§ Không quân Việt Nam xuất kích giành lại đảo Len Đao
* Sau Gạc Ma, Tổ quốc là gì trong tim những người trẻ?
* Sau Gạc Ma, Tổ quốc là gì trong tim những người trẻ?
Đã thành thông lệ, cứ đến ngày 14.3, những cán bộ chiến sĩ tàu HQ-505 và HQ-605 (Lữ đoàn 125, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân) ở mọi miền lại tìm về bên nhau để ôn lại ký ức.
Tàu HQ-505 trên bãi Cô Lin, tháng 3.1988 |
Chiều 13.3.2016, chúng tôi gặp 6 cán bộ chiến sĩ tàu HQ-605 đang sinh sống ở TP.HCM họp mặt, để nhớ lại sự kiện 14.3.1988. “5 giờ sáng, tàu đến Len Đao và thả xuồng cho bộ đội vào Len Đao cắm cờ”, nguyên máy trưởng tàu HQ-605 - thượng úy Uông Xuân Thọ trầm giọng và nhớ lại: “Tổ gồm trung úy Phan Hữu Doan, thuyền phó làm tổ trưởng và các chiến sĩ Trần Quang Ngọc, Vũ Văn Nga, Nguyễn Văn Dũng, Phạm Văn Thưởng lên nhổ vứt cờ Trung Quốc đã cắm phi pháp trước đó, thay bằng cờ VN. Xong, thượng úy Khổng Ngọc Quang là chính trị viên tàu vào thay. Anh Doan vừa leo lên tàu thì Trung Quốc tấn công chúng tôi”
.
Bi hùng HQ-605
HQ-605 là tàu nhỏ trọng tải 400 tấn, chuyên chở hàng với quân số chỉ có 18 người, trang bị thô sơ là súng AK, B40. “Tôi đứng trên đài chỉ huy canh chừng tàu đối phương và dõi theo bóng tổ bảo vệ cờ trên bãi cạn Len Đao, bất ngờ nghe tiếng đạn pháo loại 100 mm phía Cô Lin và Gạc Ma vọng rền. Biết là chúng tấn công mình nên báo thuyền trưởng báo động anh em vào vị trí chiến đấu. Khoảng 6 giờ sáng, sau khi đã bắn chìm HQ-604 và bắn cháy HQ-505, tàu pháo 502 của Trung Quốc quay sang nã đạn vào chúng tôi”, ông Nguyễn Việt Hải, nguyên thủy thủ trưởng tàu HQ-605 kể và nhớ lại: Loạt đạn đầu tiên nhằm vào đài lái, khiến trung sĩ báo vụ Bùi Duy Hiển hy sinh ngay tại chỗ, trung úy thuyền phó Nguyễn Hữu Doan bị thương nặng. Thuyền trưởng ra lệnh chặt neo, ủi lên bãi Len Đao nhưng tàu chưa kịp nổ máy thì đạn pháo Trung Quốc đã nhằm thẳng khoang máy khiến máy trưởng Uông Xuân Thọ, chiến sĩ cơ điện Trần Văn Sáu bị thương nặng
.
“Chúng tôi được lệnh rời tàu. Khi lao xuống biển điểm danh quân số mới thấy thiếu Bùi Duy Hiển, quay trở lại leo lên tìm nhưng tàu cháy dữ dội, thêm đạn pháo Trung Quốc nã như mưa nên đành gạt nước mắt, thả trôi ra khỏi tàu”, thượng úy Uông Xuân Thọ rưng rưng nước mắt kể lại và nghẹn ngào: “Suốt 4 tiếng đồng hồ lênh đênh trên biển, chiếc xuồng của tổ bảo vệ cờ trên đảo Len Đao mới vớt được hết anh em, chèo về Sinh Tồn và thuyền phó Nguyễn Hữu Doan hy sinh ngay trên xuồng, trong vòng tay đồng đội, miệng vẫn mấp máy đòi uống nước!”.
Ngày 14.3.1988, tàu HQ-605 giữ được đảo Len Đao. Đổi lại, thuyền phó Phạm Hữu Doan và chiến sĩ báo vụ Bùi Duy Hiển hy sinh; 3 người lính bị thương nặng là thuyền trưởng Lê Lệnh Sơn, máy trưởng Uông Xuân Thọ và chiến sĩ cơ điện Trần Văn Sáu.
Buổi tối hôm qua (13.3.2016), ngồi cùng 6 người lính của HQ-605, thượng tá Phạm Minh Chiến, Chủ nhiệm chính trị Lữ đoàn 125, rót 2 ly rượu trước ghế trống đầu bàn thầm thì: “Mời các anh về, mai là 14.3” và cùng rưng rưng: “28 năm rồi, các anh bất tử cùng Trường Sa”
.
Chết cũng không bỏ đảo
Sáng 12.3.2016, căn phòng nhỏ ở số 189 Hàng Kênh (Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng) chật ních cán bộ chiến sĩ đã từng công tác ở tàu HQ-505, giờ đang sinh sống tại các tỉnh miền Bắc. Anh hùng LLVT - đại tá Vũ Huy Lễ, nguyên thuyền trưởng tàu HQ-505, bị tai biến gần đây nên sức khỏe yếu, phải nhường quyền điều hành cuộc gặp mặt cho cấp dưới ngày trước là đại úy - thuyền phó Nguyễn Huy Cường.
“Gặp nhau ngày này cốt để nhớ con tàu - ngôi nhà chung của anh em và cùng ôn lại kỷ niệm 1988”, đại tá Vũ Huy Lễ nói vậy và bồi hồi: “Tôi giờ 70 tuổi, anh em cùng trên dưới 60, chẳng biết còn sống được bao lâu để nhớ 14.3.1988”.
Trong trận chiến ngày 14.3.1988 tại các bãi Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao, chúng ta hy sinh 64 người, bị bắn chìm, bắn cháy 3 tàu. Nhưng những người lính Hải quân nhân dân VN đã không bỏ chạy, không bỏ đảo, không bỏ đồng đội. Chiều 14.3.1988, các tàu HQ-931, HQ-671, HQ-614 lần lượt tới tiếp ứng bảo vệ bãi Len Đao và bãi Cô Lin. Phía Trung Quốc chỉ chiếm được bãi đá Gạc Ma.
VNE: 64 chiến sĩ ở Gạc Ma hy sinh như thế nào
Mai Thanh Hải - Vũ Ngọc Khánh
* |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét