Translate

Thứ Tư, 3 tháng 2, 2016

Nguyễn Đình Cống: thông bảo từ bỏ Đảng

Tác giả: Nguyễn Đình Cống
.KD: Mình nhận được bài viết này từ bạn bè gửi, với lời bình: Người hiền nổi giận. Mình không biết GS Nguyễn Đình Cống, nhưng trên Blog này của mình, hôm nay tự nhiên trong cột Đọc nhiều nhất lại có bài của GS gửi QH ngày 15/4/2014, chứng tỏ Blog của mình rất được quan tâm  :D
.Mình không vào ĐẢng, tuy nhiên trong gia đình mình, chồng, con trai, con dâu đều là Đảng viên, và mình tôn trọng chí hướng lẫn quan niệm, sự chọn lựa của họ.  Còn mình rất được nể trọng. Tôn trọng sự khác biệt, là quan điểm chung của gia đình. Và mình nghĩ, đó là sự văn minh, để con người sống và làm việc an bình, cảm giác hạnh phúc.
.Thế nên trước việc GS Nguyễn Đình Cống thông báo từ bỏ Đảng, mình nghĩ cũng là việc bình thường, dù rằng hẳn ông đã phải cân nhắc rất nhiều việc này. Liệu ông có mất việc, có bị làm khó dễ không?  Hi…hi… Trong một XH mà sự khác biệt rất dễ được đội mũ “phản động”, “diễn biến hòa mình”…
.Tuy nhiên việc một GS, một giảng viên ĐH, tuyên bố từ bỏ Đảng hẳn không phải là điều bình thường như mọi người dân khác. BBC hôm nay cũng đưa câu chuyện này.
Trước vụ việc Gs Nguyễn Đình Cống tuyên bố ra khỏi Đảng, lần đầu tiên Blog KD/ KD xin phá lệ, là xin đăng lại các comment trên FB Kim Dung Pham về vấn đề này để bạn đọc chia sẻ (ở cuối bài viết này).

GS Cong
GSTS Nguyễn Đình Cống. Nguồn: internet
Tôi là Nguyễn Đình Cống, sinh năm 1937. Tôi vào Đảng Cộng sản VN năm 1985, tại đảng bộ Đại học Xây dựng, lúc 48 tuổi và đã được phong chức danh Phó giáo sư, học vị tiến sĩ, hiện nay là Giáo sư.
Tôi vào Đảng với nguyện vọng đóng góp trí tuệ và công sức làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh. Thế nhưng càng ngày tôi càng nhận ra rằng Chủ nghĩa Mác Lênin (CNML) có nhiều độc hại, rằng Chủ nghĩa cộng sản chỉ là ảo tưởng, rằng thể chế hiện tại của VN là sự độc tài toàn trị của Đảng.
Tôi đã viết nhiều bài phân tích sai lầm của Mác, viết nhiều thư gửi tổ chức Đảng  góp ý kiến về việc từ bỏ CNML và thay đổi thể chế, viết ý kiến đóng góp cho Đại hội 12 với hy vọng đại hội  sẽ có chuyển biến tốt về phía dân chủ. Thế nhưng ĐH  12 vẫn kiên trì CNML và đường lối chính trị cũ.
Tôi thấy không còn lý do để tiếp tục ở trong Đảng,  cũng là để tỏ thái độ dứt khoát với CNML và sự độc tài toàn trị của ĐCSVN. Vậy tôi thông báo từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày  03 tháng 02 năm 2016. Yêu cầu tổ chức Đảng xóa tên tôi khỏi danh sách.

Đọc thêm bài hôm nay của BBC về hiện tượng này: 

Giáo sư Nguyễn Đình Cống ‘từ bỏ Đảng’

Tác giả: BBC
GS Cong
Trên trang cá nhân, giáo sư Nguyễn Đình Cống, một trí thức tại Quảng Bình, thông báo ông ‘từ bỏ Đảng’ từ ngày Ba tháng Hai.
Ông Nguyễn Đình Cống viết: “Tôi thông báo từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 03 tháng 02 năm 2016. Yêu cầu tổ chức Đảng xóa tên tôi khỏi danh sách”.
Trả lời BBC Tiếng Việt về quyết định của mình, Giáo sư Cống cho biết nguyên nhân việc làm của ông: “Thực ra ý định ra khỏi Đảng có từ lâu rồi. Nhưng tôi vẫn muốn kéo dài ra đến Đại hội 12 vì trước đại hội 12, tôi cũng đã đóng góp rất nhiều ý kiến cho đại hội, muốn đại hội thảo luận, trao đổi.”
“Tôi chờ xem thử đại hội có trao đổi, thảo luận gì không, có chuyển biến gì không.”
“Rồi sau đại hội, không thấy chuyển biến gì cả thì tôi quyết định dứt khoát ra khỏi Đảng.”
Khi được hỏi đã đóng góp ý kiến gì, ông liệt kê:“Tôi có nêu ý ‎ kiến Chủ nghĩa Marx – Lenin là không thích hợp nữa, nên bỏ nó đi. Chứ đừng có kiên trì Marx- Lenin, bỏ cái đường lối tiến lên chủ nghĩa xã hội, mà phải xây dựng một thể chế dân chủ, tam quyền phân lập, bỏ cái việc toàn trị của Đảng, bỏ quốc hữu hóa ruộng đất.”
“Nghĩa là phải thay đổi thể chế chính trị, chứ không phải giữ nguyên như thế này.”

Không được phản hồi

“Nên bỏ cái tên Đảng Cộng sản, lấy lại cái tên Đảng Lao động Việt Nam. Nếu không được thế thì chia cái đảng này ra làm hai. Một bên anh nào muốn giữ Đảng Cộng sản thì cứ giữ, còn số nào không muốn theo Đảng cộng sản thì cứ lập ra một cái đảng mới.” – Ông giải thích.
Giáo sư Nguyễn Đình Cống nói ông đã gửi những đóng góp của mình đến các hòm thư thu thập ý ‎ kiến của Trung ương Đảng, của tuyên huấn, và ông đăng công khai thư ngỏ của mình trên các trang Basam, Bauxite, trang cá nhân.
Tuy nhiên, ông “không nhận được bất kỳ một phản hồi nào hết”.
Thông báo từ bỏ Đảng của giáo sư Nguyễn Đình Cống nhận được hơn 6000 like chỉ sau vài giờ đăng lên.
Ông là cựu giảng viên tại Đại học Xây dựng. Ông vào Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1985, khi công tác tại trường này, khi ông là Phó giáo sư. Hiện nay ông đã nghỉ hưu và có học hàm giáo sư. Ông vẫn theo đuổi các chương trình giảng dạy từ khi nghỉ hưu.
————-
Nguồn: TTXVH
Các comment:
Đang Nguyễn Bác Trần Bạch Đằng những ngày cuối của cuộc đời rất minh mẫn ngay cả khi nằm trên giường bệnh, viết đơn xin từ Đảng.
Thích · Trả lời · 10 giờ
Ngọc Uy Phan
Ngọc Uy Phan 20 tuổi vào Đảng vì ‘sáng mắt sáng lòng’, ra khỏi Đảng chắc cũng vì ‘sáng lòng sáng mắt’
Thích · Trả lời · 2 · 10 giờ
Nguyễn Hữu Thao
Nguyễn Hữu Thaohttps://www.facebook.com/NguyenHuuThao1958/posts/624463411036953
Nguyễn Đình Cống
Hôm qua lúc 9:35 · 
THÔNG BÁO TỪ BỎ ĐẢNG
Tôi là Nguyễn Đình Cống, sinh năm 1937. Tôi vào Đảng Cộng sản VN năm 1985, tại đảng bộ Đại học Xây dựng, lúc 48 tuổi và đã được phong chức danh Phó giáo sư, tiến sĩ, hiện nay là Giáo sư.
Tôi vào Đảng với nguyện vọng đóng góp trí tuệ và công sức làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh. Thế nhưng càng ngày tôi càng nhận ra rằng Chủ nghĩa Mác Lênin ( CNML) có nhiều độc hại, rằng Chủ nghĩa cộng sản chỉ là ảo tưởng , rằng thể chế hiện tại của VN là sự độc tài toàn trị của Đảng. Tôi đã viết nhiều bài phân tích sai lầm của Mác, viết nhiều thư gửi tổ chức Đảng góp ý kiến về việc từ bỏ CNML và thay đổi thể chế, viết ý kiến đóng góp cho Đại hội 12 với hy vọng đại hội sẽ có chuyển biến tốt về phía dân chủ. Thế nhưng ĐH 12 vẫn kiên trì CNML và đường lối chính trị cũ. Tôi thấy không còn lý do để tiếp tục ở trong Đảng, cũng là để tỏ thái độ dứt khoát với CNML và sự độc tài toàn trị của ĐCSVN.
Vậy tôi thông báo từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 03 tháng 02 năm 2016. Yêu cầu tổ chức Đảng xóa tên tôi khỏi danh sách .
Thích · Trả lời · Xóa xem trước · 10 giờ
Huong Dao
Huong Dao Rất nhiều ng bạn bè mình cũng bày tỏ nguyện vọng ra khỏi Đảng khi thấy k còn phù hợp
ĐCS đã bị gắn nhiều với chính trị đấu đá nội bộ quá.
Nên cho lập một số đảng phái ôn hoà hơn cho chị em tham gia.
Chị em chủ trương hoà bình và trói nhau bằng lạt mềm thôi, chứ k chém giết.
Thích · Trả lời · 10 giờ
Bằng Lăng
Bằng Lăng Chị KD! Em nghĩ điều quan trọng nhất đối với lá đơn này là: Tổng Trọng nghĩ gì mà những nhà trí thức lớn cứ dần dần tuyên bố ra khỏi ĐCS một cách công khai??????
Thích · Trả lời · 1 · 10 giờ
Lê Bình
Lê Bình Đây là thông báo chứ không phải ĐƠN , các bác quan bị nô lện nên hễ cứ hở ra là ….ĐƠN …. chán kinh !
Thích · Trả lời · 1 · 10 giờ
Bằng Lăng
Bằng Lăng Vâng ạ. Nhưng muốn ra khỏi Đảng thì phải làm đơn ạ. Còn im lặng dài dài là tổ chức đảng cơ sở sẽ xóa tên ạ, Lê Bình
Thích · Trả lời · 1 · 10 giờ
Lê Bình
Lê Bình Đúng rồi, bác Cống thông báo là không tham gia nữa và yêu cầu XÓA TÊN mình đó mà. bác ý có cần làm đơn đâu ! 
Cái hay là chỗ đó , xưa nay nhiều vị cũng ra nhưng lại viết đơn, mình cũng coi thường các vị ấy nhưng lần đầu tiên bác Cống này làm kiểu khác ! 
Cá nhân tôi, trong một lần sinh hoạt, đứng lên lấy cái kéo cắt đôi thẻ đảng , bước ra khỏi phòng họp và sau đó tôi không quan tâm và cũng chả nghe ai nói thêm gì ,…cũng gần 15 năm nay rồi .
Thích · Trả lời · 2 · 10 giờ
Kỳ Trịnh
Kỳ Trịnh Lê Bình Nếu ra mà tự bản thân thì có nhiều cách, ví dụ như mình không đóng Đảng phí 03 tháng hoặc không sinh hoạt 03 kỳ liên tiếp thì mình nghiễm nhiên bị xoá tên, nhưng ra cách đó là mình không tôn trọng chính bản thân mình, việc xin ra phải làm đơn họ mới có cái để xem xét tuy là bất hợp lý nhưng xã hội ta nó thế nên phải chấp nhận thôi bác ạ.
Thích · Trả lời · 1 · 9 giờ · Đã chỉnh sửa
Bằng Lăng
Bằng Lăng Tôi lại thích mọi người viết đơn ra khỏi Đảng ( không phải là xin ), rồi gửi cho Tổng Trọng để ông phải suy nghĩ về tổ chức của mình, có thật sự vì dân, vì sự phát triển của đất nước này không
Thích · Trả lời · 1 · 5 giờ
Huong Dao
Huong Dao Nếu biết nghĩ thì đã làm khác rồi!
Thích · Trả lời · 10 giờ
Lê Bình
Lê Bình Cũng nên đơn giản hóa dần đi là vừa. Đảng là một tổ chức, mọi người có quyền tham gia và không tham gia nữa – thế thôi !
Thích · Trả lời · 2 · 10 giờ
Phạm Đình Lộc
Phạm Đình Lộc Tôi cũng có kế hoạch: khi nào nhận số hưu thì trả thẻ đảng, còn trong tâm thì đảng đã đi từ ….
Thích · Trả lời · 1 · 10 giờ
Phạm Lưu Vũ
Phạm Lưu Vũ Giáo sư Nguyễn Đình Cống là vị GS đầu ngành về kết cấu công trình. Mình từng là học trò của thầy từ những năm 74-79. Rất kính trọng thầy.
Thích · Trả lời · 6 · 10 giờ
Kỳ Trịnh
Kỳ Trịnh Đúng ra việc vào hay ra rất bình thường trong một xã hội văn minh, rất tiếc VN ta nó lại nâng lên thành “quan điểm” ABC vv…, cá nhân tôi khi trước đã từng cho đến năm 2007 thì làm đơn xin ra, việc có quyết định chính thức về làm dân đen gặp không ít khó khăn, do nhận thức khi vào phải làm đơn và tuyên thệ nên khi ra phải đường đường chính chính nên quyết phải đòi hỏi chính đáng, thật ra trong điều lệ có những qui định khỏi làm đơn vẫn bị cho out, nhưng ra như thế là mình tự dỗi lòng mình cá nhân không thấy thoải mái.
Thích · Trả lời · 1 · 10 giờ
Lê Bình
Lê Bình Bác cứ ở nhà , tụi nó kêu đi họp thì bảo là không đi ….mãi rồi chúng cũng gạch tên thôi mà , Phạm Đình Lộc@ !
Thích · Trả lời · 10 giờ
Đang Nguyễn
Đang Nguyễn Tổng thống Nam Tư ngày xưa nói một câu rất hay ” Hai mươi tuổi không theo cộng sản là người không có trái tim, bôn mươi tuổi không bỏ cộng sản là người không có cái đầu”
Thích · Trả lời · 10 giờ
Tùng Cận
Tùng Cận … thậm chí còn bị coi là suy thoái, tự diễn biến … hi hi
Thích · Trả lời · 9 giờ
Ruồi Trâu Ruồi Trâu
Ruồi Trâu Ruồi Trâu Sự kiện GS NĐ Cống làm RT-RT liên hệ đến Liên Xô những năm 1990-1991 ! 
Khẳng định GS NĐ Cống là 1 trí thức chân chính !
Thích · Trả lời · 1 · 9 giờ
Giang Hà
Giang Hà Chắc ông cũng phải nhiều đêm trăn trở ,mất ngủ ,một con người từng đấy năm theo đảng .
Thích · Trả lời · 9 giờ
Nguyễn Trọng Phi
Nguyễn Trọng Phi Blog KD kD ai cũng quan tâm
Vào đọc là thích CÁI TÂM của nàng 
Tính thời sự chính xác rõ ràng
Dư luận viên chắc phải chạy sang bên này..
Thích · Trả lời · 1 · 9 giờ
Hoàng Ngọc
Hoàng Ngọc Bác khen bà ấy hoài thì bà ấy phỗng mũi. Mà phỗng mũi lên là bài vở ko ra gì đâu. Hôm nay tui đã phê phán bà ấy đưa bài về văn hoá của ông Dương TQ, là có tư tưởng tự diễn biến đấy…
Thích · Trả lời · 7 giờ
Trung Nguyen
Trung Nguyen Mình có thế nào , người ta mới như thế pacman emoticon
Thích · Trả lời · 2 · 9 giờ
Hoàng Ngọc
Hoàng Ngọc Bác “xiên” hay hè. Tui rất bất ngờ
Thích · Trả lời · 7 giờ
Manh Do
Manh Do Ông này không phải đ/v chân chính, ra khỏi đảng hay vào đảng là tự nguyện! Vào và ra đều phải viết đơn ! Công bố như vậy sao được gọi là đàng hoàng!
Thích · Trả lời · 5 giờ
Hoàng Luận Dương
Hoàng Luận Dương Bác ra thì cứ việc ra . Việc gì bác phải kêu la , thế này . Bây giờ còn có khối thày . Mong được vào để có ngày vinh thân .Vinh thân rồi sẽ phì gia . Sự đời nó thế , bác la làm gì .
Thích · Trả lời · 3 giờ
Nam Việt Nguyễn
Nam Việt Nguyễn Trông GS già thế thì có lẽ nghỉ Đảng hơi muộn. Mình biết nhiều đv khi về hưu đã lẳng lặng cất giấy chuyển sinh hoạt đảng vào tủ, kg nộp tổ chức đảng ở chỗ nghỉ hưu. 
Nhân việc bạn nhắc tới phu quân là đv mình liền nhớ tới cách nay gần chục năm ngồi nhậu với bác ấy, khi nói về đề tài một số cán bộ già phát ngôn mạnh, bác Thế Văn bèn đọc câu: Xứ ta lắm vị thẳng ngay, Chỉ hăng nói thật từ ngày sắp hưu!
Nghe vậy mình nghĩ thầm cái ông thầy đồ này thâm thuý ghê.
Sắp hưu hoặc đã hưu hay nói thẳng, thật cũng có hai loại: Người quân tử, khi đương chức cũng đã nói thật rồi nhưng chưa mạnh lắm vì quy chế kỷ luật đảng ràng buộc nhiều, nay được gỡ bớt thì nói mạnh hơn nhưng vẫn trên tinh thần xây dựng và đúng đắn (như mr Bùi Quang Vinh). Còn kẻ tiểu nhân thì nói văng mạng, cay cú do phải về mặc dù đã quá tuổi quy định(như cá biệt một vài vị ở tổ tư vấn mà Thủ tướng đã qđ giải thể). Bởi vậy, bạn đọc luôn phải thu thập, tìm hiếu, suy xét kỹ lưỡng thông tin trước những dạng nói thật, nói thẳng và sự lạ đó.
------------------

nguon
:https://kimdunghn.wordpress.com/2016/02/03/nguyen-dinh-cong-thong-bao-tu-bo-dang/

Không có nhận xét nào: