Thật buồn cho cái lò ấp tư
tưởng của Hội đồng lý luận trung ương
Trường Sơn/ Ba Sàm
Bài viết này là bài viết mà
tôi muốn phản biện cho hai bài viết của một ông PGs.Ts nữa, đó chính là ông
Nguyễn Viết Thông, giữ một chức vụ to nhất: Tổng thư ký trong hội đồng lý luận
trung ương, qua hai bài viết: KIÊN ĐỊNH CON
ĐƯỜNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI, bài 1: Khát vọng của Nhân Dân [1] và Bài 2: Những
thành tựu không thể phủ nhận[2] được đăng trên báo SGGP số ra
ngày 14 và 16/09/2014.
Tôi không hiểu cảm giác của
những độc giả khác ra sao khi đọc phải hai bài viết này, còn với cá nhân tôi đó
là sự tra tấn, vì bị nhồi chữ và vì thông tin sai lệch, láo khóet. Nó làm cho
người đọc như tôi nghĩ rằng bài báo của một ông có học cao lắm, chức vụ to lắm
nên muốn nói gì thì nói, khinh thường độc giả, bất chấp cảm giác của độc giả.
Hay ông ta nghĩ, “trình độ dân trí còn thấp” nên cứ việc copy, xào nấu, cắt dán
mỗi chỗ một ít là thành một bài hùng biện là dân sẽ tin sái cổ?
Ở bài thứ hai ông Nguyễn Viết
Thông còn đưa ra được một vài con số và thông tin dù đó là thông tin què quặt,
phiến diện và không đầy đủ, chứ còn bài viết thứ nhất, cả một bài ông ta viết
cũng chẳng có một câu từ nào mới ngoài những văn kiện, báo cáo qua các kỳ họp của
Đảng và chính quyền và những khẩu hiệu tuyên truyền được áp trương đầy đường. Nếu
ngồi đọc liên tục không nghỉ, tôi phải nghĩ rằng ông PGs này bị ma nhập hoặc ông
ta bê một báo cáo nào đó lên mặt báo vì nó giống như một văn kiện của cuộc tổng
kết thi đua, kể lể loằng ngoằng, chẳng có cái gì gọi là chứng minh cho cái nội
dung bao trùm bài viết: con đường này hay cái sông nọ là khát vọng của ai hết.
ĐỐI VỚI BÀI THỨ NHẤT: Khát vọng
của nhân dân
Câu chữ thứ nhất: KHÁT VỌNG
CỦA NHÂN DÂN
Để cho phải lẽ, dù rằng tôi
cảm thấy rất khó chịu với cách viết lấy được này, tôi cũng xin phản biện từng mảng
lý luận mà ông Thông viết ra.
·
Xây đựng con đường XHCN là do ai đề xướng?
Câu trả lời: Đảng CSVN chứ không phải là người dân VN.
·
Kiên định con đường XHCN là ý muốn của
ai? Câu trả lời Đảng CSVN, không phải là nhân dân VN.
·
Đảng CSVN lên nắm quyền lãnh đạo do ai
bầu: Câu trả lời là dân Việt Nam không ai bầu Đảng CS mà do Đảng tiếm quyền, tự
xưng hô mình lên
Tại
sao ông PGs Thông lại dám tráo ngôn mà nói rằng kiên định con đường XHCN là
khát vọng của nhân dân? Nếu không tin, chính quyền có dám làm một cuộc trưng cầu
dân ý hay không?
Sau khi đọc tuyên ngôn độc lập
1945, những người CS tự phong cho mình là giai cấp lãnh đạo. Trước đó CS chưa
có được sự ủng hộ của dân chúng nên khi nạn đói xảy ra năm 1944-1945, cộng sản
VN chẳng làm gì hiệu quả để giúp dân chống đói. Trong nguy cơ đói cận kề cái chết,
người dân không còn e sợ sự đàn áp của chính quyền Pháp nên hưởng ứng phong
trào cướp kho thóc của giặc. Trong lịch sử hoạt động của mình, đảng CSVN rất tự
hào về hành động cướp kho thóc cứu đói cho người dân và thường xuyên nhắc đến
việc này trong các tác phẩm phim ảnh, văn học như một ơn huệ ban phát cho dân,
trong khi thóc là của dân và hành động này ban đầu do tự phát. Sự tiếm công này
đã chiếm được cảm tình của nhân dân, dẫn đến sự kiện Cách mạng tháng Tám diễn
ra thuận lợi. Thế nhưng khi cuộc chiến tranh với Pháp kết thúc, đảng Cộng sản
lên nắm quyền ở Miền Bắc vào năm 1954 thì làn sóng di dân tránh cộng sản để chạy
vào với tư bản miền Nam diễn ra mạnh mẽ do cuộc cải cách ruộng đất, đến nỗi ông
Lê Duẩn còn thảng thốt kêu lên “đến cái cột điện mà có chân thì nó cũng đi”. Rồi
đến năm 1975, khi người CS tuyên bố thống nhất đất nước, một làn sóng di dân lớn
nhất trong lịch sử nhân loại của thế kỷ thứ 20 lại một lần nữa diễn ra, sự kiện
tang thương này đã bổ sung cho từ điển thế giới một danh từ mới nữa đó là “thuyền
nhân” (Boat people). Sao ông ta dám nói bừa “kiên định con đường XHCN là khát vọng
của nhân dân”?
Câu chữ thứ hai: Đó là công trình vĩ đại của Đảng và
nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa.
Chủ nghĩa xã hội và xã hội
chủ nghĩa khác nhau ra sao? Hay đây là một cách chơi chữ nói cho nó vần mồm?
Tại sao lại là xây dựng chủ
nghĩa xã hội nhưng lại bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa? Tức là xây một cái và bảo
vệ một cái khác?
Câu chữ thứ ba:” phát triển
nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”
Hay một câu tương tự “Đồng
thời làm rõ hơn định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc xây dựng nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần”.
Thế nhưng “Tính đến tháng 11
năm 2007, đã có Trung Quốc, Nga, Venezuela, Nam Phi, ASEAN và Ucraina tuyên bố
công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đầy đủ” [3]. Còn hiện nay chính
quyền VN đang năn nỉ Mỹ và nhiều nước khác như Nhật, các nước trong khối ASEAN,
các nước khối EU công nhận là VN có nền kinh tế thị trường để hạn chế việc hàng
hóa xuất khẩu của VN bị kiện bán phá giá, được nước nào tốt nước đó, hễ có ai
công nhận là mừng rú lên đưa tin đầy mặt báo. Tại sao ông PGs Thông lại nói sai
như thế? Hay là câu chữ trên thì nói với dân, dùng để đe nẹt dân tình rằng Đảng
CS vẫn kiên định XHCN đấy, còn ra ngoài thì dấu nhẹm nó đi vì lòi đuôi XHCN ra
thì chẳng ai thèm chơi?
ĐỐI VỚI BÀI VIẾT THỨ HAI: Những
thành tựu không thể phủ nhận
Mở đầu bài viết, sau khi nhồi
nhét một tràng khẩu hiệu, một câu thông ngôn cố hữu của hội đồng lý luận trung
ương (ông nào cũng viết như vậy), ông Thông tuyên bố như sau “Thực hiện
công cuộc đổi mới theo con đường xã hội chủ nghĩa ở nước ta dưới sự lãnh đạo của
Đảng, đất nước và nhân dân Việt Nam trong chặng đường gần 30 năm đổi mới vừa
qua đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực.”
Thế nhưng để cho dễ so sánh tôi
xin trích dẫn một bảng tăng trưởng GDP bình quân giữa VN và các nước trong khu
vực để quý vị tự đánh giá [4].
Trong số 9 nước khảo sát, VN
chỉ hơn Lào và Campuchia.
Hình ảnh mà bài viết của ông
dùng để minh họa chính là Cầu Thủ Thiêm, xây ngầm vượt sông Sài Gòn, thế nhưng
ông PGs Thông có biết gần như phần lớn các công trình nổi bật của VN từ năm
2000 tới giờ đều được thực hiện dựa vào vốn vay nước ngoài hay không? Để dễ
hình dung tôi tạm so sánh hình ảnh bộ mặt Việt Nam hiện nay giống như một anh nhà
nghèo mà diện quần áo mới (do đi vay mà mua được). Bây giờ là lúc phải trả nợ.
Liếc nhìn con số về nợ công
của Việt Nam thì luôn có xu hướng tăng lên rất nhanh. Theo đánh giá của Bộ
Tài chính, nợ công Việt Nam năm 2007 chiếm khoảng 33,8% GDP, năm 2008
chiếm 36,2% GDP, năm 2009 chiếm 41,9% GDP, năm 2010 chiếm 52,6% GDP và
năm 2011 chiếm 58,7% GDP. Còn theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(IMF), nợ công Việt Nam tăng từ 31,7% GDP năm 2001 lên 42,2% GDP năm
2005, đạt 52,7% GDP năm 2010. Tính trong giai đoạn 2007-2011, nợ công Việt
Nam đã tăng khoảng 25%, đạt mức tăng trung bình 5%/năm. Tính theo tốc độ
tăng trung bình, đến năm 2019, dự báo nợ công Việt Nam sẽ đạt mức 100%
GDP [5] Trung bình một người dân VN từ người già tóc bạc cho tới âu thơ mới nứt
mắt gánh một khoản nợ công là 826 USD vào năm 2013 [6] và tăng lên là 905 theo
thống kê năm 2014 [7]
Còn tỉ lệ lạm phát của VN
theo ghi nhận của tổ chức thế giới VN có mức lạm phát rất cao.
Tỉ lệ lạm phát của Việt Nam
so với một số nước và thế giới năm 2010 [8]
Còn những đại doanh nghiệp
nhà nước như Tập đoàn Sông
Đà, Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam (Petro
Vietnam), Tập đoàn Điện
lực Việt Nam (EVN),Tập đoàn Viễn
thông Quân Đội, Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển Nông thôn bị chính thanh tra của chính phủ phát
hiện sai phạm gây tổn thất nặng nề. Việc đầu tư thua lỗ của các doanh nghiệp
nhà nước độc quyền dẫn đến chính người dân và những người đóng thuế sẽ phải bỏ
tiền của mình ra để trả nợ vì những sai phạm kinh tế làm lỗ tới hàng tỷ đôla
gây ra bởi các tập đoàn, tổng công ty của Nhà nước. [9]
Năm 2012, theo nghiên cứu của
tổ chức nghiên cứu Brookings của Mỹ, người Việt Nam có gánh nặng thuế và chi
phí cao bậc nhất khu vực. Việt Nam có tỷ lệ dân nghèo (người có thu nhập dưới 2
USD/ngày) chiếm 18,2% dân số; tầng lớp trung lưu (thu nhập trên 5.600 USD/năm)
chỉ chiếm 5,6% dân số. [10] Cá tập đoàn kinh tế nhà nước cốt lõi của nền kinh tế
Việt Nam kinh doanh theo kiểu “lời ăn, lỗ dân chịu”, nhiều doanh nghiệp bị thua
lỗ nặng như VINASHIN (nợ từ 80.000 đến 120.000 tỉ đồng) [11] VINALINE (nợ hơn
43.000 tỉ) [12] Vinaconex(nợ nghìn tỉ), EVN, Petro Vietnam… Tổng số nợ của các
doanh nghiệp nhà nước hiện nay là trên 50 tỷ USD [13].
Ông PGs Thông không đề cập tới
“thành tựu” của giáo dục, của y tế, của an ninh trật tự xã hội ,…nên tôi không
phản biện phần này. Tôi nghĩ con cố, thông tin cũng “ấn tượng” không kém so với
kinh tế, nói ra bằng thừa. Chỉ biết ngửa mặt lên trời mà than một câu “sao các
ông vô liêm sỉ như thế, cứ lừa mị dân, nói láo quen mồm mà không biết xấu hổ”
Thật là buồn cho nền khoa học
VN, toàn những vị PGs như ông Nguyễn Viết Thông, PGs Nguyễn Mạnh Hưởng, GS
Hoàng Chí Bảo,…ở cái lò ấp tư tưởng của hội đồng lý luận trung ương, chỉ sao
chép, cắt dán, chém gió đến cái tầm cấp đó thôi sao? Chả trách là khoa học và
giáo dục của Việt Nam không cất đầu lên nổi.
.......................
Tên
bài của Quê choa, tên gốc: Lại
một ông PGS.TS chém gió, nói khoác mà không biết ngượng
Tài
liệu tham khảo:
5.
Tạp chí Khoa Học ĐHQGHN, Khoa Kinh Tế và Kinh Doanh 28 (2012)
200-208.
8.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_tế_Việt_Nam
Bài viết này là bài viết mà
tôi muốn phản biện cho hai bài viết của một ông PGs.Ts nữa, đó chính là ông
Nguyễn Viết Thông, giữ một chức vụ to nhất: Tổng thư ký trong hội đồng lý luận
trung ương, qua hai bài viết: KIÊN ĐỊNH CON
ĐƯỜNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI, bài 1: Khát vọng của Nhân Dân [1] và Bài 2: Những
thành tựu không thể phủ nhận[2] được đăng trên báo SGGP số ra
ngày 14 và 16/09/2014.
Tôi không hiểu cảm giác của
những độc giả khác ra sao khi đọc phải hai bài viết này, còn với cá nhân tôi đó
là sự tra tấn, vì bị nhồi chữ và vì thông tin sai lệch, láo khóet. Nó làm cho
người đọc như tôi nghĩ rằng bài báo của một ông có học cao lắm, chức vụ to lắm
nên muốn nói gì thì nói, khinh thường độc giả, bất chấp cảm giác của độc giả.
Hay ông ta nghĩ, “trình độ dân trí còn thấp” nên cứ việc copy, xào nấu, cắt dán
mỗi chỗ một ít là thành một bài hùng biện là dân sẽ tin sái cổ?
Ở bài thứ hai ông Nguyễn Viết
Thông còn đưa ra được một vài con số và thông tin dù đó là thông tin què quặt,
phiến diện và không đầy đủ, chứ còn bài viết thứ nhất, cả một bài ông ta viết
cũng chẳng có một câu từ nào mới ngoài những văn kiện, báo cáo qua các kỳ họp của
Đảng và chính quyền và những khẩu hiệu tuyên truyền được áp trương đầy đường. Nếu
ngồi đọc liên tục không nghỉ, tôi phải nghĩ rằng ông PGs này bị ma nhập hoặc ông
ta bê một báo cáo nào đó lên mặt báo vì nó giống như một văn kiện của cuộc tổng
kết thi đua, kể lể loằng ngoằng, chẳng có cái gì gọi là chứng minh cho cái nội
dung bao trùm bài viết: con đường này hay cái sông nọ là khát vọng của ai hết.
ĐỐI VỚI BÀI THỨ NHẤT: Khát vọng
của nhân dân
Câu chữ thứ nhất: KHÁT VỌNG
CỦA NHÂN DÂN
Để cho phải lẽ, dù rằng tôi
cảm thấy rất khó chịu với cách viết lấy được này, tôi cũng xin phản biện từng mảng
lý luận mà ông Thông viết ra.
·
Xây đựng con đường XHCN là do ai đề xướng?
Câu trả lời: Đảng CSVN chứ không phải là người dân VN.
·
Kiên định con đường XHCN là ý muốn của
ai? Câu trả lời Đảng CSVN, không phải là nhân dân VN.
·
Đảng CSVN lên nắm quyền lãnh đạo do ai
bầu: Câu trả lời là dân Việt Nam không ai bầu Đảng CS mà do Đảng tiếm quyền, tự
xưng hô mình lên
Tại
sao ông PGs Thông lại dám tráo ngôn mà nói rằng kiên định con đường XHCN là
khát vọng của nhân dân? Nếu không tin, chính quyền có dám làm một cuộc trưng cầu
dân ý hay không?
Sau khi đọc tuyên ngôn độc lập
1945, những người CS tự phong cho mình là giai cấp lãnh đạo. Trước đó CS chưa
có được sự ủng hộ của dân chúng nên khi nạn đói xảy ra năm 1944-1945, cộng sản
VN chẳng làm gì hiệu quả để giúp dân chống đói. Trong nguy cơ đói cận kề cái chết,
người dân không còn e sợ sự đàn áp của chính quyền Pháp nên hưởng ứng phong
trào cướp kho thóc của giặc. Trong lịch sử hoạt động của mình, đảng CSVN rất tự
hào về hành động cướp kho thóc cứu đói cho người dân và thường xuyên nhắc đến
việc này trong các tác phẩm phim ảnh, văn học như một ơn huệ ban phát cho dân,
trong khi thóc là của dân và hành động này ban đầu do tự phát. Sự tiếm công này
đã chiếm được cảm tình của nhân dân, dẫn đến sự kiện Cách mạng tháng Tám diễn
ra thuận lợi. Thế nhưng khi cuộc chiến tranh với Pháp kết thúc, đảng Cộng sản
lên nắm quyền ở Miền Bắc vào năm 1954 thì làn sóng di dân tránh cộng sản để chạy
vào với tư bản miền Nam diễn ra mạnh mẽ do cuộc cải cách ruộng đất, đến nỗi ông
Lê Duẩn còn thảng thốt kêu lên “đến cái cột điện mà có chân thì nó cũng đi”. Rồi
đến năm 1975, khi người CS tuyên bố thống nhất đất nước, một làn sóng di dân lớn
nhất trong lịch sử nhân loại của thế kỷ thứ 20 lại một lần nữa diễn ra, sự kiện
tang thương này đã bổ sung cho từ điển thế giới một danh từ mới nữa đó là “thuyền
nhân” (Boat people). Sao ông ta dám nói bừa “kiên định con đường XHCN là khát vọng
của nhân dân”?
Câu chữ thứ hai: Đó là công trình vĩ đại của Đảng và
nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa.
Chủ nghĩa xã hội và xã hội
chủ nghĩa khác nhau ra sao? Hay đây là một cách chơi chữ nói cho nó vần mồm?
Tại sao lại là xây dựng chủ
nghĩa xã hội nhưng lại bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa? Tức là xây một cái và bảo
vệ một cái khác?
Câu chữ thứ ba:” phát triển
nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”
Hay một câu tương tự “Đồng
thời làm rõ hơn định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc xây dựng nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần”.
Thế nhưng “Tính đến tháng 11
năm 2007, đã có Trung Quốc, Nga, Venezuela, Nam Phi, ASEAN và Ucraina tuyên bố
công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đầy đủ” [3]. Còn hiện nay chính
quyền VN đang năn nỉ Mỹ và nhiều nước khác như Nhật, các nước trong khối ASEAN,
các nước khối EU công nhận là VN có nền kinh tế thị trường để hạn chế việc hàng
hóa xuất khẩu của VN bị kiện bán phá giá, được nước nào tốt nước đó, hễ có ai
công nhận là mừng rú lên đưa tin đầy mặt báo. Tại sao ông PGs Thông lại nói sai
như thế? Hay là câu chữ trên thì nói với dân, dùng để đe nẹt dân tình rằng Đảng
CS vẫn kiên định XHCN đấy, còn ra ngoài thì dấu nhẹm nó đi vì lòi đuôi XHCN ra
thì chẳng ai thèm chơi?
ĐỐI VỚI BÀI VIẾT THỨ HAI: Những
thành tựu không thể phủ nhận
Mở đầu bài viết, sau khi nhồi
nhét một tràng khẩu hiệu, một câu thông ngôn cố hữu của hội đồng lý luận trung
ương (ông nào cũng viết như vậy), ông Thông tuyên bố như sau “Thực hiện
công cuộc đổi mới theo con đường xã hội chủ nghĩa ở nước ta dưới sự lãnh đạo của
Đảng, đất nước và nhân dân Việt Nam trong chặng đường gần 30 năm đổi mới vừa
qua đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực.”
Thế nhưng để cho dễ so sánh tôi
xin trích dẫn một bảng tăng trưởng GDP bình quân giữa VN và các nước trong khu
vực để quý vị tự đánh giá [4].
Trong số 9 nước khảo sát, VN
chỉ hơn Lào và Campuchia.
Hình ảnh mà bài viết của ông
dùng để minh họa chính là Cầu Thủ Thiêm, xây ngầm vượt sông Sài Gòn, thế nhưng
ông PGs Thông có biết gần như phần lớn các công trình nổi bật của VN từ năm
2000 tới giờ đều được thực hiện dựa vào vốn vay nước ngoài hay không? Để dễ
hình dung tôi tạm so sánh hình ảnh bộ mặt Việt Nam hiện nay giống như một anh nhà
nghèo mà diện quần áo mới (do đi vay mà mua được). Bây giờ là lúc phải trả nợ.
Liếc nhìn con số về nợ công
của Việt Nam thì luôn có xu hướng tăng lên rất nhanh. Theo đánh giá của Bộ
Tài chính, nợ công Việt Nam năm 2007 chiếm khoảng 33,8% GDP, năm 2008
chiếm 36,2% GDP, năm 2009 chiếm 41,9% GDP, năm 2010 chiếm 52,6% GDP và
năm 2011 chiếm 58,7% GDP. Còn theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(IMF), nợ công Việt Nam tăng từ 31,7% GDP năm 2001 lên 42,2% GDP năm
2005, đạt 52,7% GDP năm 2010. Tính trong giai đoạn 2007-2011, nợ công Việt
Nam đã tăng khoảng 25%, đạt mức tăng trung bình 5%/năm. Tính theo tốc độ
tăng trung bình, đến năm 2019, dự báo nợ công Việt Nam sẽ đạt mức 100%
GDP [5] Trung bình một người dân VN từ người già tóc bạc cho tới âu thơ mới nứt
mắt gánh một khoản nợ công là 826 USD vào năm 2013 [6] và tăng lên là 905 theo
thống kê năm 2014 [7]
Còn tỉ lệ lạm phát của VN
theo ghi nhận của tổ chức thế giới VN có mức lạm phát rất cao.
Tỉ lệ lạm phát của Việt Nam
so với một số nước và thế giới năm 2010 [8]
Còn những đại doanh nghiệp
nhà nước như Tập đoàn Sông
Đà, Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam (Petro
Vietnam), Tập đoàn Điện
lực Việt Nam (EVN),Tập đoàn Viễn
thông Quân Đội, Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển Nông thôn bị chính thanh tra của chính phủ phát
hiện sai phạm gây tổn thất nặng nề. Việc đầu tư thua lỗ của các doanh nghiệp
nhà nước độc quyền dẫn đến chính người dân và những người đóng thuế sẽ phải bỏ
tiền của mình ra để trả nợ vì những sai phạm kinh tế làm lỗ tới hàng tỷ đôla
gây ra bởi các tập đoàn, tổng công ty của Nhà nước. [9]
Năm 2012, theo nghiên cứu của
tổ chức nghiên cứu Brookings của Mỹ, người Việt Nam có gánh nặng thuế và chi
phí cao bậc nhất khu vực. Việt Nam có tỷ lệ dân nghèo (người có thu nhập dưới 2
USD/ngày) chiếm 18,2% dân số; tầng lớp trung lưu (thu nhập trên 5.600 USD/năm)
chỉ chiếm 5,6% dân số. [10] Cá tập đoàn kinh tế nhà nước cốt lõi của nền kinh tế
Việt Nam kinh doanh theo kiểu “lời ăn, lỗ dân chịu”, nhiều doanh nghiệp bị thua
lỗ nặng như VINASHIN (nợ từ 80.000 đến 120.000 tỉ đồng) [11] VINALINE (nợ hơn
43.000 tỉ) [12] Vinaconex(nợ nghìn tỉ), EVN, Petro Vietnam… Tổng số nợ của các
doanh nghiệp nhà nước hiện nay là trên 50 tỷ USD [13].
Ông PGs Thông không đề cập tới
“thành tựu” của giáo dục, của y tế, của an ninh trật tự xã hội ,…nên tôi không
phản biện phần này. Tôi nghĩ con cố, thông tin cũng “ấn tượng” không kém so với
kinh tế, nói ra bằng thừa. Chỉ biết ngửa mặt lên trời mà than một câu “sao các
ông vô liêm sỉ như thế, cứ lừa mị dân, nói láo quen mồm mà không biết xấu hổ”
Thật là buồn cho nền khoa học
VN, toàn những vị PGs như ông Nguyễn Viết Thông, PGs Nguyễn Mạnh Hưởng, GS
Hoàng Chí Bảo,…ở cái lò ấp tư tưởng của hội đồng lý luận trung ương, chỉ sao
chép, cắt dán, chém gió đến cái tầm cấp đó thôi sao? Chả trách là khoa học và
giáo dục của Việt Nam không cất đầu lên nổi.
.......................
Tên
bài của Quê choa, tên gốc: Lại
một ông PGS.TS chém gió, nói khoác mà không biết ngượng
Tài
liệu tham khảo:
5.
Tạp chí Khoa Học ĐHQGHN, Khoa Kinh Tế và Kinh Doanh 28 (2012)
200-208.
8.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_tế_Việt_Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét