>> Trung Quốc vận động hành lang, “chạy án” vụ kiện đường lưỡi bò?
>> " Tên tuổi không là gì, nếu con cái nhìn mình xa lạ”
Lý Toét Một bạn netter đặt câu hỏi: Tại sao trong quan hệ với các nước, Mỹ đặt vấn đề dân chủ trước hết. Nói theo ngôn ngữ trong nước, dân chủ là tiên quyết. "Tiên quyết" không đúng trong trường hợp này. Thực tế, dân chủ tới đâu thì quan hệ gần gũi tới đó.
Dân chủ là gì. Xin mời tìm một định nghĩa mà BS Phạm Hồng Sơn đã dịch sang Việt ngữ cách nay hơn 10 năm. Nói nôm na, Dân chủ chính là Pháp trị. Ở đâu pháp luật được thực thi tới mức độ thì dân chủ hoàn thiện tới đó. Nơi nào mà ở đó có một nhóm người chà đạp (thường gọi là "ngồi xổm") lên pháp luật thì nơi đó không có dân chủ.
Không chỉ có Mỹ đòi hỏi dân chủ đối với đối tác của họ, mà các nước dân chủ khác như Anh, Pháp, Đức cũng yêu cầu như vậy. Ai cũng biết, trong quan hệ với 2 nước lớn còn lại, Nga và Trung Quốc không cần dân chủ. Thành ngữ Việt Nam gọi hiện tượng này là "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã".
Là người đàng hoàng, bạn không e dè khi quan hệ với một gia đình có lễ giáo, phép tắc. Là nhà kinh doanh, bạn muốn làm ăn với một đối tác có quy trình nội bộ quy củ, có quá khứ tôn trọng hợp đồng.
Việc hợp tác kinh tế với những xứ coi trọng quyền lợi của công nhân vẫn là giải pháp an toàn hơn. Ở nơi công nhân có thu nhập khá hơn thì nhà đầu tư sẽ bán được nhiều hàng hóa ở đó hơn, là một trong những mục tiêu của đầu tư. Quyền lợi của công nhân bảo đảm thì phẩm chất hàng hóa cũng bảo đảm hơn, tỷ lệ bị phá hoại bởi công nhân ít hơn.
Việc hợp tác quân sự càng đòi hỏi cao hơn về dân chủ và nhân quyền. Bán vũ khí cho những xứ mà lãnh đạo ở đó do dân bầu lên thì ít có nguy cơ vũ khí đó quay trở lại bắn lại người cung cấp nó.
Đó là, lợi ích dưới góc độ của một chính quyền dân chủ khi hợp tác với một nước khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét