Translate

Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2020

DẤN THÂN.

Truong Huy San

Tháng 10-2014, sau mấy tuần ở bờ Đông cùng đoàn làm phim The Vietnam War của Ken Burns, tôi qua California. Khi ấy, Đoan Trang đang có học bổng tại một trường đại học ở đấy. Chúng tôi nói chuyện nhiều. Tôi vẫn cho rằng, Đoan Trang sẽ có nhiều đóng góp tốt cho đất nước với tư cách một nhà báo. Nhưng tôi hiểu lựa chọn của Trang, sự lựa chọn của một con người quả cảm.
Một đất nước chỉ có thể phát triển khi có chỗ cho nhiều sự lựa chọn khác nhau, cho nhiều tiếng nói khác nhau. Trong một quốc gia biết lắng nghe dân thì những tiếng nói như của Đoan Trang sẽ luôn được tôn trọng. Nhưng nếu đất nước đã được như thế thì những người như Trang đã ngồi làm thơ và đánh đàn rồi.

Bức ảnh dưới đây chụp với Trang và mẹ (đang ở thăm con gái) trước giờ tôi bay về Việt Nam. Mấy tháng sau đó, Trang cũng kết thúc học kỳ và hai mẹ con quyết định sẽ trở về Việt Nam dù rất nhiều người khuyên ở lại. Cả mẹ Trang và Trang đều biết những gì đang đợi... Nhưng, từ nhiều năm trước đó, Trang đã lựa chọn sự dấn thân. Bên trong người phụ nữ có rất nhiều vấn đề về sức khỏe này là một tinh thần thép. . Lịch sử có thể sẽ quên các bộ trưởng, các ủy viên bộ chính trị... nhưng chắc chắn sẽ nhớ cô, Đoan Trang.

 

Thứ Tư, 7 tháng 10, 2020

" Kí sinh trùng k ách mệnh " !

 

- Tính đến nay, cả nước có 110 Thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ, trong đó có 4 bộ vượt số lượng cấp phó so với quy định; có 201 Phó Chủ tịch UBND tỉnh, giảm 16 người.
( https://vietnamnet.vn/.../ca-nuoc-co-110-thu-truong-va... ) Và,,,,
- Mỗi " ông chủ " nước Vệ đang phải cõng trên đôi vai, lưng...còm cõi của mình đên 9 thèng " TÔI TỚ Cách mệnh "
( https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/trung-binh-cu-9-..) nguoi-dan-nuoi-1-can-bo-nha-nuoc-473225.html .
Ghế ít - Đít nhiều !
Họ quy chụp người buôn bán vỉa hè.... là kí sinh trùng XH!... nhưng chính những kẻ này mới là kẻ ăn bám tiền thuế dân, mới là loại kí sinh trùng XH ...


Bến không chồng & Lời thề mùa đông


Bến Không Chồng - xã Thụy Liên, Thái Thụy,Thái Bình.
 
CHỊ TÔI

Cả đời vò võ đợi mong
Xuân thì đã cạn người không trở về.
Nắng chiều rạc phía triền đê
Chị tôi ôm mối hẹn thề năm xưa.
Trầu cay vàng rũ ngày mưa
Cau già bấc ngọn sau mùa bão giông.
Đã bao lần cải lên ngồng
Tuổi xanh héo hắt chờ trông tháng ngày.
Người đi về phía chân mây
Trăng tròn rồi khuyết hao gầy tim đau.
Mùa qua...lại hẹn mùa sau
Tóc mây nhuốm bạc mắt nâu tích trầm.
Chị yêu si dại lặng câm
Một đời hoang hoải âm thầm đơn côi
Người đi về phía xa xôi
Chị tôi ở lại bên đời nhớ thương.
Người đi về phía vô thường
Sầu dâng bóng lẻ đêm trường mênh mang.
Hoài thương một giấc mơ hoang
Phấn tàn hương cạn lỡ làng kiếp hoa.
Chị tôi cuối buổi chiều tà
Khóc trên mộ gió xót xa bóng mình!
thơ Ánh Phạm!

Lời thề Mùa Đông

Bắt đầu từ một mùa đông
Anh tôi ra trận rồi không trở về
Cũng từ một buổi chiều quê
Chị tôi đã nhận Lời thề Mùa Đông!

Cũng là phận gái chờ chồng
Người còn hóa đá - Chị không hóa gì
Đá còn đợi bước thiên di
Còn con để bế - Chị thì chịu không

Núi còn hòn vợ, hòn chồng
Chị tôi ôm mối chờ mong bạc đầu
Cái ngày tôi bước qua cầu
Chị không khóc, sợ làm nhàu áo tôi

Bây giờ chị đã về giời
Thắp hương lạy chị - Lạy lời Mùa Đông

thơ Bùi Hoàng Tám
.

BẾN KHÔNG CHỒNG
( Tại làng Đông , xã Thụy Liên , huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình .
Bến sông Đình Đoài ,nơi đây đã từng tiễn đưa trên 1.500 trai làng ra trận đánh giặc , 230 người con ra đi mãi mãi không về ! )
Chiến tranh tàn khốc qua rồi
Gần nửa thế kỷ " sẹo lồi " còn đây !
Bến xưa đưa tiễn bạn, thày
Bây giờ chỉ một đá này khắc ghi !
Từ đây bao lớp người đi
Đánh Pháp, đuổi Mỹ ,...đều vì nước non
Cho quê hương mãi trường tồn
Non sông một dải , cháu con yên bình !
Người đi để lại chữ tình
Cho người ở lại nhìn hình chờ mong
Lời yêu chìm ở bến sông
Để nay thành" bến không chồng " xót xa !
Đất nước vang " tiến quân ca "
Anh hùng thắng mọi giặc xa, giặc gần
Bao phụ nữ mất người thân
Trái tim hóa đá - muôn vàn vọng phu !

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2020

CHỐNG LÃNG PHÍ PHẢI BẮT ĐẦU TỪ ĐẠI HỘI ĐẢNG.

..... Các Đại hội của ĐCS Đông Dương không có quà biếu. Đại hội II, III của ĐLĐ Việt Nam cũng không có quà biếu. Bắt đầu từ khi nào thì Đại hội đảng tốn kém và lãng phí như bây giờ?
Đã 75 năm kể từ ngày dành được độc lập, nhưng vẫn còn nhiều đồng bào ‘không có cơm ăn áo mặc’. Không thể tự cho vì dân khi đang hoang phí mồ hôi nước mắt của dân. Chống lãng phí phải bắt đầu từ Đại hội đảng.

Ai là người có lỗi lớn nhất khi đã để xẩy những lãng phí to lớn này? 
Nguyen Ngoc Chu )
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------


1. ĐÃ AI TƯ VẤN CHO THỦ TƯỚNG CHƯA?
Những người trong ‘Tổ Tư vấn kinh tế’ cho Thủ Tướng, có ai đã một lần ‘tư vấn’ cho Thủ tướng về tiết kiệm chi phí ở tất cả các kiểu Đại hội?
Vì tất cả các kiểu Đại hội của các cơ quan đoàn thể nhà nước, trong đó trụ cột là Đại hội Đảng các cấp, từ cấp địa phương cho đến toàn quốc - phần lớn đều dùng kinh phí nhà nước.
2. CÓ BAO NHIÊU ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP?
Để chuẩn bị cho Đại hội đảng toàn quốc, thì phải bắt đầu từ cấp xã, huyện, tỉnh. Quá trình này kéo dài cả năm. Không tính cấp chi bộ, chỉ tính cấp xã trở lên, cả nước có tất cả bao nhiêu Đại hội đảng?
Hiện cả nước có 10 614 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm: 8 295 xã, 1 714 phường và 605 thị trấn.
Cả nước hiện nay có 713 đơn vị hành chính cấp huyện. Trong đó bao gồm: 69 thành phố trực thuộc tỉnh, 50 thị xã, 49 quận và 545 huyện.
Cả nước hiện có 63 đơn vị hành chính cấp, bao gồm: 58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc trung ương.
3. MẤT BAO NHIÊU TIỀN CHI PHÍ CHO ĐẠI HỘI ĐẢNG?
Mất bao nhiêu tiền chi phí cho việc tổ chức các Đại hội đảng trên toàn quốc? Số liệu này chắc Bộ Tài chính có. Nhưng có thể ước lượng thô như dưới đây.
- Chi phí cho Đại hội cấp xã khá khác biệt nhau. Ở các xã nghèo chỉ ở mức trên và dưới 100 triệu đồng. Nhưng cấp phường ở các thành phố lớn trực thuộc trung ương thì có thể chi phí đến cả tỷ bạc. Lấy mức ước lượng thấp bình quân là 100 triệu đồng , thì trên toàn quốc chi phí cho Đại hội cấp xã tốn đến 1 061 tỷ đồng.
- Chi phí cho Đại hội cấp quận - huyện cũng khác nhau, nhưng đều tính bằng tỷ đồng. Các quận ở các thành phố lớn có thể chi phí gấp năm bảy lần các huyện nghèo. Lấy trung bình mức thấp cho chi phí cấp huyện là 2 tỷ đồng, thì tổng chi phí trên toàn quốc cho Đại hội cấp huyện là 1 426 tỷ đồng.
- Chi phí cho Đại hội cấp tỉnh - thành rất lớn. Một tỉnh nghèo như Tuyên Quang mà đã dùng 2,5 tỷ đồng để sắm quần áo cho đại biểu thì tổng chi phí của Đại hội đảng của tỉnh Tuyên Quang phải không dưới 10 tỷ đồng (https://nhadautu.vn/tuyen-quang-moi-thau-2-goi-thau-25-ty...).
Các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh thì chi phí cho Đại hội sẽ rất lớn. Tính bình quân chi phí phục vụ cho Đại hội cấp tỉnh - thành là 15 tỷ đồng, thì tổng chi phí trên toàn quốc cho cấp tỉnh sẽ là 945 tỷ đồng.
- Chi phí cho Đại hội đảng toàn quốc là rất lớn. Nếu kể cả các Hội nghị Trung ương phục vụ cho mục đích Đại hội, những chuyến đi công tác của các Bộ ở trong nước và nước ngoài phục vụ cho Đại hội đảng toàn quốc, và cả bộ máy chuẩn vị văn kiện cho Đại hội đảng toàn quốc, thì con số sẽ lớn vô kể - không dưới vài ngàn tỷ đồng. Hãy chỉ tính một ngàn tỷ đồng.
Với mức tính khiêm tốn nêu trên, thì tổng chi phí cho Đại hội đảng các cấp trên toàn quốc lên đến 4 432 tỷ đồng. Thực ra con số này còn thấp hơn con số thực chi khi tính đúng tính đủ. Nhưng 4 432 tỷ đồng mua được 886 400 tấn thóc (không dưới 531 840 tấn gạo), nuôi được 3 409 230 cán bộ suốt 1 năm với tiêu chuẩn 13kg/người /tháng ở những năm thập niên 60-80 thế kỷ trước.
Số liệu ước lượng thô ở trên đã không đưa vào một mảng rất lớn Đại hội đảng ở các bộ ban ngành trung ương, các quân khu, các tổng công ty, cấp sở phòng, các trường đại học, và hàng chục vạn chi bộ cấp cơ sở. Mà nếu tính đúng tính đủ cũng lên đến cả ngàn tỷ đồng.
Sẽ có người viện dẫn nguồn kinh phí từ Đảng phí để tổ chức Đại hội. Có chăng chỉ một bộ phận ở cấp chị bộ cơ sở - mà đã không đưa vào con số ở trên. Nhưng điều quan trọng nhất là chống lãng phí. Nguồn tiền nào cũng không được lãng phí.
4. CÒN BAO NHIÊU CHI PHÍ NGẦM?
Có một dòng chi phí ngầm cho Đại hội nhiều lần lớn hơn các chi phí nhìn thấy. Đó là dòng tài chính chi cho các ghế chức vụ - là dòng tài chính chạy chức chạy quyền. Chống chạy chức chạy quyền là một trong những mục tiêu quan trọng nhất mà lãnh đạo Đảng và nhà nước đã nhiều lần kêu gọi phải thực thi bằng được.
Có người nói Đại hội này là Đại hội không chạy chức chạy quyền? Có đúng như vậy không?
Giống như tham nhũng, không ở đâu thấy tham nhũng, mà tham nhũng xẩy ra khắp mọi nơi. Giống như xin việc, không nơi nào thấy mất tiền, mà mất tiền khắp mọi nơi. Mỗi ghế chức vụ ở phường - xã, quận - huyện, tỉnh – thành và ở trung ương đều có giá. Giá rất cao. Giá được nhiều người biết.
Những người sành về giá có thể nêu ra con số cụ thể cho mỗi vị trí. Rồi tổng hợp cho cả nước. Đó là một con số kinh hoàng làm “vỡ mật” cả những người dũng cảm nhất.
GDP đầu người là chỉ số nhìn thấy. Đó chưa phải là chỉ số phản ánh thực tế thu nhập đầu người. Còn có một dòng thu nhập GDP đầu người ngầm. Cho nên một tỉnh A có thu nhập GPD đầu người cao hơn tỉnh B không đồng nghĩa là tỉnh A giàu hơn tỉnh B.
Tham nhũng là môi trường thuận lợi cho nền kinh tế ngầm phát triển. Các nước có tham nhũng càng lớn thì dòng thu nhập GDP ngầm càng lớn. Dòng GDP thu nhập ngầm ước tính chiếm khoảng từ 30% - 80% GDP chính thức, tuỳ theo các nước.
Thu nhập ngầm của một bộ phận những người tham gia Đại hội nếu được công khai thì sẽ làm “vỡ mật” nhiều nhà tư bản.
5. QUẢ THỰC CÓ PHẢI LÀ KHÔNG THỂ SỬA CHỮA?
Hình như có ai đó nói rằng “cộng sản không thể sửa chữa”?
"Sáng kiến" chi 269 tỷ đồng mua bộ ấm chén làm quà của Hải Phòng đã bị dừng. Nhưng ở Quảng Bình lại tiếp tục chi 2,2 tỷ đồng mua cặp biếu Đại biểu Đại hội đảng, và chỉ dừng khi bị xã hội phản đối. Quảng Trị lại định mua ‘bình hút tài lộc’ để biếu Đại biểu Đại hội đảng. Còn Tuyên Quang định biếu mỗi Đại biểu Đại hội đảng một bộ quần áo “xịn chất liệu Đức, Ý, Nhật” giá 6 triệu đồng. Và tiếp tục là các tỉnh khác…Dòng quà biếu Đại biểu Đại hội đảng sẽ không chấm dứt nếu không có phản ứng quyết liệt của xã hội.
Nhưng đâu chỉ căn bệnh quà biếu trong lĩnh vực Đại hội đảng, mà ở các lĩnh vực khác các căn bệnh tương tự cũng không thể chấm dứt. Bệnh ‘cổng chào’ dẫu bị lên án mãi tận biên giới phía Bắc ở Quảng Ninh, nhưng nó vẫn bùng phát mãi tận biên giới phía Nam ở Long Xuyên. Bệnh ‘tượng đài’ thì “di căn” khắp mọi nơi. Đúng là những căn bệnh không thể chữa trị.
Các Đại hội của ĐCS Đông Dương không có quà biếu. Đại hội II, III của ĐLĐ Việt Nam cũng không có quà biếu. Bắt đầu từ khi nào thì Đại hội đảng tốn kém và lãng phí như bây giờ?
Đã 75 năm kể từ ngày dành được độc lập, nhưng vẫn còn nhiều đồng bào ‘không có cơm ăn áo mặc’. Không thể tự cho vì dân khi đang hoang phí mồ hôi nước mắt của dân. Chống lãng phí phải bắt đầu từ Đại hội đảng.
Ai là người có lỗi lớn nhất khi đã để xẩy những lãng phí to lớn này? . > http://vneconomy.vn/tong-bi-thu-mot-xu-cong-quy-cung-khong-duoc-chi-dung-bua-bai-20180625204901447.htm?fbclid=IwAR1lvtROmWv4W0gwHhf7wrQLCXx9wS-YKCHrGfdjY8NAHgJawQNWf3FokPA

'Đảng đang quá đắt đỏ' !?

Không nước! Cá chỉ vô ..Xoong Cây không đất! Cây...Củi toong. Đại cáo ...Tuyên ! Nhân nghĩa cốt ở Yên Dân! - Mong gì khi: Ăn không từ một thứ chi!

Xưa đơn giản! Chả thấy ai săm soi quần áo,bình lọ. Táp.... cặp chi na ???   ---------------------------------------------
Một trong những vấn đề nổi cộm đang được người dân quan tâm trong thời gian gần đây là tệ "hoang phí" trong việc tổ chức đại hội đảng các cấp, chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc khóa 13.
Mới đây nhất, Tỉnh ủy Quảng Trị vào tối 3/10 đã phải hủy gói thầu "bình hút tài lộc cao cấp và các loại phù hiệu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 17". Trước đó, để phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 17, Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Trị gửi thông báo mời thầu "bình hút tài lộc cao cấp và các loại phù hiệu" với dự toán gói thầu hơn 544 triệu đồng. Sau khi người dân phản ánh, đặc biệt là thông qua mạng xã hội Facebook, tỉnh này đã quyết định hủy bỏ khoản mua sắm trên.
Trước đó, hàng loạt tỉnh cũng đã chào các gói thầu trị giá hàng tỉ đồng để sắm cặp da, cặp giả da và quà tặng cho đại biểu, trong đó bao gồm tỉnh Quảng Bình dự chi 2,2 tỉ đồng mua cặp giả da. Tỉnh ủy Tuyên Quang cũng mời thầu 2 gói thầu may 428 bộ trang phục cho các đại biểu với tổng dự toán hơn 2,5 tỉ đồng.
Bình luận về điều này, Hưng Phạm Ngọc, một người có nhiều ảnh hưởng trên Facebook, viết trên trang cá nhân: "Tuyên Quang chi 2 tỉ rưỡi may đồ cho đại biểu dự đại hội đảng bộ tỉnh là một ví dụ nữa cho thấy đảng đang trở nên quá đắt đỏ với dân tộc này
- Tỉnh Hoà Bình tháo khẩu hiệu gần 11 Tỉ đồng !
Và mới lộ ra :
,
Bình Dương sẽ chi 1,7 tỷ đồng mua sắm, tặng các đại biểu dự đại hội voucher vật phẩm:
- Cặp xách: Hơn 2,2 triệu đồng
- Dù: Hơn 270 nghìn đồng
- Viết Parker: Hơn 1 triệu đồng
Tay xách cặp, tay cầm dù, túi dắt cây viết Parker, thiếu cái tẩu nữa là giống Sherlock Homes đáo Bến Thượng Hải.
Trước đó, Bình Dương mở gói thầu trang trí hội trường đại hội đảng hết 5,7 tỷ đồng
Thật.


Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2020

SỰ SÁM HỐI MUỘN MÀNG !

Tôi, nhà giáo 56 năm tuổi đời, 3 năm tuổi lính, và sắp 30 năm tuổi nghề. Tính ra không bằng tuổi học trò ông Nguyễn Minh Thuyết.


Tôi viết nhiều về ngành giáo, vì tôi yêu ngành giáo như máu thịt. Mỗi khi ngành giáo bị tổn thương là một vết cắt trong trái tim tôi. Với tôi, ngành giáo quan trọng hơn mọi ngành, vì nó là cha đẻ của nhân cách, năng lực. Mọi ngành có thơm hay thúi đều từ giáo dục mà ra. Một ông quan dối trá và tham nhũng, một người dân ăn cắp vặt, kể cả một thể chế hư hỏng, nếu không phải từ giáo dục mà ra thì chẳng lẽ quy tội cho Thượng đế?
Khi đọc lời trần tình của ông Nguyễn Minh Thuyết, đến câu ông tự sám: "công ít, tội nhiều", tôi đồng cảm và xúc động đến rưng rưng nước mắt. Đến lúc nhà giáo nên tự trách mình trước khi trách người khác thì mới giữ được chút thiên lương mà không mang tiếng bịp dân.
Thú thật, cả loạt bài tôi mắng ông đến nặng lởi, nhưng thâm tâm tôi vẫn quý trọng ông. Dẫu sao tôi và ông đều là nhà giáo. Nhà giáo không vì người học, vì xã tắc thì vì cái gì?
Nhưng trên đời, cái phụ đề "vì cái gì" đằng sau đó lại làm khổ chúng ta và làm khốn đốn cả ngành giáo dục. Giữa tôi, một nhà giáo ở một trường đại học, với ông, một người cầm chiếc gậy điều hành cả một hệ thống giáo dục lớn thì chẳng nên so sánh. Nhưng cái "công ít tội nhiều" chỉ khác ở quy mô, còn bản chất thì tương đương, tôi hình dung thế.
Thì đây. Ở cấp độ lớn thì tôi từng tham gia dự án cấp nhà nước với kinh phí nửa trăm triệu USD vay vốn ODA. Với ông thì có lẽ tham gia hoặc chủ trì hàng chục dự án tầm cỡ to hơn nữa để cải cách giáo dục. Tôi không biết công của ông đã thay đổi giáo dục đến đâu, chỉ thấy dự án chồng dự án và làm rối loạn, thậm chí hư hỏng cả ngành giáo dục. Bệnh dối trá, bệnh thành tích, bệnh danh hiệu, cả bệnh tham lam... ngày một trầm trọng hơn, có phải "vì cái gì" đó không? Còn tôi, với dự án mà tôi từng tham gia, nó đã vứt vào sọt, vì ngoài tôi sử dụng cho đổi mới dạy học ở đại học, nó chẳng có tác động gì làm thay đổi giáo dục so với số tiền 200 triệu đồng nhà nước đã chi cho phần của tôi. Tôi thấy đó là tội lớn.
Tôi không đào tạo ra hàng ngàn tiến sĩ như ông, nhưng tôi cũng đã góp phần vào cái lò đào tạo nhỏ ở cơ quan tôi, và cũng cho ra lò nhiều thạc sĩ và có người leo đến tiến sĩ. Trong số người tôi đào tạo, có một số người chăm chỉ giỏi giang, nhưng lại có rất nhiều ngưởi không tương đương với cái bằng họ nhận được. Tôi đã bất lực, thậm chí trở thành kẻ đồng loã, khi buộc phải bỏ phiếu thông qua kết quả luận văn mà trong đó có hiện tượng sao cóp, xào nấu hơn là làm ra cái gì mới. Và không phải tôi không hình dung được, những người này đã ăn cắp học thuật thì khi làm quan hay không làm quan, họ sẽ gian dối và ăn cắp gì cũng được. Mỗi khi nghe có một quan tham nhũng hay thậm chí một giáo viên, một người dân ăn cắp là tôi tự dằn vặt, rằng chính mình là thủ phạm đẻ ra họ.
Có lẽ tội của tôi còn to hơn ông nhiều vì tôi, suốt gần 30 năm qua, mỗi năm tôi còn đào tạo ra cả vạn học viên tại chức. Tôi phải thú nhận là trình độ đại học tại chức không thể và không bao giờ tương đương với đại học chính quy như các ông đã thông qua trong Luật Giáo dục đại học. Có nghĩa là tôi đã tham gia vào việc hợp thức hoá bằng cấp, thậm chí vị trí việc làm cho hàng triệu kẻ không đủ phẩm chất và năng lực, trong khi có hàng triệu sinh viên chính quy chăm chỉ, học hành giỏi giang, yêu nghề lại khó tìm việc, hoặc làm việc trái nghề, hoặc thất nghiệp. Đó là tội trời không dung đất không tha.
Chưa nói, thời trẻ, khi cùng cực của sự thiếu thốn, tôi đã từng nhận quà và phong bì của học viên sau mỗi chuyến đi dạy xa. Vì món quà và những cái phong bì đó, tôi đã từng cho họ điểm cao, dù biết rõ trình độ của họ chẳng xứng đáng. Có khốn nạn không?
Khốn nạn vì khi nhận quà và mấy cái phong bì đó, tôi lại giật mình. Không đơn giản là người học mua điểm mà nghiêm trọng hơn, lương nhà giáo thấp, tiền hôm nay họ cúng thầy thì mai kia họ bòn vét tận đáy quần phụ huynh nghèo để bù lại. Nghĩ đến cái hệ thống dây chuyền đó mà tôi thấy những món quà và phong bì kia thật bẩn thỉu.
Bây giờ tôi đã đi quá nửa cuộc đời để nhìn lại mình. Đúng là "công ít, tội nhiều". Công cá nhân chẳng đáng kể so với muôn ngàn tội mà mình đã gây ra cho giáo dục, cho đất nước và nhân dân. Ông bảo nhiều người không "bình tâm suy xét" khách quan mà hồ đồ, a dua theo đám đông, vì theo ông, nhiều ngành khác còn thúi hơn ngành giáo dục. Như ngành giao thông, ngành ngân hàng, công an, quân đội... chẳng hạn. Tôi cũng từng tự an ủi như ông khi mang ra so sánh bề nổi giữa các ngành. Nhưng khác ông, vì đêm đêm tôi vẫn cứ dằn vặt lương tâm và tự vấn: 1) Kinh phí, tức tiền túi của dân dành cho giáo dục so với những ngành ấy, ngành nào cao hơn và nó chảy về đâu? 2) Sự hư hỏng của cả hệ thống do ai đẻ ra, nếu không phải từ giáo dục? Chẳng lẽ những người trong ngành giao thông, ngành ngân hàng... mà ông nói đều là những người vô học hay không có bằng cấp?
Bấy nhiêu dằn vặt đó làm cho tôi nổi giận ngay với chính mình chứ không chỉ với ông. Ông có khả năng tự an ủi khi so sánh với những ngành khác, còn tôi thì cúi đầu trước nhân dân xin nhận tội thay họ. Thầy Nguyễn Huệ Chi vừa nhắc thân tình, rằng không nên nặng lời với trí thức, sẽ gieo nghiệp. Tôi ghi nhận, nhưng thưa thầy, tôi không có năng khiếu vuốt ve và nếu có cũng không thể làm được. Bài này tôi nặng lời với chính tôi: "Thằng khốn nạn, kẻ bất lương!" Và lâu nay, với tội lỗi quá khứ ấy, tôi vẫn luôn ám ảnh sẽ bị nghiệp báo, điều mà tôi vẫn dạy cho học trò mình: "Làm thầy giáo mà không giữ được thiên lương, gieo nỗi đau và bất hạnh cho người khác thì trước sau con cháu mình cũng sẽ thành nạn nhân!"
Một nền giáo dục vì dân thực sự thì, một khi dân kêu la, nhà giáo chân chính phải tự xét mình đã nhổ lông, bóp cổ dân thế nào thì họ mới kêu la, chứ không thể nhìn bằng đôi mắt ráo hoảnh, gọi những nhà giáo ấy là a dua hay chạy theo đám đông được.
Tôi không dùng từ "có thể" lấp lửng đầy nghi hoặc mà khẳng định như đinh đóng cột, rằng cá nhân tôi tội chồng tội! Đó là lý do tôi chưa bao giờ dám khoe công lao của mình, dù chỉ là một hình ảnh về một tờ giấy khen hay một lời tự ngợi ca như những trí thức khác. Chưa bao giờ tôi thấy xấu hổ và cay đắng với danh hiệu "trí thức" như lúc này. Tôi vẫn luôn nghĩ, giáo dục mà không trong sạch thì đừng hy vọng thể chế xã hội và mọi ngành nghề trong sạch, ông Thuyết ạ! Hậu Trung thu 2020  . > Toàn văn bài trả lời phỏng vấn của ông Nguyễn Minh Thuyết: