Ý thức hệ đã làm khổ không biết bao nhiêu thế hệ, bao nhiêu con người, và chia rẽ cả một dân tộc, vì những quan niệm xơ cứng
.
Cờ vàng “đón” TBT. Ảnh; VOA |
.Hôm qua xem bức hình “đại diện cộng đồng” người Việt chào đón bác Trọng, thì hôm nay thấy một số hình ảnh của cái cộng đồng thật đó “chào đón” bác ấy. Xem qua hai bức hình và những bàn luận xung quanh, rồi nghĩ lan man, mới thấy tác động ghê gớm của một ý thức hệ. Cái tác động nguy hại nhất mà tôi nghĩ ai cũng thấy trước mắt là nó (cái ý thức hệ) gây chia rẽ dân tộc hơn nửa thế kỉ, và sẽ còn chia rẽ thêm cả thế kỉ nữa
Tính từ ngày vài người Việt du nhập cái chủ nghĩa không tưởng đó vào nước ta đến nay đã hơn 80 năm. Trong suốt thời gian dài đó, cái chủ nghĩa được du nhập vào đã làm đảo lộn cuộc sống và thay đổi biết bao giá trị văn hoá. Nó làm cho một dân tộc thống nhất thành hai dân tộc chia rẽ, và đánh nhau suốt 20 năm trời, gây mất mát cho hơn 3 triệu người, để rồi sau cùng là một đất nước nghèo nàn và lạc hậu nhất nhì thế giới. Cho tới bây giờ, 40 năm sau khi cuộc chiến kết thúc, khối cộng đồng dân tộc đó vẫn còn chia rẽ. Một bên thì hành xử nghênh ngang, trịch thượng như người thắng cuộc, một bên thì cay cú cho sự thất bại của họ. Đất nước thống nhất mà lòng người thì không thống nhất. Nhìn bề ngoài thì thống nhất, nhìn bề trong thì không thống nhất.
Điều đáng nói là ngay cả khi ra nước ngoài mà cái ý thức hệ đó cùng màu cờ của nó vẫn gây chia rẽ và làm xáo động cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Thật ra, sự chia rẽ đã bắt đầu ngay từ thời còn ở trong trại tị nạn. Vào thời cuối thập niên 1990, ở các trại tị nạn Hồng Kong đã xảy ra những xô xát có khi đẫm máu giữa người tị nạn đi từ miền Nam và người đi từ miền Bắc. Theo báo chí tường thuật, những người đi từ miền Bắc khiêu khích dân trong Nam bằng cách tổ chức sinh nhật cụ Hồ và kỉ niệm ngày 2/9, và thế là bạo động xảy ra, nhà chức trách phải ngăn cách hai cộng đồng này. Rồi đến bây giờ, khi qua được bên này dưới danh nghĩa “tị nạn” họ cùng với một số du học sinh lại khiêu khích những người đi tị nạn từ miền Nam. Tôi không có vấn đề gì khi họ ôm ấp lá cờ đỏ mà họ từng lớn lên và trưởng thành theo, nhưng tôi có vấn đề khi họ cầm lá cờ đó và nói là đại diện cho cộng đồng người Việt ở nước ngoài
.
Cái thực thể gọi là “cộng đồng người Việt ở nước ngoài” đã được hình thành ngay từ những năm tháng sau khi người Việt đến tị nạn và định cư ở các nước phương Tây như Mĩ, Canada, Pháp, Anh và Úc. Đó là những tổ chức cộng đồng có đầy đủ tư cách pháp lí và được chính quyền nước sở tại công nhận. Họ thậm chí còn được chính quyền sở tại hỗ trợ ngân sách. Đó là những tổ chức đã có đóng góp quan trọng vào việc duy trì truyền thống dân tộc, tương trợ đồng hương, và giúp phát triển cộng đồng. Muốn hay không muốn thì cũng phải ghi nhận những đóng góp của các tổ chức cộng đồng đó. Những cộng đồng đó không bao giờ dùng lá cờ đỏ làm biểu tượng hay đại diện cho họ. Họ có thể đồng ý với chính quyền hiện hành trong nước, thậm chí ủng hộ chính quyền, nhưng họ không công nhận lá cờ đại diện cho chính quyền. Do đó, nói rằng những người cầm cờ đó là đại diện cho cộng đồng là một lời nói dối và xem thường cộng đồng người Việt ở đây
. Ở một nước theo thể chế dân chủ như Úc, mọi người đều có quyền thành lập hội đoàn, và họ có thể đặt tên cho hội đoàn theo ý thích. Nhưng không phải muốn đặt tên gì cũng được. Cách đây hơn chục năm, khi ở Úc này có xảy ra chuyện xích mích giữa hai nhóm (hay hai phe) trong cộng đồng, có người đứng ra đăng kí thành lập một tổ chức cũng mang tên là “community” (cộng đồng). Tuy nhiên, dù mang danh là thế, nhưng nó chỉ tồn tại trên giấy tờ, do đồng hương không ủng hộ. Quan trọng hơn là chính quyền cũng không ủng hộ. Theo thời gian thì tổ chức đó “chết”. Tôi muốn nói rằng đừng dùng những trò hành chính để tuyên bố rằng “đại diện cộng đồng”. Đừng nghĩ rằng một lá cờ nào đó được “quốc tế công nhận” là có chính nghĩa; chính nghĩa chỉ có khi nhân tâm được thuyết phục. Người ngoài công nhận anh, nhưng người trong gia đình không công nhận anh thì anh vẫn chưa thuyết phục và tính đại diện vẫn chưa chính đáng. Những trò hành chính và “công nhận” đó chỉ lừa được vài người hay chỉ phục vụ cho vài mục tiêu, nhưng thực tế sẽ chứng minh nó có chính nghĩa hay không.
. Ở một nước theo thể chế dân chủ như Úc, mọi người đều có quyền thành lập hội đoàn, và họ có thể đặt tên cho hội đoàn theo ý thích. Nhưng không phải muốn đặt tên gì cũng được. Cách đây hơn chục năm, khi ở Úc này có xảy ra chuyện xích mích giữa hai nhóm (hay hai phe) trong cộng đồng, có người đứng ra đăng kí thành lập một tổ chức cũng mang tên là “community” (cộng đồng). Tuy nhiên, dù mang danh là thế, nhưng nó chỉ tồn tại trên giấy tờ, do đồng hương không ủng hộ. Quan trọng hơn là chính quyền cũng không ủng hộ. Theo thời gian thì tổ chức đó “chết”. Tôi muốn nói rằng đừng dùng những trò hành chính để tuyên bố rằng “đại diện cộng đồng”. Đừng nghĩ rằng một lá cờ nào đó được “quốc tế công nhận” là có chính nghĩa; chính nghĩa chỉ có khi nhân tâm được thuyết phục. Người ngoài công nhận anh, nhưng người trong gia đình không công nhận anh thì anh vẫn chưa thuyết phục và tính đại diện vẫn chưa chính đáng. Những trò hành chính và “công nhận” đó chỉ lừa được vài người hay chỉ phục vụ cho vài mục tiêu, nhưng thực tế sẽ chứng minh nó có chính nghĩa hay không.
Cá nhân tôi không có dính dáng gì và không là thành viên của các tổ chức cộng đồng đó, vì tôi nghĩ vài người hơi cực đoan. Ngược lại, một số tổ chức cộng đồng đó không ưa tôi, dù ở mức độ cá nhân, chúng tôi vẫn duy trì những mối quen biết. Do đó, tôi chẳng có lí do gì để bênh vực họ hay đứng về phía những người cầm cờ đỏ. Tôi nghĩ những người trong cộng đồng chính thống họ có tình cảm và lí do để ôm ấp lá cờ cũ, cũng như những em du học sinh có lí do để đứng dưới lá cờ đỏ. Tôi cũng từng lớn lên và từng chào cờ lá cờ cũ, nhưng tôi không đồng ý với việc tuyên bố rằng lá cờ này đại diện cho nhóm kia, vì làm như thế là khiêu khích và lừa dối. Lá cờ màu vàng đó chỉ là biểu tượng cho cộng đồng ở đây, và ở nhiều nơi biểu tượng đó được chính quyền địa phương công nhận. Có lẽ cách hay nhất là hai lá cờ đó (vàng và đỏ) nếu có dịp bay song song nhau, như cờ của người thổ dân Úc và cờ Úc bay song song nhau vậy. Cá nhân tôi chỉ mong đến một ngày hai bên chọn một lá cờ mới đại diện cho cả cộng đồng dân tộc
. Không biết các bạn nghĩ sao, chứ tôi thấy bi quan cho cái viễn cảnh hoà giải – hoà hợp dân tộc. Sẽ không có hoà giải dân tộc khi cái ý thức hệ đó còn ngự trị trên đất nước ta. Sẽ không có hoà hợp dân tộc khi còn có những con người đánh đồng cái ý thức hệ đó như là một giá trị văn hoá dân tộc. Tôi không nghi ngờ là tất cả chúng ta, bất cứ cờ màu sắc nào, đều đồng ý một điểm là cố gắng làm cho Việt Nam giàu và mạnh. Nhưng nếu một bên còn khăng khăng bám chặt vào cái ý thức hệ lỗi thời và hết sức sống đó thì khó mà huy động được sức mạnh của dân tộc trong và ngoài nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét