Translate

Thứ Hai, 13 tháng 7, 2015

Chỉ còn biết "ăn vạ" để đảm bảo quyền lợi !

Ai có thể bảo đảm quyền lợi cho nông dân?


Hãy chuẩn bị tâm lý để thấy những sự vụ như ở Cẩm Giàng sẽ xảy ra như cơm bữa
.
Đây là dự án KCN chứ không phải là dự án Đô thị, cắt đất chia lô. Khi đất được chia lô nghĩa là nhà đầu tư thứ cấp vào KCN đầu tư nhà máy, xí nghiệp. Đến lúc đó Chủ đầu tư KCN (ở đây là VSIP) mới thu lời từ các nhà đầu tư thứ cấp. Tại những dự án như vậy quan chức không có cửa để có những lô đất, tòa biệt thự (quà đối ngoại) ngược lại họ bị chính doanh nghiệp thúc ép, buộc phải bàn giao mặt bằng đúng tiến độ. Nếu có chăng quan chức chỉ có thể tham ô từ tiền đền bù giải phóng mặt bằng.
1. Đây là dự án KCN chứ không phải là dự án Đô thị, cắt đất chia lô. Trong dự án như vậy, tiến trình cơ bản đi theo các bước sau: Đất được quy hoạch làm KCN --> giải phóng mặt bằng --> thi công nền và hạ tầng --> Chia lô đất. 

Khi đất được chia lô nghĩa là nhà đầu tư thứ cấp vào KCN đầu tư nhà máy, xí nghiệp. Đến lúc đó Chủ đầu tư KCN (ở đây là VSIP) mới thu lời từ các nhà đầu tư thứ cấp. 

Tại những dự án như vậy quan chức không có cửa để có những lô đất, tòa biệt thự (quà đối ngoại) ngược lại họ bị chính doanh nghiệp thúc ép, buộc phải bàn giao mặt bằng đúng tiến độ. Nếu có chăng quan chức chỉ có thể tham ô từ tiền đền bù giải phóng mặt bằng.

2. Việc người dân rào chặn thi công tại KCN vì lý do tiền đền bù thấp thực lòng mà nói là bất hợp lý, đúng hơn là vi phạm pháp luật. 

Đất trong KCN không còn là đất của nông dân nữa, nó đã được bàn giao cho nhà đầu tư hạ tầng KCN. Tức là VSIP được quyền quản lý và kinh doanh lô đất đó theo những điều kiện của pháp luật hiện hành. 

Không hài lòng vì tiền đền bù đối tượng mà họ cần công kích là chính quyền sở tại chứ không phải là nhà đầu tư hạ tầng KCN. Nhà đầu tư hạ tầng KCN cũng là dân, là doanh nghiệp, họ đầu tư tiền của, công sức, họ đóng thuế và tạo ra các KCN, tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế, công ăn việc làm.

Với các nhà thầu thứ cấp, họ càng chẳng liên quan gì đến tiền đền bù giải phóng mặt bằng cả. Đơn giản họ nhận hợp đồng vào thi công san nền, xây dựng trong KCN và họ được trả công vì việc làm này. Người nông dân cũng không thể vì lý do tiền đền bù thấp, ngăn cản công ăn việc làm của những nhà thầu phụ kia. 

Khi rào cản, lập chốt chặn ở cửa KCN, người nông dân sở tại vì quyền lợi của mình tước đoạt đi quyền lợi và thu nhập của hàng trăm hàng ngàn con người khác. Thậm chí họ tước đoạt luôn tốc độ tăng trưởng GDP của Cẩm Giàng.

Nhưng người nông dân không "ăn vạ" và không "tước đoạt" như vậy, thì ai, ai có thể bảo đảm quyền lợi cho họ khi mà công nghiệp tấn công nông nghiệp, đô thị tấn công làng xã? 

Đền bù 60 ngàn đồng/m2 đất ruộng tức là 20 triệu/ sào Bắc Bộ cộng hỗ trợ 5% không đủ để người nông dân một làng tiêu hủy đi nghề ngàn năm của mình !
------

Giá đền bù đất đai không dựa trên những áp đặt chủ quan từ người lập pháp, cũng không hẳn là tính toán trên giá trị lô đất, m2 đất theo thời giá hiện hành mà nó cần được tính trên lợi ích kinh tế mà việc chuyển đổi đất đem lại. 

Nghĩa là xác định một lô đất được quy hoạch thành KCN thì giá trị sinh lời của nó trong ít nhất 30 năm kế tiếp là khoảng bao nhiêu. Dựa trên tính toán này thì người nông dân - những người đã hi sinh đất của mình để phục vụ cho dự án sẽ được hưởng bao nhiêu% giá trị thặng dư đó. 

Trong đó có bao nhiêu là tiền tái định cư, tái nghề (tức là đất mới cho hoạt động canh tác) bao nhiêu% cho tiền đào tạo nghề, chuyển đổi sản xuất và bao nhiêu tiền trả sống để người dân ổn định lại nơi ăn chốn ở, cũng như việc làm của mình.
------

Dù muốn dù không, dù có gân hết cả cổ, cả lòng mề của các cô để bảo vệ quyền và lợi ích của nông dân thì các cô hãy chuẩn bị tâm lý để thấy những sự vụ như ở Cẩm Giàng sẽ sẩy ra như cơm bữa.

Nông dân mất đất, nỗi kêu than sẽ lên tới tận trời. Cái gọi là dân oan sẽ đầy phố phường Hà Nội và dần hình thành nên cộng đồng vô gia cư ở Việt Nam.

72% lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp, vài trăm tới vài ngàn m2 đất canh tác trên đầu người vĩnh viễn ko giúp nông dân làm giầu đc. Họ chỉ giầu khi họ trở thành điền chủ và chỉ chiếm từ 5 - 10% lực lượng lao động cả nước.

Điều này có nghĩa là trên 70% số hộ nông nghiệp ngày nay sẽ mất tư liệu sản xuất là đất đai. Họ đi về đâu? Làm công nhân, hay giáo sư tiến sỹ thậm chí bổ sung cho đội ngũ dân oan thêm đông đảo. Chỉ còn lại rất ít cá nhân vì may mắn hoặc vì một lý do nào đó ko bị mất đất và trở thành người bảo vệ cho nền nông nghiệp Vn.

Đây là quá trình phân công lại lao động xã hội, và quá trình này sẽ diễn ra một cách tất yếu không thể chối từ.

Quang Phan
(Blog Người Đồng Bằng)
http://nguoidongbang.blogspot.com/2015/07/nhung-nguoi-nong-dan-khong-va-thi-ai-co.html#more

Không có nhận xét nào: