu như không kiếm được đồng nào, thường xuyên khất nợ chủ trọ. Khó khăn nhất là từ tháng 7 khi chính quyền siết chặt giãn cách, người phụ nữ này không còn kiếm được cả cái ăn, nhiều bữa phải ăn nhờ của người khác. Khổ quá, nhớ quê, nhớ con, bà muốn về mà không có tiền. "Nhưng một nửa tôi không muốn về. Trên người tôi không có một thứ gì cả" - bà nói.
Khác với bà Hà, ông Nguyễn Văn Sơn, 59 tuổi, quê Cà Mau tha thiết về quê. "Từ lúc bệnh phổi tái phát hồi tháng 6, tôi đã muốn về quê rồi mà đăng ký mãi chưa có chuyến", người đàn ông từng làm bảo vệ cho một phòng khám ở quận 3, chia sẻ.
Ông không thể trốn ra ngoài kiếm ăn như vài người khỏe trong xóm, chỉ trông chờ vào tiền người thân từ quê gửi lên. Hàng ngày ông và vài người ốm yếu khác đứng trong rào sắt nhìn ra ngoài, mòn mỏi trông xe từ thiện đi qua.
Khi thấy xe gần đến, ông leo qua rào chắn sang làn đường bên kia để xin. Nhận được gạo, được bánh mỳ, được rau... ông ôm ngực vì tức thở.
Xóm võng vẫn còn những hoàn cảnh khó hơn cả họ.
Bà Vân 54 tuổi, quê Cà Mau, không con cái, sống bằng nghề bán vé số, chưa giãn cách đã thường xuyên thiếu nợ tiền võng.
Ông Tô Hùng, quê Tây Ninh đang bị xuất huyết não, thoát vị đĩa đệm, chiếc xe máy là tài sản duy nhất đã phải bán chữa bệnh.
Cả 2 người được chủ trọ cưu mang vài tháng nay.
Sau 1 ngày ra ngoài, chiều nay, bà Hà còn mang về được 4 hộp cơm bộ đội cho. Bà góp cùng mọi người trong xóm.
4 tháng qua, nếu không nương tựa vào nhau, có lẽ đã có người trong số họ, chết đói.
* Bài và hình: Phan Dương, đăng trên VnExpress.
* Hình: bà Hà với phần cơm, chai nước mới xin được.
theo https://www.facebook.com/vu.k.hanh.52. -----------------
CHÚNG EM VỀ...
- Anh ơi! Chúng em lại về quê đây!.
- Thôi! Gắng đến thế này rồi thì thêm chút nữa thôi! Về đâu có dễ?.
- 3 - 4 tháng không được bán vé số. Sống lay lắt bằng cơm từ thiện. Mấy hôm rồi vợ chồng em ra đường xin bố thí. Ban đầu còn được hơn trăm ngàn/ngày. Giờ thì chỉ mấy chục ngàn, chẳng đủ tiền mua rau. Người Sài Gòn cũng hết tiền hết gạo. Chúng em tìm đường về quê sống, có bố mẹ xóm làng, chắc vẫn có rau cháo nuôi nhau...
- Gạo mắm còn không, anh ghé cho ít?.
- Đồ anh cho hôm trước, mỗi bữa chỉ dám nấu 2 ca, nên giờ vẫn còn nửa túi gạo và nửa thùng mì. Toàn cụt tay khoèo chân, ăn không ngồi rồi, giờ không dám ăn no, anh ạ!..
* Có những cuộc điện thoại, nặng trĩu. Đợi các ông tháo dây, dỡ bốt, thì người ta cũng tháo chạy cmn hết rồi. Sài Gòn ơi!. --------------------------------
Sự thật. Luôn phũ phàng.
Gần đây có vụ ngồi thùng xe lạnh "trốn chốt".
(Báo VNExp.)
...Khi được hỏi lý do về theo cách này, Nguyễn Văn Luân, 28 tuổi, quê Can Lộc, Hà Tĩnh trả lời: "Ở lại không chết vì bệnh cũng chết vì đói". (Hết trích).
Sự thật luôn phũ phàng.
Bác tôi lúc sinh thời, chắc là nói thật, rằng chỉ một nguyện vọng là người dân ai cũng có cơm ăn áo mặc.
Lãnh đạo quốc gia gần đây cũng nhiều lần hứa hẹn "Không để ai thiếu ăn thiếu mặc, không ai bị bỏ lại phía sau". Tôi cũng tin họ nói thật.
Đất nước tuy nghèo, nhưng chưa nghèo đến nỗi để ai đói cơm. Gạo thóc, cá mắm...thì cả nước này không thiếu, chưa thiếu. Nhưng nhiều nơi cán bộ cơ sở năng lực yếu, thiếu nhiệt tình, thiếu trách nhiệm, nên để sót nhiều người, nhiều gia đình không được hỗ trợ, cứu đói, trong khi trận dịch kéo dài quá mức tưởng tượng.
Đó là một lý do chính khiến nhiều người lao động từ miền Trung vào Nam kiếm sống phải chạy về quê bằng mọi cách, kể cả những cách vất vả và rủi ro nhất.
Sẽ nhiều người lại mắng rằng sao không lên ủy ban xã kêu đói. Hoặc xa hơn, sao lúc làm ra tiền không tiết kiệm, giắt kỹ vào lưng quần...
Ừ, họ cũng có một phần lỗi khi đẩy bản thân vào tình huống này, nhưng thật sự là có ai ngờ trận dịch này nó nguy hiểm và kéo dài đến thế! Mong bà con hết sức thông cảm.
Và các lãnh đạo, hãy rà soát lại hệ thống phía dưới, lúc này nên tạm chấp nhận cách làm "Thà cho nhầm hơn bỏ sót". Gạo, mắm muối thôi mà, ai tham thì cũng lấy lố cho mình dăm chục cân là cùng, rồi họ cũng để ăn chứ có lãng phí đi đâu.

Không có nhận xét nào: