Ngày 14-9 vừa qua, các hãng tin phương Tây đưa tin, Nga đã đưa 7 chiếc xe tăng T-90 kèm với một số loại pháo đến khu vực sân bay Latakia, Syria. Khoảng 200 lính thủy đánh bộ Nga cũng được điều động tới sân bay nói trên và xây dựng các khu nhà tạm, một trạm kiểm soát không lưu di động và một hệ thống phòng không. Và rồi mới đây Mỹ phanh phui vụ Nga đưa tiếp 4 trực thăng chiến đấu hiện đại sang Syria…
Chuyện đó thì không có gì bất ngờ bởi Nga công nhận việc viện trợ vũ khí trang bị cho chính quyền Tổng thống Assad là “truyền thống lâu đời” mà không phải bây giờ. Có điều trong tình thế Syria bị nguy kịch bởi các vụ không kích của liên quân và các cuộc tấn công của quân khủng bố IS, lực lượng đối lập, được sự hỗ trợ của nước ngoài mạnh mẽ thì điều đó mới khiến ta quan tâm.
Ngày 16/9, Đại sứ Syria tại Liên hợp quốc Bashar Ja'afari cho rằng Nga cần tiến hành các cuộc không kích nhằm vào nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria.
Ngày 17/9, Ngoại trưởng Syria Walid al-Muallem tuyên bố chính quyền Damascus có thể sẽ đề nghị Nga triển khai các lực lượng quân sự trên lãnh thổ nước này trong trường hợp cuộc khủng hoảng trở nên tồi tệ. Hiện nay Syria vẫn đang làm chủ tình hình và vấn đề cần nhất chính là đạn dược và các loại khí tài hiện đại để đủ năng lực đối phó với các loại vũ khí tiên tiến mà các nhóm khủng bố đang sử dụng.
Đây là những đề nghị cực kỳ nhạy cảm đồng thời là một cú sốc sợ hãi cho lực lượng IS trên lãnh thổ Syria.
Đối đầu với Nga là đánh nhau thật chứ không phải đánh trận giả như với Mỹ và liên quân lâu nay. Không có cảnh quân khủng bố mà hành quân trên xe Toyota cờ dong trống mở đi hàng trăm km mà vẫn vô sự.
Khả năng không kích của Nga có thể không “ngay và luôn” như Mỹ, nhưng kinh nghiệm tiêu diệt khủng bố tại Chechnya và sự phát triển vũ khí Nga, đặc biệt, quyết tâm chiến đấu của Nga khác Mỹ.
Hình thức tác chiến: không kích Nga+lực lượng bộ binh Syria+vũ khí Nga+cố vấn Nga, chắc chắn sẽ gây hậu quả nguy hiểm cho IS.
Giờ đây, nếu như khi Nga và Iran tham gia không kích chống IS (không nằm trong liên minh do Mỹ chỉ huy) thì cuộc chơi địa chính trị tại Trung Đông đã đi vào thực chất hơn.
IS nên cẩn trọng, đối đầu với Nga chứ không phải với Mỹ.
http://ngocthongqb.blogspot.com/2015/09/is-nen-can-trong-nga-chu-khong-phai-my.html
Moscow ở Syria: 5 tin nhắn địa chính trị cho thế giới
(Quan hệ quốc tế) - Nga đã, đang và sẽ hành động để bảo vệ đồng minh, lợi ích quốc gia mà không cần phải xin phép ai.
(Nguồn: Moscow's Moves in Syria: 5 Messages Russia Is Sending to the World của The National Interest. Lê Ngọc Thống biên dịch và hiệu đính)
Cùng với tàu chiến và máy bay tiếp tục vận chuyển binh lính và trang thiết bị bổ sung cho Syria…là 5 mẩu tin địa chính trị của Tổng thống Nga Vladimir Putin gửi đến thế giới:
Thứ nhất: Những báo cáo về sự sụp đổ của Nga đã được tuyên truyền, phóng đại rất nhiều. Nói cách khác, các tường thuật rằng lệnh trừng phạt của phương Tây cộng với giá dầu sụt giảm kết hợp với suy thoái kinh tế của Trung Quốc đã khiến Nga đang trên bờ vực của sụp đổ là quá sớm.
Khả năng triển khai sức mạnh toàn cầu, Nga chỉ là một phần nhỏ so với Mỹ nhưng ngoài Mỹ ra chỉ có Nga là đủ khả năng, quyết đoán triển khai quân đội ra ngoài vùng lãnh thổ của mình ngay lập tức mà Gruzia, Syria là minh chứng. Điều đó chứng tỏ Nga đang rất chủ động, theo dõi chặt chẽ, có kế hoạch, sẵn sàng tham gia tích cực vào khu vực Trung Đông.
Thứ hai: Hành động của Nga là độc lập, tự chủ không phụ thuộc Mỹ và phương Tây.
Trong khi Mỹ và châu Âu đang tranh luận và chia rẽ trong bối cảnh cuộc khủng hoảng di cư, tị nạn thì Nga nhận thức rõ ràng rằng, việc loại bỏ một chính phủ của một tổng thống do dân bầu mà Mỹ đang cố làm với Tổng thống Assad của Syria, không làm cho Trung Đông ổn định. Chính phủ do Mỹ dựng lên tại Iraq, Lybia sau khi lật đổ tổng thông hợp hiến đã không có hiệu quả mà tình hình càng trầm trọng thêm, hỗn loạn thêm là một minh chứng cụ thể.
Nga cho rằng viện trợ quân sự, hỗ trợ trực tiếp cho chính phủ Assad trong cuộc chiến chống IS là cách tốt nhất để kết thúc các cuộc xung đột, giảm mối đe dọa khủng bố, giảm dòng di cư, tị nạn.
Với tinh thần đó, Nga tiến hành ngay và luôn mà không cần sự cho phép của phương Tây và Mỹ.
Chẳng có gì nghi ngờ khi Mỹ tố cáo Nga đã đưa 7 chiếc tăng T-90, loại tăng hiện đại nhất thế giới vào Syria
|
Thứ ba: Nga đã quá yên tâm, tự tin về tình hình ở Ukraine. Tình thế tại Ukraine là không thể đảo ngược.
Miền Đông Ukraine (Donesk và Lugansk) đã vững mạnh đủ sức bảo vệ và giữ vững thành quả, trong khi lực lượng Kiev không có khả năng để tấn công giành chiến thắng.
Chính quyền Kiev không thể có cơ hội để gia nhập EU hay NATO và trong một tình thế kinh tế, an ninh, quốc phòng hiện tại, chính quyền Kiev chỉ có thể lựa chọn thực hiện thỏa thuận Minsk-2 .Nói cách khác cuộc khủng hoảng tại Ukraine được Nga “đóng băng” và nắm hoàn toàn các lợi thế.
Thứ tư: Nga đã vạch ra giới hạn đỏ tại Syria.
Nếu như ai không tin thì hãy lấy Ukraine để làm bài học. Tại đó, Nga đã từng không cho phép quân chính phủ Kiev hành động đàn áp, tiêu diệt quân ly khai miền Đông ra sao. Kiev và Mỹ-NATO đã coi thường lợi ích Nga nên buộc phải ký thỏa thuận Minsk-2 như thế nào.
Vì thế tại Syria, Nga cho thấy họ sẽ không cho phép và ngồi nhìn Bashar al- Assad bị lật đổ hoặc bị loại bỏ bởi hành động quân sự của lực lượng bên ngoài. Với lực lượng Nga trên mặt đất, với khả năng phòng không của Assad được tăng cường, Mỹ-NATO trước khi hành động chống lại chính phủ Assad phải “suy nghĩ 2 lần”.
Và thứ năm: Việc Nga đã, đang triển khai “lực lượng trên mặt đất” chứng tỏ Nga sẵn sàng bảo vệ đồng minh theo cam kết dù phải chịu tổn thất về nguồn lực và ngay cả tính mạng.
Đây là sự khác biệt với liên minh chống IS do Mỹ đứng đầu khi mà không có bất kỳ quốc gia nào trong 60 quốc gia trong liên minh chống IS xung phong triển khai “lực lượng mặt đất”, dù biết rằng chỉ có như vậy mới diệt tận gốc IS.
Sự khác biệt này cho thấy vai trò, vị trí, sự tồn tại của chính quyền Tổng thống Assad và lợi ích của Nga ở Syria quan trọng đến mức nào. Sự khác biệt này khiến cho các nước Trung Đông đã phản đối chính sách của Nga tại Syria phải đánh giá lại về độ sâu của cam kết Mỹ với sự phồn vinh, ổn định của họ và sự quyết liệt, quyết đoán của Nga ai đáng tin cậy hơn...
Rõ ràng, một giải pháp cho cuộc xung đột Syria nói riêng và Trung Đông nói chung, nếu muốn, không nằm ở Mỹ ngay cả khi Mỹ không cuốn hút vào cuộc bầu cử…mà phải thông qua Nga.
Chưa bàn đến sự trỗi dậy của Trung Quốc, sự vững vàng của Nga đã chứng tỏ thế giới đang tiến tới đa cực. Trung Đông không chi một mình Mỹ làm mưa làm gió gây hỗn loạn trên đó.
- Lê Ngọc Thống (biên dịch)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét