Ông Nguyễn Văn Đua – Nguyên Phó Bí thư Thường trực TP.HCM.
Ông Lê Hoàng Quân – Nguyên Chủ tịch UBND TP.HCM....
.
Nghiệp chướng do các ông tạo ra để người dân gánh chịu oan khiên thật sự vô cùng tàn khốc.
- Đô thị Thủ Thiêm với tấm áo mỹ miều “hiện đại nhất nhì Đông Nam Á” chỉ có 26 lô đất dành cho công trình công cộng, 150 lô dành cho thương mại. Thương mại, nghĩa là gì? Là đất giao cho doanh nghiệp (DN) bán. Đó là kết quả lộ thiên hôm nay. Điều đáng lẽ phải minh bạch với dân khi bắt đầu và đương nhiên DN phải thương lượng với dân, thay vì đánh tráo bằng quy hoạch hay ho để tước đoạt đất của Dân nghèo.
Thật !
Các ông nợ người dân những cuộc đời bị đánh cắp, những số phận bị đánh gục. Các ông nợ nhân dân niềm tin vào tương lai. Các ông nợ quốc gia vì sự phát triển bị chính các ông kìm hãm.
Mất gì?
Đất đai. Tài sản. Sinh kế. Yên bình. Tương lai. Hy vọng. Uy tín. Niềm tin...
Gần như tất cả.
Với tất cả.
.
Đó, đích xác là tội ác!
“Câu chuyện của bà Nguyễn Thị Kim Phượng (58 tuổi), khu phố 1, phường Bình An, quận 2: Sau 3 lần cưỡng chế, ngày 31/7/2012 là “ngày kinh hoàng” nhất trong cuộc đời của tôi. Người ta kéo một đội đến để đập phá nhà, dùng xe ủi san bằng hết cả, dù tôi cố ngăn cản.
Khi đó, tôi chỉ nghĩ muốn lấy đất phải có quyết định thu hồi, muốn cưỡng chế phải có quyết định của tòa án. Tôi chỉ kịp mang theo giấy tờ tùy thân, sổ nhà đất.
Mãi sau này, khi con trai lớn đám cưới, nó bảo tôi tìm cho mấy tấm ảnh lúc nhỏ để in ra, tôi cũng không biết tìm đâu, chỉ biết khóc với con.
Tối hôm đó gia đình chúng tôi chính thức thành người vô gia cư. 4 người chia ra 4 nơi để xin ở cho dễ. Chồng vào công ty, 2 đứa con thì một đứa về nội, một đứa về ngoại ở tạm. Còn tôi kiên quyết không chịu đi.
Cả cuộc đời vợ chồng, con cái chỉ có một cái nhà. Mà không phải chỉ là cái nhà không đâu. Ở đó là kỷ niệm, là linh hồn của 4 con người. Đập nhà vô lý làm sao tôi có thể chấp nhận.
Sau “cú sốc” đó, tôi đi lang thang khắp các nhà sách để tìm đọc luật Xây dựng, các văn bản liên quan về quản lý thu hồi đất đai thuộc sở hữu Nhà nước. Không có điều kiện mua, tôi cứ nán lại đọc từ sáng đến chiều. Chiều về lại ghé đến nhà những người dân cùng hoàn cảnh như mình để tìm hiểu sâu hơn.
Tôi mua báo để đọc, cứ có bài nào liên quan đến Thủ Thiêm là cắt lại. Đọc được thông tin gì hay, có lợi cho mình và dân, tôi ghi chép vào giấy. bà Nguyễn Thị Kim Phượng (58 tuổi), khu phố 1, phường Bình An, quận 2:
Cứ vậy, đến năm 2013, từ một người chỉ học đến lớp 9, tôi bắt đầu “rành” về bản đồ. Mấy hôm nay, nghe thông tin về bản đồ 1/5.000 năm 1996, tôi cũng có một bản được sao chép từ Cục Lưu trữ Nhà nước. Đi đâu tôi cũng vác cái ba lô đựng đầy giấy tờ bên mình. Đó là tất cả những văn bản pháp lý, quy định pháp luật, kể cả những bản đồ được sao chép. Mang theo để ai muốn tìm hiểu thì lại nói cho họ nghe, cung cấp tài liệu.
Hiện tôi vẫn sống trên nền đất cũ, sau khi nhà bị đập bỏ thì dựng lán lên ở. Năm 2016 chồng mất vì ung thư, tôi mới nhờ người phụ che tôn bốn phía để có nơi thờ tự”
.
.*Thảm thiết thay:
Tiếng vọng Thủ Thiêm: xin ngàn lần, hãy để dân được sống, như
.
“150 lô đất Thủ Thiêm đã sử dụng gần hết, 101 lô làm BT đổi hạ tầng. Một mình Đại Quang Minh chiếm 60 lô đất để đổi 4 tuyến đường “dát vàng” trị giá 1k tỷ/km. BT nghĩa là suất đầu tư lớn thì đất được cấp càng nhiều. Và đương nhiên, 4 tuyến đường nội đô đó, chỉ mang lại lợi ích cho DN. Điều này, chắc chắn đã không nằm trong sự minh bạch của chính quyền với dân ngay từ ban đầu.
“Hiện thực” ở Thủ Thiêm là bút sa gà chết, bê tông đã phủ lấp phận người. Đất đã giao cho DN, ván nhân dân đã đóng thuyền lợi ích..."
----------
----------
THỦ THIÊM....TẾ !
Thưa TBT Nguyễn Phú Trọng- ông hãy nghe tiếng khóc của nhân dân
ông.
*Bán đảo Thủ Thiêm 7km2, như chiếc bánh mỡ màu, giữa lòng Sài
Gòn, thành phố Bác.
Hai mươi năm qua, quan tặc chước quỷ, mưu ma; cướp xé đất đai,
chia chác…
Mười lăm ngàn hộ dân, tao tác! Máu đổ, lệ rơi. Sông ngầu ngầu
sôi hận…
.*Nhớ xa xưa:
Lớp lớp tiền nhân, bơi bè chuối qua sông, khai đất, rừng hoang,
nước độc…
Mái lá chụm nhau, thành xóm ấp. Bầu bí nương nhau, gió hoang tắt
lửa, tối đèn.
Người ngã xuống, kẻ đứng lên, kết đúc văn hoá, lưu giữ tâm linh,
đậm sắc màu Nam Việt.
.*Thời thế đổi thay:
Ngày4/6/1996, Thủ tướng Võ Văn Kiệt, đặt bút phê 367/QĐ, nâng
Thủ Thiêm lên tầm vóc văn minh.
Bản địa dân cội gốc, được an nhiên, tự toạ, trên đất đai thấm
máu Tổ tiên mình.
Tướng Phủ quyết, dành trọn 160 ha, để an cư, tín ngưỡng, tâm
linh. Phân ranh rõ 770 ha, nhô tầng cao hiện đại…
.*Thế mà:
Ngày 22/3/2002, thị trưởng Lê Thanh Hải, vẽ công văn, đẩy nhân
dân ra khỏi đất máu cha ông mình.
Ngày 27/12/2005, phó thị trưởng Nguyễn Văn Đua, ký 6565/QĐ thay
thế 367/QĐ của Thủ tướng Kiệt, đã kiến tạo công minh. Gan hùm sói, phủ nhận
ngược đời, chuyện lạ từ thời lập quốc.
Kể từ đây, đèn xanh đã bật. Tráo trở, ngang nhiên, quan tặc xé
toang ranh quy hoạch. Miếng bánh đất đai, béo bở lũ gian Thành.
Độc chọi với bạo tàn, dân máu đổ, lệ rơi, uất nghẹn, tan tác tựa
chiến tranh…
.*Kinh hãi thay:
Thế giới ngầm ăn chia 160 ha tái định cư, rồi cộng đến 273 ha,
đất vàng, đất bạc.
Ma quái Đại Quang Minh- Khoa khàn, đi đêm cò vạc. Quan Thành ban
79 ha, đắc địa, loá vàng.
Cưỡng bức dân, mét đất chỉ 200 trăm ngàn. Nay giá đỉnh 350 triệu
đồng, một mét vuông, tiền dày như đất.
Tiền chất ngất, tội cũng dày chất ngất.
.*Để giấu che:
Ngày 17/11/2015, phó Tổng Thanh tra Ngô Văn Khánh, lệnh rút quân
bí mật. Để ăn ngầm, công lớn bao che!
Cuộc huỷ diệt bản đồ, cũng quyết liệt, gớm ghê. Từ triều Phủ đến
Sài Thành, xoá làu dấu vết.
Dân khiếu kiện, lập ấp Hà Đông, đằng đẳng 20 năm trời, quan Phủ
chính bất công, dân tiền đồ mờ mịt.
Nhiều thảo dân, uất nghẹn, chết thảm, oan hồn…
Tang tóc Thủ Thiêm, những kẻ tỏ ngọn nguồn: Lê Thanh Hải, Nguyễn
Văn Đua, Tất Thành Cang, Lê Hoàng Quân…cùng Nguyễn Tấn Dũng, Ngô Văn Khánh và
cả Khoa khàn nữa…
.*Ôi, than ôi!
Bán đảo Thủ Thiêm, bị dập vùi, nát gan, máu ứa. Ly tán, tha
phương, cả mồ mả ông cha, hồn phách lạc lối về.
Chùa Liên Trì- san phẳng- đau nghẹn, tái tê. Phật hồn lang
thang, tín đồ cũng lang thang, vô định…
Nhà thờ Thủ Thiêm, Tu viện Mến Thánh, chứng tích 178 năm, cũng
mong manh, bởi kế mưu bất chính.
Đất tan hoang, người tan hoang, văn hoá cũng tan hoang…
Gần mười ngàn ngày qua, cả bán đảo Thủ Thiêm, ngùn ngụt trái
ngang. Tiếng oan dân vẫn chưa thấu tới Ba Đình, Phủ Tổng…
.*Thảm thiết thay:
Tiếng vọng Thủ Thiêm: xin ngàn lần, hãy để dân được sống, như
con Người, trên đất Việt linh thiêng!…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét