Translate

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015

PHẢI CHĂNG "MÃ ĐỘC" IS ĐÃ XÂM NHẬP VIỆT NAM


Bài đã xóa  Xem bản lưu cache
.
Vụ thảm sát ở Bình Phước: Một kiểu gây án lạ!




Phải khẳng định luôn rằng, bản chất của người Việt là thật thà, chất phác, hiền lành, hồn hậu. Những đức tính trời phú ấy từ cây lúa mà ra, từ lũy tre bờ đê mà có. Mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, đánh đuổi ngoại xâm, những đức tính tốt đẹp ấy đã được khẳng định và góp phần làm nên bao chiến thắng oanh liệt hào hùng. Vậy mà, vì đâu, từ đâu, những vụ án mạng kinh hoàng, dã man cứ nối tiếp nhau rúng động dư luận trên dải đất hình chữ S thời gian qua?
 Khi vụ giết 4 người trong một gia đình ở Tương Dương, Nghệ An (đầu tháng Bảy) chưa tìm được hung thủ, cơn bão phẫn nộ của dư luận còn chưa kịp lắng xuống thì buổi sáng ngày 7/7, thảm sát kinh hoàng lại xảy ra tạiBình Phước khiến 6 người trong một gia đình chết tức tưởi. Sự rùng rợn không có ngôn ngữ nào lột tả được. Nó khiến cho mỗi người khi hay tin dễ nổi da gà, ớn lạnh sống lưng. Trước đó, thảm án 4 người gia đình tiệm vàng Ngọc Bích (Bắc Giang), trộm chó giết cả nhà nạn nhân (Gia Lai),… Tất cả đều là những biểu hiện của mãnh thú chứ không phải con người nữa.
Đến cả luật pháp Việt Nam, quyền năng tối thượng cai trị đất nước còn luôn hướng đến sự khoan hồng, nhân văn, nào là nghiên cứu thay tử hình bằng tiêm thuốc độc, nào là dự thảo bỏ luật tử hình với một số đối tượng… Vậy mà với một số cá nhân cá biệt, sự dã man, tàn độc ngày càng gia tăng. Nó chứng tỏ con người đang quá lệch chuẩn trong tư duy và hành động. Chúng coi thường tính mạng của đồng loại, coi thường sự thượng tôn của pháp luật. Từ những hành quyết vô nhân tính "kiểu Lê Văn Luyện" thế này mới thấy có lẽ cũng nên để lại hình thức xử bắn với những tội phạm man rợ mới thực sự đảm bảo được tính răn đe. Có chăng, cũng nên sửa đổi một số điều quy định về độ tuổi chấp hành án, bởi ví như sát thủ Lê Văn Luyện, đánh đổi 4 mạng người bằng y án 18 năm tù e lòng người phẫn nộ không nguôi.
Những vụ thảm sát như thế này cũng một phần xuất phát từ mặt trái của internet. Khi hàng loạt bộ phim kinh dị, phim hành động giả tưởng và thậm chí là những hành quyết của IS tràn lan vào các kênh, mạng xã hội, nếu người tiếp nhận không đủ bản lĩnh và biết chọn lọc thông tin thì rất có thể sa đà vào tâm lý tội phạm gây ra hậu quả đau lòng. Một khi người nào đó ảo tưởng vào sức mạnh cá nhân và luôn muốn thể hiện mình bằng tội ác để “lên cấp”, “lên ngôi” với đời, sự tàn ác trở thành thước đo giá trị thì người ta sẽ không mảy may suy nghĩ gì đến hậu quả mà chỉ hành động để thỏa mãn thú tính cá nhân. Nếu không ngăn cản được tư tưởng giết cho bằng chết, giết cho bằng hết thì xã hội sẽ còn nhiễu loạn đến đâu?
Rõ ràng, đây là một trong những biểu hiện tội ác có chủ đích. Thông tin mớicập nhật trên các báo cho thấy, đối tượng đã trói chặt chân tay của các thành viên trong gia đình và kết liễu cuộc sống của họ bằng hành động cắt cổ. Như thế có nghĩa là, hành động đã có sự tính toán kỹ lưỡng, cố tình giải quyết ấm ức trong lòng, thù hằn cá nhân chứ không đơn thuần chỉ là một vụ cướp của, giết người.
Dù có phân tích đi phân tích lại cũng khó mà hiểu được vì sao con người ta lại có thể tàn ác với nhau đến thế. Sáu cuộc đời, 6 mạng người chứ đâu phải là 6 con gà hay 6 con vịt đâu mà kẻ thủ ác lại hành động man rợ không ghê tay như vậy?
Sự dã man, tàn bạo kiểu này tựa như một thứ “mã độc”, nó lợi dụng tâm tư của con người trong chốc lát để xâm chiếm sâu vào tư duy, đánh cắp hết tình người còn sót lại, nhanh chóng phá hủy tính người, làm rối loạn “tính bản thiện” vốn có để biến nhân tính thành thú tính và chỉ đạo những hành động tội ác vượt ra ngoài tầm kiểm soát của cá nhân đó. Phải chăng, “mã độc” mang tên IS đang xâm lấn vào Việt Nam và có chiều hướng lây lan khiến một số người đã không còn tỉnh táo để kiểm soát được bản chất tốt đẹp vốn có? Nếu không tìm ra được một “phần mềm” đặc trị thì sự lây lan của nó sẽ cực kỳ nguy hiểm. “Phần mềm” ấy không chỉ là giáo dục kỹ năng sống, định nghĩa lại giá trị sống mà còn phải điều hòa các mối quan hệ tránh đi đến hành động cực đoan.
Hai vụ thảm sát liên tiếp xảy ra chỉ trong khoảng một tuần lễ lấy đi tính mạng của tất cả các thành viên trong cùng một gia đình không khỏi khiến người nghe trong phút chốc hoảng loạn nghi ngại, nếu sát thủ còn tung tăng ngoài vòng pháp luật thì sẽ có những vụ thảm sát như thế thậm chí là hơn thế?! “Chó cùng đứt dậu”, không có điều gì là không thể xảy ra. Bởi vậy, mong rằng Bộ Công an sau khi dốc toàn lực lượng mũi nhọn sẽ nhanh chóng bắt kẻ thủ ác chịu tội trước pháp luật và cúi đầu trước vong linh của những người đã mất cho họ được an yên ở một cõi khác.
Mạng đổi mạng? Liệu có xóa hết được ám ảnh tội ác trong tâm tưởng những người còn sống? Vật chất, tiền bạc? Đến lúc về với cát bụi nào ai có mang được gì theo? Tàn độc với nhau để được gì trong những tháng năm lang thang ở "cõi tạm" này hỡi những kẻ thủ ác kia? Vì sao không nhớ câu "người với người sống để yêu nhau"?
    
DƯƠNG THU
Xem bản lưu cache

Không có nhận xét nào: