Translate

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015

Quan dại sao lại dân mang?

Cao Huy Huân
Chợt nhớ câu dân giã:    " Đẻ con khôn mát l...rười rượi
                                  Đẻ con dại thảm hại cái l... "
                     Mả cha cái lũ con ăn tàn. Phá nát lày...!
Ông Nguyễn Thanh Chấn, nạn nhân của một vụ án oan. (Ảnh: Danlambao)
                                      Ông Nguyễn Thanh Chấn, nạn nhân của một vụ án oan. (Ảnh: Danlambao)
Chiều 9-6, trả lời báo chí tại họp báo của Bộ Tài chính, đại diện Vụ tài chính hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính, đã cho biết ngân sách trả toàn bộ 7,2 tỷ đồng bồi thường cho ông Nguyễn Thanh Chấn, nạn nhân của một vụ án oan nổi tiếng tại Việt Nam, cũng là người may mắn “thoát oan”, không phải nhờ những người cầm cân nẩy mực cho xã hội mà là nhờ một tên hung thủ giết người… còn đọng chút lương tâm cho cuộc đời “khốn nạn” của ông Chấn và cả một gia đình tan thương suốt chục năm ròng.
Oan hoài dân mất niềm tin
Đọc lại những dòng hồ sơ của ông Chấn, lắm người phải “lạnh gáy tai, gai xương sống” vì sự dã man suốt hàng thập kỷ đối với cuộc đời người đàn ông bất hạnh. Ông Nguyễn Thanh Chấn bị bắt và kết án chung thân trong một vụ án mạng hiếp dâm, giết người xảy ra tại thôn Me vào năm 2003. Tuy vậy 10 năm sau, hung thủ thực sự của vụ án ra đầu thú. Lúc này ông Chấn mới được minh oan sau 10 năm ngồi tù. Vụ án của ông cũng gây chấn động dư luận vì sự bức cung nhục hình của cơ quan điều tra đồi với ông trong suốt thời gian điều tra xét hỏi.
Ở Việt Nam, án oan không phải hiếm. Nhất là khi các điều tra viên lắm khi có máu “đồ tể”, hễ đến trụ sở công an xã là y như rằng có nghi án nhập viện, nôn ra máu, dập phổi… vì bị bức cung. Các vụ án bức cung nhục hình, nạn nhân chết tại trụ sở công an năm 2014 khiến dư luận càng trở nên nghi ngờ về cái mà lâu nay họ vẫn tin là công lý. Làm sao bạn có thể an tâm khi đồn cảnh sát ngày ngày vẫn cứ văng vẳng chuyện ăn tục nói thề?
Làm sao bạn dám ngẩng mặt lên khi trước mặt bạn là nắm đấm chờ sẵn mà không có bất kỳ một phương tiện giám sát (camera, máy ghi âm, quan sát viên…) nào? Và làm sao dám mãi kêu oan trong trại tạm giam khi trước đó, vài người cứng đầu đã phải trả giá quá đắt, có khi bằng cả mạng sống “một đi không trở lại” của họ, để rồi vợ trẻ con thơ sống cuộc đời vật vờ, đau khổ của những tháng năm còn lại.
Quan làm sai, dân lãnh đủ
Mấy hôm trước đọc bài báo Thanh Niên, tôi tâm đắc ghê lắm. “Con dại cái mang. Và người dân phải chịu tiền bồi thường” – Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Đình Quyền nói về vụ bồi thường 7,2 tỉ đồng cho ông Nguyễn Thanh Chấn. Một câu nói khá ráo hoảnh. Nhưng cũng cần phải hiểu ở đây câu nói của ông quan chức Quốc hội: “Con dại cái mang”. Ở đây ai là con và ai là cái (mẹ – gọi chung cho cả cha mẹ). Từ thông tin trên, dư luận đang đặt ra một loạt các câu hỏi liên quan tới trách nhiệm của những cán bộ thực hiện hoạt động tố tụng trong vụ bắt và xử tù oan ông Nguyễn Thanh Chấn suốt hàng chục năm trời.
Câu nói của ông Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp khiến nhiều người cảm thấy an ủi: “Ừ thì lâu nay, các quan vẫn xem dân như con”. Vậy nên lần này, một cá nhân làm sai, “cái mẹ” đứng ra lãnh. Nhưng rồi có người đập bàn phản biện “Nói sao vậy? Nếu thương dân như con, thì lấy đâu ra cái án oan lạ kỳ đến vậy?” Vụ án ông Chấn và hàng chục vụ án oan khác, cho đến khi tuyên án nhiều lần, vẫn còn quá nhiều tình tiết nghi vấn không được tòa giải thích một cách hợp lỳ và chủ yếu áp đặt cho bị cáo. Mặc cho miệng dân kêu oan, gia đình dân lũ lượt kéo nhau đến tòa huyện, tòa tỉnh, tòa thành phố, tòa cao nhất của các tòa thì dường như những lá đơn kêu oan vẫn không thể vượt qua được một ê kíp hết sức hoàn hảo về mặt phối hợp với nhau.
Nói cũng phải, nếu “thương dân như con”, thì sao lại lấy tiền của dân đóng thuế mà chi trả cho sai lầm của một vài cá nhân quan chức được? Hóa ra, dân phải thương quan như con thì may ra hợp lý hơn nhiều. Biết bao vụ án quan sai, dân không chỉ trông chờ người được minh oan, như ông Chấn, được xin lỗi, phục hồi danh dự và đền bù hợp lý, mà còn trừng trị hay chế tài những cá nhân gây ra hậu quả nghiêm trọng. Trong khi dân không có tội thì các quan cố o ép, gán ghép tội cho kỳ được để “phá án, thăng quan, tăng cấp”, thì khi quan có lỗi chẳng thấy ai quyết liệt vào cuộc điều tra cho đến tận cùng. Ngay cả việc yêu cầu cá nhân xử lý sai đứng ra chịu trách nhiệm bồi thường, thì chỉ bằng những lý do nực cười như lỗi vì “nôn nóng phá án”, các quan cũng sai cũng được “bỏ lơ”, thậm chí muốn móc túi từng đồng của quan sai ra đền bù cho dân cũng nhiêu khê vì thủ tục rườm rà khiến người ta chỉ nghĩ rằng nên dừng lại và từ bỏ còn hơn. Vậy là, dân là mẹ, còn quan là con, chứ đâu phải ngược lại.
‘Mẹ’ nghèo còn ‘con cái’ chẳng ra gì
Nhìn vào những tai họa án oan mà “các quan con” đã gây ra để “dân mẹ gánh đủ”, ai cũng buộc miệng “con với chả cái”. Không mắng như thế sao được, khi thu nhập của mẹ bao năm qua nghèo vẫn hoàn nghèo. “Mẹ” trồng dưa thi dưa úng, trồng bắp thì bắp hư vì thủy điện, trồng lúa thì lúa bán đổ bán tháo không huề đồng vốn, trồng cà phê giờ phải chặt bỏ rượp cả nhà vườn. “Mẹ” phải làm để chắt chiu từng đồng tiền lẻ, tích góp lại để đóng thuế một cách sòng phẳng cho con, với đủ thứ thuế nhà đất, xe cộ, ngay cả xăng dầu.
Ấy vậy còn “mấy đứa con” vẫn cứ sống trên nhung lụa, với “mẹ” chẳng chút tình thương. Mang tiếng làm con nhưng muốn đấm là đấm, muốn bốp chát vẫn cứ mặc quyền. Những người mẹ vẫn cứ lầm lũi cần lao, cũng chỉ làm giàu cho “các con” khi viện phí, học phí, sinh hoạt phí… cùng hàng trăm thứ phí nối đuôi nhau tăng vùn vụt. Người ta hay bảo lũ trẻ nhà nghèo vượt khó học giỏi, còn nhà mình thì “con nhà lính còn tính nhà quan”, chẳng mấy cảm thông với “mẹ nghèo” để rồi khi có dịp thì vạch ví dân giữa chốn thanh thiên bạch nhật; còn khi có nạn phải đền tiền tỷ thì vạch túi “mẹ nghèo” dựa trên cái cớ “con dại cái mang”.

&  Đền 131 tỷ đồng cho người bị tù oan 25 năm

Không có nhận xét nào: