>> Hãy mặc áo vào và trả lời dân!
>> 'Thầy ơi, em kinh doanh ngành này có bị đi tù?'
>> Vụ quán Xin Chào: cách chức trưởng Công an huyện Bình Chánh
>> Ông Võ Kim Cự rút 1 tỷ đồng tiền ngân sách cho... doanh nghiệp>> Nghi can vụ nổ súng ở Yên Bái bị đẩy ‘tới đường cùng’?
Chung Hoàng - Ảnh: VGP
Trên bửu ...Dưới đéo nghe |
VNN - Việc gì có lợi cho Tổ quốc, tôi sẽ chỉ đạo thực hiện ngay, khắc phục tình trạng nói không ai nghe, nghe xong không làm đến nơi đến chốn - Thủ tướng nói.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 hôm nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh những thành tựu của đất nước sau 30 năm Đổi mới có đóng góp to lớn của ngành, nhưng vẫn còn ở mức độ khiêm tốn so với mặt bằng chung và nhịp độ phát triển của thế giới.
“VN có dân số đứng thứ 13 thế giới, nhưng quy mô nền kinh tế chỉ đứng 38 và thu nhập bình quân đầu người là 133, bằng hơn 1/5 trung bình thế giới; trong khi vẫn hiện hữu nguy cơ tụt hậu kinh tế”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng cho rằng VN dễ bị rơi vào tình trạng thiếu chủ động và sẽ chịu những tác động từ bên ngoài khi phải đáp ứng những luật chơi tầm quốc tế.
“Chúng ta đang sống trong một giai đoạn mới của thế giới, khi mà các nguy cơ luôn thường trực và khó dự đoán, đòi hỏi chúng ta phải làm chắc tay hơn nữa, công tác dự báo chiến lược luôn có sự nhạy bén, tinh thần thường trực đối phó với những cú sốc bên ngoài. Ai làm việc đó? Ăng-ten và báo cho Đảng, Nhà nước, cho nhân dân chính là ngành ngoại giao”.
Thủ tướng muốn các nhà ngoại giao năng động, tích cực, đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư, tham gia chủ động vào các đối thoại chiến lược chính sách, hoạch định luật chơi, sân chơi kinh tế toàn cầu. Không để doanh nghiệp VN bỡ ngỡ về thông tin và luật pháp ở thị trường quốc tế, không chấp nhận việc doanh nghiệp VN bị chèn ép, bất công, bị thua thiệt trước các tập đoàn đa quốc gia, Thủ tướng yêu cầu.
Các sứ quán, đại sứ cũng phải chung tay tháo gỡ những nút thắt về thể chế, hoạch định chính sách để giúp du lịch VN: Làm thế nào để khách đến VN đông hơn; bao giờ ta bằng Thái Lan; để khách ở lại VN lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn; để khách quay trở lại; để khách kể những câu chuyện văn hóa, con người và cảnh quan tươi đẹp của VN.
“Các trưởng cơ quan đại diện VN ở nước ngoài cần thường xuyên suy nghĩ, tìm hiểu cái gì có lợi cho đất nước thì phải báo ngay cho Bộ trưởng Ngoại giao, kể cả gọi điện trực tiếp cho Thủ tướng. Tôi rất lắng nghe các đồng chí, việc gì có lợi cho Tổ quốc, tôi sẽ chỉ đạo thực hiện ngay, khắc phục tình trạng nói không ai nghe, nghe xong không làm đến nơi đến chốn để giải quyết”, Thủ tướng cam kết.
Cân bằng được lợi ích của các nước lớn
Theo Thủ tướng, một bài toán lớn, nhiệm vụ, thách thức chủ đạo đối với ngành ngoại giao là làm sao để VN lái con thuyền của mình giữa những dòng chảy chiến lược của các nước lớn.
“Cân bằng được lợi ích của các nước lớn, phát huy tối đa thế và lực của đất nước, dựa trên các giá trị cơ bản của hệ thống quốc tế như luật pháp quốc tế và các định chế quốc tế, làm sao để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo đảm lợi ích quốc gia và nâng cao vị thế của VN”, Thủ tướng đặt vấn đề.
Thủ tướng yêu cầu ngành ngoại giao tập trung 5 mấu chốt: Định hình những ưu tiên chiến lược của đất nước và xác lập một tư duy chiến lược cho ngành trong thời kỳ mới - đâu là những vấn đề bất biến, không thể xâm phạm, đâu là những lợi ích có thể dung hòa được với các nước khác.
VN cũng cần tham gia và đóng vai trò quan trọng hơn trong xây dựng thể chế của các định chế quốc tế nhằm tạo ra thế và lực cho đất nước, như LHQ, WB, IMF, ASEM, APEC…, đặc biệt là ASEAN.
Thủ tướng yêu cầu các Bộ Ngoại giao, Công Thương nghiên cứu, giao nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể cho từng đại sứ, thương vụ, rà soát các cơ chế, chế độ tài chính nhằm bảo đảm đời sống cán bộ tại cơ quan đại diện ngoại giao, nhất là các địa bàn trọng điểm.
Yêu cầu các nhà ngoại giao đại diện một cách chân thực nhất, tối ưu nhất hình ảnh, lợi ích của đất nước, Thủ tướng nhắc nhở: “Các đồng chí không chỉ là cánh tay nối dài, là tai, là mắt ở trong nước mà các đồng chí chính là hình ảnh VN”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét