Translate

Thứ Hai, 20 tháng 9, 2021

Chống dân chứ chống dịch gì kiểu này?

Làm khó dân, chứ "dịch" nó có biết sợ ông Quận này ngại ông Quận kia đâu? Số nhà 200 thì xanh, mà 202 thì đỏ, virus nó cũng điên luôn.

Trong lúc này, những gì quá thiết yếu người ta mới cần gửi đi đâu đó. Bình thường họ tự cầm đi hoặc quá lắm là kêu grab tốn vài chục ngàn là từ gửi Đông sang Tây rồi. Bọ Lập ở Củ Chi bị ngứa, con gái từ Q2 gửi qua shipper mấy tuýp thuốc bôi. Gần đến nơi thì shipper bị "chốt" phán: Này không phải thuốc! Quay về! (Các du kích ấy nghĩ thuốc chỉ có 2 loại uống hoặc tiêm). Bọ ta chỉ biết vừa gãi vừa chửi...đù mạ hắn, không rõ hắn là ai
🙂
Nói, "chặn" để tránh lây rộng ra khỏi Phường, Quận, là nói cho...vui. Mình hôm nọ ngồi lên xe, áo mũ giày tất chỉnh tề, đi...xuyên thành phố, rào đường này vòng đường khác, hỏi giấy nọ thì đưa giấy kia hoặc không đưa gì. Vẫn tới nơi cần tới.
Nghĩa là, thay vì bình thường chỉ chạy 8km thì nay thành...16km. Lâu hơn và tốn xăng hơn, chứ về tác dụng "ngăn dịch" có ngăn được gì đâu?
Nhưng, tác dụng "làm khó, làm khổ" thì rõ rồi: Nửa triệu bạc cho một cuốc xe liên quận.
---
Chuyện ngoáy mũi, có anh Việt kiều EU thắc mắc:
Ở Đức 1kít test xịn giá 0,8euro (khoảng 21,3 ngàn vnd), ở VN bộ Y duyệt 200ngàn/xét nghiệm nhanh, (các nơi toàn thu hơn 300k) Chênh kinh thế? Phần chênh lệch đó sẽ đi đâu? (Vậy ngu gì mà ko ngoáy vì càng ngoáy càng ra tiền nhỉ.).
Hỏi thì cũng là trả lời.
Về ngàn tỷ nọ ngàn tỷ kia "cứu trợ", nay tới đợt 3 rồi mà vẫn đầy người ngáp ngáp chờ "anh bộ đội đến nhà cho em một món quà", chưa nói tiền bạc. Không lẽ lúc này cũng lại bắt quận, phường, tổ dân phố "Sao kê" chứ nói cho gọn, là soi ra thì đầy rẫy sai phạm. Sau trận dịch này, nếu cứ xử theo "án lệ" ăn cắp 1 con vịt = 7 năm tù ngồi, thì nhẽ trưng dụng toàn bộ trường học trên đất Việt làm "Nhà giam dã chiến"
🙂
. Có khi còn phải có tổ chức đảng trong tù để họ "sinh hoạt" ấy chứ 99,9% là đảng viên, chắc luôn!
Và:
CUỘC XÂM CHIẾM THỊ TRƯỜNG THẦN TỐC ĐẦY NGHI NGỜ CỦA VACCINE TRUNG QUỐC .
.
Không thể tin được, vừa được phê duyệt thần tốc hôm 10/9/2021, thi bây giờ còn thần tốc hơn, Bộ Y tế đã phệ duyệt nhập 30 triệu liều vaccine Hayat – Vax (https://dantri.com.vn/.../30-trieu-lieu-vac-xin-covid-19...)
Trong lúc cả nước thiếu vaccine, đây phải là tin vui, nhưng thật không vui chút nào. Có mấy câu hỏi sau đây, không tài nào trả lời được.
1. Hayat-Vax là vaccine không có trong danh mục của WHO. Đã có 6 loại vaccine trong danh mục của WHO được Việt Nam cấp phép khẩn cấp. Hayat-Vax không trải qua kiểm nghiệm lâm sàng ở Việt Nam.
Vậy dựa trên số liệu nào, cơ sở nào, nhu cầu nào để Bộ Y tế cấp phép sử dụng ở Việt Nam?
2. Theo cổng thông tin của Bộ Y tế thì:
“Vaccine là Hayat-Vax do Công ty TNHH Viện Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Tập đoàn Biotec Quốc gia Trung Quốc (CNBG), Trung Quốc, sản xuất bán thành phẩm. Vaccine này được đóng gói sơ cấp, thứ cấp và xuất xưởng tại Julphar (Gulf Pharmaceutical Industries), Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất” https://covid19.gov.vn/viet-nam-phe-duyet-vaccine-hayat...).
Một loại thuốc không thể mang 2 tên. Vero Cell của Trung Quốc khi khoác áo Hayat-Vax thì đã biến thành một vaccine khác.
Không thể lấy dữ liệu của Vero cell để làm cơ sở duyệt cho Hayat – Vax. Nếu đã là 1 thì tại sao phải mang 2 tên? Nếu lấy được dữ liệu của vaccine này để duyệt cho vaccine kia thì sao Hayat – Vax chưa có trong danh sách của WHO?
3. Trong lúc cả thế giới khan hiếm vaccine phòng chống Covid, Chính phủ đi xin khắp nơi, có nước chỉ được 100 000 liều, có nước được 300 000 liều.
Vậy mà trong chốc lát có ngay 30 000 000 liều vaccine Hayat – Vax về Việt Nam. Như vậy Hayat – Vax có chất lượng như thế nào mà dư thừa nhiều thế?
4. Có phải đây là cách để giúp cho vaccine Trung Quốc thần tốc chiếm thị trường Việt Nam?
5. Cuộc xâm chiếm thần tốc thị trường Việt Nam của vaccine Trung Quốc khoác áo Hayat – Vax có ảnh hưởng đến quá trình phê duyệt Nanocovax? Nghiêm túc với nội thì hoàn nghênh, nhưng dễ dãi với ngoại thì phải tránh.
Có sức ép nào chăng? đơn thuần chỉ là lợi ích? để cản đường vaccine nội?... Những hoài nghi thật không dễ trả lời.
........................
ĐẠI DỊCH KHÔNG PHẢI LÚC ĐỂ KIẾM TIỀN
Một đồng nghiệp kể: Đoàn xe anh đi từ HN vào TPHCM mà cứ đến tỉnh nào cũng bị đè ra xét nghiệm, dù tất cả các thành viên đã có giấy xét nghiệp PCR. “Chúng tôi không quan tâm giấy của các anh, cứ vào tỉnh tôi là phải xét nghiệm. Họ quát lên như thế” - Anh kể.
Có tỉnh, đoàn đến nửa đêm cũng bị đè ra test. Sáng hôm sau lại đè ra test phát nữa, như say good bye.
Một đồng nghiệp khác kể: Chung cư cô ở, người ta xét nghiệm xuyên đêm đến 2 giờ sáng mới nghỉ.
Đến 8 giờ sáng hôm sau, lại thấy đội lấy mẫu đến tòa nhà xét nghiệp tiếp tất cả cư dân còn lại từ già đến trẻ. Tưởng đã xong, ai cũng thở phào.
Thế mà đến tối hôm sau nữa cả tòa nhà lại bị gọi đi xét nghiệp PCR. “Anh bảo thế có điên không?”. HehHehe! Tôi không trả lời, mà bảo “Chụp anh xem cái mũi thế nào”. “Mũi em như mũi lợn anh ạ” - cô nói.
Xét nghiệm đang là chất gây nghiện với nhiều tỉnh, đặc biệt nhất là Quảng Ninh, Hải Phòng.
Hiệp hội DN logistics phản ảnh, xe ngoại tỉnh đến cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh) giao nhận hàng hóa XNK với Trung Quốc, thì lái xe phải xét nghiệm đến 3 lần, trong đó có 2 lần xét nghiệm PCR và 1 lần xét nghiệm nhanh kháng nguyên.
Việc yêu cầu lái xe phải xét nghiệm đến 3 lần cho cùng một chuyến hàng là quá nhiều, tạo gánh nặng cho doanh nghiệp và lái xe cả về chi phí, vận hành và sức khỏe.
Đặc biệt, yêu cầu xét nghiệm lần thứ 3 bằng phương pháp PCR trước khi lái xe được phép rời khu vực cửa khẩu Móng Cái, khiến cho xe đã giao nhận hàng xong nhưng vẫn phải chờ đến tối muộn hoặc ngày hôm sau mới được rời đi sau khi nhận được kết quả xét nghiệm Covid-19.
Theo tính toán của 14 Hiệp hội doanh nghiệp, chi phí xét nghiệm nCoV RT-PCR khoảng 700.000 - 800.000 đồng (tương đương 35 USD) một lần.
Với doanh nghiệp có hàng nghìn lao động, riêng chi phí xét nghiệm cũng lên tới hàng tỷ đồng mỗi lượt. Nếu một doanh nghiệp có hàng nghìn lao động thì chi phí cách ly, xét nghiệm rất lớn, trong khi chi phí một lần tiêm vaccine rẻ hơn rất nhiều.
Trước thực trạng này, 14 Hiệp hội kiến nghị đưa kit xét nghiệm COVID-19 vào diện được trợ giá, bình ổn giá; đồng thời, đề nghị Chính phủ cho các Tổ chức y tế được bán kit xét nghiệm theo giá cạnh tranh. Đây là một trong những biện pháp quan trọng nhằm kéo giảm giá xét nghiệm, hạ chi phí cho người dân và doanh nghiệp.
Nghị quyết số 105/NQ-CP đã yêu cầu Bộ Y tế ban hành văn bản hướng dẫn việc doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh mua sinh phẩm, thiết bị xét nghiệm, thực hiện việc tự xét nghiệm và công nhận kết quả xét nghiệm.
Người ta tính toán, nếu quy định này được thực hiện thì nó sẽ giúp cho các doanh nghiệp tiết giảm được khoảng 70% chi phí xét nghiệm cho nhân viên.
Với khoảng 800,000 lái xe đang tham gia vận chuyển hàng hóa và hàng triệu công nhân ở các vùng trọng điểm công nghiệp trên cả nước đang phải xét nghiệm với tần suất 3-5 ngày/lần thì chính sách này có ý nghĩa với doanh nghiệp không kém bất kỳ một gói hỗ trợ nào mà Chính phủ đã thực hiện cho đến nay.
Trong quá trình thảo luận dự thảo Nghị quyết 105, Bộ Y tế đã cương quyết chống tin thần trên, nhưng rồi bị đa số các bộ, ngành khác áp đảo.
Liệu họ có hướng dẫn không? Hay lại lờ đi, để xét nghiệm tiếp tục là chất gây nghiện cho nhiều người, nhiều nhóm của ngành?.
Hơn lúc nào hết, người dân, doanh nghiệp phải được trao quyền chủ động chống dịch, phải được chủ động xét nghiệm; phải cho bán kit xét nghiệm ở các hiệu thuốc bình thường như các quốc gia khác.
Đại dịch không phải lúc để kiếm tiền.
Cái giấy xét nghiệm của hàng triệu người ở đâu, ai cầm, ai chịu trách nhiệm?..
* Bài: Nhà báo Hoàng Tư Giang.
nguon Fb Nguyen Ngoc Chu.

Không có nhận xét nào: