Translate

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2015

Bao giờ hội Minh thề trở thành Quốc lễ !?

Ha ha...Một lời xin lỗi từ miệng quan e khó! Minh Thề thành Quốc lễ vời vợi xa.

 >>  Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đánh giá về công tác tổ chức lễ hội xuân 2015
  >>    http://kenh13.info/he-lo-chi-teu-khung-cua-van-phong-trung-uong-dang.html


(Biếm họa trên báo Pháp luật TP HCM)
(Biếm họa trên báo Pháp luật TP HCM)

(Dân trí) Có lẽ hiếm có quốc gia nào lại có nhiều lễ hội như Việt Nam ta. Theo Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, hiện cả nước có 7.966 lễ hội, trong đó lễ hội dân gian có 7.039 lễ hội, lễ hội lịch sử cách mạng có 332 lễ hội, lễ hội tôn giáo có 544 lễ hội...

Gần 8.000 lễ hội lớn nhỏ. Kinh hoàng! Thật sự kinh hoàng bởi trung bình mỗi ngày, cả nước có hơn 20 lễ hội lớn nhỏ. Đó là chưa kể số lễ hội vẫn không ngừng tăng lên.
Không biết mọi người thế nào, cá nhân mình thì thấy hoảng. Quá hoảng bởi đất nước vừa trải qua năm cuộc chiến tranh, kinh tế còn yếu kém. Thậm chí nhiều nơi bà con vẫn còn thiếu ăn hàng ngày. Thế mà cả nước mỗi ngày có tới hơn 20 lễ hội thì thật là hoảng.
Đó là chưa kể những kỳ nghỉ lễ tết dài liên miên. Tết âm lịch năm nay nghỉ chính thức tới 9 ngày, lại 30/4 và 1/5 thêm 6 ngày nữa.
Trong dân gian, cái câu ca dao đọc lên đã thấy mầm mống của sự đói nghèo: “Tháng giêng là tháng ăn chơi – Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè”.
Kinh tế đất nước còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt là những năm gần đây. Đáng lý phải cần mẫn lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm thì ngạc nhiên thay, cả nước ngập tràn trong không khí du xuân, hội hè, lễ lạt.
Đã không ít biểu hiện “làm ăn” của “công ty nhà chùa” trong cái mà dân gian gọi là “thị trường thần thánh” khiến nhiều người lo ngại.
Cách đây ít lâu, trả lời phỏng vấn VietNamNet (Bài Đừng biến tín ngưỡng thành cuồng si), PGS Nguyễn Văn Huy, nguyên GĐ Bảo tàng Dân tộc học đã cảnh báo: “Niềm tin tâm linh có thể cho con người thêm sự quân bình, thanh thản trong cuộc sống, chứ không phải lên đền, chùa, phủ chỉ để cầu chức vụ, cầu tiền bạc bằng mọi giá. Nhìn cách người ta chen chúc ở các đền, chùa, phủ hiện nay ở nhiều nơi ở đồng bằng Bắc bộ, dễ có cảm giác đây là chốn để làm "kinh tế" với thần thánh, nó khác với truyền thống xưa kia…”
Tuy nhiên, trong gần 8.000 lễ hội đó thì chỉ có một lễ hội rất nên có, rất cần có. Đó là Lễ hội Minh thề ở đình làng Hòa Liễu xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) diễn ra vào ngày 14/giêng hàng năm.
Tại đây, sau các nghi thức cầu cúng thánh thần sẽ là lời “minh thệ”: “Tất cả chức sắc chức dịch, bô lão và nhân dân; từ kẻ sĩ đến nhà nông trong hương thôn, ai dùng của công xây dựng việc công xin thần linh ủng hộ, ngược lại người nào lấy của công về làm của tư xin thần linh đả tử y như lời thề”.
Thế nhưng lại tiếc thay, cái lễ hội cần có, nên có, đáng có nhất cho mọi người dân, của mọi tôn giáo, mọi cộng đồng thì lại lèo tèo, thưa thớt. Một bức tranh minh họa đã đăng trên báo Pháp luật TP HCM đã mô tả khá sinh động con đường về lễ hội cầu danh, cầu lợi, cầu quan, cầu chức tước ở Đền Trần nờm nợp người xe thì con đường về Lễ Hội Minh thề vắng ngơ, vắng ngắt.

Cái lễ hội đáng ra chỉ dành cho quan chức bởi có chức, có quyền thì mới có thể tham ô, tham nhũng nhưng tuyệt nhiên vắng các bóng các “quan”. Còn dân, dẫu có “tham” thì làm sao “nhũng” được mà thề với bồi?

Trong một comment gửi về Dân trí trong bài “Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đánh giá về công tác tổ chức lễ hội xuân 2015”, bạn đọcsonngahuy@yahoo.com viết: “Lễ hội Minh thề có ý nghĩa nhất nhưng lại vắng bóng những đối tượng là quan thề ở Hải Phòng sao Bộ trưởng không quan tâm đến và chỉ đạo nhân rộng và tuyên truyền? Còn các lễ Hội tranh ấn ở Nam Định, cầu lợi ở Bà chúa Kho thì ai cũng biết phần đông là ai đến?”.

Mong ước có một ngày nào đó điển hình Lễ Hội Minh thề được nhân rộng ra cả nước. Nó trở thành Lễ hội Minh thề chống tham nhũng của quan chức từng làng, từng xã, từng huyện, từng tỉnh và cả các bộ ngành trung ương với lời thề: “Nếu tôi tham nhũng thì trời tru, đất diệt”.

Và có lẽ chỉ khi đó, đất nước mới vơi bớt tham ô, tham nhũng để có thể “sánh vai với các cường quốc năm châu” như mong muốn của Hồ Chủ tịch, phải không các bạn?

 

Bùi Hoàng Tám

Không có nhận xét nào: