>> Trung Quốc đang tìm cách chiếm thêm bãi Hải Sâm, Trường Sa?
>> Trung Quốc chiếm đảo Philippine đang chiếm giữ, Hoa Kỳ chỉ cảnh báo chung chung
Nhân lúc tàu thuyền Philippines lánh nạn do thời tiết xấu, các tàu hải quân Trung Quốc đã giành quyền kiểm soát bãi vòng san hô Hải Sâm.
>> Trung Quốc chiếm đảo Philippine đang chiếm giữ, Hoa Kỳ chỉ cảnh báo chung chung
Nhân lúc tàu thuyền Philippines lánh nạn do thời tiết xấu, các tàu hải quân Trung Quốc đã giành quyền kiểm soát bãi vòng san hô Hải Sâm.
Ngày 02/3/2016, các hãng thông tấn Philippines và thế giới đồng loạt đưa tin ít nhất 5-6 tàu tuần dương / cảnh sát biển Trung Quốc đã chiếm lấy bãi vòng san hô Jackson (Jackson Atoll, Việt Nam gọi là bãi Hải Sâm, Trung Quốc gọi là Đá Ngũ Phương) nằm trong quần đảo Trường Sa. Bãi san hô này đang do Philippines chiếm giữ cho đến cuối tháng 2/2016.
Nhân lúc các tàu thuyền của ngư dân Philippines đang quản lý bãi ngầm san hô Hải Sâm lánh nạn do thời tiết xấu, các tàu hải quân Trung Quốc có trang bị vũ khí đã đến khu vực xung quanh và bao vây bãi vòng san hô này. Hiện nay tàu ngư dân Philippines không thể tiếp cận khu vực mà họ đã quản lý. Trong cụm vòng san hô của bãi Hải Sâm, Philippines có cho xây dựng một ngọn hải đăng để quản lý toàn bộ khu vực bãi ngầm.
Ảnh vệ tinh chụp bãi Hải Sâm / Jackson (NASA).
|
Bãi vòng san hô Hải Sâm là một rạn san hô vòng thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa. Bãi có dạng hình tròn với đường kính khoảng 6 hải lí (11,11 km). Vụng biển (đầm nước) có độ sâu từ 25 đến 46 m. Có năm vị trí được đặt tên trên vành san hô của rạn san hô vòng này, tức năm "đá". Rạn vòng này nằm về phía bắc của đá Vành Khăn và cách đảo Vĩnh Viễn 12 hải lí (22,22 km) về phía nam.
Tờ Philippine Star dẫn nguồn ngư nghiệp nước này nói Trung Quốc bắt đầu điều tàu tới chiếm bãi Hải Sâm sau khi thấy một tàu vận tải cá của Philippines bị mắc cạn trên bãi do thời tiết xấu.
Ông Eugenio Bito-onon Jr, Thị trưởng Kalayaan - tên thị trấn do Philippines thành lập ở quần đảo Trường Sa để đòi hỏi chủ quyền một phần quần đảo này, cho biết các tàu Trung Quốc đã được ở trong bãi Hải Sâm trong hơn một tháng nay.
Ông cũng cho hay số lượng tàu Trung Quốc bao quanh khu vực này khá lớn.
Một ngư dân giấu tên từ Mindoro Occidental thì nói tàu Trung Quốc đã xua đuổi tàu cá Philippines khi tàu này định vào trong khu vực hồi tuần trước.
Xem thêm:
Mới đây, hợp đồng mua bán tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển SBMS của Philippines đã bị hủy bỏ để nhường chỗ cho lô trang thiết bị cá nhân của bộ binh gồm mũ bảo hiểm, áo giáp và một số trang bị khác, gây nên một làn sóng giận dữ trong dư luận nước này.
|
Người này nói: “Các tàu sơn màu trắng và xám của Trung Quốc, có khoảng bốn chiếc đậu bên trong vụng biển, đã ngăn cản chúng tôi tiếp cận ngư trường truyền thống của chúng tôi”.
Quân đội Philippines cho hay đã nhận được thông tin về hiện diện của tàu Trung Quốc ở bãi Hải Sâm và đang tìm cách xác minh. Trung Quốc đã điều tàu đi lại xung quanh Bãi Cỏ Mây gần đó mà hiện Philippines đang duy trì hải quân canh gác, bởi vậy Philippines muốn thẩm định liệu tàu Trung Quốc đóng tại đây lâu dài hay không.
Có thể thấy, cách thức Trung Quốc kiểm soát bãi Hải Sâm cũng tương tự như vụ bãi Vành Khăn trước đây. Nguồn tin của Philippines cho rằng một cơn bão vào năm 1994 đã khiến Hải quân Philippines phải rời đá Vành Khăn, và sau khi trở lại thì họ phát hiện Trung Quốc đã chiếm đá. Hiện bãi đá Vành Khăn là một trong bảy đảo nhân tạo Trung Quốc đang triển khai xây dựng trên quy mô lớn ở Biển Đông.
Hồi năm 2011, tàu chiến Trung Quốc từng nổ súng gây hấn với 3 tàu cá của Philippines cũng tại bãi Hải Sâm, khiến các tàu này phải cắt neo bỏ chạy về đảo Vĩnh Viễn, cũng thuộc quần đảo Trường Sa, hiện đang do Philippines kiểm soát.
Manila đang theo đuổi vụ kiện yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh tại Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) và dự kiến, phán quyết cuối cùng sẽ được tòa đưa ra vào tháng 5 năm nay.
Xem thêm:
|
Tuy nhiên, đến nay, gần đây nhất là vào ngày 29/2/2016, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi vẫn khăng khăng rằng,Trung Quốc không chấp nhận, không tham gia vụ kiện của Philippines về vấn đề Biển Đông là có cơ sở pháp lý quốc tế đầy đủ, lập trường này là rõ ràng và nhất quán.
Thông tin tham khảo từ báo chí Philippines và quốc tế về vụ chiếm bãi vòng san hô Hải Sâm:
Theo PHILSTAR / NĂNG LƯỢNG MỚI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét