Thời
gian qua, người dân thôn Chùa, xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) bàn
tán xôn xao về chuyện bà Nguyễn Thị Lê “không được chết” vì nợ chính quyền thôn
1,7 triệu đồng…
Từ đơn thư phản ánh,
phóng viên báo Lao động Thủ đô đã tìm về thôn Chùa (xã Hương Phong, Hiệp Hòa,
Bắc Giang) để tìm hiểu rõ thông tin. Trong ngôi nhà cấp 4 nhỏ bé nằm nép mình
trong ngõ, trên gương mặt người thân của bà Nguyễn Thị Lê vẫn phủ kín nỗi buồn.
Đặc biệt, trên gương mặt nhợt nhạt vì mất ngủ nhiều ngày, chúng tôi thấy rõ sự
ấm ức của họ.
Tiếp chuyện chúng
tôi, ông Nguyễn Văn Nam (anh trai của bà Nguyễn Thị Lê) mắt ngân ngấn, chia sẻ
về việc làm thiếu tình người của chính quyền nơi đây khi em gái mình qua đời.
Theo ông Nam, bà Lê chẳng may qua đời nhưng không được thông báo trên loa
truyền thanh, không được cho mượn xe tang, kèn trống… như đối với người địa
phương khác.
Theo ông Nam, ngày
9/11/2015, bà Lê qua đời, gia đình đã thông báo cho chính quyền địa phương biết
để làm giấy chứng tử, phát loa truyền thanh thông báo, cũng như hỏi mượn xe
tang, kèn trống… Tuy nhiên, những việc đó không được chính quyền địa phương tạo
điều kiện. Lý do đưa ra là bà Lê còn nợ thuế đất nông nghiệp, tiền đóng góp an
ninh quốc phòng, ủng hộ đồng bào lũ lụt, quỹ bảo trợ trẻ em, đền ơn đáp nghĩa,
khuyến học, hội xuân… với số tiền hơn 1,7 triệu đồng.
Gia đình bà Lê đang
trao đổi với phóng viên
|
“Có lẽ chẳng nơi đâu
lại có chuyện như vậy. Em gái tôi bị tàn tật từ nhỏ, thuộc hộ nghèo, lại ở cùng
hai người em cũng bị tàn tật. Ấy vậy mà khi qua đời, chính quyền địa phương lại
“bỏ rơi” như thế. Việc này không chỉ đi ngược lại với đạo lý làm người mà còn
vi phạm pháp luật. Là người tàn tật, thuộc hộ nghèo được hưởng chế độ, chính
sách của nhà nước, nhưng không hiểu lý do gì, mặc dù đã có văn bản của tỉnh,
của huyện về việc cấp cho em gái tôi mảnh đất để sinh sống, nuôi hai đứa em bị
tật nguyền, nhưng qua nhiều năm, với nhiều văn bản của cấp trên, UBND xã vẫn
không thực hiện. Đến khi em gái tôi qua đời, chính quyền thôn cũng không cho nó
được chết như người khác chỉ vì một khoản nợ vô cùng vô lý, trái quy định…”,
ông Nam bức xúc nói.
Về vấn đề này, ông
Nguyễn Văn Khúc - trưởng thôn Chùa - cho biết: Gia đình tôi và gia đình bà Lê
có quan hệ họ hàng rất gần. Việc này cũng làm tôi mất ngủ và suy nghĩ nhiều.
Tuy nhiên, nếu không làm thế thì người dân có ý kiến. Trước khi làm, tôi đã hỏi
ý kiến của lãnh đạo cấp trên, họp chi bộ thôn và căn cứ vào hương ước của làng.
Bà Lê bị tàn tật, thuộc hộ nghèo đã nhận được hỗ trợ của nhà nước, còn nghĩa vụ
đóng góp với địa phương, xã hội thì vẫn phải làm. Tổng số tiền bà Lê chưa đóng góp, còn nợ là 1.716.000 đồng. Ở thôn có 11 hộ nghèo cũng đều
phải đóng góp đầy đủ những khoản thu ấy…”.
Theo ông Nam, ngày
9/11/2015, bà Lê qua đời, gia đình đã thông báo cho chính quyền địa phương
biết để làm giấy chứng tử, phát loa truyền thanh thông báo, cũng như hỏi mượn
xe tang, kèn trống… Tuy nhiên, những việc đó không được chính quyền địa
phương tạo điều kiện. Lý do đưa ra là bà Lê còn nợ thuế đất nông nghiệp, tiền
đóng góp an ninh quốc phòng, ủng hộ đồng bào lũ lụt, quỹ bảo trợ trẻ em, đền
ơn đáp nghĩa, khuyến học, hội xuân… với số tiền hơn 1,7 triệu đồng.
|
Không biết ông Khúc không hiểu hay cố tình bất chấp mọi quy định
của nhà nước, pháp luật đối với người tàn tật, hộ nghèo về các khoản thu, khi
tại Nghị định số 55/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ đã nêu việc miễn 100% tiền
thuế đất nông nghiệp cho hộ nghèo có hiệu lực từ năm 2011. Cũng như tinh thần
của Nghị định Chính phủ về các khoản thu đóng góp không được ấn định số tiền cụ
thể. Trong đó, ở vụ việc này, có 6 đối tượng là người bị tàn tật, hộ nghèo… lẽ
ra không phải đóng góp những khoản thu này.
Vậy vì sao, bà Nguyễn Thị Lê và 11 gia đình khác trong
thôn nằm ngoài đối tượng phải thu, nhưng thôn vẫn yêu cầu thực hiện đầy đủ?
Cũng như căn cứ vào đâu để có con số hơn 1,7 triệu đồng mà bà Lê nợ thôn, để
rồi chính quyền nơi đây “bỏ rơi” bà Lê như vậy?
Báo Lao động Thủ đô sẽ
tiếp tục thông tin vụ việc đến bạn đọc.
Ngô Hùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét