(GDVN) - Nhưng từ những lời lẽ hung hăng nhất của
truyền thông Trung Quốc đã cho thấy điểm yếu nhất của họ, đó là sự thiếu tự tin
bởi vì không có chính nghĩa
.
.
Thời báo Hoàn Cầu ngày 11/9 đăng bài xã luận với giọng điệu cực kỳ
hiếu chiến và xấc xược, xuyên tạc trắng trợn sự thật trên Biển Đông khi nói
rằng việc Bắc Kinh xây dựng (bất hợp pháp) căn cứ quân sự ở đá Gạc Ma trong
quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) là do bị Việt Nam và Philippines
"ép"?! Nước này chưa đánh đuổi Việt Nam và Philippines khỏi Trường Sa
đã là kiềm chế lắm rồi ?!
Dẫn lại bản tin của phóng viên đài BBC đã thực mục sở thị công trình xây dựng trái phép của Trung Quốc ở Gạc Ma mà BBC tin rằng một căn cứ quân sự mới của Trung Quốc sẽ được dựng lên (trái phép) ở đây, đồng thời tờ báo cũng đưa phản ứng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng họ chỉ "cải tạo điều kiện sống và làm việc cho nhân viên trên đảo", với những ngụy biện ngôn từ mà chúng tôi đã phân tích TẠI ĐÂY .Không ngần ngại, Thời báo Hoàn Cầu đã xổ toẹt ngay vào phát ngôn lập lờ vừa nêu của Hoa Xuân Oánh khi thừa nhận rằng đúng là Trung Quốc đang rất cần căn cứ quân sự ở quần đảo Trường Sa để đối phó với cục diện phức tạp. Tại sao lại lựa chọn Gạc Ma, Thời báo Hoàn Cầu cho rằng cần phải để xem cánh phóng viên, nhiếp ảnh phương Tây đổ xô ra đó để nghiên cứu.
Dẫn lại bản tin của phóng viên đài BBC đã thực mục sở thị công trình xây dựng trái phép của Trung Quốc ở Gạc Ma mà BBC tin rằng một căn cứ quân sự mới của Trung Quốc sẽ được dựng lên (trái phép) ở đây, đồng thời tờ báo cũng đưa phản ứng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng họ chỉ "cải tạo điều kiện sống và làm việc cho nhân viên trên đảo", với những ngụy biện ngôn từ mà chúng tôi đã phân tích TẠI ĐÂY .Không ngần ngại, Thời báo Hoàn Cầu đã xổ toẹt ngay vào phát ngôn lập lờ vừa nêu của Hoa Xuân Oánh khi thừa nhận rằng đúng là Trung Quốc đang rất cần căn cứ quân sự ở quần đảo Trường Sa để đối phó với cục diện phức tạp. Tại sao lại lựa chọn Gạc Ma, Thời báo Hoàn Cầu cho rằng cần phải để xem cánh phóng viên, nhiếp ảnh phương Tây đổ xô ra đó để nghiên cứu.
Thời báo Hoàn Cầu lý luận rằng, Tuyên bố về ứng xử của các bên trên
Biển Đông (DOC) năm 2002 quy định các bên liên quan không được chiếm thêm
đảo/đá/rặng san hô mới, không được phép có hành động xây dựng trên các đảo, đá,
rặng san hô không người ở và các cấu trúc tự nhiên khác ở Biển Đông rồi nói
rằng Trung Quốc "gương mẫu chấp hành"?! Ngược lại, tờ báo này vu cáo
Việt Nam và Philippines liên tục vi phạm DOC như "chiếm đảo, di dân, xây
dựng các kết cấu vĩnh cửu như đường băng sân bay. 2 nước này liên tục bức bách
Trung Quốc"?!
Tuy nhiên đó chỉ là chiêu trò ngụy biện, vừa ăn cướp vừa la làng
của tờ báo Trung Quốc này. Chính báo chí, truyền thông cũng như các diễn đàn
mạng xã hội Trung Quốc đăng tải hàng loạt ảnh, tư liệu và công khai thừa nhận
các hoạt động xây dựng phi pháp, thay đổi hiện trạng của Trung Quốc trên 7 bãi
đá, rặng san hô ở Trường Sa (Bắc Kinh thôn tính của Việt Nam và chiếm đóng trái
phép từ 1988, 1995 đến nay).
Điển hình như đá Vành Khăn mà Bắc Kinh đánh chiếm bất hợp pháp năm 1995, ban đầu họ tuyên bố xây dựng nơi trú bão cho "ngư dân" Trung Quốc, sau đó tới việc điều "nhân viên Ngư chính" ra đồn trú tại đây, và cho đến giờ đã hiện nguyên hình là một căn cứ quân sự kiên cố nhất của Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp ở Trường Sa .
Trên 6 bãi đá Gạc Ma, Chữ Thập, Châu Viên, Subi, Ga Ven và Tư
Nghĩa, Trung Quốc đều xây dựng nhà nổi công sự kiên cố, cắt quân đồn trú và từ
sau thời điểm có DOC tới nay vẫn không ngừng các hoạt động xây dựng, củng cố,
lắp đặt các trang thiết bị quân sự nhằm cắm chân lâu dài, độc chiếm Biển Đông.
Chưa kể đến những thủ đoạn, hoạt động thay đổi thực trạng ở Trường Sa không kém
phần nguy hiểm khác như các lệnh cấm đánh bắt cá, xua tàu cá xuống Trường Sa.
Có thể thấy DOC đã hoàn toàn vô tác dụng dưới bàn tay Trung Quốc,
và ngay cả DOC - bộ Quy chế ứng xử của các bên trên Biển Đông mà cả ASEAN đang
nỗ lực theo đuổi, cộng đồng quốc tế kêu gọi cũng chỉ vì Trung Quốc tìm mọi cách
trì hoãn, né tránh mà không thể đi đến đâu. Mặt khác, về bản chất quần đảo
Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam với đầy đủ bằng chứng pháp lý - lịch sử có
hiệu lực còn Trung Quốc đã nhảy vào thôn tính một số bãi đá và không ngừng tham
vọng bành trướng mở rộng lãnh thổ.
Phản ứng kiềm chế của Việt Nam và Philippines trước những hành động
phi pháp của Trung Quốc lại bị tờ Thời báo Hoàn Cầu xuyên tạc thành 2 nước
"sợ phản ứng vì đã xây dựng quá nhiều ở Trường Sa, dù bất mãn với Trung
Quốc xây đảo ở Gạc Ma cũng không dám can thiệp quy mô lớn". Washington cho
đến nay vẫn chưa công khai phản ứng việc Trung Quốc đang xây dựng bất hợp pháp
ở Gạc Ma, nhưng điều đó không có nghĩa vấn đề Gạc Ma sẽ lắng xuống và Bắc Kinh
"cần phải chuẩn bị phương án cho điều này".
Những phân tích của các học giả và truyền thông quốc tế xung quanh
sự kiện Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự trái phép, đảo hóa đá Gạc Ma thì
Thời báo Hoàn Cầu cho rằng cộng đồng quốc tế đang "đánh giá thấp quyết tâm
và năng lực bảo vệ (cái gọi là) chủ quyền của Trung Quốc".
Hành động đảo hóa, xây dựng căn cứ quân sự ở Gạc Ma được ngụy biện rằng là một "hành vi kiềm chế" trong phạm vi đường lưỡi bò. Thời báo Hoàn Cầu lên giọng xấc xược: "Việt Nam, Philippines phải biết rằng sau khi họ bố trí nhiều như thế ở Trường Sa thì việc Trung Quốc không có hành động gì căn bản là điều không thể. Tốt nhất là Việt Nam và Philippines chớ để chủ nghĩa dân tộc trong nước kích động vì điều này không có tác dụng gì với Trung Quốc mà chỉ càng làm cho chính quyền 2 nước cưỡi trên lưng hổ"?!
Xấc xược hơn, Thời báo Hoàn Cầu nói rằng trong phạm vi đường lưỡi
bò Trung Quốc xây căn cứ ở Gạc Ma là đã đã kiềm chế tối đa chứ chưa "đánh
bật Việt Nam và Philippines khỏi Trường Sa" như kêu gọi trên mạng internet
là may lắm rồi?!
Xung quanh việc Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ
Martin Dempsey sang thăm Việt Nam và những bình luận về quan hệ Việt - Mỹ, Thời
báo Hoàn Cầu cho rằng đó chỉ là nước cờ để Washington cân bằng quan hệ với
Trung Quốc?!
Kết thúc bài xã luận sặc mùi hiếu chiến, Thời báo Hoàn Cầu nói rằng
"Trung Quốc chưa muốn kết thúc vấn đề Biển Đông với Việt Nam và
Philippines trong thời điểm hiện nay", nếu 2 nước mà "dồn" Trung
Quốc thì cuối cùng chính Trung Quốc sẽ "dồn" lại và 2 nước mới phải
vào chân tường?!
Có lẽ cái "dồn" mà Thời báo Hoàn Cầu nói ở đây là một lời
hăm dọa nhằm ngăn cản Việt Nam khởi kiện và ép Philippines từ bỏ vụ kiện đường
lưỡi bò. Nhưng từ những lời lẽ hung hăng nhất của truyền thông Trung Quốc đã
cho thấy điểm yếu nhất của họ, đó là sự thiếu tự tin bởi vì không có chính
nghĩa, không có căn cứ cơ sở nào cho tham vọng bành trướng Biển Đông, cuối cùng
chỉ biết dựa vào sức mạnh cơ bắp cũng như miệng lưỡi hòng thực hiện tham vọng
đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét