Translate

Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2015

Về sự vụ xe xúc cán người tại Cẩm Điền

>> CẦN GIÁM ĐỊNH NGAY CLIP "MÁY XÚC CHÈN QUA NGƯỜI" Ở HẢI DƯƠNG
>> 
Sự dối trá từ dân hay miệng quan?
>>  
Người quay clip lên tiếng
>>  
Thế nước qua một tấm hình
>>Ai đủ dũng cảm tự chui đầu vào bánh xích để dàn dựng?
>> 
Tỉnh Hải Dương báo cáo Chính phủ vụ "máy xúc cán qua người dân"
>>  Nhảy lên máy xúc, lái cán qua phụ nữ trung niên.
>>   
Người bị máy xúc cán: Tôi may mắn thoát chết
.
FB Quang Phan
Chiều qua khi xem clip xe xúc cán người tại KCN Cẩm Điền Lương Điền Cẩm Giàng - Hải Dương thực sự tôi rất bàng hoàng. Nhiều người nhanh chóng kết tội chính quyền, có người thậm chí còn ví von một tiểu Thiên An Môn tại Việt Nam. 

Chính quyền Hải Dương, Chính quyền Cẩm Giàng thì phản pháo lại dư luận. Còn sự thật thì hãy chờ đợi và cố lắng nghe bằng cả hai tai.

Chân dung dự án KCN Cẩm Điền


Trước hết đây là dự án làm khu công nghiệp (không phải là dự án dịch vụ đô thị), từ cả chục năm nay dự án này bị đình trệ do các vướng mắc trong giải phóng mặt bằng. Việc dự án bị đình trệ như vậy khiến doanh nghiệp rất mỏi mệt. Sau này thì VSIP mua lại và làm chủ đầu tư.

VSIP là một liên doanh Việt - Singapore, một trong những nhà đầu tư khu công nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Từ thành công tại Bình Dương, doanh nghiệp này Bắc Tiến ra Bắc Ninh, Hải Phòng và cả Hải Dương. Nhưng kể cả khi có sự hiện diện của VSIP thì việc giải phóng mặt bằng cũng không tiến triển thêm chút nào?

Dân tại khu vực Cẩm Điền đòi tới 250 triệu/360m2 tiền đền bù, hò rào, >>> lập chốt ngăn chặn thi công. Cốt lõ vấn đề là ở quyền lợi nông dân khi đất ruộng thành đất công nghiệp. Bà Lê Thị Hiệu, 83 tuổi, ở thôn Hoàng Xá, xã Cẩm Điền cho rằng "mức giá đền bù ruộng chỉ hơn 60.000 đồng/m2 là quá thấp" và “Ngày nào chúng tôi cũng phải cơm nắm muối vừng ra đây để đòi quyền lợi, thậm chí có đợt chúng tôi còn ra ăn nằm ở đây 9 tháng ròng rã vào năm 2010” (trích Link).

Một lần nữa đụng độ văn minh làng xã với văn minh công nghiệp lại nổ ra. Vấn đề gần như là muôn thủa, một cái giá phải trả cho sự phát triển.

Không có ai được lợi trong cuộc đụng độ này cả, người nông dân thì mất đất - mất nghề muốn chuyển nghề mới không phải ngày một ngày hai mà xong; doanh nghiệp không thể triển khai dự án vốn ứ đọng, cơ hội kinh doanh bị bỏ lỡ; chính quyền bị coi nhờn khi không tìm kiếm được phương án khả thi nhằm dung hòa quyền lợi giữa các bên. 

Và cuối cùng là nền kinh tế chịu thiệt hại, tốc độ phát triển của quốc gia bị kéo tụt lùi.

Một giả thuyết

Thông tin mà báo chí cho biết thì sáng hôm qua các chủ thầu đưa máy móc vào thi công tại công trường KCN Cẩm Điền. Tuy nhiên các thiết bị thi công bị chặn lại (trước cửa KCN) bởi người dân quanh khu vực. 

Tại hai >>> clip này không cho thấy sự hiện diện của các lực lượng chức năng ví dụ như Ban Quản Lý Dự Án, công an huyện Cẩm Giàng. Phải chăng đây là cuộc đụng độ giữa công nhân công trường, những người đảm nhiệm việc thi công san nền khu công nghiệp với người dân trong khu vực?

Phỏng vấn người dân tham gia và chứng kiến sự vụ cho thấy có nhiều thanh niên lạ mặt.

Xin nói một chút về công nhân công trường, họ đều là những người trẻ tuổi. Với đặc thù VIệt Nam, công nhân công trường không phải ai cũng được học hành đầy đủ, được rèn rũa về kỹ năng lao động trên công trường, ứng xử xã hội và tính kỷ luật. Họ đi làm ngày nào hưởng lương chủ thầu trả ngày ấy, theo đúng khối lượng công việc mà họ đã thực thi xong.

Như nhiều người trong chúng ta họ cần lương, đúng hơn là cần việc làm để có thu nhập cho bản thân và nuôi vợ con.

Nhưng tại Cẩm Điền tình hình không dễ chịu cho họ. Họ không thể làm việc khi mà người dân lập chốt chặn trước cổng KCN, chuẩn bị sẵn quốc kỳ. sẵn sàng la ó, phản đối bất cứ một chiếc máy xúc, máy kéo hay xe tải nào khởi động máy tiến vào KCN. Hàng tháng trời, sự việc diễn ra như vậy, liệu có phải là nguồn cơn khiến nhóm lái máy xúc nổi khùng với dân bản địa?

Và sáng hôm qua, một lần nữa việc làm của họ lại bị chặn đứng, nghĩa là một ngày họ không có lương?

Và đó phải chăng là nguồn cơn sự vụ máy "xúc chèn lên người nông dân". Nạn nhân là chị Lê Thị Châm. Chị Châm đã may mắn khi sống sót dưới xích xe máy xúc. Một mô đất đã cứu mạng chị khi chính nó nâng đỡ hầu như toàn bộ trọng lực của chiếc xe năng tới trên 20 tấn.

Một số người dân thì đã vội vàng thắp hương khấn vái. 

Tôi thì tin trong thời đại smartphone kết nối 3G như hiện nay, không một chính quyền nào đủ gan lệnh cho xe xúc húc thẳng vào những người nông dân đang tụ tập phản đối giải phóng mặt bằng. Tại một dự án KCN, nhất là khi làm việc với VSIP, chính quyền huyện, chính quyền tỉnh càng khó có thể vì lợi ích cá nhân mà dám hành sự như vậy. 

Việc với chính quyền huyện Cẩm Giàng kể cả Chính quyền tỉnh Hải Dương giờ là điều tra rõ ràng sự vụ, không nên có những phát ngôn quá sớm, đặc biệt là những phát ngôn hắt lỗi về phía dư luận hay người biểu tình. Dư luận sẽ không tha cho họ, đến khi thanh minh được thì "má đã sưng".

Đăng lại: nghttp://phuocbeo.blogspot.com/2015/07/ve-su-vu-xe-xuc-can-nguoi-tai-cam-ien.html
Xem thêm:
Sự trung thực của “quyền lực”
>> Xem xét dấu hiệu hình sự đối với tài xế lái máy xúc chèn người dân

Không có nhận xét nào: