Báo "Thư tín và địa cầu" ngày 15/7 đã đăng bài viết của ông Glen Hodgson, Phó Chủ tịch kiêm kinh tế gia trưởng của Hội đồng Hội nghị Canada (CBC), viết về 5 sai lầm cơ bản trong hai thập kỷ qua đã dẫn đến cuộc khủng hoảng nợ và ngân hàng tại Hy Lạp.
>> Việt-Trung nhất trí kiểm soát tốt bất đồng trên biển (16/7)
>> Khẩn trương cứu lửa, dù nước gần hay xa (16/7)
>> Vì sao Thái Lan dừng mua tàu ngầm Trung Quốc? (16/7)
>> Hy Lạp: Biểu tình bạo lực trước thềm phiên bỏ phiếu về gói cứu trợ
>> Trận chiến cam go của Thủ tướng Hy Lạp
>> TS Thiên: 'Xích' nợ xấu lại, giá phải trả rất đắt
Sai lầm thứ nhất là bản thân sự ra đời của đồng euro. Đồng euro không phải ra đời vì lý do kinh tế, mà vì các lý do chính trị nhằm thúc đẩy sự hội nhập của liên minh chính trị châu Âu. Liên minh châu Âu (EU) không phải là một "khu vực tiền tệ tối ưu", nơi những điều kiện giống nhau - bao gồm cả tỷ giá hối đoái - có thể áp dụng tại nhiều nước.
Những khác biệt văn hóa sâu sắc giữa các nước thành viên EU đang tạo ra những rào cản cho việc hình thành một triết lý kinh tế chung và những điều kiện tương tự nhau tại các nước, hai yếu tố quan trọng của việc cùng sử dụng một đồng tiền chung. EU cũng không phải là một liên bang hoàn chỉnh với các cấu trúc gắn liền để có thể chuyển các nguồn lực tài chính từ các khu vực giàu sang các khu vực nghèo, một yếu tố quan trọng khác để duy trì một liên minh tiền tệ.
Sai lầm thứ nhất là bản thân sự ra đời của đồng euro.
Bất chấp những thiếu sót rõ rệt này, khu vực đồng euro đã được thành lập năm 1999. Một số thành viên EU hùng mạnh hơn như Anh, Đan Mạch và Thụy Điển đã lựa chọn không gia nhập khu vực đồng euro và do vậy giữ nguyên đồng nội tệ và chính sách tiền tệ của họ.
Sai lầm thứ hai là để cho Hy Lạp tham gia khu vực đồng euro. Hy Lạp có lịch sử quản lý kinh tế và nợ yếu kém kéo dài, đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng nợ và ngân hàng. Hy Lạp chưa bao giờ đáp ứng được tiêu chuẩn nghiêm ngặt gia nhập khu vực đồng euro và chưa bao giờ có chung triết lý kinh tế và sự thận trọng về tài chính giống như nền kinh tế lớn nhất khu vực đồng euro là Đức. Tuy nhiên Hy Lạp đã được kết nạp vào khu vực đồng euro năm 2001.
Sai lầm thứ ba là các chủ nợ tư nhân quá mở rộng tín dụng cho chính phủ Hy Lạp. Khi Hy Lạp gia nhập khu vực đồng euro, EU và các ngân hàng khác đều sẵn sàng mua trái phiếu của chính phủ nước này. Do được định giá bằng đồng euro, những trái phiếu này đang làm trầm trọng thêm những thâm hụt tài chính hiện nay. Các ngân hàng đã có một giả định ngầm rằng Hy Lạp hoặc sẽ tìm các biện pháp để trả nợ đúng hẹn, hoặc sẽ phải có một chủ thể nào đó có đủ các phương tiện tài chính sẽ giải cứu Hy Lạp nếu cần thiết. Tuy nhiên, kỳ vọng đó là không đúng chỗ. Sau khi cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp nổ ra năm 2010, các tổ chức tư nhân đang giữ trái phiếu Hy Lạp đã được yêu cầu giảm giá trị trái phiếu Hy Lạp họ đang giữ, với khoản cắt giảm vượt quá 70% giá trị ròng hiện nay.
Sai lầm thứ tư là việc giải cứu Hy Lạp trong các năm 2010 và 2012. Trên lý thuyết, các thành viên khác của khu vực đồng euro có thể quyết định ngay từ đầu không cứu trợ Hy Lạp, bởi nước này không có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn của thành viên khu vực đồng euro. Hy Lạp lẽ ra nên vỡ nợ tại thời điểm đó và rời khỏi khu vực đồng euro. Tuy nhiên, trên thực tế, có một cam kết chính trị sâu sắc giữa các thành viên khu vực đồng euro để giữ cho liên minh tiền tệ tồn tại, kể cả với một cái giá tài chính cao. Vì thế, việc giải cứu Hy Lạp đã bắt đầu và được tiếp tục cho đến ngày nay.
Người dân Hy Lạp biểu tình ở thủ đô Athens phản đối chính sách khắc khổ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Sai lầm thứ năm là Hy Lạp đã cho rằng họ có đòn bẩy thương thuyết. Chính phủ Hy Lạp do đảng Syriza lãnh đạo đã tin tưởng một cách sai lầm rằng họ có một đòn bẩy lớn trong các cuộc thương thuyết với các đối tác khu vực đồng euro, cho rằng chính phủ và các cử tri châu Âu sẽ phải trả tiền cho sự chi tiêu thái quá của Hy Lạp vì tình đoàn kết xã hội.
Các con nợ thường ít có nhiều đòn bẩy hơn các chủ nợ. Con nợ có thể đe dọa giữ lại các khoản thanh toán hoặc cáo buộc các chủ nợ bắt nạt hay khủng bố họ, và Hy Lạp đã làm cả hai điều này. Sau một loạt các cuộc thương thuyết nợ trong nhiều tháng, chính phủ Hy Lạp đã tăng gấp đôi tiền đặt cược của họ bằng cách tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vào phút chót trong một nỗ lực nhằm tăng đòn bẩy.
Nhưng rốt cuộc là các chủ nợ có nhiều đòn bẩy hơn, bởi vì họ có thể giữ lại các khoản tín dụng mới - yếu tố quan trọng để giúp con nợ không bị phá sản. Với một con nợ như Hy Lạp, việc quá bạo tay có thể khiến họ phải trả giá đắt về kinh tế và tài chính, trong trường hợp này là khả năng sụp đổ của hệ thống ngân hàng Hy Lạp.
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Dường như mối lo ngại về sự kết thúc của khu vực đồng euro đã bị nói quá. Đối với các thành viên, lý do chính trị cho việc thành lập khu vực đồng euro ngày nay vẫn có hiệu lực và hiện không phải lúc để đánh giá các lợi ích kinh tế. Các nước thành viên khu vực đồng euro sẽ cần tự chuẩn bị cho việc giảm nợ cho Hy Lạp, đây là điều dường như không tránh khỏi. Họ cũng sẽ tập trung sức mạnh để hỗ trợ các nước thành viên khu vực đồng euro mắc nợ nhiều khác như Italy, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Síp để giữ các nước này ở lại liên minh tiền tệ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét