(GDVN) - Tập Cận Bình sẽ trở nên hiếu chiến, thúc đẩy
yêu sách lãnh thổ (vô lý, phi pháp) ở Biển Đông với những hành vi ngày càng khó
dự đoán hơn sau khi thăm Mỹ.
>> Tại sao bà Hillary Clinton lại nói
ông Tập Cận Bình "đạo đức giả"?>> Tập Cận Bình ra vẻ rắn với Mỹ về Biển
Đông để dọa Việt Nam, Philippines?>> Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Trung
Quốc vi phạm luật pháp quốc tế ở Biển Đông
>> "Nhật Bản cần sẵn sàng đổ máu trong trường hợp xấu nhất"
>> "Nhật Bản cần sẵn sàng đổ máu trong trường hợp xấu nhất"
Tập Cận Bình tại LH Q |
Tuy nhiên
cách tiếp cận của Tập Cận Bình tham vọng hơn. Ông sử dụng sức mạnh của đồng
tiền để đánh bóng hình ảnh Trung Quốc thành cường quốc "có trách nhiệm, có
đóng góp" đối với hòa bình và ổn định quốc tế, nhằm pha loãng những chỉ
trích, lên án của cộng đồng quốc tế đối với (các hành vi bành trướng của) Bắc
Kinh.
Cách tiếp
cận bằng cam kết tiền bạc này có vẻ là một thành công khá tốt, giúp Tập Cận
Bình át được những chỉ trích của phương Tây về nhân quyền hay hành động leo
thang theo đuổi cái gọi là "chủ quyền" ở Biển Đông bằng việc bồi lấp,
xây dựng, quân sự hóa đảo nhân tạo (bất hợp pháp) với 3 đường băng quân sự 3000
mét.
Cái cách
Tập Cận Bình sử dụng đồng tiền cũng làm tăng giá trị hình ảnh của Trung Quốc so
với Nhật Bản và Hoa Kỳ, hai nước từ lâu đã duy trì các chương trình viện trợ
nước ngoài lớn nhất. Nhưng không giống Trung Quốc (ít nhất là phương diện công
khai), các khoản viện trợ của Hoa Kỳ và Nhật Bản thường đi kèm các điều kiện về
chính trị hay kinh tế.
Cùng
chung quan điểm này, The Diplomat ngày 29/9 bình luận, Tập Cận Bình muốn dùng 3
tỉ USD và 8 ngàn quân cam kết hỗ trợ Liên Hợp Quốc gìn giữ hòa bình, viện trợ
phát triển là thủ đoạn nhằm cố gắng đối phó với những lời chỉ trích, lên án từ
dư luận quốc tế.
Tập Cận
Bình thông báo trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc rằng sẽ tặng 1 tỉ USD trong 10
năm tới dành cho quỹ hòa bình và phát triển của Liên Hợp Quốc. Trung Quốc
thành lập một lực lượng gìn giữ hòa bình dự phong 8000 quân, cam kết viện trợ
quân sự 100 triệu USD cho liên minh châu Phi để gìn giữ hòa bình trong 5 năm
tiếp theo.
Trước đó
khi thăm Hoa Kỳ ông Tập Cận Bình đã hứa dành 2 tỉ USD cho quỹ đâu tư giúp các
nước kém phát triển nhất thế giới.
Những lời
hứa này của Tập Cận Bình không chỉ là thông điệp Bắc Kinh muốn khẳng định vai
trò cường quốc chính "có trách nhiệm" trên vũ đài chính trị quốc tế,
mà Tập Cận Bình còn muốn chống lại các lập luận lên án Trung Quốc tìm cách phá
bỏ trật tự thế giới hiện nay.
Trọc
phú lắm tiền không thể thành cường quốc trách nhiệm khi vẫn còn chà đạp luật
pháp quốc tế, bành trướng Biển Đông
Tuy nhiên
những mâu thuẫn, nghịch lý trái khoáy giữa phát biểu của Tập Cận Bình ở Mỹ và
Liên Hợp Quốc với những hành động của Trung Quốc trên thực tế đã được The Wall
Street Journal chỉ ra ngày 29/9.
Tập Cận
Bình lên tiếng mạnh mẽ bảo vệ nữ quyền ở diễn đàn Liên Hợp Quốc thì bị cựu
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton chỉ ra ngay, chính quyền của ông bắt giữ những
người phụ nữ kêu gọi chống quấy rối tình dục trên phương tiện giao thông công
cộng.
Trên Biển
Đông, Tập Cận Bình hứa sẽ "không quân sự hóa" các đảo nhân tạo bồi
lấp (bất hợp pháp) ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), thì chỉ vài ngày
trước đó Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ CSIS đã công bố hình
ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy Bắc Kinh vẫn đang gấp rút hoàn thành sân bay quân
sự (bất hợp pháp) trên đá Chữ Thập đủ dài để cất hạ cánh máy bay quân sự lớn
nhất Trung Quốc.
Mặc dù
Tập Cận Bình tuyên bố loại trừ khả năng quân sự hóa (bất hợp pháp) Trường Sa,
nhưng dư luận vẫn không khỏi lo ngại Trung Quốc sẽ tiếp tục lắp đặt vũ khí, tên
lửa hoặc bắt đầu tuần tra không quân (bất hợp pháp) ở khu vực này, theo nhiều
nhà phân tích quân sự.
Ít
ai tin "vận may" của Trung Quốc đã tới để Tập Cận Bình có thể tiếp
cận khiêm tốn hơn, hợp tác hơn Vẫn có
những quan điểm tin rằng Tập Cận Bình sẽ trở nên hiếu chiến, thúc đẩy yêu sách
lãnh thổ (vô lý, phi pháp) ở Biển Đông với những hành vi ngày càng khó dự đoán
hơn sau khi thăm Mỹ, đặc biệt là thời điểm bầu cử Tổng thống Mỹ đang đến gần
vào năm tới.
Trong khi
đó nền kinh tế Trung Quốc đang vướng vào rắc rối. Ông Bình tin rằng Trung Quốc
có thể đạt mục tiêu tăng trưởng 7% trong năm nay, nhưng nhiều chuyên gia cho
rằng họ Tập đang "lừa gạt".
Andrew
Tilton, chuyên gia phân tích tăng trưởng kinh tế châu Á - Thái Bình Dương từ
Goldman Sachs tin rằng, tăng trưởng của Trung Quốc thực tế đã giảm xuống dưới
6% và sẽ còn duy trì xu hướng suy giảm, bấp bênh trong nhiều năm tới.
Trung tâm
Nghiên cứu kinh tế Nhật Bản thì đánh giá, Trung Quốc chỉ có khả năng tăng trưởng
5% trong quý 4 năm nay, thay vì 7% như số liệu công bố chính thức.
Năm tới
tình hình sẽ còn khó khăn hơn với nền kinh tế Trung Quốc. Khối doanh nghiệp tư
nhân và các quan chức cấp cao Trung Quốc đang nói đến việc đóng cửa các tập
đoàn nhà nước làm ăn thua lỗ sẽ gây ra mất việc làm.
Niềm tin
của các nhà đầu tư Trung Quốc đang rất mong manh, thất nghiệp tăng cao không
chỉ làm giảm khả năng tiêu thụ mà còn có thể gây ra những biến động xã hội.
Hồng Thủ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét