Tác giả: Tô Văn Trường
>>
>> Bauxite Tây Nguyên: TKV có bị “hố” khi chọn nhà thầu TQ?>> Tránh né chối quanh- “hết khôn dồn đến dại”
>> Nói lấy được
>> Nếu sản xuất 660.000 tấn bôxít sẽ lỗ khoảng 37,4 triệu USD
>> Ts Nguyễn Thành Sơn: Sự thật về các dự án bauxite của TKV
>> Bộ Công Thương phản bác ý kiến “bôxit Tây Nguyên sập bẫy giá rẻ Trung Quốc”
.
>>
>> Bauxite Tây Nguyên: TKV có bị “hố” khi chọn nhà thầu TQ?>> Tránh né chối quanh- “hết khôn dồn đến dại”
>> Nói lấy được
>> Nếu sản xuất 660.000 tấn bôxít sẽ lỗ khoảng 37,4 triệu USD
>> Ts Nguyễn Thành Sơn: Sự thật về các dự án bauxite của TKV
>> Bộ Công Thương phản bác ý kiến “bôxit Tây Nguyên sập bẫy giá rẻ Trung Quốc”
.
.
Thời gian gần đây, khi Thủ tướng đến thăm Tây Nguyên các cơ quan chức năng đã báo cáo vẽ lên bức tranh tươi sáng hiệu quả của hai dự án bô xit Tân Rai và Nhân Cơ kèm theo việc công ty Trần Hồng Quân tham gia xây dựng nhà máy luyện nhôm. Trong khi đó, nhiều nhà khoa học phản bác lại luận điểm nói trên.
Hội thảo khoa học về dự án bô xit đã có kế hoạch tổ chức tại Lâm Đồng vào ngày 26/3 nhưng giờ chót có chỉ thị hủy bỏ đủ nói lên sự phức tạp và nhiều ẩn khúc phía sau của dự án nhạy cảm này. Mặt khác, các thông tin số liệu nhất là quyết toán năm 2014 của nhà máy Tân Rai vẫn được bảo mật!
Tuy nhiên, chỉ cần phân tích các thông tin số liệu đã có, đối chiếu với thực tế thấy rõ dự án bô xit Tây Nguyên, mọi con đường đều dẫn đến thua lỗ. Trong phạm vi bài báo này chưa đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng và môi trường xã hội của dự án.
Do sai lầm từ việc chọn nhà thầu Trung Quốc lúc đầu bỏ thầu giá rẻ (nhưng khi ký hợp đồng EPC lại giá khác) thiết kế nhà máy các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật lạc hậu tiêu hao lớn về quặng và năng lượng vv…Theo tính toán của chuyên gia Nguyễn Thành Sơn về giá thành tính đủ khấu hao và chi phí vận chuyển của alumina Tân Rai, năm 2013 lỗ 94 đô la/tấn (tổng số 16 triệu đô la) , năm 2014 lỗ 87 đô la/tấn (tổng số 43 triệu đô la), năm 2015 lỗ 57 đô la/tấn (tổng số 37 triệu đô la).
Người ta tìm mọi cách để cứu cánh cho dự án Tân Rai và Nhân Cơ. Sắt cho sản xuất thép từ thiêu kết bùn đỏ là chuyện rất viển vông vì chỉ tồn tại được trong phòng thí nghiệm, quá đắt trong sản xuất ở quy mô kinh tế. Giải pháp cho Công ty Trần Hồng Quân được hưởng nhiều ưu đãi để thực hiện dự án điện phân nhôm là nguy cơ nhiều rủi ro nhãn tiền.
Nhà nước phải bỏ vốn ngân sách khoảng 1200 tỷ đồng để chuẩn bị mặt bằng cho nhà máy. Khi nhà máy điện phân nhôm hoạt động sẽ thải ra một lượng lớn chất thải fluoride: perfluorocarbons và hydrogen fluoride dưới dạng khí thải, và sodium và fluoride nhôm và cryolite dư thừa dưới dạng phân tử. Nếu không được kiểm soát tốt thì hydrogen fluorides là chất rất độc hại cho thực vật quanh nhà máy. Khí perfluorocarbons là khí nhà kính có thời gian tồn tại lâu dài trong không khí.
Sản xuất nhôm tiêu hao rất nhiều điện năng. Gía nhôm hiện này trên thế giới khoảng US$1850-2150/tấn. Điện năng cho sản xuất 01 tấn nhôm khoảng 12.900 kWh. Nếu lấy giá bình quân EVN bán điện 7,5 cents/kWh, nhưng nếu phải bán cho dự án của ông Trần Hồng Quân chỉ có 5 cents thôi, thì ai phải bù lỗ? Chỉ tính riêng tiền điện phải bù lỗ 1 năm cho dự án điện phân nhôm ít nhất là 145 triệu đô la/năm, nếu đúng cam kết 10 năm , nhà nước phải bù lỗ khoảng 1,2 tỷ đô la ( tính giá quy về hiện tại).
Đây là sự bất công trong xã hội và thất thoát lớn tài sản của nhà nước. Còn nếu tính đúng giá bán điện cho doanh nghiệp 12 cents/kWh thì mỗi năm nhà nước phải bù lỗ cho Công ty Trần Hồng Quân gần 400 triệu đô la.
Ngẫm suy lời khuyên của khối SEV và nhiều chuyên gia quốc tế là Việt Nam hãy chờ khi có đủ điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng cơ sở và làm chủ công nghệ tiên tiến mới tiến hành khai thác bô xit Tây Nguyên ngày càng chính xác.
Theo tôi được biết Công ty Orbite Aluminae Inc. của Canada vừa đưa ra một giải pháp không những sản xuất ra alumina mà không tạo ra bùn đỏ, còn có thể chiết tách được một số sản phẩm khác như các kim loại đất hiếm từ các khu vực chứa bùn đỏ hiện có. Đó là phương pháp Orbite Aluminae
Theo đánh giá của Chủ tịch kiêm CEO Công ty Orbite Aluminae Inc., ông Richard Boudreault, phương pháp Bayer (chúng ta đang sử dụng ở Tây Nguyên) là một phương pháp không hiệu quả. Hệ thống thủy phân chỉ có thể thu được một nửa lượng alumin, phần alumin còn lại kết hợp cùng với sắt tạo thành hỗn hợp bùn đỏ. Khi đó, hầu như tất cả quặng sắt liên kết chặt chẽ với silic oxit. Như vậy, một lượng lớn kim loại bị tổn thất trong bùn đỏ. Trong khi đó, với phương pháp Orbite Aluminae, người ta có khả năng thu hồi hầu như toàn bộ những gì có trong quặng bauxite
Phương pháp Orbite Aluminae cũng là phương pháp thủy phân kim loại nhưng sử dụng acid thay cho chất kiềm. Loại axit được sử dụng là axit clohyđric (HCl). Trong phương pháp Orbite Aluminae, axit được sử dụng để thủy phân quặng bauxite. Axit HCl có khả năng ăn mòn mọi thứ, kể cả bể chứa. Bởi vậy, người ta đã tiến hành phun một lớp lót thủy tinh lên thành các bể chứa (hay bể thủy phân). Đây là một công nghệ mới mà chỉ vài năm gần đây mới được ứng dụng. Lớp lót thủy tinh cho phép sử dụng axit mà không gây ảnh hưởng đến thiết bị.
Theo tính toán, với phương pháp Bayer chi phí sản xuất trung bình của ngành alumina 275 USD/tấn vào năm 2013 và 320 USD/tấn vào năm 2022. Với phương pháp Orbite Aluminae, chi phí sản xuất được ước tính vào khoảng 208 USD/tấn alumina, hiệu quả hơn nhiều.
Như vậy, với giá hiện hành, cộng thêm khoản thu từ việc bán các sản phẩm phụ, chỉ trong vòng một đến hai năm, bằng phương pháp này, Công ty sẽ thu hồi được vốn đầu tư ban đầu. Cũng theo ông Richard Boudreault, điều này không có nghĩa là Công ty bỏ qua nguồn thu từ phí đổ thải do các doanh nghiệp đổ thải bùn đỏ phải trả. Hiện các doanh nghiệp khai thác bauxite đang phải trả khoản chi phí này khá cao, từ 5 USD đến 50 USD/tấn bùn đỏ lưu giữ. Như vậy, phương pháp Orbite Aluminae sẽ giúp cho các doanh nghiệp khai thác và chế biến bauxit tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể thông qua việc cắt giảm phí bảo vệ môi trường.
Với công nghệ, tư duy và quản lý hiện nay, dự án bô xít Tây nguyên còn thua lỗ dài lâu, hậu quả khó lường. Sau sự kiện chặt cây ở thủ đô Hà Nội, lấn sông Đồng Nai là hai vết nhơ khó rửa, người dân yêu cầu những người có trách nhiệm về dự án bô xit Tây Nguyên vượt lên chính mình, báo cáo trung thực với Thủ tướng và Nhà nước về các con số “biết nói” của dự án.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét