Tiên sư cái ông Huỳnh Nghĩa khi ông nói "chứng tỏ là cử tri chưa quan tâm tới các vấn đề thời sự của đất nước". Người dân thường nói ĐKM, đã phản ánh ty tỷ lần từ năm 1975 đến nay, có cái gì thay đổi đâu. Vẫn con đường XHCN, vẫn độc tài quân phiệt, vẫn cướp đất của dân, vẫn tham nhũng ăn hết của dân không chừa cái gì, vẫn coi dân như cỏ rác... Nói như ông Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng rất đúng: “Người dân nào mà không muốn đấu tranh phòng, chống tham nhũng, hay vấn đề là người ta chán rồi? Người ta đấu tranh mãi, góp ý mãi, đưa lên báo mãi nhưng không có tác dụng gì…”
..
..
Ê. Không phải ai cũng được vào hội trường máy lạnh để ngủ đâu nha!
Đà Nẵng: Cử tri ngủ gục, chỉ hai người phát biểu
(PLO)- Thậm chí, có cử tri nằm ngủ ngon lành trong khi tiếp xúc.
phapluattp.vn|Bởi Báo Pháp Luật TP.HCM
Bùi Hoàng Tám
(Dân trí) - Đó là cuộc tiếp xúc của Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP Đà Nẵng với cử tri quận Ngũ Hành Sơn trước Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII vào chiều ngày 1/10 vừa qua. Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh giật dòng tít: “Cử tri ngủ gục, chỉ hai người phát biểu”.
Theo bài báo trên, hai cử tri phát biểu là ông Lê Hưởng (phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn). Ông Hưởng có 2 ý, một là phản đối qui định cử tri chỉ được phát biểu trong thời gian 5 phút bởi “Cử tri chúng tôi đến đây không phải là để đi thi. Chỉ có đi thi thì mới giới hạn thời gian như vậy”. Ông Hưởng nói. Ý thứ hai của cử tri Lê Hưởng là về Luật biểu tình và ông Hưởng cho rằng Quốc hội đang nợ nhân dân luật này.
Người thứ hai là cử tri Phạm Cường (phường Hòa Quý) chất vấn và yêu cầu giải quyết về vấn đề đất đai, bố trí tái định cư, giải quyết thủ tục hành chính.
Và cuộc tiếp xúc chỉ có ngần ấy bởi sau đó, chẳng có ai đứng lên phát biểu cả dù đã được mời gọi nhiều lần.
Ông Huỳnh Nghĩa (Trưởng Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng) than thở việc chỉ có hai cử tri chất vấn khiến ông và đoàn rất buồn, thấy phí vì đã dành toàn bộ thời gian cho cuộc tiếp xúc này. Ông Nghĩa còn băn khoăn vì không có một cử tri nào đóng góp vào nội dung các dự luật, nghị quyết, góp ý cho Quốc hội sẽ thông qua lần này chứng tỏ là cử tri chưa quan tâm tới các vấn đề thời sự của đất nước.
Vì sao có chuyện cử tri lại “thờ ơ” với vận mệnh đất nước như vậy?
Ở đây có thể có mấy lý do.
Thứ nhất là xu hướng “đại biểu kiêm nhiệm, cử tri chuyên nghiệp”.
Lần nào tiếp xúc cũng lại mấy gương mặt cử tri “chuyên nghiệp” quá quen thuộc. Trong khi đó, người được mời thì không muốn đến hoặc đến chả nói năng gì, thậm chí “ngủ gục” như phản ánh của bài báo. Trong khi đó có biết bao nhiêu cử tri khác rất khao khát được tiếp xúc với đại biểu Quốc hội thì tiếc thay, lại không được mời.
Thứ hai là có thể do cách điều hành của đoàn đại biểu Đà Nẵng chưa hấp dẫn, chưa thuyết phục khiến cử tri… buồn ngủ.
Còn một nguyên nhân thứ ba hoàn toàn có thể xảy ra, đó là đại diện cử tri không muốn phát biểu nữa vì những góp ý chưa được lắng nghe, tôn trọng và nếu vậy, đây là điều cực kỳ nguy hiểm.
Cách đây 2 năm (9/2013), trong phiên thảo luận về công tác phòng chống tham nhũng tại UB Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đã thốt lên đầy băn khoăn. “Người dân nào mà không muốn đấu tranh phòng, chống tham nhũng, hay vấn đề là người ta chán rồi? Người ta đấu tranh mãi, góp ý mãi, đưa lên báo mãi nhưng không có tác dụng gì…”.
Sự lo ngại của Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng hoàn toàn có thể có thật bởi không chán sao được khi những đơn thư tố cáo của người dân gửi đi luôn rơi vào sự biệt vô tăm tích. Thậm chí không nhận được dù chỉ là dòng hồi âm tối thiểu: “Chúng tôi đã nhận được…”?
Không chán sao được khi có những lá đơn gửi đi tố cáo lại quay về với chính người bị tố cáo để rồi người tố cáo nơm nớp sống trong tâm trạng sợ bị trả thù của người có quyền, có chức?
Không chán sao được khi những vụ án trật tự xã hội càng điều tra thì đối tượng liên quan càng nhiều, sự việc càng to ra trong khi đó với vụ án tham nhũng thì ngược lại, càng làm thì càng thu hẹp, vụ việc càng “teo” lại.
Không chán sao được khi tham nhũng thì lại xử hành chính, “người dân mất lòng tin vì có án tham nhũng được chỉ đạo làm xẹp xuống….” như lo ngại của Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước?
Không chán sao được khi có địa phương, gần 90% bị cáo tham nhũng được xử án treo mà theo ông Nguyễn Mạnh Cường, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp cho biết có tỉnh (Ninh Bình) hai năm xử được chín bị cáo về tội tham nhũng thì tám người được hưởng án treo. Hay như mới đây, vụ 194 phố Huế - Hà Nội cũng đang gây mất niềm tin ở hàng vạn cử tri...
Phải chăng giờ đây, đã đến lúc cử tri “đại biểu” cũng chán nốt?
Về cuộc tiếp xúc cử tri trên, có thể khó mà nói khác hai từ “thất bại” khi một cuộc tiếp xúc có cả vị Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Thân Đức Nam tham dự được chuẩn bị công phu nhưng chỉ diễn ra vài chục phút, với 2 ý kiến và có người ngủ gật.
Mong rằng những cuộc tiếp xúc “nhàm chán” và “tẻ nhạt” như thế này chỉ diễn ra ở Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng mà sẽ không xuất hiện ở những nơi khác nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét